Translate

Thursday 28 February 2013

Chưa thể mất nước được con ạ.


Từ bữa cái máy in hết mực, có bao nhiêu bài hay trên mạng vẫn chưa in ra cho bố đọc được. Hôm nọ thử bê máy tính ra bên cạnh bố, đọc như rặn từng chữ một mà bố cứ hết hở lại hả nên đành chịu thua. Hôm nay tạm đưa cho bố đọc 3 bài:
1/ Bài Vài lời với TBT...của Nguyễn Đắc Kiên.
2/ Bài Thưa Mẹ, thưa Đảng của chị Thùy Linh.
3/ Bài Giữ điều 4 mới là suy thoái đạo đức thưa ông TBT của nhà báo Võ Văn Tạo.
Đưa cho bố xong thì mình vào buồng lướt facebook. Lúc chạy ra phòng khách, thấy bố ngồi một mình, đang nhâm nhi trà. Thấy mình ra thì bố bảo:
-     Con ạ, bố đọc xong rồi. Bố thấy chưa thể mất nước được con ạ. Còn những người có tâm huyết như thế này thì chưa thể mất nước được. Không chỉ có tâm huyết mà họ còn giỏi quá. 
Mình khoái quá, bèn ngồi lại tám chuyện với bố. Bố say sưa duyệt binh lại từng chi tiết trong bài của Nguyên Đắc Kiên, chấm cho bài này điểm mười cộng hai.
-     Nó nói đúng quá, ngay cả ý muốn giữ điều 4, chắc gì đã là tâm nguyện của tất cả đảng viên - (cười) trong đó có đảng viên Đặng Hạ đây.
Hê hê. Chả cần bố khen nhá. Thiên hạ đang sôi sung sục lên vì bài của cậu ta đấy. Mà cũng đúng rồi. Mới đây, bố chả bảo mình ký tên hộ bố, vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, đăng trên trang Boxit đấy là gì? Vì thế mà ông Trọng dám bảo những người muốn sửa đổi điều này, trong đó có bố là suy thoái chính trị, đạo đức phỏng? Tầm bậy! Hết sức tầm bậy.
Đúng! Chưa thể mất nước được, và cũng không thể mất được. Chắc chắn không chỉ có một Nguyễn Đắc Kiên,  mà còn nhiều người như thế lắm mà mình chưa biết đấy thôi.

Nên có Luật: Cấm nói xấu lãnh đạo!


Mở mắt ra là nghe thiên hạ chửi các bác lãnh đạo nhà ta như hát hay. Đúng là bây giờ dân chủ quá trớn . Có lẽ nên đề nghị quốc hội, bổ sung thêm cái luật : Cấm nói xấu lãnh đạo?
Có lần tôi tâm sự, phàm là người, ai không muốn được tung hô là ông này bà nọ, thì cũng chả muốn bị gọi là thằng nọ, con kia. Khi tôi dùng từ “cô điếm bé nhỏ”, một người bảo nên dùng từ “gái bán hoa” thì nhẹ nhàng hơn. Tôi lại nghĩ khác. Người ta có thể nói “cô điếm bé nhỏ”, chứ không ai nói “con điếm bé nhỏ”. Cùng là con người, người ta có nhiều cách để nói về họ, thể hiện trang thái tình cảm của người nói tôn trọng hay cảm thông, yêu thương, hay khinh ghét, ghê tởm…
Thôi thì mình là phó thường dân, chả còn hạ bệ được xuống thêm nấc nào nữa nên không có điều kiện bức xúc. Chứ thấy các bác đức cao vọng trọng mà suốt ngày bị thiên hạ rủa xả, gán cho đủ các thứ ô uế trên đời, thực lòng cũng thấy buồn thay cho các bác ý.
Tục ngữ có câu :”Hùm chết để da, người chết để tiếng”. Chả biết các bác ấy định để lại cái gì cho đời sau ?

Monday 25 February 2013

Quê hương của AQ chính truyện


Bà con ta không nên tức giận quá, khi một cửa hàng ở trung tâm Bắc Kinh treo biển từ chối bán hàng, cho một số người ngoại quốc và chó!
Xét ra về mặt đẳng cấp, được xếp ngang hàng với người Nhật cũng oách đấy chứ? Thế giới ngả mũ khâm phục người Nhật vì nhiều lẽ. Và ai cũng hiểu, anh người Nhật được thiên hạ đánh giá cao hơn anh người Tàu nhiều. Anh người Tàu nói thế cũng dễ hiểu thôi, chả gì Trung Quốc là quê hương của A.Q. Đây là kiểu nhái lại bài của người Anh năm xưa thôi. (Trung Quốc cũng được xếp hạng siêu nhái các loại hàng)

Tấm biển cấm chó và người Hoa ở Thượng Hải cuối thế kỷ 19.

MỘT HỌC THUYẾT QUÂN SỰ VĨ ĐẠI VỪA RA ĐỜI !

Sưu tầm trên facebook.


-     KHÔNG ĐƯỢC BIỂU TÌNH CHỐNG GIẶC ! (NHỠ GIẶC NÓ CÁU, NÓ ĐÁNH CHO THÌ SAO !)
-     KHÔNG ĐƯỢC NÓI “SẤU” GIẶC ! (SỢ GIẶC NÓ BỰC NÓ ĐÁNH CHO THÌ CHẾT !)
-     PHẢI BÍ MẬT, KHÔNG TƯỞNG NIỆM CÔNG KHAI NHỮNG NGƯỜI ĐÃ HY SINH KHI CHỐNG GIẶC ( SỢ GIẶC NÓ “DẬN” )
-     PHẢI ĐỂ GIẶC NÓ XÂY NGHĨA TRANG TRÊN ĐẤT MÌNH, ĐỂ DÂN RA VIẾNG CHO GIẶC ĐỠ BUỒN !

Sunday 24 February 2013

Không thể không so sánh để lấp liếm cái sự "chậm nhớn"....

Có người bảo, sao tôi luôn nhìn xã hội với cái nhìn tiêu cực thế? Xã hội nào chả có cái tốt cái xấu?

Chuẩn! Nhưng ở một xã hội mà cái xấu nhiều hơn cái tốt quá là gay. Thực ra tôi là một người rất lạc quan. Tôi nghĩ tôi có thể chờ, đến lúc tôi được chứng kiến đất nước này cái tốt sẽ nhiều hơn cái xấu. Còn cho đến lúc này, quả thật tôi có đốt đuốc lên giữa ban ngày, cũng khó tìm thấy điều gì khả dĩ có thể cho là tốt đẹp. Nhiều người cứ muốn quay ngược lại kim đồng hồ, khi so sánh bây giờ với cái thời cách đây năm sáu chục năm, có cái xe đạp đi là oách rồi. Thịt thì cả tháng trời nhân dân được 1 lạng, ai đi làm cho nhà nước (gọi là CBCNV) thì được 3 lạng….
Khốn khổ! Sao không so với thời vua Hùng, cả dân tộc đóng khố, cởi trần cho bõ sướng?

Hãy dành ít phút cho clip này

Clip ngắn với tiêu đề "Đoạn phim cả thế giới nên xem" phản ánh thực trạng phá hoại thiên nhiên nghiêm trọng của loài người đã khiến không ít cư dân mạng phải bàng hoàng và thảng thốt.

http://kenh14.vn/doi-song/cuc-xuc-dong-voi-doan-phim-ca-the-gioi-nen-xem-201302220959482.chn

Nếu các bạn là người Việt Nam khi xem xong tâm trạng của bạn thế nào?

Khi những người Việt Nam ngụy biện rằng, không nên nhắc lại quá khứ về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, thì người Trung Quốc lại rầm rộ kỷ niệm ngày nổ ra cuộc chiến này.  

Friday 22 February 2013

THẤY VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY

 Thơ Võ Trung Hiếu


Không phải cứ sáng dậy chải đầu láng mượt
Khoác lên người bộ com-lê ngoại xám đen
Thắt cà vạt màu đỏ và trịnh trọng xách cặp da loại sang
Bên trong lấp ló một mớ tư tưởng nọ chủ nghĩa kia
Mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc, cầu thị, chân thành
Trèo lên chiếc xe màu đen có biển số xanh
Thì bạn trở thành chính khách

Không phải cứ ngồi chễm chệ giữa công đường
Cứ tóc bạc hoặc huy huân chương lủng lẳng đầy mình
Cứ là chuyên gia đầu ngành
Cứ làm ở bộ này viện nọ cục kia
Thì bạn có quyền vung tay chém gió giữa hội trường
Được rao giảng, tuyên ngôn hay hăm he này nọ
Với đám đông u mê này bạn là thánh là thần
Với đám- sáng - suốt - không - đông kia bạn có thể chỉ là đồ phải gió

Không phải có học hàm giáo sư hay tiến sỹ
Không phải được nhà nước này tổ chức nọ trao giải nọ giải kia
Không phải luôn mẫn cán hoàn thành những công việc được giao cho đến lúc về hưu
Không phải có chân trong hội này nhóm kia
Không phải cứ " cựu" hay " nguyên "
Thì bạn đương nhiên được là trí thức

Thursday 21 February 2013

Đến tâm linh cũng không thoát khỏi "Cơ chế xin cho"


Xem lại cái clip hôm 17/2/2013 vừa rồi, thấy cậu cảnh vệ ở đài liệt sĩ Bắc Sơn luôn miệng kêu: Khổ quá các bác ơi... thấy vừa bực mình vừa buồn cười. Hẳn rằng cậu ta đã được lệnh, bằng bất cứ giá nào cũng không được để cho “các bác ơi” ấy đặt được vòng hoa lên Đài...
Chắc thấy toàn các bậc cao niên, sợ một mình cậu ấy không dám quyết liệt, nên lát sau có thêm mấy cảnh vệ nữa đến chi viện? Họ viện ra đủ thứ lý do, quy định để làm nản lòng các bậc cao niên. Như là phải đem cả vòng hoa và người đi thêm vài cây số nữa để đi đăng ký và kiểm tra chẳng hạn. Rồi vòng hoa không được để băng đen, giá đỡ phải bằng sắt v.v...
Ngần ấy lý do khiến người nghe ai nấy đều ngạc nhiên. Đài liệt sĩ đặt ngay bên cạnh đường. Du khách hay dân thường đi qua đều có thể ghé vào đặt bông hoa, đứng tưởng niệm. Có thấy biển nào đề quy định, là muốn viếng thăm thì phải đi thêm vài cây số nữa để đăng ký đâu? Khách thập phương đến lại bảo: Đi đăng ký đã!
Cái nơi đăng ký ấy không ở ngay đó cho tiện đường khách  thập phương, mà lại cách rõ xa. Đây là Đài liệt sĩ, có phải chùa chiền để cầu tài cầu lộc gì đâu, mà gây phiền phức cho nhau vậy? Không lẽ ở chốn này cũng phải “làm luật”?

Tuesday 19 February 2013

Đâu là tận cùng của đớn hèn, của vong ân bội nghĩa?

*
Thiên hạ chẳng được lấy một phút bình yên. Tư duy chưa kịp bắt kịp chuyện này, đã nhảy phắt ngay sang chuyện khác. Chuyện ông nghị Phước còn đang nóng dãy, lại đến chuyện đi đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã mất, hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng Bắc Kinh, bị chính quyền tìm đủ cách ngăn chặn một cách kỳ quặc chẳng hạn...
Trước mỗi sự kiện, bao nhiêu là bài viết hay, đọc không tài nào xuể. Trên các blog văn viết còn tàm tạm, chứ trên facebook thì thôi rồi. Đồ rằng những người bị chửi mà nghe thấy, có họa là gỗ đá mới không lên cơn tăng xông mà tổn mất vài phần trăm tuổi thọ. Phàm là người, ai không muốn được tôn xưng ông này bà nọ, thì thực lòng cũng chẳng muốn bị gọi là “thằng”, là “con” ...
Thôi thì “dân chợ búa” chửi ngoa ngoắt còn bảo không chấp. Người được cho là “tử tế” cũng phải nổi đóa lên chửi thì khó có thể nói rằng: “tao ngồi xổm” lên cái sự chưởi bới đó! Cũng phải suy nghĩ ít nhiều đấy.
Có một blogger cũng được nhiều người khen là có tài, nhưng cách dùng từ của người này thì thật khiếp. Với người này, già trẻ lớn bé, đức cao vọng trọng hay vô danh tiểu tốt được cho vào một rọ hết. Đổi lại, chủ nhân nhận được cũng kha khá, thậm chí có phần “hào phóng” hơn cái mà đã ban ra. Vậy mới nói, gieo gió thì gặt bão là thế.

Monday 18 February 2013

17-2,KHÔNG CHỈ MỘT NGÀY …

Sưu tầm trên facebook - Một bài viết hay và cảm động

Vậy là sau bao nhiêu năm im ắng mỗi khi ngày 17-2 đến, hôm qua và hôm nay,đúng dịp kỷ niệm 34 năm cuộc chiến đấu chống quân bành trướng Bắc Kinh xâm lược Việt Nam, báo chí đã có thể gọi đích danh “Trung Quốc xâm lược” mà không ngán gì cái thòng lọng “16 chữ vàng -4 tốt” treo lơ lửng trên đầu.

Thông điệp Văn Giang: Quyết không lùi bước!


Sớm nay Hà Nội mưa khá nặng hạt. Bữa trước, mấy anh em cứ tiếc hùi hụi vì lỡ dịp bà con Văn Giang làm lễ xuống đồng. Biết hôm nay bà con 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao cùng nhau xuống ruộng cấy, mấy anh em rủ nhau cố thu xếp về Văn Giang bằng được.

Thật may. Ra khỏi thành phố thì trời tạnh. Chỉ còn lất phất mưa bụi bám trên mặt kính xe ô tô. Sang đến Văn Giang, đã thấy bà con đang cấy trên ruộng.

Dọc con đường nhỏ gập gềnh dẫn ra ruộng, chúng tôi gặp những chiếc xe bò đang tiếp tục chở mạ từ trong làng ra.

Thật vui khi nghe nói, phần lớn số mạ này được chuyển từ Thái Bình lên, chứng tỏ sự đoàn kết giữa những người nông dân không còn chỉ trong phạm vi 3 xã của Văn Giang nữa.

Saturday 16 February 2013

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2


17,2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000  khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu,  chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.

Hầu hết trong số họ đã hy sinh, ngay từ những ngày đầu cuộc chiến!

Trong dòng thác thông tin, đã nghe nhắc đến cái tên Pò Hèn đôi lần nhưng chưa kịp đọc. Bây giờ mới đọc qua đoạn đầu, nước mắt đã dâng đầy. Nghĩa là chỉ riêng với cá nhân tôi, các anh đã bị quên lãng ngần ấy năm. Liệu các anh còn bị lãng quên trong lòng bao nhiêu triệu người Việt Nam nữa?
Tôi đăng lại status của một facebooker trên blog này, vì sợ rằng cũng nhiều người vô tình như tôi, lướt qua cái tên Pò Hèn như bất cứ một cái tên bình thường nào khác. Người ta cất công đi tìm mọi sự thật từ hàng ngàn năm trước, cớ gì "mới 34 năm" đã lãng quên?
Có kẻ lãng quên do vô tình, có kẻ cố tình dấu nhẹm vì hèn nhát. Nhớ không phải để hận thù, mà để không quên!
34 NĂM CUỘC CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Friday 15 February 2013

CƯỠNG CHẾ ĐỂ CÓ ĐẤT LÀM CHÙA ?

Đây là một bài tổng hợp một số tư liệu về chùa Bái Đính do tiến sĩ sử và khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên đăng trên facebook cá nhân. Nó hơi dài, nhưng xin bà con chịu khó đọc, vì có khá nhiều tư liệu bổ ích, giúp ta biết thêm phần nào về việc này.

" RẤT MONG BÀ CON HIỂU ĐÚNG RẰNG:
CHỖ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CHÙA, LÀ NƠI THỜ PHẬT, MÀ LÀ ĐIỂM DU LỊCH, MỘT NƠI KINH DOANH."


Yêu quá đà!


Các cụ hay nói: Yêu cho roi cho vọt. Ghét cho mặc cho chơi.

Người ta ai cũng có thể sai lầm. Lúc cho roi cho vọt mà lỡ chẳng may dẫn đến chết người, thì cũng không phải cố ý. Chỉ là tội yêu quá đà thôi!
Ngộ ngĩnh là có người ví von cái việc bố mẹ dạy dỗ con cái bằng roi vọt, với việc chính quyền đàn áp dân biểu tình chống Trung Quốc! Cư dân mạng nổi đóa, bảo “Đúng là những kẻ bại não. Thế hóa ra đang từ thằng đầy tớ lại nhảy lên làm bố mẹ dân à?”
Trước đó, một ông ở Bộ ngoại giao đến nói chuyện với các thày cô, ở một trường đại học danh tiếng, cũng ví chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam mấy bận là chuyện anh em thương yêu nhau thì bảo ban nhau thôi, có gì ghê gớm đâu !!! Thế giới là những quốc gia độc lập, chứ có phải là gia đình riêng nhà anh đâu? Nói thế thành đồng hóa nhau hết cả à?
Bại não hay không thì không dám chắc, nhưng nhận thức của người đưa ra ví von này hẳn là có vấn đề. Anh ta nói: “Để tránh cho dân tộc ta một cuộc chiến tranh thì thậm chí làm một vụ Thiên an môn vẫn là nhân đạo lắm...”
Ah! Câu trước thì mới chỉ nhẹ nhàng là đánh thôi. Đến câu này là ...giết đấy! Mấy ông bà Nhân dân nghe rõ chửa?

Thursday 14 February 2013

"Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội"


Gần như cả đời, tôi chỉ được đọc sách báo “cách mạng” phát hành. Có lần, ông trưởng phòng cũ của tôi trích dẫn lời một tổng thống Mỹ nói: “Chủ nghĩa cộng sản là một quái thai của thế kỷ 20”, tôi đã bĩu môi bĩu mỏ, bảo: không nghe cái luận điệu hằn học của “bọn tư bản”!

Bây giờ phần nào hiểu, mình u mê một cách khủng khiếp và ...lâu đến thế. Nói ra thật xấu hổ, cuối năm 2011, tôi mới biết đến facebook. Ở đó, người ta dẫn cho mình biết rất nhiều thông tin, thứ không bao giờ có thể tìm thấy trên phương tiện truyền thông nhà nước. Sự thật về “Cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, và phiên bản của nó là “Cải cách ruộng đất” ở Việt Nam thì nhiều người nghe và đọc. Nhưng biết đến đâu lại là chuyện khác.

Wednesday 13 February 2013

Cảnh sát Ai Cập biểu tình, từ chối đàn áp

CAIRO (AP) -Hàng trăm cảnh sát viên ở Ai Cập đã mở các cuộc biểu tình phản kháng để đòi hỏi không bị sử dụng làm công cụ đàn áp chính trị trong lúc có biến động ở quốc gia này.

Cảnh sát Ai Cập đứng yên trong lúc cuộc biểu tình chống Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đang diễn ra trước mặt phái đoàn ngoại giao người Iran, vào dịp ông Ahmadinejad đến thăm Cairo, Ai Cập, hôm Thứ Tư, 6 Tháng Hai, 2013. (Hình: AP Photo/Khalil Hamra)
Ở khoảng 10 tỉnh đã có vài chục cảnh sát viên biểu tình trước trụ sở cảnh sát mỗi tỉnh. Một số mang theo biểu ngữ cho hay họ không can dự vào việc gây đổ máu.

Tuy số người tham dự vẫn còn ít, các cuộc biểu tình này là một biểu tượng hiếm thấy về sự phản kháng của lực lượng cảnh sát Ai Cập. Hành động này cũng cho thấy sự lo ngại trong nhiều cảnh sát viên rằng sẽ gặp phản ứng giận dữ của quần chúng sau nhiều tuần lễ có đàn áp dữ dội nhắm vào thành phần chống chính phủ.

Giới tranh đấu đòi nhân quyền cáo buộc rằng cảnh sát đã có hành động tàn bạo hơn đối với họ trong đợt biểu tình mới nhất, vốn khởi sự vào ngày kỷ niệm hai năm xảy ra cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak năm 2011. (V.Giang)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161768&zoneid=1#.URskGpv2TnU.facebook

Đọc sử

Sưu tầm trên facebook



ngày còn bé
học lịch sử ở trường
chưa bao giờ sách nhắc đến Hoàng Sa
con không biết Hoàng Sa là tổ quốc của ta.
năm một chín tám tám
giặc đánh chiếm Gạc ma
con đang là học sinh tiểu học
nghe cô giáo kể tầu hải quân mình bị bắn chìm
bảy tám người con việt nam chìm xuống biển khơi
con đã khóc...
.

Năm mới kể chuyện cũ - Cảm ơn "tổ chức Nhân dân"

Có câu, lực bất tòng tâm! Với tôi, nó quá đúng trong chuyện làm từ thiện.

Từ thiện suông bằng mồm thì ai chả từ thiện được. Còn tôi thì thiếu cả hai thứ là thời gian lẫn tiền bạc thì từ thiện kiểu gì? Vì vậy tôi cứ thót hết cả tim mỗi khi có lời kêu gọi giúp đỡ ai đó, xấu hổ vì mình không tham gia được, nhưng thực sự trong lòng bứt rứt lắm. Hôm mấy người rủ nhau giúp bà con cơ nhỡ đang sống lay lắt ở vỉa hè, vườn hoa chút quà tết, tôi muốn tham gia mà ngại mình giúp người này, còn người khác thì sao? Vậy nên chỉ xin đóng góp chút đỉnh, còn đành từ chối không đi đưa quà, hay mua sắm, vì nỗi bận “bố mọn” như tôi vẫn thường nói đùa.
Nói vậy chứ vẫn cứ cảm thấy không yên. Lên facebook, mỗi lần người ta trương lên những tấm ảnh dân oan mất nhà mất cửa, kéo nhau về Hà Hội khiếu kiện trong đói rét, vạ vật và cầu khẩn sự giúp đỡ của người Hà Nội, là lại thấy vô cùng day dứt.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no, không lẽ mình đành lòng làm ngơ? Còn đang dùng dằng thì một chị bảo tôi cố gắng tham gia đi đưa quà, chỉ cần chụp vài kiểu ảnh để cho những người có lòng hảo tâm đóng góp biết, tấm lòng của họ đã đến được tay những người cần giúp đỡ. Thấy có thể thu xếp được thời gian, tôi đồng ý tham gia.
Hẹn nhau trưa 26 tết ở “vườn dân oan” Lý Tự Trọng. Tối 25 tết, nghe tin mấy cháu thanh niên đi giúp quần áo ấm và mỳ tôm cho bà con Đắk Nông, đang vạ vật cả tháng nay trên vỉa hè, trước cửa trụ sở tiếp dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông bị đánh, cướp đồ. Tin tức lan nhanh. Cư dân mạng nghiến răng chửi rủa. Không cần hỏi ai đánh, ai cướp, dường như mọi người đều đoán được cả. Sau đó cái đám cướp của, đánh người ấy lại tóm lấy hai đứa thanh niên lôi lên xe taxi, hệt như màn bắt cóc người ngay trước mắt bàn dân thiên hạ, chở tuột về....đồn công an!!!

Monday 4 February 2013

Không lời

Một sự so sánh cho thấy kết quả thật là đáng buồn.

To gan?

Sưu tầm trên facebook

Nói thật với anh là mặc dù tết nhất thật đấy nhưng ngày thường thì bố bảo dám bán hàng ở đây, mặt tiền của mình dù rộng rãi cũng không nên để như vậy. Khó coi lắm. — tại Công An Quận Tây Hồ.

Sunday 3 February 2013

Ai là kẻ cướp?

Hình ảnh từ các quán ăn, hàng cà phê, sửa xe chiếm lĩnh phần lớn vỉa hè của Hà Nội từ lâu đã quá quen thuộc với người dân. Thỉnh thoảng, xe công an có dân phòng đi kèm dạo một lượt. Quán nào phát hiện được từ xa thì kịp chạy đồ vào trong nhà, quán nào bị bất ngờ thì nháo nhào cất được cái nào hay cái đấy. Có chủ tiếc của, cố giành giật lại từng cái bàn, cái ghế với “lực lượng chức năng”. Hôm nọ tôi đi bộ qua chợ Nghĩa Tân, thấy giằng co dữ dội giữa công an, dân phòng với mấy bà bán hoa quả trên vỉa hè. Rốt cục công an lên xe máy bỏ đi, xe thùng có mấy anh dân phòng đứng trên cũng lăn bánh. Khi xe đang đi chầm chậm, mấy bà bán hoa quả tóc tai tơi bời chạy theo, thò tay vào thùng xe lấy lại mấy cái sảo và quang gánh. Đám dân phòng cũng chả buồn giành lại mấy món đồ chiến lợi phẩm giẻ rách ấy. Chiến trường còn lại là những quả táo lăn lông lốc khắp mặt đất, giữa dòng xe cộ như nước chảy, đè nát bét những quả lăn xuống đường.