Translate

Monday 28 December 2015

Những ngôi “MỘ GIÓ”, và những “GÓA PHỤ SỐNG”


Tôi mới biết đến hai khái niệm này, chỉ về sự sống và cái chết của con người.
Sống chết là chuyện thường tình. Nhưng sống như thế nào, và chết như thế nào, mới là chuyện để nói. Hẳn ở đâu trên thế gian này cũng có những ngôi “MỘ GIÓ”, và những “GÓA PHỤ SỐNG”. Nhưng có lẽ ở Việt Nam, nó đặc biệt hơn khi cô đơn giữa những người còn sống? Mấy ai biết? Mấy ai quan tâm? Thậm chí có muốn quan tâm đến cũng khó khăn, nếu đó là vấn đề nhạy cảm.
Ở Việt Nam, từ nhạy cảm rất phong phú.
-    Làm từ thiện cho những người nghèo ở vùng sâu vùng xa là vấn đề nhạy cảm. Người muốn nhận không dám nhận, người muốn trao không thể trao;
-    Người chết oan khuất (chết khi bị tạm giữ trong đồn công an) cũng là vấn đề nhạy cảm, ai đến thăm hỏi kể cả luật sư, cũng bị đánh bầm dập;
-    Người đi thăm kẻ mãn hạn tù về, bị chặn đường đánh cho te tua.
Vậy thì chuyện người muốn vạch ra những cái xấu của chế độ, lại nhạy cảm hơn bội phần. Toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ này, từ cấp tổ dân phố trở lên, sẵn sàng biến mọi tiếng nói phản ánh hiện thực xã hội thành phản động, phải cô lập nó triệt để, hoặc bịt miệng bằng cách bỏ tù nó.
“Mộ gió” là những ngôi mộ không có hài cốt. Người đi biển không trở về, hoặc chết mất xác, được người thân lập mộ gió để thờ. Nó nhạy cảm vì liên quan đến biển, mà biển thì liên quan đến chủ quyền, bị thằng hàng xóm khốn nạn cướp.
“Góa phụ sống” có lẽ là vợ những người tù chính trị. Xưa là tù không xét xử. Nay là tù thường trực.
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt ngày 6 tháng 3 năm 2007, với cáo buộc là "đào tạo về dân chủ và nhân quyền cho sinh viên ở Hà Nội và kêu gọi người dân tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII”. Sau khi ra tù (năm 2011), Nguyễn Văn Đài chịu thêm 4 năm tù quản chế. Một lần nghe tin trên mạng, theo một lời mời từ sứ quán Mỹ, sứ quán sẽ cho xe đến đón luật sư Nguyễn Văn Đài để đảm bảo an toàn cho ông. Tôi có đến khu vực nhà luật sư Đài để quan sát, nhằm mục kích thái độ nhà cầm quyền trước “sự kiện” này như thế nào.
Không ngoài dự đoán, tất cả các thành phần từ hội phụ nữ cho đến dân phòng đã được huy động để nghênh đón. Mọi sự xuất hiện của người lạ trong khu vực đều bị soi mói và kiểm soát kỹ lưỡng. Tôi đồ chừng trong tất cả những người có mặt ở đó, chỉ có 4 người ngoài quan tâm đến sự kiện này (trong đó có tôi). Và tôi đã chứng kiến, 3 người kia bị các lực lượng chức năng đưa về công an phường ra sao.
Khi xe của sứ quán Mỹ đến, nhận thấy không khí khủng bố bao trùm khu vực, nên đã quay đầu xe đi thẳng. Tôi nhìn đám người xúm xít, lăng xăng, hể hả khi chiếc xe của sứ quán quay đầu, cảm thấy vừa buồn cười, vừa thương hại, vừa xấu hổ.
Nguyễn Văn Đài vừa mới hết hạn tù quản chế chưa đầy năm, lại tiếp tục bị bắt vào ngày 16/12/2015, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét, nhà nước chẳng qua là một bộ máy cầm quyền, hoặc do nhân dân bầu lên, hoặc do một tổ chức nào đó giành được (hay “cướp chính quyền” theo cách nói của chính họ). Bộ máy đó làm việc không hiệu quả thì bị chỉ trích, và nếu gây ra quá nhiều sai trái đưa đến thiệt hại nghiêm trọng cho dân và nước, thì sẽ bị lật xuống để thay bằng một bộ máy cầm quyền khác. Đó là sinh hoạt chính trị bình thường của một xã hội văn minh. Điều 88 của bộ luật hình sự, xác định hành vi "Tuyên truyền chống lại nhà nước" là phạm tội là hoàn toàn sai trái và phản dân chủ, cần phải dẹp bỏ.
Không ai quen được với vai trò “Góa phụ sống”. Mặc dù đây là lần thứ 2 chồng bị bắt, nhưng vợ Nguyễn Văn Đài vẫn ngơ ngác như người mất hồn. Tôi đi cùng chị Lê Thị Minh Hà, vợ của blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, đến gặp vợ Đài, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của vợ tù. Nhìn 2 người đàn bà, một trung niên, một trẻ, cô đơn trong căn phòng nhỏ, dặn dò nhau cách làm những món ăn để gửi vào cho chồng, tôi chỉ chực khóc. Tôi đang sống ở thời đại nào đây?

Tôi chia sẻ trên facebook:

Em lấy chồng bao nhiêu năm?
Thăm nuôi chồng (ở tù) bao nhiêu năm?
Và sẽ thăm nuôi chồng (ở tù) bao nhiêu năm nữa?
Thương Em!
Thù chúng nó!


Vợ của Nguyễn Văn Đài (người đang khóc), trong thánh lễ cầu nguyện cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà (cùng bị bắt ngày 16/12/2015) tại nhà thờ Thái Hà, đêm 27/12/2015 

Saturday 31 October 2015

Có kề dao vào cổ, tôi vẫn nói: Đó là tội ác của chế độ cộng sản!



Nhân đọc một trong những nguyện vọng của Tạ Phong Tần, khi yêu cầu cải thiện đời sống của tù nhân. nhà em lại nhớ đến một câu chuyện, đã được nghe kể cũng khá lâu, nói về cuộc sống của người tù trong chế độ XHCN. 
Một nữ tù nhân mới ra tù kể, cô bị biệt giam (kỷ luật) đúng vào thời kỳ hàng tháng của người phụ nữ. Cô không được thay băng, không có nước rửa. Máu bê bết, đóng cứng lại trên người cô. Trong tù, cô bị viêm nhiễm nặng đến mức có lúc phải bò, chứ ko đi nổi nữa.
Nhà em cảm thấy bàng hoàng. Không nghĩ được điều gì. Không thể nói lên cảm xúc của mình. Người có lương tâm, cũng ko thể đối với con vật như thế, chứ đừng nói là con người.
P/s:
Một bạn trên facebook viết - Chốn giang hồ không có chỗ cho kẻ yếu đuối. Nơi lầu xanh không có chỗ cho người tiết hạnh. Môi trường tham nhũng không có đất cho kẻ thanh liêm. Chốn địa ngục không thể có thánh thần ngự trị. Và mạng xã hội không có đất diễn cho các nhà tuyên giáo.
Sống trong xã hội người gù, ai thẳng lưng chính là người dị dạng !

Kẻ nào ngăn cản No-U, chỉ có thể là tay sai cho Tàu.

Không chỉ có tuổi, mà bản tính nhà em là ngại  những chỗ náo nhiệt, chỉ thích yên tĩnh. Thế nên mấy lần sinh nhật No-U, nhà em đều trốn ở nhà. Đi với đám thanh niên, chúng nó thích hò hát, quậy khuya, mệt lắm.
Riêng lần này, sau chuyện nhiều anh em liên tục bị tấn công, nhà em nhận lời đến dự sinh nhật No-U lần thứ 4, để bày tỏ tinh thần hiệp thông với anh em. Hẹn hò ly kỳ lắm, bảo cứ đến nhà thờ, rồi mới báo tiếp địa điểm đến, để giữ bí mật.
Ôi giời! Khách mời gần trăm người, bí mật vào mắt. Mọi người đến nhà hàng rồi, bên ngoài đã đầy nhóc những kẻ ngồi rình. Sau này có anh em ra về sớm, bảo có tới cả trăm thằng ở bên ngoài. Cả sắc phục, cả thường phục.

Friday 23 October 2015

Ai cũng phải sống chứ.


Bài viết của Dũng Ngô Việt

Sau một thời gian rà soát, ban biên tập chương trình " Các ông là chiến sĩ " của Đài truyền hình đã tìm ra một cụ Cựu chiến binh đã hơn 100 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Ban tổ chức đã mời cụ tham gia Chương trình với tư cách là khách mời đặc biệt.
MC: " kính chào bác! Bác có thể giới thiệu qua về bản thân mình"
-      " Vâng, tôi là Lại Sâm Cầm, cựu chiến binh, cũng là thương binh, tôi năm nay vừa tròn 101 tuổi"
MC: " bác trông thật khỏe mạnh, hẳn là bác rất ít khi đau ốm phải đi bệnh viện?"
-          " Úi giời! Tôi thường xuyên đi bệnh viện. Bác sĩ cũng phải sống chứ! "
MC: " bác có mua thuốc theo đơn bác sỹ kê không ạ? "
-      " Mua chứ, tôi mua chả sót loại nào, kể cả mấy loại bổ thận tráng dương. Dược sỹ cũng phải sống chứ! "
MC: " thế bác có uống thuốc theo chỉ dẫn không ạ? "
-      " Không, tôi vứt hết. Tôi cũng phải sống chứ! "
MC: " Xin cảm ơn bác đã nhận lời mời tham dự chương trình hôm nay "
-      " Khỏi khách sáo! Tôi biết, Đài truyền hình các anh cũng phải sống chứ!
Các chiến sĩ vỗ tay vang hội trường.
MC: " Bác có thể chia sẻ bí quyết để sống thọ đến tận bây giờ ? "
-      " À, đó là nhờ thành tích chiến đấu của tôi " 
MC: " Xin bác giới thiệu sơ qua về thành tích chiến đấu của mình ? "
-      " Thành tích chiến đấu của tôi cũng khiêm tốn thôi, ngay hôm đầu tiên ra trận, tôi đã trở thành thương binh, từ đó đến nay không còn phải chiến đấu nữa."
Các chiến sĩ lại vỗ tay vang hội trường.
Kết thúc Chương trình " các ông là chiến sĩ ", Phó Tư lệnh quân khu lên khán đài chúc mừng và biểu dương đội thắng cuộc trong phần chơi cuối cùng " Ai khỏe hơn ai ". Các chiến sỹ xếp hàng ngang đứng nghiêm chào. Phó tư lệnh bước tới nắn bóp cánh tay một chiến sỹ khen ngợi:" xà đơn phải cơ bắp rắn chắc thế này! Đồng chí tên gì? "
- " Báo cáo! Tôi là Lại Sâm Quy, trinh sát sư đoàn 5 ".
Phó tư lệnh quay sang nắn bóp ngực chiến sỹ bên cạnh khen ngợi: " xà kép phải ngực nở săn chắc thế này! Đồng chí tên gì ? "
- " Báo cáo! Tôi là Lại Thị Sâm Nhung, y tá sư đoàn 5 ".



Tuesday 13 October 2015

ĐẠO NHAU LÒNG YÊU NƯỚC?

Bài trên facebook của Chu Mộng Long

Chu tôn quý lòng yêu nước, yêu biển đảo của mọi người, nhưng không bao giờ tin tác giả mấy bài thơ viết về chủ đề Biển Đảo do Hội Nhà văn biểu dương là yêu nước thật.
Chẳng hạn như Trần Anh Trang: "Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót/ Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ". Cái giống nhà thơ "ôm vợ nhớ bồ" nhưng lại nhân danh lòng yêu nước để được cổ súy nhiệt liệt.
Nhân bài thơ "Tổ quốc gọi tên" đang có chuyện tranh chấp bản quyền giữa 2 người: Nguyễn Phan Quế Mai và Ngô Xuân Phúc, cho Chu nói thẳng tuột cái nhé. 
Chu chưa dám chắc chắn là của ai, chỉ bằng trực giác, tin là Nguyễn Phan Quế Mai đạo của Ngô Xuân Phúc, vì lối viết vụng về, không chuyên. Có thể, vì không dưng anh ta lại dám lên tiếng đối với một người mà Hội nhà văn đã bảo kê để "thành danh"? Chị Bàng Bá Thơ cũng mới xác nhận rồi.
Nói xin lỗi cả 2 người, bất luận ai là tác giả, bài thơ này chẳng hay như người ta ca ngợi, trao giải, nó cũ mèm từ A đến Z, đẳng cấp ngang với thơ trên báo tường. Ngay cả tình cảm trong thơ cũng chẳng chân thật. Bởi vì, nói "Tổ quốc gọi tên mình" mà mình lại không dám gọi thẳng tên thằng giặc cướp Tổ quốc mình ra. Gọi nó là "kẻ lạ mặt", chẳng lẽ không biết nó là ai. 
Mẹ kiếp, đứa trẻ con cũng biết chắc cái thằng giặc ấy đã nhẵn mặt cả mấy ngàn năm nay! 
Mà Bộ Ngoại giao cũng có né tránh đâu. Trên truyền hình đã chính thức gọi thẳng tên nó ra từ lâu rồi!
Yêu nước kiểu gì mù quáng vậy, hỡi mấy ông bà nhà thơ? 
Kẻ thù chưa đụng đến sợi chân lông của các ông bà mà các ông bà lại hèn đến mức đó thì là... yêu nước cái con kẹc!
Tôi khẳng đinh, "Tổ quốc gọi tên mình" là một bài thơ của loại nhà thơ hèn, hèn đến mạt rệp!
Nếu là tôi lỡ làm ra bài thơ ấy, tôi sẽ xấu hổ mà giấu biệt đi hoặc cảm ơn đứa nào đã ăn cắp!
Tôi tin đám nhà thơ chỉ được cái dũng khí tranh chấp bản quyền vì tiền và danh!
Nói rộng ra, rất nhiều nhà thơ trong cái Hội của anh Thỉnh viết cùng chủ đề Biển Đảo cũng có tình trạng tương tự. Nhà thơ yêu nước bằng tình yêu đầu môi chót lưỡi. Mở mồm là là đau xót, đau đớn... Phát ớn như đau ị!
Các báo được dịp thi thố rùm beng về chuyện bản quyền để quảng bá bài thơ và quảng bá lòng yêu nước của bổn báo. Có tờ báo còn nhấn mạnh từ chuyện đạo văn thành "đạo nhau lòng yêu nước". Gớm! Bọn này có yêu nước bao giờ đâu mà "đạo nhau lòng yêu nước"? Không tin giặc Tàu đánh tới, bọn này sẽ trốn mất tăm. Mà nó đã đánh rồi. Nó đánh Hoàng Sa, rồi Trường Sa. Có nhà thơ nào dám gọi tên thằng giặc đó ra đâu? Nếu có thì, dũng cảm xin chỉ mặt, gọi tên nó ra đây, nó là thằng đế quốc, hay là đứa thực dân? 
Dạ thưa, nó chính là thằng bạn vàng đấy ạ!
Theo ý trong bài thơ, tôi, Chu Mộng Long, trong trường hợp này không thù, mà rất rất biết ơn cái "kẻ lạ mặt" nào đó "đã ngang nhiên chia cắt [mấy gã nhà thơ hèn] và Tổ quốc!
---------------
TỔ QUỐC GỌI TÊN
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình

N.P.Q.M

TỔ QUỐC GỌI TÊN MÀY LÀ THẰNG HÈN

Tác giả: FB Chu Mộng Long.
(Bài thơ này đứa nào tranh chấp bản quyền, tao cho không!)

Đêm qua Tổ quốc gọi tên mày
là Thằng Hèn!
bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá.
Tổ quốc nói mày suốt đời ăn cá,
mà để biển cả như đất hoang,
cho thằng giặc Tàu nó tràn sang!
Tàu nó dập dồn, chăng lưới, bủa vây, phun mắm ruốc,
còn mày thì trốn vào buồng làm thơ yêu nước!
Đánh giặc mồm thì ngang bằng đánh tổ tôm!
Tổ quốc của mày đây, Tổ quốc của mày đây!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ,
nuôi mày bắt đầu từ con khỉ,
cho mày ngọn lửa để thành người.
Bao nhiêu lớp người đã đổ máu tươi
giữ từng tấc đất nuôi sống cả họ nhà mày
Máu thì tanh
làm đéo gì có vị mặn?
Chỉ có giống nhà thơ là mày cả đời ăn cơm thừa cá cặn
mới rặn ra thứ gọi là thơ
gọi tên kẻ cướp Tổ quốc mày bằng những chữ mù mờ!
“Kẻ lạ mặt” nào?
khi một đứa trẻ câu cá bên bờ ao,
còn thấy bóng thằng giặc Tàu mấy nghìn năm nhẵn mặt!
Thà gọi là thằng bạn vàng nó rình rập, đúng ra là ngang nhiên chia cắt mày và Tổ quốc
rồi cúi đầu biết ơn nó có hơn không?
Vì dáng hình đất nước có cong cong
nhưng không đến nỗi khom cái lưng hèn như mày,
suốt ngày lấy tiền dân uống rượu
rồi say
và hót vài câu để tỏ lòng yêu Tổ quốc!
Mày làm gì có tim mà bảo đau từng tấc đất,
khi cái lưỡi bò nó liếm gần hết Biển Đông?
Sóng làm đéo gì có chuyện bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất thì có.
Nhưng sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc,
chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam là nói điêu,
bởi vì trong chín mươi triệu ấy có hơn vài triệu thằng thao thiết nói tiếng Tàu!
Tổ quốc đặt trên đầu môi đỏ chót,
Sóng đau thương trào nước bọt…
Sự thật chỉ có mấy ngàn lính đội sóng đội gió cho “Tổ quốc linh thiêng”,
bình yên cho giấc ngủ trẻ thơ hay cho mày tranh chấp tác quyền?
Còn trong bão tố thì bố người lớn cũng không ngủ được!
Tổ quốc khao khát Hòa bình là có thật
nhưng trên môi “rực lửa” của mày
dễ cháy thành Chiến tranh
khi Thần Người đều giận!
Hãy lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mày…
Ngày 9 tháng 10 năm 2015
Chu Mộng Long
https://www.facebook.com/chauminhung?fref=ts


Wednesday 2 September 2015

Những kẻ bôi gio trát trấu vào mặt chế độ này là ai?

Sân bay là nơi người ta đi, đến. Có người đi, đến, khắc có người đón, đưa. Một ngày có biết bao nhiêu người đi, đến, đón, đưa như thế, tưởng là chuyện bình thường nhất trên quả đất, thiên hạ đâu ai quan tâm?
Vốn dĩ tôi là người không thích nơi đông đúc, sợ cả tiếng cười to (vô duyên) nơi công cộng. Thậm chí mình đi, đến mà có người đưa, đón, lại cứ áy náy vì đã làm phiền người khác. Thế mà điều gì khiến tôi có thể gào to hết cỡ, chửi tổ sư bố thằng chó ? (xin lỗi con chó) – Từ nay có chửi, phải chửi là tổ sư bố cái loại không phải là giống người. Tôi xoa đầu thằng Trịnh Anh Tuấn còi dí còi dị như một đứa trẻ, bảo cái thằng không phải là giống người: nó là con tao, mà mày đánh nó như thế thì mày chết với tao! Tôi nói thật chứ chả đùa. Nó không phải là con mình, mà thấy cái thằng to như con hà mã nhảy vào đánh nó, còn thấy sôi cả máu, chứ với bản năng người mẹ mà thấy con mình bị đánh thế, thì nhất là bét! Chúng nó không xấu hổ khi vô cớ đánh người giữa thanh thiên bạch nhật, hà cớ gì tôi phải xấu hổ khi chửi tổ sư bố chúng lên?

Tuesday 4 August 2015

Quanh chuyện dựng tượng ông Hồ Chí Minh.

Nhân truyện ở Sơn La, một tỉnh nghèo của Việt Nam, sẽ bỏ ra nghìn tư tỷ hoặc hơn (vì kiểu gì cũng đội giá) để dựng tượng ông Hồ ;
Nhân chuyện nhu cầu dựng tượng ông Hồ vẫn còn rất lớn, như báo Tiền phong đưa tin;
Nhà em xin kể một câu chuyện, do truyền thông môn bài kể về ông Hồ như thế này:
Ở nước Mỹ có tượng Nữ thần tự do rất nổi tiếng. Nhiều nhân vật vô danh cũng như có danh đến đây viếng thăm, và lưu tình bút vào sổ lưu niệm.

Monday 3 August 2015

Sao cái này Đảng không học ông Nguyễn Ái Quốc?


Trăm năm trước đây, NAQ (Nguyễn Ái Quốc) đòi:
1)    Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị.
2)    Cải tổ nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý như những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An Nam.
3)    Tự do báo chí và ngôn luận.
4)    Tự do lập hội và hội họp.
5)    Tự do di chuyển và xuất ngoại.
6)    Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho người dân bản xứ.
7)    Thay thế chế độ cai trị bằng những sắc luật tùy tiện bằng một chế độ luật pháp.
8)    Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.


(Tám yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc cho nhân dân An Nam)

Bình: Trăm năm sau tất cả về số không?


Quanh chuyện cái bình trà vỉa hè miễn phí bị tịch thu.

Sưu tầm một số phản ứng của cư dân mạng

“Hà Nội cần dẹp bỏ càng sớm càng tốt đám ma cà bông được gọi tên là dân phòng, tự quản (DPTQ). Đám này can thiệp vào mọi việc, mọi nơi mà không cần chịu bất cứ trách nhiệm gì với việc họ làm. Không biết DPTQ có từ bao giờ nhưng hiện đang phát triển như sâu bệnh, hàng ngày hàng giờ biến thủ đô thành một địa danh tưởng như không còn pháp luật, làm người nơi khác đến không còn thấy chút văn hiến nào của đất Tràng An nữa.
Công an không quản lý họ. Ngân sách nhà nước không trả lương cho họ. Vậy ai trả tiền nuôi đám người này? Pháp luật có cho phép họ hoạt động không? Họ làm việc cho ai? Ai chịu trách nhiệm về các hành vi của họ? Người dân có quyền phản đối đám người này không?
Được biết hiện nay CA Phường đang được giao quyền sử dụng và sai khiến DPTQ, là "cánh tay nối dài" của CA trong việc thực thi nhiệm vụ hàng ngày. DPTQ làm thay những công việc mà lẽ ra CA phải làm thì có đúng không?
Chúng ta hãy cùng nghiên cứu...” 

Nhưng nhà em nghĩ, họ có lương, và do công an quản lý.

“Vụ tịch thu trà đá có chút hài hước mà công an không dám nói ra, chỉ vì hai ngày đại hội đẻng cấp phường nên có đại biểu cấp trên về dự, nếu thấy chiếm dụng vỉa hè là bị mất điểm thi đua, mà mất điểm thi đua là mất tiền và mất lên chức. Sau 2 ngày thì mọi thứ trên vỉa hè đâu lại vào đó”

Nhà em nghĩ: chắc vậy! Xưa nay vẫn thế

 · 
Phiến diện, Ngu xuẩn & Điếm 

Nếu vỉa hè Hà nội lúc nào cũng thông thoáng cho người đi bộ thì việc phạt những người đặt bình nước từ thiện có thể tạm hiểu được. Nhưng không! Khi đưa con nhỏ đi chơi, chúng ta phải căng thẳng luồn lách qua những hàng quán, giữa những nồi nước dùng đang sôi sùng sục, bếp tổ ong rực lửa, cả xe máy khách hàng của họ với ống bô bỏng rẫy, những con chó sủa ông ổng, chực cắn người qua đường... Tại sao phạt những người đặt bình nước từ thiện, trong khi những bình nước ấy chiếm diện tích rất nhỏ và đấy là một hình ảnh thể hiện tình người, thứ đang trở thành hiếm trong xã hội chúng ta? Tại sao sự nghiêm minh tới mức cực đoan, máy móc ấy lại không áp dụng với những kẻ lấn chiếm vỉa hè trắng trợn, một tháng 30 ngày kia? Câu hỏi này, đứa trẻ lớp 3 cũng nghĩ ra câu trả lời. Đừng làm gì kệch cỡm, thành trò hề cho người dân mỉm cười khinh bỉ bên trong nữa đi. 

Kẻ nào viết bài báo “Nên Phạt Nặng Những Người Đặt Bình Nước Từ Thiện Vỉa Hè” đăng trên Thanh Niên là một dạng điếm bút, cố tình nhìn vấn đề một chiều, suy diễn liên thiên. Chỉ những người rất nghèo mới dừng lại uống, không thể đến mức 5,7 người gây ùn tắc được. Nếu nói đến bệnh truyền nhiễm thì bao cửa hàng nước mía, trà chén vỉa hè sao không lây bệnh? Hơn nữa, họ đặt nhiều cốc dùng một lần cơ mà. Lại còn ra vẻ hiểu biết mang Mỹ, Na Uy gì gì đấy ra khoe khoang. Đừng nhân danh luật pháp để lấy cớ ôm đít, nâng bi kẻ mạnh, kẻ có quyền. Mà những kẻ ấy cũng không thích những thằng nịnh thối đâu. Làm trong lĩnh vực truyền thông mà tư duy phiến diện đến độ ngu xuẩn vậy sao? Khách hàng nào thuê loại này làm truyền thông chắc doanh nghiệp phá sản sớm. 

Mong các bạn chia sẻ để cùng thể hiện sự ủng hộ với nghĩa cử tình người này và cũng để dư luận biết chân dung Chung Nguyên là ai?


Ảnh trên mạng


Sunday 2 August 2015

Chuyện 5 phút hay mười mấy giây...

Xin lỗi các bác, vì bận bịu, và cũng cả vì chán ngán chuyên nhân tình thế thái, nên lâu nay nhà em không ghé blog. Nay nhân chuyện ông đạo diễn Lê Hùng bảo trong chương trình “Khát vọng đoàn tụ” mà ông làm tổng đạo diễn, có cử nhạc của “Tàu” để chủ tịch nước lên phát biểu mỗi mười mấy giây, ra điều có gì mà ghê gớm, nhà em xin kể lại chuyện này để các bác nghe. Chuyện có thật 100%!
Ngày trước nhà em học ở trường Thống kê TW tại Bắc Ninh. Khu vực thị xã này có 2 trường của quân đội là trường sĩ quan chính trị và trường công binh. Trong trường em có một chị học tại chức, rất xinh, tự nhiên có bầu. Khi bị truy hỏi thì chị khai ra đối tượng là 1 sĩ quan trường công binh. Ngày đó chuyện giai gái là khá khắt khe, nên cả 2 bị đưa ra kiểm điểm. Anh kia chối, ko tin cái thai đó là của mình, vì anh bảo chỉ "chưa đến 5 phút".
Chuyện này ồn ào cả 2 trường. Kết quả cuối cùng anh kia đồng ý cưới để đứa bé có họ bố, với điều kiện là đẻ xong là ly hôn luôn.
5 phút hay mười mấy giây có thể ra kết quả khác nhau, nhưng bản chất sự việc thì chả có gì khác nhau cả, các bác nhỉ?

Saturday 20 June 2015

Công an bảo kê côn đồ, hay côn đồ bảo kê công an?

Trích trong bài "Đội lốt" của ông Đặng Xương Hùng, một cựu cán bộ ngoại giao:

" Ở những nước khác, ta thường hay nghe kể những câu chuyện về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường."

Trích tường thuật của phóng viên báo tuổi trẻ Tống Văn Đạt: 
"Khi thoát ra khỏi vòng vây của tổ công tác, tôi lại tiếp tục bị một số đối tượng lạ mặt lùa theo để đe dọa, nhóm đối tượng này đấm đá liên tục vào bụng và người. Không lâu sau, một công an phường này lại tiếp tục giữ lấy tôi và đẩy lên thùng sau xe tải cùng lúc đó, một đối tượng lạ mặt khác buông lời mạt sát và đe dọa. Lần này, tôi lại được các đồng nghiệp can thiệp, nên thoát khỏi thùng xe”
Lâu nay, người ta vẫn nghĩ bọn côn đồ lộng hành được là do chính quyền bảo kê. Nhưng dạo này các chú khôn, không ra mặt trấn áp người dân trong bộ cảnh phục, thì đã có ngay những kẻ mẫn cán ở xung quanh, sẵn sàng nhảy vào đe dọa, đấm đá người nào có ý đồ cãi cự, vạch ra những cái sai trái của các chú. Thế này là côn đồ bảo kê công an mới là đúng. 
P/s: Cử thử trước mặt một nhân viên công lực, bạn nhảy vào đấm đá một gã côn đồ nào đó xem, nhân viên công lực sẽ còng bạn lại, kết cho bạn cái tội gây rối trật tự công cộng và hành hung người khác ngay. 

Công an đánh nhầm nhà báo - xin lỗi? Chắc đánh dân thì đánh thoải mái?

Theo công an: "Khoảng 21h30 hôm qua, trong lúc lực lượng công an phường đang dừng xe xử lý một trường hợp vi phạm giao thông không đội mũ bảo hiểm thì thấy một thanh niên (về sau xác định là phóng viên Đạt) mặc mỗi quần đùi vừa đi đá bóng về, cởi trần vào quay phim, chụp ảnh lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bằng điện thoại di động. Thấy vậy, tổ công tác yêu cầu anh Đạt xuất trình giấy tờ, thẻ ngành nhưng anh Đạt không có. Tổ công tác liền yêu cầu anh này về phường làm việc” – Trưởng công an quận Hà Đông cho biết.

HÀI HIỆN THỰC QUANH CHUYỆN CẤM CHỬI TỤC


Sưu tầm trên facebook

Chuyện thứ nhất:

Tối qua, tầm 7 giờ hơn có việc chạy sang nhà bạn, thấy ông bạn ú ớ miệng dán băng dính, mình hoang mang tưởng bạn bị vợ bạo hành, cũng định lên tiếng khuyên can. Vợ bạn hiểu ý xua cả hai tay, không phải em, từ ngày thành phố có lệnh cấm chửi tục, cứ đến giờ Thời sự là phải làm thế mới chấp hành được, mới mong giữ được danh hiệu "Gia đình văn hóa" của khu phố.


Chuyện thứ 2: Trích

Rồi hắn lại nhớ chiều nay ngồi ở quán trà đá, có người nói:"% câu chửi đều có chữ Đ, nên bỏ chữ Đ đi là hết chửi tục". Thế thì đéo được rồi, bỏ chữ Đ đi thì mất mẹ Đảng à? Đéo được, dứt khoát đéo được.

Friday 19 June 2015

Mày bước ra khỏi phường coi, tao đập chết mẹ mày !

Câu trước, viên công an mặc thường phục nói...đù má, (nghe không rõ) là pháp luật chứ có phải là cái chợ đâu mà mày muốn đi ra đi vô vậy hả?

Câu sau, cũng viên công an mặc thường phục này nói: đù má, mày bước ra khỏi phường coi, tao đập chết mẹ mày ...

Xem ra ranh giới giữa pháp luật với giang hồ chỉ cách nhau có cánh cổng công an phường.






Monday 15 June 2015

Tiếu lâm hiện thực - áo Giấy!

Cậu em là đảng viên, bảo mình:
- Anh mặc quần áo, đi với em tý!
Lục tìm khắp trong vali, chẳng có cái áo nào bằng Giấy, nên từ chối luôn.

"Ước gì một phần nước mắt đó dành cho biển, cho tổ quốc, cho đồng bào mình"

 Cười khi chiến thắng (một trận bóng)



Và khóc khi thua cuộc

 


Âu cũng là lẽ thường

Trong thể thao, trong nghệ thuật, khán giả có cảm xúc là điều đương nhiên. Thần tượng 1 ai cũng là điều bình thường. Nhưng đã là con người có cảm xúc, thì sao trước nỗi đau này thì thờ ơ, nỗ đau khác lại rưng rức? Nhìn cả một thế hệ thanh niên khóc mùi mẫn khi nhìn thấy thần tượng, khóc tức tưởi khi đội bóng VN thua, nhưng lại ko hề nhỏ một giọt nước mắt trước những cảnh đời bi thương, trước bất công sai trái của xã hội đã đẩy không ít đồng loại của mình vào đường cùng - điều đó là bình thường chăng ?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh có lẽ là một trong những người hiếm hoi trong giới làm nghệ thuật, thường có những bài viết đau đáu về thời cuộc. Ông là nhạc sĩ, nhưng lại viết văn hay. Những điều ông viết rõ ràng, logic, rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Bài viết Tuần lễ nước mắt dưới đây của ông đã nói hộ suy nghĩ của rất nhiều người, trong đó có tôi.

Ngu muội, và giả dối cũng là tội ác.

Trên facebook của dịch giả Phạm Nguyên Trường, có một sự so sánh thế này:

Nơi thờ người dạy học cách đây hơn 2 ngàn năm

 Và nơi dạy học hiện nay; 



Tượng mẹ Việt Nam 


Và bà mẹ Việt Nam đương đại.



Sunday 14 June 2015

Quân giết người!

Trong buổi hội thảo về cây, nhà em nghe các chuyên gia nói, để một cây xanh phát triển bình thường, tiêu chuẩn cần có bao nhiêu m3 đất, để bộ rễ của nó có cơ hội cắm sâu vào lòng đất. Ngày xưa Hà Nội đất rộng, người thưa, cây có không gian để phát triển. Nhà em dám cá, để đào được những cây cổ thụ trong công viên, hoặc ở đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, rễ những cây này to và cắm sâu phải biết, không dễ mà đào được cả gốc lên.

Chặt cây khỏe, giữ cây yếu?


Cơn mưa dông tối ngày 13/6 vừa qua, khiến cả loạt cây ở Hà Nội bật gốc, gãy cành. Hẳn mấy vị ủng hộ chặt cây được thể chu chéo, bảo: đấy, thấy trắng mắt ra chưa? Cứ phản đối chặt cây nữa đi.

Một bạn trẻ có so sánh vui bằng hình ảnh dưới đây:




 CÁC CHÙM ẢNH KHÁC SAU CƠN MƯA DÔNG ĐÊM QUA, SƯU TẦM TRÊN MẠNG 







































Chả phải cây cũng đổ


Mấy cái cây các chú chặt, đào bới toát mồ hôi, thậm chí chấp nhận cưa sát gốc. Thế mà cái gốc này lại rất nông.



Cái rễ nó to như thế này, bão nào quật đổ nó?


Một bạn băn khoăn, không biết có mê tín không, mà sáng bác Phúc nói ở quốc hội chuyện chặt cây là sai sót nhỏ, thế là chiều dông nó đánh cho Hà Nội tơi bời.

Thursday 11 June 2015

Mạng lưới Bloggers Việt Nam là gì?

Trong hoàn cảnh ở Việt Nam, mọi hoạt động theo tổ chức về mặt luật thì không cấm, nhưng sẽ bị nhà cầm quyền triệt hạ bằng nhiều cách. Thế nên điều dễ hiểu là việc đòi hỏi tên tuổi của một ai đó, dù là biên tập viên, phát thanh viên của bất cứ một hội nhóm, hay tổ chức xã hội dân sự nào cũng là không khả thi, đừng nói đến việc hỏi ai là người sáng lập, ai là lãnh đạo. Xin lỗi chứ khi quy trách nhiệm, thì đến nhà nước này cũng né tránh trách nhiệm cá nhân, mà đổ tại tập thể như bộ chính trị nữa là...

Trong bối cảnh đó, có nhiều blog như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Dân Luận v.v.... ra đời mà chả ai biết chủ blog thực sự là ai. Nhưng điều đó chỉ có nhà cầm quyền quan tâm, chứ dư luận thì chỉ quan tâm tới những gì họ đưa tin, viết bài. Quan điểm và mức độ tin cậy của thông tin thế nào?

Cách đây một thời gian, khi trên mạng có phong trào kêu gọi ký tên vào một bản tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền hủy bỏ điều 258 trong Bộ luật hình sự, về việc bóp nghẹt tự do ngôn luận, khá nhiều người ký mà không hề quan tâm ai khởi xướng. Người ký chỉ quan tâm đến nội dung của tuyên bố đó. Đồng ý với nội dung của tuyên bố đó thì ký. 

Tuesday 9 June 2015

Những lời khuyên chí lý (chỉ ở Việt Nam)?

Ngay từ hồi đi thực tập ở công ty điện lực Bắc Giang, nhà em đã nghe chuyện kỷ luật lên lương, về một ông phó quản đốc bị kỷ luật, lên làm chuyên viên phòng kế hoạch, với bậc lương được nâng lên 1 bậc. Đấy là chuyện cách đây hơn ba chục năm. Còn bây giờ, họ thuyên chuyển lên cơ quan cao hơn, để quay về sẽ làm chức to hơn.

Ảnh dưới đây nhà em sưu tầm trên facebook. Ngẫm thấy nó luôn đúng trong chế độ xã hội chủ nghĩa.



Wednesday 3 June 2015

TÔI CĂM THÙ, THƯA ÔNG.


Thưa ông tướng, Thứ trưởng
Nghe thế này, thưa ông
Tôi không thể hể hả
Mà lòng tràn hờn căm.

Xã có 1000 giáo sư tiến sĩ mà vẫn nghèo!

Không biết có phải chuyện tiếu lâm không, rằng có một chú giỏi nhưng hay cãi sếp. Một lần sếp rỉ tai:
- Hoặc là nghe nhời, hoặc tao trả mày về "quê bác". Chọn đê.
Dĩ nhiên là toát mồ hôi. Ứ về quê bác đâu.
Có bao nhiêu người thành đạt, lại quay về làm giàu cho quê hương? Có đươc 1% không ạ?
P/s: Cảm nghĩ nhân đọc bài này trên mạng

"Ở xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh), người dân không đặt nặng việc học hành để thoát nghèo mà học vì danh dự bản thân. Từ thời Cần Vương đến nay, xã đã sản sinh hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ, trong đó nhiều người đóng góp lớn cho xã hội"

Một đứa trẻ xứ giãy chết, và một thanh niên xứ thiên đường.

Đứa trẻ ở xứ  giãy chết (sưu tầm)

Câu chuyện về cậu bé Josiah Duncan đang trở thành headline trên nhiều tờ báo Mỹ. Sự việc xảy ra khi Josiah đi ăn cùng mẹ (cô Ava Faulk) tại tiệm Waffle House ở Prattville (Alabama) và bất ngờ thấy một người vô gia cư ngồi kế bên mà chẳng ai thèm ngó. Thế là Josiah xoay sang mời người lạ mặt. Ông muốn dùng gì, cứ tự nhiên gọi nhé. Chỉ một cái hamburger thôi – người ấy trả lời. Tuy nhiên, hai mẹ con Josiah lại mời, dùng thêm gì đi, đừng ngại. Thế bà và cậu cho tôi thêm thịt muối được không? Dĩ nhiên là được. Khi thức ăn được mang ra, Josiah bất ngờ đọc kinh: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho của ăn mà chúng ta sắp lãnh nhận nhờ hồng ân Chúa ban. Amen. Chúng con chúc tụng Chúa đến muôn đời. Xin cho các linh hồn nhờ lòng từ nhân của Chúa, nghỉ yên muôn đời. Amen”. Xúc động, cả tiệm ăn bật khóc. Người bần hàn cũng nức nở. Cuối cùng, người vô gia cư nghèo, trong nước mắt dàn dụa, thốt lên lời cám ơn trước khi đi. Còn Josiah, cùng mẹ, rời tiệm ăn, với một trái tim tràn đầy nhân ái và yêu thương… Josiah Duncan, cậu bé ấy, mới 5 tuổi.