Translate

Tuesday 28 April 2015

Phải có mức độ chứ!!!

Một anh công an lớn tuổi cáu kỉnh:
-     Đi phải có mức độ chứ? Đằng này tuần nào cũng đi!
-     Sao anh không hỏi nguyên nhân tại sao người ta đi? Các anh còn được ngồi. Đi được lương. Người ta đi bộ mỏi dừ, đổ mồ hôi, báu gì? Thành phố cứ xử lý kẻ chặt cây xem người ta còn đi không? Tôi còn chửi bố mấy thằng lãnh đạo ko chịu xử lý, để tôi cứ phải trần mình ra Bờ Hồ đây này.
MK! Về đen như chó thui chứ báu gì? Lại còn đói ngấu nữa .
Thế đấy! 
Nếu hỏi chặt cây sai hay đúng? Công an cũng chả thể bảo đúng được.
Nếu hỏi bảo vệ cây sai hay đúng? Công an cũng chả thể bảo sai được.

Thế mà cứ bắt là thế nào? Sao không bắt những kẻ ra lệnh chặt cây, lại đi bắt kẻ đòi bảo vệ cây? 
Câu hỏi này, ở xứ ta không ai trả lời được.

Tiên sư truyền thông có môn bài


Nhà em vừa đến thăm bố mẹ. Mẹ em gọi bố em:
-     Ông ơi, con gái ông đến này .
Bố nhà em lọc cọc chống gậy đi ra, hỏi:
-     Bố nghe đài tiếng nói VN, thấy bảo có 12 người gây rối ở Bờ Hồ, bị bắt về công an quận. Bố nghĩ có khi con ra đó, lại bị bắt chưa biết chừng. Chuyện là thế nào vậy?
-     Ah! Láo toét thật. Để con nấu cơm xong sẽ kể cho bố nghe.
Thế là nấu ăn xong, ngồi ngay ngắn, kể cho cả 2 bố mẹ nghe từ đầu đến đuôi. Đến đoạn bác Gấm trả lời công an, 2 cụ cười ngất.
Tiên sư truyền thông có môn bài. May mà các cụ nhà em có em là nhân chứng sống, chứ ko ối người bị lừa.
---------------------
Chuyện của bác Gấm: (xin lỗi vì trích nguyên văn chữ ĐÉO)
Bác Gấm, dân oan 74 tuổi, đi tuần hành bảo vệ cây, bị bắt sang Long Biên. Công an hỏi tên tuổi địa chỉ. Bác ấy nói làm đéo gì có nhà, bị chính quyền bảo kê cho lũ cướp, cướp mất nhà rồi. Giờ ngủ vỉa hè, vườn hoa, ko đi bảo vệ cây thì chết nắng à? Các chú bảo giải tán, mà quây kín xung quanh, thì giải tán thế đéo nào được?
Tôi không hỏi bác chuyện đất đai, nhà cửa, chỉ hỏi chuyện bác ra Bờ Hồ làm gì? 
Ơ hay, chú hỏi địa chỉ thì tôi phải nói là làm đéo gì còn địa chỉ chứ.

CHUYỆN HẬU BIỂU TÌNH

Bài trên facebook của nick Phan Xéng

-     Chiều Hà Nội ,nóng và buồn. Đường Nguyễn Chí Thanh trơ trụi đáng thương vẫn ầm ầm người qua lại, bất lực hay vô tình?. Có những giây phút lòng hơi trùng xuống, nhưng lại sớm bùng lên mạnh hơn khi chứng kiến cái ngu, cái hèn, cái ác đến tột cùng khinh bỉ.
-     Nghe các anh chị nói :"ảnh của em đang tràn ngập khắp các timeline, diễn đàn". Bên VT thì 14k likes, bên bác Anh Nguyen thì 22k likes và 2k chia sẻ... Tôi thật sự không mong đợi, cũng không ngờ hình ảnh lại quá phổ biến như thế.
-     Hầy, thế nên có vài câu thơ lục bát của 1 thằng dân tép riu không đảng phái nhóm hội như tôi, ấy thế mà các chú an ninh cũng phải để tâm nhiệt tình, thay nhau cắt cử người sáng chủ nhật ngồi vạ ngồi vật quan sát . Gì chứ nhìn mặt trộm cắp hoặc công an thì biết ngay, lấm lét, lén lút - quá khổ sở khi trót khoác áo CLB CAHN 

Chiến thắng không luôn thuộc về kẻ mạnh!


Đó là ý nghĩ của tôi, khi ngoái đầu nhìn lại cổng đồn công an quận Long Biên. Trước cửa đồn, một nhóm người trong bộ cảnh phục màu xanh, đứng im lặng nhìn theo đoàn người í ới, ồn ào, náo nhiệt, hân hoan, kéo nhau rời khỏi công an quận Long Biên. Đó đâu phải là tư thế của kẻ yếu, kẻ thua cuộc?

Đây là lần đầu tiên đối với công an quận Long Biên, nhưng không nhớ là lần thứ mấy với chúng tôi. Tôn chỉ của chúng tôi là:

-          Không có tội không sợ!
-          Nếu có tội, phải xử theo luật pháp – công khai và nghiêm minh.
-          Nếu có tội, tội đến đâu xử đến đó. (Ông Hồ Chí Minh có tội trong cải cách ruộng đất năm 1957 không? Không có tội, sao phải xin lỗi?)

Không chỉ người Hà Nội mới biết vụ chặt cây xanh ở Hà Nội. Đáng tiếc là phản ứng của người dân quá chậm. Khi dư luận kịp tỉnh ra và lên tiếng phản đối dữ dội, những kẻ chặt cây đã kịp đốn hạ chừng 2000/6700 cây xanh (báo PetroTimes), trong đó có 500 cây xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi. Những gốc cây cổ thụ 2 người ôm không xuể, đã sống sót qua bao biến cố như chiến tranh, gió bão, rốt cục không trụ được bởi lòng lam và sự ngu dốt của con người. Tâm hồn người Hà Nội như rỉ máu. Có người khóc! Tại sao người ta lại phản ứng muộn màng vậy? Và tại sao chúng ta lại bất lực vậy?

Sunday 19 April 2015

NHỮNG KẺ CHẶT CÂY - PHẢI BỊ TRUY TỐ!

Hôm nay chủ nhật, ngày 19/4/2015, khi đi tuần hành phản đối chặt cây, nhà em gặp lại người quen cũ, từng bị giam giữ tại công an quận Hoàn Kiếm đến tận nửa đêm ngày 21/8/2011. Đó là bác Dần!

Nhà em và bác Dần mừng rỡ nắm chặt tay nhau, như muốn ôn lại chuyện năm xưa. Khi nghe bác bảo thích đọc những bài viết của nhà em, nhà em ngạc nhiên hỏi: Bác cũng lên phây búc ạ?

Không! Tao đọc blog đấy chứ.

Ôi bác Dần! Em thật có lỗi với bác quá. Thời gian qua em có vào blog viết gì đâu?

Hôm trước đi tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma ở Hồ Gượm, cũng có một người ghé tai bảo nhà em, tưởng chị “Sợ” rồi?

Hu hu! Thế này thì nhà em lại phải trở lại blog thôi. Nhưng tạm thời khi chưa có thời gian viết những bài nghiêm chỉnh, nhà em xin tổng hợp lại một số status (bài viết)  ngắn trên facebook , về cuộc tuần hành hôm nay thôi ạ:

Wednesday 8 April 2015

Nghe mãi không chán!

Chuyện nghe ở đâu đó, một bác già dừng chân trước cổng lăng Bác, hỏi người cảnh vệ:

- Tôi xin gặp ông Hồ.

- Cụ Hồ mất rồi mà bác.
Hôm sau, vẫn bác già đó:

- Tôi xin gặp ông Hồ.

- Cụ Hồ mất rồi!.
Hôm sau nữa, lại vẫn bác già này:

- Tôi xin gặp ông Hồ.

- Ơ hay, bác này lạ nhỉ, tôi đã bảo là cụ Hồ mất rồi cơ mà, bác không nghe thấy hay sao?

- Tôi biết chứ, nhưng vì nghe câu đó từ miệng các anh, thấy nó sướng, nên tôi cứ muốn nghe lại. Sao đảng bảo rằng ông ấy sống mãi?

Tuesday 7 April 2015

“Ký sự” đạp xe vì cây xanh.


Thời bao cấp, cả nước đi xe đạp. Khi có cái xe máy, rồi ô tô, rồi máy bay, thì việc đi lại bằng xe đạp đa phần chỉ dành cho giải trí. Giờ nông dân đi làm đồng, cũng đi bằng xe máy.
Rồi người ta nếm mùi tắc đường. Hàng ngàn cái xe máy nhả khói đến ngạt thở. Khi đó, có cái xe đạp, luồn lách qua những khe hở lại thấy mình sáng suốt khi chọn xe đạp khi ra đường. Thế nên trừ phi vội, còn lại tôi bắt đầu chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển. Dĩ nhiên, việc đạp xe chỉ phù hợp với những người có thời gian, hoặc dành cho những người muốn rèn luyện sức khỏe.
Lần đầu tiên đi xe đạp, chưa được nửa vòng hồ Tây đã thấy phờ râu trê. Đến khi đạp xe cùng nhóm, vừa đạp xe vừa chuyện trò, loáng cái đã hết vòng hồ. Sau tăng dần lên, thì 2 vòng quanh hồ Tây là chuyện vặt. Chỉ mỗi tội đường ven hồ dành cho cả ô tô 2 chiều, nên phải chọn giờ vắng, đạp mới an toàn!
Thế nên lộ trình vòng quanh hồ Tây của dân xe đạp tôi khá rành. “Quen từng cái ổ gà” ấy chứ. Lâu ngày không đạp xe, nên chủ nhật, ngày 5/4 vừa rồi, hưởng ứng cuộc đạp xe vì cây xanh ở Hà Nội, tôi thấy có nhiều bất thường. Đó là sự có mặt của rất nhiều công an, dân phòng. Nhiều lắm. Một vòng hồ Tây là 17 km. Vậy mà cứ chừng 100m là có một tốp ít nhất 2 người trở lên, đứng trên vỉa hè. Nhiều thì chừng chục người. Tính sơ sơ, số công an và dân phòng được bố trí quanh hồ Tây ít là 200 - 300, nhiều là 500 người. Đó mới chỉ tính quanh hồ Tây.