Translate

Sunday 7 April 2013

ĐIỆN 10 PHA HAY BÌNH DƯƠNG CHƠI ĐỂU QUỐC HỘI


Bài không thêm, nhưng có lược bớt.


Sau khi đọc bản tin “Bình Dương nhận được hơn 44 triệu ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến Pháp 1992”. Bản tin được đưa trang trọng trên website của Tỉnh Bình Dương, trên báo Thanh Niên và các báo nhà nước khác cũng hào hứng đưa bản tin về nội dung này.

Thử làm một phép tính đơn giản:

Tin trên báo Thanh Niên: Đến tháng 9/2013 mới hết thời hạn góp ý sửa đổi Hiến Pháp, đến nay còn 6 tháng mà Bình Dương đã đóng góp tới hơn 44 triệu ý kiến, chính xác là 44.459.628 ý kiến. Dân số Bình Dương theo con số hiện nay công bố là 1.497.177 người.

Như vậy:

-     Kể cả trẻ sơ sinh, kể cả người nằm chờ xuống huyệt, trung bình mỗi người dân Bình Dương đã đóng góp 29,696 ý kiến cho Sửa đổi Hiến Pháp.

-     Cứ đà này, tính cả nước 89 triệu dân, sẽ có 2.642.911.888 ý kiến đóng góp (Hai tỷ, sáu trăm bốn mươi hai triệu, chín trăm mười một ngàn, tám trăn tám tám).

-     Mỗi ý kiến, người có trách nhiệm phải đọc ít nhất 1 phút để hiểu và tiếp thu. Cứ cho rằng, một cán bộ làm việc lý tưởng đúng 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng và 12 tháng/năm, thì thời gian cho việc tiếp thu các ý kiến đó sẽ là 44.048.531,5 giờ tức là 5.506.066,4 ngày, bằng 211.771,79 tháng, bằng 17.647,65 năm. Giả sử có 1.000 cán bộ chuyên trách, thì thời gian tiếp thu số ý kiến trên sẽ là 17 năm 7 tháng.

-     Riêng với Tỉnh Bình Dương với 44.459.628 ý kiến, thời gian của 1 cán bộ làm việc đủ công suất, thời gian là 296,7 năm. Nếu Tỉnh Bình Dương có 100 cán bộ chuyên môn làm việc này, thì thời gian đọc chừng đó ý kiến sẽ hết 2,97 năm, tức là gần 3 năm. Còn nếu như với cách làm việc 30% công suất như hiện nay báo chí đã nêu, thì thời gian của 100 cán bộ sẽ phải làm việc 10 năm nữa mới có thể đọc và tổng kết được con số ý kiến đóng góp Sửa đổi Hiến Pháp của Bình Dương. Tương tự như vậy, nếu có 1.000 cán bộ chuyên trách của Ủy Ban Pháp luật Quốc hội làm việc, sẽ cần đến gần 60 năm để tiếp thu và tổng kết số ý kiến đóng góp Dự thảo.

Vậy mà Dự Thảo mới ban hành được 3 tháng, Bình Dương đã làm đủ các việc từ in ấn, phát bản góp ý, thu lại tổng hợp phân tích cụ thể và báo cáo đầy đủ, hơn 44 triệu ý kiến đóng góp, thậm chí còn nêu rõ có 638 ý kiến không tán thành (!). Quả là tài cô Tấm ngày xưa có Bụt hiện lên cũng phải chào thua Tỉnh Bình Dương. Bởi để có kết quả đó, theo cách tính trên, hai tháng qua Bình Dương đã phải huy động 5.937 cán bộ làm mỗi việc đọc và tiếp thu ý kiến nhân dân về Sửa đổi Hiến Pháp.

Như đã phân tích ở trên, con số đó là chuyện hoang tưởng. Vậy thì Bình Dương và báo chí nhà nước nghĩ gì khi đưa tin này?

Dự đoán - Có thể có những tình huống như sau:

-     Bình Dương và báo chí đưa ra con số khống và tưởng rằng đồng bào cả nước ai cũng ngu, chưa học hết lớp 4 để cộng trừ, nhân chia tìm sự thực trong đó. Vì vậy cứ đưa đại ngôn một con số cho “các thế lực thù địch và phản động” choáng vì nhân dân ta ai cũng chăm chú và đồng ý bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, vẫn tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đã đưa ra là chỉ có… tuyệt đối. Nhưng, giấu được cái đầu lại hở cái đuôi con cáo nên chẳng lừa bịp được ai.

-     Cũng có thể, Bình Dương không dại dột đến mức coi dân không biết gì để nêu con số như vậy. Nhưng đây là thái độ để trả lời cho những việc chẳng đâu vào đâu, chỉ tốn tiền dân mà không để làm gì. Nói cách khác, là trò đểu, trò dân chủ giả hiệu. Nên đã đểu thì cho đểu luôn cho nó… rõ.

-     Cũng có thể có con số đó là thật, nghĩa là cứ mỗi người dân bình quân, có 30 ý kiến đóng góp. Thì đây là đòn chơi đểu của Bình Dương đối với UB Pháp luật của Quốc Hội. Người ta nhớ đến câu chuyện Hãng Sam Sung sau khi bị thua kiện Apple vì vi phạm bản quyền, đã chơi đểu bằng cách trả 1 tỷ đola bằng 30 xe tải tiền xu. Khi đã không thích mà bắt phải làm, thì cho một đống, tha hồ ngồi mà đếm.

Lời bàn:

Với cách làm như vậy, tự Tỉnh Bình Dương, Báo chí đã vạch rõ cho thấy sự đáng tin của cách lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến Pháp, của những con số, của cơ quan công quyền và báo chí nhà nước đến đâu. Liệu có đủ 10%?

Ngoài ra, con số này cũng đã cho thấy sự nghiêm túc, nghiêm chỉnh của các cơ quan thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc Hội, của Đảng đến đâu.

Chợt nhớ câu chuyện: Một cán bộ lãnh đạo trong buổi lễ khánh thành trạm điện 3 pha về địa phương đã hùng hồn phát biểu như sau:

-     Thưa bà con, hôm nay chúng ta nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ nên đã có ánh sáng của Đảng về đây. Hôm nay, chúng ta đã đưa được điện 3 pha về địa phương, tôi khẳng định rằng: Trong tương lai gần, nếu chúng ta tiếp tục đi theo con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, chúng ta sẽ đưa điện 4 pha, 5 pha, 6 pha, thậm chí 10 pha về đây, tha hồ sử dụng.

Vâng, câu chuyện hơn 44 triệu ý kiến của Bình Dương hôm nay, cũng là câu chuyện điện 10 pha về bản.

Hà Nội, ngày 7/4/2013

( JB Nguyễn Hữu Vinh)

***


ĐIÊU TOA QUÁ:

VTV và Quốc hội thông báo đã có 44 triệu ý kiến góp ý, nếu mỗi ý kiến đọc mất 01 phút thì Ban soạn thảo cần phài 102 năm để đọc (mỗi năm đọc 300 ngaỳ, mỗi ngày đọc 24 giờ).

Trích lời Ông già Ô Zôn

8 comments:

  1. Hồ Chí Minh học kỹ thuật dối trá và những bài học thực hành dối trá từ đảng cộng sản Tàu là chính, sau đó truyền lại cho bộ chính trị tiên khởi của đảng cộng sản và truyền thống dối trá cứ thế trau dồi tiếp tục mãi cho đến giờ phút này.
    Trung cộng tuy là thầy Việt cộng về sở trường dối trá, ăn nói ngược ngạo, nhưng lần này Trung cộng phải chịu thua học trò Việt cộng của mình! Thầy Trung cộng chưa bao giờ bảo rằng người chết còn có thể có ý kiến được. Trung cộng cũng chưa bao giờ bảo trẻ em cũng có ý kiến được trong việc của người lớn!
    Mẹ hát, con phải khen hay! Báo chí Việt cộng là con đẻ của Nguyễn Phú Trọng, để giữ chổ làm, vì quá bức xúc phải nịnh xếp ngay lập tức sau khi xếp nói nên quên làm tính! Chuyến này Phú Trọng và băng đảng nói dóc (đến thầy Trung cộng cũng phải chạy!) khi bị dân ta cắt cớ vặn vẹo, tất cả đều…nói ngọng hết!
    Từ đây về sau, bà con ta khi nghe cộng sản nói phải chuẩn bị lổ tai cho rõ, nghe cho kỹ để hiểu Nguyễn Phú Trọng nói gì. Bình thường đương sự nói đã khó nghe, nay thêm tật nói ngọng…càng thêm khó nghe, khó hiểu!
    Cụ thể:
    Vừa qua, Nguyễn Phú Trọng bảo dân góp ý sửa hiến pháp, là ngụ ý Trọng bảo:
    “Bà con, nhân dân hãy tiếp sức tôi nói láo, tôi sửa theo ý tôi chứ tôi sửa theo ý bà con sao được?”
    Sắp đến, đường cùng, Trọng bảo “tôi đồng ý bầu quốc hội lập hiến, bà con hãy đi bầu cho đông, tôi rất tôn trọng dân chủ”. Miệng Trọng nói thế, nhưng ngụ ý Trọng bảo là:
    “Bà con đi bầu cho đông theo ý tôi để cho thế giới nhìn vào thấy tôi rất tôn trọng dân chủ, rất tôn trọng ý muốn của nhân dân. Nhưng bà con nhân dân hãy nhìn kỹ lại, quốc hội lập hiến bầu xong lại chỉ toàn là người của tôi không đấy thôi!” Tại sao lại như thế? Câu trả lời thật đơn giản: Tôi là bậc thầy nói láo, tôi cũng là bậc thầy của bầu cử cuội! Tôi nói được, tôi làm được, vì tôi có đủ người, đủ phương tiện để làm ảo thuật!”

    ReplyDelete
  2. Hay thiệt, có người vẫn ngây ngô tưởng rằng khi thanh âm vào độ gào thét nhất là khi ta đã đến đại dương! Khi con số vĩ đại nhất là một sự đồng thuận lớn trong nhân dân với ngần ấy phiếu lấy chữ ký! Mấy chục năm những người tốt thì luôn phải cảnh giác, những kẻ xấu thì luôn ngờ vực nay thì chính họ đã tin vào dân! Vậy thì chả mấy chốc Bản HP mới sẽ thành hình khi người dân chỉ còn biết đứng lườm và thích thú ngắm, các anh ơi . .

    ReplyDelete
  3. Khi có tiên lãng chấm gúc gồ thì tại sao lại không có dòng điện 10 pha???

    ReplyDelete
  4. Khi mở bầu cử quốc hội lập hiến, mổi người dân chỉ cần 2 hoặc 3 phiếu bầu nhỏ bằng trang giấy học trò và một bì thư bằng giấy xoàng xoàng dán kín thế là xong. Chẳng bù với việc lấy ý kiến dân để sửa hiến pháp cộng sản, mỗi nhà dân nhận được một đống giấy tờ, sách chỉ dẫn! Chỉ phí tiền của của nhân dân!

    Tiền vay của quốc tế đối với đảng cộng sản là tiền chùa, nên ông tổng bí thư tha hồ phung phí! Nhưng người phải đóng thuế trả nợ thật là mỗi người dân Việt Nam, kể cả hàng trăm nghìn gia đình dân oan bị cộng sản lấy đất, ủi sập nhà cũng phải đóng thuế trả nợ cho đảng cộng sản! Phú Trọng ơi là Phú Trọng! Vì tên của ông lão này là Phú Trọng nên ông đâu có xem người nghèo ra chi, ông chỉ trọng người giàu như ông, kẻ phú, còn người nghèo ông mặc sức tiêu xài công quỹ quốc gia cho dân đen đóng thuế chết bỏ!

    Báo chí cộng sản 700 tờ, đồng lúc đảng cộng sản làm chủ nhiều đài truyền hình trong nước và cả ở Hoa Kỳ, người ta bảo vậy, nhưng trong tổng số nhà báo (đời!) cộng sản, chỉ có được mỗi mình Nguyễn Đắc Kiên là người sáng suốt, cân nhắc cẩn trọng. Số còn lại chỉ quen nịnh hót theo quán tính, vả chăng trong vô số những kẻ viết báo lề phải cũng đâu có ai học hành chi nhiều nên đâu có ai biết dùng calculator, máy tính, vì thế mới nên mới ra “cơ sự”!

    Dân số Bình Dương tính chẳn một triệu 500 ngàn người, ý kiến đóng góp 44 triệu 500 ngàn ý kiến, mỗi người đóng góp 44 ý kiến! Ấy là tính dân số Bình Dương toàn là người lớn, không có người già, không có trẻ nhỏ! Thế mới hay báo của đảng cộng sản chỉ là báo… đời! Báo của của người dốt viết chỉ để cho xếp lớn dốt đọc!
    Kết luận:
    Nguyễn Phú Trọng nói là mẹ nói, con là báo chí cộng sản phải khen hay!
    Con khen mẹ hát hay, mẹ, tức xếp lớn vừa đọc vừa hồ hởi phấn khởi:
    - Mẹ kiếp, lấy ý kiến dân để sửa hiến pháp theo ý dân là mình nói dóc cho vui, nhưng dân ủng hộ mình bây giờ chuyện lại thành sự thật! Đám con mình nó nói đây này, cả trăm ngàn thằng nó đều nói như nhau chứ đâu phải một hai đứa mà bảo nó nói dóc mình được!

    Nay là năm 2013, cả thế giới trên 220 quốc gia , có nước nào lấy ý kiến dân để sửa hiến pháp theo kiểu của Nguyễn Phú Trọng đang làm? Trưng cầu dân ý không ra trưng cầu dân ý. Bầu cử không ra bầu cử. Nguyễn Phú Trọng có được đi học? Nguyễn Phú Trọng có được học công dân giáo dục như những học sinh trung học miền nam đã học trước năm 1975?

    Nguyễn Phú Trọng đánh giá tri thức của lớp người trẻ Việt Nam hiện nay như thế nào? Mấy mươi triệu máy vi tính của Việt Nam hiện nay, desktops, laptops đều là lớp người trẻ xử dụng! Hãy chấm dứt những ý tưởng lừa mỵ nhân dân như hồi còn ở lán trại Pắc- Bó, Trường Sơn đi bác Trọng ạ! Bác đã quá lạc hậu rồi, lạc hậu đến thành trẻ con khi bác xem thường nhân dân cả nước đến như thế! Sách vở, giấy tờ liên hệ đến hiến pháp trọng đại đem đến nhà, bảo nhân dân nội nhật, ngày một, ngày hai ai cũng phải ký, đồng ý cũng ký, không đồng ý cũng ký, ai không ý kiến cũng ký vào!
    Trước kia bác học và tốt nghiệp ở những trường nào vậy, bác Trọng?

    ReplyDelete
  5. 44 triệu ý kiến khác với 44 triệu người góp ý. 1 người có thể đóng góp nhiều ý kiến (nhiều điểm sửa đổi) cho Hiến pháp => số lượng ý kiến đương nhiên > số người góp ý rồi. Chị Phương Bích đừng xóa comment của em nhé. Cảm ơn chị.

    ReplyDelete
    Replies
    1. SAo lại xóa?

      Bạn thử àm phép tính chưa? Lấy 44 triệu ý kiến để chia cho 1,5 triêu người để xem trung bình một người ko kể tuổi tác góp bao nhiêu ý kiến. COn số ko nhỏ đâu bạn ạ.

      Thứ nữa, để đọc 44 ý kiến đó mà ko bỏ sót thì cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thời gian?

      Delete
    2. Nhầm, đọc 44 triệu ý kiến chứ. Mà đấy mới chỉ 1,5 triệu nguwoif của riêng Bình Dương thôi, còn cả nước thì sao?

      Delete
    3. Có người nào trong một lần có được 44 ý kiến,dù là ý kiến tầm phào, bạn làm ơn mách hộ tôi để tôi đến bái làm sư phụ! Cảm ơn bạn nhiều lắm lắm.

      Delete