Translate

Wednesday 28 August 2013

Hành trình của Tuyên bố 258



Là một trong những người ký vào bản tuyên bố 258, đương nhiên tôi nhận lời tham gia  trao tuyên bố này cho sứ quán Đức, vào sáng ngày 28/8. Thú thực, tuy các cuộc trao tuyên bố 258 trước đó cho các sứ quán Thụy Điển, Úc, Mỹ đều diễn ra bình thường, nhưng tôi vẫn khá hồi hộp. Tôi chỉ nghĩ duy nhất về một điều: làm thế nào để đến được đó?

Sáng 28/8, tôi vẫn vào mạng bình thường. Vừa vào facebook đăng một status xong thì đọc được một tin khác, rằng quanh sứ quán Đức hiện có rất nhiều công an, an ninh, dân phòng.

Tim tôi đập thình thịch một cách vô thức. Chứng kiến hôm sứ quán Mỹ cho xe đến đón luật sư Nguyễn Văn Đài bất thành, tôi nghĩ chẳng có gì đảm bảo là họ sẽ không chặn chúng tôi ngay từ vòng ngoài. Tôi bắt đầu tính toán xem đi bằng phương tiện gì? Mặc thế nào để che được cái áo có logo 258? Rốt cuộc, tôi chọn phương án đi taxi, và mặc trùm ra ngoài cái áo 258 bằng một cái áo khác.

Monday 26 August 2013

Sưu tầm trên facebook




"Ngực lép không được đi ô tô, xe máy. Não lép không được ra nghị định"

Hết trích ạ

Sunday 25 August 2013

Các bạn an ninh, mật vụ, các bạn nghĩ gì?



Các bạn nhận được lệnh theo dõi người này, nhóm kia. Trong khi họ cười nói vui vẻ, tay bắt mặt mừng, thậm chí có thể ăn uống nhậu nhẹt tưng bừng nhân một dịp nào đó, hoặc phởn phơ dạo ngắm phố phường, thì các bạn lại phải loanh quanh cố giấu mình một cách tốt nhất, nhưng lại không được để họ thoát khỏi tầm mắt, tai nghe của các bạn.

Khi các bạn bị họ phát hiện, trong khi người ta công khai trỏ cho nhau thấy các bạn thì lập tức các bạn phải lảng ra xa, vờ vịt một cách vụng về, hoặc ngoảnh mặt tránh những ống kính ghi lại chân dung của các bạn.

Các bạn sợ gì vậy? Các bạn vẫn thường công khai chĩa ống kính máy quay vào mặt họ kia mà?

 Thực sự tôi chưa thấy bạn nào hiên ngang để cho chúng tôi chụp ảnh các bạn, như chúng tôi đã làm khi các bạn quay phim chụp ảnh chúng tôi. Các bạn sợ hay xấu hổ? 
 
Nội điều đó thôi cũng đã nói lên rất nhiều rồi. Tôi vốn không để ý đến việc ai theo dõi ai. Nhưng chỉ cần lơ đãng nhìn quanh, một kẻ khờ khạo như tôi cũng dễ dàng nhận ra các bạn. Dường như ở các bạn, có cái gì đó rất khác với chúng tôi.

Thế các bạn thấy gì? Và các bạn báo cáo như thế nào với cấp trên về họ - những con người đang cười nói vô tư , chia sẻ và giúp đỡ nhau cũng vô tư, công khai giữa thanh thiên bạch nhật như thế?

Thực ra tôi không quan tâm, cũng không ghét các bạn (khi các bạn chỉ dừng lại ở đó). Nhưng rất thật lòng, tôi thấy thương các bạn.

Có thể những người từng lâm vào cảnh, bị hàng chục người trấn áp, cưỡng bức, thậm chí đánh đập hẳn khó thông cảm được với tôi về điều này. Đến mặc cảnh phục còn ngang nhiên chửi một cô gái là : Đ. mẹ con đĩ thì không mặc cảnh phục còn ngông cuồng đến đâu.

Vâng! Tôi thấy thương các bạn, khi các bạn lủi thủi ở góc nọ xó kia. Khi mưa gió, chúng tôi ngồi ấm áp, khô ráo trong nhà, thì các bạn phải đội gió mưa ngoài trời. Chúng tôi còn có niềm vui và tình đồng đội khích lệ nên ngồi rât lâu, trong khi các bạn  hẳn rất mệt mỏi vì phải canh chừng. Tôi đồ rằng các bạn cũng chẳng vui thú gì.

Có người bảo, hãy thông cảm, các bạn cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Thế các bạn nghĩ chúng tôi vì cái gi? Và các bạn có tìm thấy những điều, người ta bắt các bạn đi tìm ở chúng tôi không?

Tôi thương các bạn thật lòng đấy.


NÓI VỚI CON VỀ HOÀNG SA



Thơ của Võ Trung Hiếu luôn nặng lòng với đất nước, đau đáu với số phận của những người khốn khổ. Tôi đọc mà thấy mắt mình rưng rưng lệ ....


Võ Trung Hiếu
https://www.facebook.com/votrungh 


Nếu không ai nói với con về Hoàng Sa
Sách con học cũng không hề nhắc đến
Nếu mai đây trên ti-vi chỉ có từ "Tam Sa " xuất hiện
Hoàng Sa sẽ trở thành lịch sử con ơi

Saturday 24 August 2013

CACA LÊN TƯỚNG



Vừa mới đây, anh rể tôi bảo:

- Thời chiến đánh nhau, quân đội cũng rất ít tướng. Thế mà nay thời bình, sao lắm tướng thế. đặc biệt là tướng công an.

Tôi đáp vâng, một đất nước thời bình mà vẫn cứ phải xây thêm nhà tù là đủ hiểu rồi đấy. 

Thấy có bài thơ này nói đúng nỗi lòng mình quá, có thể nhiều trang đã đăng, song tiện vào đây thì vẫn mời bà con đọc ạ.


Lê Phú Khải

Thêm một đại Ca lên tướng
Thêm một cô gái đứng đường
Thêm một bà già mất đất
Thêm một em vé số lang thang


Thêm một ông lên tướng
Thêm một thằng ăn cướp đeo lon
Thêm một phiên tòa ô nhục
Thêm một lời tuyên chiến với nhân dân !


Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô-sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng…ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp dân oan !


Ôi ! Đất nước của vua Hùng, đất nước bốn ngàn năm
Đến bao giờ “Tổ quốc ăn năn” ?*

TP HCM 7/2013

Friday 23 August 2013

Có đi có lại, mới toại lòng nhau.



Đời có cái tự mình làm được (tự chặt cây bằng đá như người nguyên thủy chẳng hạn). Nhưng có cái không tự làm được như duy trì nòi giống (trừ một số loài sinh sản vô tính như amip chẳng hạn). Có cái thiếu cũng được (tỷ dụ như Iphone 5s), và có cái không thể thiếu được (tỷ dụ như không khí). Chả cần phải thông thái cũng hiểu sự thật hiển nhiên đó.

Tại sao tôi lại bỗng dưng nói đến điều ấy vậy? Là vì bấy lâu nay nghe mãi chuyện ơn đảng, ơn bác, ơn chính phủ, hôm nay mới muộn màng chợt nghĩ về lý do tại sao phải ơn, và ơn như thế nào, có thời hạn không ? Và ngược lại, đảng, bác, và chính phủ có phải ơn ai không?

Cứ cho đảng, bác, chính phủ là người cầm lái vĩ đại đi, vậy ai chèo thuyền? Không có dân, một mình đảng, bác, và chính phủ có mà chèo vào mắt! Đảng , bác, và chính phủ vạch đường lối, không có dân thực hiện, đường lối mãi mãi chỉ trên giấy. 

Thế nên trong cuộc “giải phóng” vĩ đại này, công của đảng, bác, chính phủ và dân chí ít là ngang nhau. Giống như trong gia đình thì của chồng công vợ, và thiếu một nửa cũng không thành gia đình, ai cũng quan trọng cả. Hơn nửa thế kỷ nay, mới chỉ thấy dân đi cảm ơn đảng, ơn bác, ơn chính phủ, chứ chả thấy dân được đảng, bác, và chính phủ cảm ơn lại gì cả. Ở đời, phải có đi có lại, mới toại lòng nhau chứ. 

Là tôi cứ dân dã nghĩ vậy. Nếu không đúng, xin được chỉ giáo.



Thursday 22 August 2013

Tôi là một bà già nhiều chuyện?




Sáng đi bộ ra chợ cóc trong khu chung cư để mua mấy mớ rau, thấy vắng tẻo. Hóa ra các bà bán hàng đang thập thò ở các ngách, sau lùm cây, chân cầu thang, hàng họ tấp cả dưới chân.

Hiểu rồi! Sắp mồng 2/9, chính quyền ra quân lập lại trật tự đây mà. Quên, thiết lập trật tự! (trước có đâu mà lập lại?)

Tôi bực mình nói tướng lên, cố tình cho tay công an kềnh càng ngồi trên xe máy gần đó nghe thấy:

-    Quanh năm chả thấy đuổi, cứ chốc nhát lại đuổi, chốc nhát lại đuổi, chả ra làm sao!

Tay công an bị bất ngờ, quay lại nhìn tôi, giọng khá là đe nẹt:

-    Chị đừng có mà nói thế, quanh năm là thế nào?

Tuesday 20 August 2013

Ăn mày bệnh viện - Không có tiền thì sẽ hy sinh!



Từ ăn mày là chỉ kẻ đi ăn xin thiên hạ. Nhưng ăn mày ở bệnh viện lại là kẻ xin được cho thiên hạ, xin được hầu thiên hạ. May phúc người ta nhận cho còn có cơ hội sống. Nếu nhận rồi mà vẫn chết thì là tại số, tại tuổi già, tại bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Còn khi người ta không nhận, bảo việc khám chữa bệnh là của thày thuốc thì phải coi chừng. Nghe chị bộ trưởng Tiến nói, bệnh nhân làm hư thày thuốc bằng phong bì, nói thực chả ai dám liều lĩnh tin vào lời chị ấy nói. Nếu không có phong bì, thì chỉ nội lo không, bệnh nhân cũng đủ ốm thêm rồi. Một chị người nhà tôi, vốn làm trong bệnh viện 103, là người của bệnh viện hẳn hoi mà khi mổ ở đấy cũng rải phong bì từ cô hộ lý trở lên. Mà đưa khi phong bì cũng nào có được đàng hoàng?  Hoặc là dấm dúi, hoặc là nét mặt cộng với lời nói cũng đầy vẻ nịnh nọt. Chả nịnh? Nhờ người ta cứu chữa cho mình (cho dù cũng chả phải nhờ suông)  lại chả phải nịnh?

Bấy lâu nay tôi cứ băn khoăn, ở Việt Nam, có hai loại “nhân” có thể không chết ngay tức thì, nếu chỉ trông vào “chế độ” mà không có sự giúp đỡ về vật chất của gia đình là tù nhân và bệnh nhân, nhưng họ sẽ chết từ từ. Biết rằng con người ta khó sống được bằng cái “chế độ” ăn ở của tù nhân, chế độ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm của bệnh nhân, nên người thân phải tìm mọi cách để giúp họ sống sót.

Thế người nghèo, không có tiền thì làm sao?

Một người trả lời: thì sẽ hy sinh!

Lượn lặt trên facebook - chả dại?



Công an:     Mời anh theo chúng tôi về đồn làm việc .

Công Dân: Tôi không đi , tôi không phải là người yêu nước .

Công an:     Vậy anh yêu ai, yêu cái gì ?

Công Dân: Tôi yêu vợ con tôi, gia đình tôi, và cuộc sống của chúng tôi, tôi sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những cái đó . Nước với chúng tôi rất cần để uống, để tồn tại, để chiến đấu, nước với chúng tôi không thể thiếu .

Công an:     Vậy sao anh nói anh không yêu nước .

Công Dân: Tôi chỉ nói là tôi cần và không thể thiếu nước. Còn nói yêu nước để cho các anh, và chính quyền bắt đem bỏ tù hay sao? Chẳng có ma nào mà dại như thế.

Nguồn: https://www.facebook.com/gialac.luu?fref=ts

LY HÔN CHÍNH TRỊ



-    Anh yêu em.

-    Nhưng em không yêu anh

-    Nhưng anh yêu em

Cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại mãi. Đến một lúc cô gái không chịu nổi nữa, gào lên:

-    Tôi không yêu anh, và tôi không quan tâm. Tình yêu là phải từ hai phía. Nếu yêu tôi, muốn tôi hạnh phúc, thì xin anh hãy để cho tôi yên. Còn anh bảo là vì anh yêu tôi, nên anh muốn được yêu lại, thì đó là anh chỉ yêu bản thân anh thôi. Anh không cần biết tôi chán anh đến mức nào.

Chuyện này hoàn toàn không hiếm. Đừng nói với tôi là cô gái tàn nhẫn. Cô ấy giận dữ tốt hơn là cô ấy chả thèm nói gì. Còn anh con giai quá dai dẳng -  cô ấy nói đúng đấy, anh ta vì bản thân anh ta nhiều hơn. Yêu một người, là phải làm cho người đó hạnh phúc, chứ đừng để người ta gào lên như thế.
Chuyện yêu nhau đâu phải chỉ có giữa trai với gái. Yêu đảng, yêu bác, yêu tổ chức cũng là yêu đấy chứ. Có thể ban đầu chưa tìm hiểu kỹ nên có yêu thật. Nhưng sau khi hiểu nhau rồi, không yêu nhau nữa thì nên chia tay. Đừng bên nào cố níu kéo bên nào. Nhỉ!

Nhớ hôm các ban ngành tổ chức đối thoại với dân chúng tôi về dự án xây dựng lại nhà cũ, dân chúng tôi cười bảo nhau: chả có gì để nói nữa. 5 năm qua chủ đầu tư với dân như đôi giai gái, đã tìm hiểu nhau kỹ lắm rồi, chỉ có cưới hay không thôi. Nhưng dân đòi “ly dị” chủ đầu tư trước khi cưới mà mãi đoàn thể chưa cho, cứ bắt cưới. 

Giờ lại nghĩ đến chuyện dân đói khổ, đi kêu oan hàng chục năm mà cứ bảo dân yêu chế độ, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước thì có điêu không. Ông bà nào tin tưởng, yêu mến đảng và nhà nước thì cứ việc yêu, đừng có yêu hộ chúng tôi là được. Nhỉ!





Monday 19 August 2013

ĂN MÀY BỆNH VIỆN



Gần tháng nay bỏ bê blog để vào viện chăm bố ốm, hôm nay tôi mới có dịp trở lại, thấy nhà mình rêu phong quá. 

Những điều tôi kể dưới đây không hề mới với thiên hạ, nhưng vẫn là mới đối với tôi. Và tôi cảm thấy có một ước muốn được chia sẻ lên đây, cho nhẹ bớt những buồn bực trong lòng. 


Hôn mê sau 14 ngày điều trị viêm họng.

Cách đây gần 2 năm, bố tôi gãy cổ xương đùi, sau một cú ngã ngồi ở chân cầu thang vì bước hụt. Bác sĩ bảo mổ, thay cái mới. Bố tôi đã gần 90, nghe thấy mổ là khiếp. Gia đình đưa cụ về nhà, đắp thuốc lá của con dâu cụ lang Ổi ở số 10, ngõ 80 chùa Láng. Sau 2 tháng thì cụ tôi ngồi dậy tập đi. Đưa cụ đi chụp X- quang, kết quả xương đã liền.

Lóng ngóng thế nào, mới đây cụ lại oạch phát nữa, quay lơ trên sàn nhà. Chỗ xương gãy không thấy đau, mà chỉ đau phần thắt lưng, không ngồi lâu được. Thế nên cụ mới đòi vào viện, để xem xương xẩu có vấn đề gì không, kết hợp chữa cái bệnh viêm họng và đi tiểu nhiều. Chả gì gần 2 năm nay, cụ không vào bệnh viện khám khiệc nên nhớ hay sao đó.

Gia đình đưa thẳng cụ vào cấp cứu bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Chụp chiệc xong xuôi, bác sĩ kết luận: xương cốt cụ không vấn đề gì. Còn chúng tôi sẽ chuyển cụ lên nội A để chữa cho cụ bệnh viên họng. Cụ bảo:

- Sống rồi! (hóa ra cụ nhầm – tý chết!)

Friday 2 August 2013

QUYỀN ĐƯỢC BỊA



“Giời không đánh chết thằng nói phét, chứ không ối đứa chết”

Thiên hạ người ta bảo vậy.

Nói phét, ba hoa khoác lác, hay bịa đặt, điêu trác về cơ bản giống nhau ở chỗ không có thật. Tùy ngữ cảnh và mức độ mà người ta sử dụng nó cho thích hợp. Nhưng:

-    Quan trọng ở chỗ nói theo kiểu vô thưởng vô phạt, kiểu nói cho đời vui thêm, hay nó là loại điêu toa hại người?

-    Quan trọng là kẻ nói phét, bịa đặt, điêu toa hại người ấy là dân đen hay quan chức? Cá nhân hay tổ chức?

Nhắc lại chuyện đài truyền hình Hà Nội đưa một đoạn vidéo có kèm lời thuyết minh, về người biểu tình chống Trung Quốc gây rối, nhận tiền để đi biểu tình. Bọn tôi đến cái sở quản lý về mọi hoạt động thông tin và truyền thông để hỏi như này:

-    Theo chúng tôi hiểu, đài phát thanh là phát ra tiếng nói. Còn đài truyền hình là truyền bằng hình ảnh có kèm tiếng nói (không thì thành phim câm à). Thế nên một khi nhà đài nói về chúng tôi mà lại không có hình ảnh và lời nói của chúng tôi thì có thể coi đó là vu khống được không?

Anh cán bộ tiếp dân gật đầu và bảo có thể kiện!