Translate

Tuesday, 30 April 2013

"Còn một vĩ tuyến 17 trong tâm thức?


VÂNG, THƯA NHÀ CHỊ Pham Tuong Van, NĂM 1982 (TRÒN 08 NĂM SAU 30/4/1975) NHÀ CHÁU LẦN ĐẦU TIÊN VƯỢT VĨ TUYẾN 17 TRÊN THỰC TẾ, VÀO NAM CÔNG TÁC.
Trong đầu nhà cháu HẰN IN những điều được dạy dỗ từ bé, về BỌN NGỤY, bọn tay sai đế quốc, tư bản.
Rồi nhà cháu gặp, làm việc cùng những công chức 'lưu dung'. Họ ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử khép nép... Một thằng học trò vừa ra trường như nhà cháu mà cũng luôn được gọi bằng anh, xưng là em, dù họ nhiều tuổi hơn nhiều, trải đời hơn nhiều, có kiến thức hơn nhiều...
"Vì anh ở Hà Nội vào", sau này đã hơi quen, hỏi, họ trả nhời thế.
Nhưng như đã vừa nói: Các anh, các chú ấy rõ ràng CÔNG CHỨC hơn các cán bộ văn hóa từ Bắc vào (và ở các tỉnh phía Bắc; từ đây xin gọi tắt là các CÁN BỘ) mà cháu từng cùng làm việc. Họ 'công chức' đến mức hỏi gì cũng có thể trả nhời cho nhà cháu khá ngọn ngành. Điều gì chưa nói rõ cho nhà cháu được, họ hẹn về nhà đọc sách, tra cứu lại, rồi sẽ trả lời sau.
(Chuyện đó khác hẳn với các CÁN BỘ. Đã không biết, nhưng rất hay rao giảng... chính trị. Các bác này chỉ PHỤC THIỆN khi ngồi bên bàn nhậu. Lúc 'tưng' rồi mới thú thật: "Chuyện mày hỏi tao biết... éo đâu. Mà mày còn hỏi tao, tao biết hỏi ai ?")

Tự nhiên, rất tự nhiên thôi, nảy ra trong nhà cháu sự so sánh về TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA của CÔNG CHỨC và CÁN BỘ, của đồng nghiệp 'Ta' và 'Ngụy'.
Rồi nhà cháu gặp, SỐNG cùng những người 'lính ngụy' thứ thiệt.
Nhà cháu nhấn mạnh chữ sống, vì từng suýt chết. Trong một đợt khai quật khảo cổ phục vụ trùng tu các đền-tháp Champa ở miền Trung, có bác nhặt lên đưa cho nhà cháu một 'hiện vật' vàng vàng, hình trụ, dài khoảng 5cm. Vừa nhận ra đó là một quả đạn cũ thì một bác khác giằng lấy, ném vụt ra thật xa. Bùm, tiếng nổ của quả đạn làm câu định quát: "Bác làm gì thế?" tắc luôn trong cổ họng nhà cháu. Bác ấy quay đít về chỗ đang làm, vứt lại 1 câu ngắn tủn: "Đạn M79 !". Tối ấy ngồi nhậu mới biết bác ấy là lính 'ngụy' XỊN và biết có loại đạn xoay đủ vòng mới nổ.
Nhà cháu còn từng ăn ở trong nhiều gia đình có cả 'ngụy' và 'cách mạng'. Có nhà anh em không nhìn mặt nhau. Nhiều nhà CHỊU ĐỰNG nhau. Nhưng có một số ít nhà sống rất AN HÒA.
Từ tôn trọng, kính trọng các đồng nghiệp CÔNG CHỨC, nhà cháu bắt đầu vượt qua VĨ TUYẾN 17 của sự giáo dục.
Vậy mà rồi cũng PHẢI MẤT 2 NĂM NỮA (TRÒN 10 NĂM), nhà cháu mới TỰ vượt qua VĨ TUYẾN 17 của tâm thức.
Trước Tết vừa rồi, nhà cháu đi xem vở "Âm binh" của "bọ" Vinh.
Nhà cháu đã khóc khi người mẹ túm ngực cả 'Quốc gia' lẫn 'Việt cộng' quát hỏi: - Đạn bên nào làm chết con tao?
Nhà cháu đã khóc khi không ít khán giả (toàn khách mời, vì không bán vé) đã cười ầm, khi người mẹ vừa mất đứa con ấy vén ngực áo vắt sữa vào miệng 'ông Việt cộng'...
Nhà cháu đã mất 10 năm mới HIỂU không có Địch-Ngụy, chỉ có "máu đỏ da vàng", nên hiểu chuyện HÒA HỢP DÂN TỘC không phải chuyện NÓI mà thành, tranh luận mà đạt...
Mỗi người Việt Nam NÊN/CẦN/PHẢI tự trải nghiệm trong một tâm thế chân thành của tình đồng bào ruột thịt, không vấn vướng chút "màu sắc chính trị" nào thì mới mong có HÒA HỢP.
38 năm có thể là dài, nhưng vẫn có thể là ngắn.
Nhưng thật ĐAU, khi "Vừa rồi trên mạng rộ lên một phong trào nhuộm đỏ Facebook được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều công chức lề phải ở tuổi trung niên, đưa đến những cuộc tranh cãi bất phân thắng bại giữa hai bên, khiến dòng Bến Hải năm xưa lại sôi sùng sục." 

Facebook Nguyễn Hồng Kiên 

Rất xin lỗi bà con, PB cứ tưởng đã dẫn đường link vào đây rồi.
Nguồn - https://www.facebook.com/nguyenhong.kien1?ref=ts&fref=ts

3 comments:

  1. Cám ơn Phương Bích. Chỉ cần thấy hai chữ "nhà cháu" là biết những lời trên của ai rồi. Vừa thức dậy, đọc xong bài này thấy mát cả lòng!

    Quá hay và quá thấm thía!

    ReplyDelete
  2. Hơn tám mươi triệu người dân Việt Nam trong nước, hơn ba triệu đảng viên cộng sản, bao gồm những công chức đỏ, những người lớp tuổi hai mươi, ba mươi… lần mò vào đảng cộng sản để kiếm ăn, tất cả chỉ là đàn cá đang nằm trong tay lưới Tầu cộng! Không có sự trợ giúp của người ngoài nước, người trong nước chắc chắn sẽ là miếng mồi ngon cho quân Tầu cộng sản.
    Đất Việt Nam rừng vàng, biển bạc. Đất Trung Hoa cằn cổi, không thể nào nuôi nổi dân số hơn một tỷ bốn trăm triệu người. Đồng bằng sông Hồng, nhất là vựa lúa miền nam, vị trí chiến lược, phong cảnh Việt Nam, sự trù phú của đất đai và khả năng cung ứng phụ nử của nước Việt Nam cho “nhu cầu phụ nử” quá lớn, quá cao của khối lượng khổng lồ của những người đàn ông, thanh niên Trung Hoa không thể lấy được vợ…tất cả những điều kiện ấy là những món hàng đặc biệt thu hút sự thèm thuồng, vô cùng thèm thuống của nước Tầu cộng sản!
    Để đạt được mục tiêu của nó, đàn ông thanh niên Việt Nam phải chết càng nhiều, càng tốt, chết dưới đủ mọi hình thức…để cho Tàu cộng thực hiện ý muốn của nó. Người Campuchea đã chết đến trống đất, ruông đất trải dài mênh mông, cỏ mọc hoang tàn, nhưng đồng ruộng không ai làm vì người đã chết quá nhiều.
    Khôn hay dại, chết hay sống của nước Việt Nam hiện nay đều do ở đàn ông, thanh niên Việt Nam có hiểu biết hay không. Hiểu biết nhưng có dám hành động, có biết cách hành động hay không. Còn nếu đàn ông thanh niên Việt Nam tiếp tục hèn nhát, nhắm mắt nghe theo những kẻ tuy tuổi đã lớn, nhưng tội lỗi ngập đầu ở Ba Đình, người Việt Nam cả nước rồi đây tất cả đều ân hận. Dù có ân hận, mọi việc cũng đã quá trễ! Ách nô lệ Trung cộng vào thì dễ. Nhưng đã bước vào thì không có ngày ra!
    Vì sao Trung cộng chiếm Việt Nam? Vì ba lý do:
    - Dầu khí Biển Đông, nhưng trước hết là tài nguyên hải sản Biển Đông
    - Nội địa Việt Nam rừng vàng, biển bạc – tức tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
    - Vị trí chiến lược của Việt Nam
    - Phụ nử Việt Nam!

    ReplyDelete
  3. ░ Nếu tỷ lệ là một trên mười người thì có đến triệu người VN còn khóc sau 38 năm lang bạt và tù đày. Dân tộc này cứ phải khóc mãi vậy sao? Mà khóc được đã tốt. Người ta bảo nước mắt cũng là ngôn ngữ của trái tim. Tôi vẫn chưa hình dung nổi trong tiếng nấc trái tim của hàng triệu người ấy có không lời nguyền rủa nhưng tôi biết nó chân thành như sông, như núi. Nay sông núi đã liền một dải mà con người thì vẫn cách ngăn. Buồn . .

    ReplyDelete