Translate

Tuesday 29 October 2013

NHÀ TÙ VÀ TRƯỜNG HỌC Ở XỨ THIÊN ĐƯỜNG

Ở xứ thiên đường, nhà tù thật đẹp và hoành tráng. Cho dù đây chỉ là văn phòng làm việc của cán bộ, còn nơi ở của tù thì hẳn ở đâu cũng như nhau.

Nhà tù Long An- nơi facebooker Đinh Nhật Uy bị giam giữ trước đây.
Và trường học cũng ở xứ thiên đường - không hoành tráng lắm!

Những lớp học như thế này không còn xa lạ ở miền núi xứ thiên đường.

ĐƯỜNG XA, CỨ ĐI THÌ KHẮC TỚI.

Hôm qua tôi có dịp nhẩn nha nói chuyện, với một bác không quen biết đi cùng đường. Con cà con kê, từ chuyện sinh nhiều hay sinh ít con cái, sang chuyện sinh con làm sao để nuôi dạy chúng thành người lương thiện, có ích cho xã hội mới là tốt, chứ ngày xưa đẻ như gà, khổ quá mà không biết đường khổ.

Tôi bảo thì đâu phải ngày xưa, ngay bây giờ dân mình vẫn còn quá nhiều người khổ mà không biết mình đang khổ, không nhìn được xa hơn khỏi thôn làng, phương khóm, cứ so với thời bao cấp nên giờ có thịt cá ăn, có xe máy đi là sướng lắm rồi. Nghĩ mà tội nghiệp cho dân mình quá.

Nói thật là chả cần tuyên truyền, kích động gì. Gãi đúng chỗ ngứa thì ai cũng tuôn ra ầm ầm. Tôi bảo bác ấy, ai cũng thấy thế, nhưng sao không ai nói ra hả bác? Chả nhớ nói đến câu nào mà bỗng dưng bác ấy nói: 

- Đấy! Đã có luật biểu tình đâu?

Tôi ngạc nhiên quá. Thề với các bạn bác ấy hoàn toàn là người đi đường vô danh, chắc chắn là không biết tôi, nên không có chuyện ám chỉ gì hết. Lại gãi đúng chỗ ngứa, tôi vận dụng một phần cơ số những gì mà tôi học hỏi được trên mạng để hầu chuyện bác ý. 

Monday 28 October 2013

Những người này ở đâu, khi có biểu tình chống Trung Quốc xâm lược?


Để tìm hiểu về bức ảnh trên, xin các bạn vào đường link dưới bức ảnh. Nói về hiện tượng này, một bạn trên facebook viết:

Tôi thắc mắc lắm lắm.

Tập trung như thế này rõ ràng là đông người. Trái quy định. Làm mất trật tự, ùn tắc giao thông. Chưa kể là còn làm xấu mặt người Việt đối với nước ngoài: Người Việt ham ăn đến thế sao? Chẳng lẽ lại là do chúng ta thiếu ăn ư? Tệ hại quá!

Thế nhưng mà nhà nước chẳng thắc mắc gì, chẳng thấy an ninh theo dõi, chẳng thấy công an ra dẹp đường như một số lần tụ tập đông người khác. Thế là thế nào nhỉ? 

Có ai trả lời giúp tôi được không?

Bạn khác nói:

1. Khi vào nhà hàng, họ lấy đồ ăn vô tội vạ, đến nỗi nhà hàng ở nước nào cũng phải ghi cảnh cáo bằng tiếng Việt.

2. Sáng nay, vẫn là họ - hàng nghìn thanh niên náo loạn cả đoạn phố Đoàn Trần Nghiệp trung tâm Thủ đô Hà Nội để giành suất ăn miễn phí trị giá chưa tới vài chục nghìn do một nhà hàng mới khai trương cung cấp. Mấy khách du lịch Tây chụp ảnh và bình luận: Kể từ năm 1945, Việt Nam mới lại có thêm trận đói dã man như vậy.


Trong những người "chết đói" ấy, nhiều người đang là sinh viên, cán bộ văn phòng..., ngực vẫn đeo biển tên và tay vẫn liên tục bấm Iphone gọi bạn bè tham gia ngày hội...

Friday 25 October 2013

Các bạn công an! Hãy để lại cái đức cho con cháu mình.

Tôi không nhớ việc bà con dân tộc H’mong ở Cao Bằng về Hà Nội khiếu kiện từ hôm nào. Cũng không rõ bà con khiếu kiện về việc gì. Nhưng vụ công an hốt bà con H’mong từ vườn hoa Lý Tự Trọng về trụ sở tiếp dân ở Hà Đông, làm một cô bé người dân tộc bị ngất thì có nghe loáng thoáng.

Nghe nói công an phải đưa cô bé vào bệnh viện Hà Đông cấp cứu. Không rõ phòng tiếp dân trả lời thế nào, lại thấy bà con đi bộ từ Hà Đông về vườn hoa Lý Tự Trọng. Trong khi đó, con bé bị ngất (tên là Vàng) vẫn nằm ở bệnh viện Hà Đông. Người nhà con bé bảo nó lúc tỉnh lúc mê, lúc nhớ lúc quên.

Nằm viện được sáu ngày, mặc dù chưa biết nguyên nhân nào khiến con bé Vàng bị như vậy, bác sĩ vẫn cứ cho ra viện, còn đòi thanh toán viện phí. Mọi người bày cách nói công an làm nó ngất, thì công an phải chịu trách nhiệm, lúc đó bệnh viện mới để cho chúng đi. Về vườn hoa Lý Tự Trọng với bà con được hơn ngày, con bé Vàng lại bị ngất. Lần này thì bà con phải tự đưa con bé vào cấp cứu ở bệnh viện Xanh Pôn.

Sáng ngày 24/10, một chị bạn gọi điện, bảo con bé Vàng đang chuẩn bị ra viện, nhưng bà con đi cùng nó thì bị hốt đi hết từ đêm qua rồi. Giờ chúng ra viện thì ai lo?

TIẾNG THÉT HAY ĐÊM ĐEN?

Trong hội họa, có một bức tranh tên là “Tiếng thét”, nổi tiếng lắm. Tôi nhìn vào bức tranh như một kẻ mù dở, chả thấy gì ngoài một khuôn mặt méo mó, và một cái miệng cũng méo mó.

Ảnh của Trần Thạch Linh.

Tôi chợt nghĩ, sao không có một bức tranh tên là  “Đêm đen” hay “Bóng tối” nhỉ? Và nhìn vào cái bức tranh đen kịt ấy, người ta có thể nghe được nhiều tiếng thét?

Việc bà con H’mong  kéo nhau về Hà Nội kêu oan gì đó, tôi nghĩ là chuyện cực chẳng đã. Thấy bà con vạ vật, một số người dân ở Hà Nội không cầm lòng để cho họ chết theo kiểu “nhân đạo”, nên cố gắng giúp họ cầm hơi, để có sức chờ đợi câu trả lời từ phía nhà cầm quyền.

Chiều qua, có người nhờ tôi đem đến cho họ mấy chục cuộn giấy vệ sinh. Tôi mang ra đúng vào lúc bà con đang ăn cơm. Nhìn bữa ăn của họ mà rớt nước mắt. Cứ mỗi “mâm” gần chục người ngồi xổm trên sân vườn hoa, ở giữa là một chậu cơm và một chậu canh. Canh là mỳ tôm nấu với rau muống. Mỗi người một cái thìa, xúc cơm lên miệng xong là chiêu thêm một ngụm canh.

Hình ảnh

Tôi rời khỏi vườn hoa khi trời nhá nhem tối, nước mắt giàn giụa, không ngờ ở thế kỷ này vẫn còn người khổ thế, cho dù đó là bà con dân tộc. Cứ là người dân tộc thì phải chịu khổ quen à?

Tuesday 22 October 2013

NGHỊCH CẢNH !


Lần đầu tiên, khi tôi nghe cái từ “lỗi hệ thống”, thú thực tôi chả hình dung  ra nó là gì.

Trong một cuộc họp tổng kết cơ quan, ông thủ trưởng đơn vị tôi lên phát biểu, có dùng từ hệ thống chính trị để chỉ hệ thống lãnh đạo trong cơ quan. Nhưng ông thứ trưởng dự buổi tổng kết đó lại chỉnh lại, rằng hệ thống chính trị chỉ dùng cho các cấp chính quyền, từ thôn xóm phường xã cho đến quận huyện tỉnh thành, chứ không dùng trong các cơ quan chuyên ngành? 

Ồ! Nếu vậy, lỗi hệ thống này có phải chỉ là lỗi của riêng “hệ thống chính trị” không? Và như thế thì các cơ quan chuyên ngành là vô can?

Lúc ấy tôi nghĩ rất đơn giản, rằng mình là dân đen, thì quan tâm làm gì đến cái lỗi hệ thống hay không hệ thống ấy. Có biết đâu phần lớn mọi bế tắc trong xã hội, là từ tất cả những cái lỗi đó mà ra. 

Nhưng sao thấy lỗi rồi vẫn không ai sửa nhể? Xem ra lỗi hệ thống máy móc thì khó mấy con người cũng sửa cái roẹt. Còn lỗi hệ thống thuộc về con người thì ai sửa?

Wednesday 16 October 2013

Biểu tình câm?


Bài viết này tôi chỉ nói về một hiện tượng mà bề ngoài ai cũng thấy, đó là trong những câu chuyện thường ngày, khi người ta nhắc đến từ ông đại tướng, chẳng cần nói tên, người ta vẫn nghĩ ngay đó là cụ Võ Nguyên Giáp, cứ như thể cái từ đại tướng chỉ dành cho cụ. Điều này hẳn nhiều người không thích. Nhưng xét ra cho cùng, một phần do chính họ tạo dựng nên chứ ai?

Chi tiết cuộc đời của cụ đại tướng nhiều người không biết. Nhưng chuyện cụ bị đảng và nhà nước đối xử không được tử tế lắm, thì hầu như ai cũng biết. Thậm chí người ta còn thì thầm những chuyện rất hoang đường, rằng có kẻ xấu bụng muốn cụ chết, nên người nhà cụ phải rất thận trọng để bảo vệ cụ. Miệng lưỡi thế gian, ai cấm được.

Sunday 13 October 2013

Về thủ đô lần cuối?

Về lần cuối vì chẳng còn ai để chúng tôi yêu nữa!

Cho dù các vị cho mình là cha mẹ của dân, hay là con em của dân thì các vị nghĩ gì về câu nói trên?

Hu hu, các bác ở xa thì khuất mắt trông coi. Còn chúng tôi ở ngay thủ đô đây, các bác ơi.


https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=zc33xuFRqIU


Friday 11 October 2013

Đại tướng và chữ Đao trong chữ Nhẫn.


Chữ Nhẫn gồm có chữ Tâm và chữ Đao. Chữ Đao đâm xuống trái tim. Tức là phải chịu đau đớn một mình... để cuộc đời trôi qua ...êm ả”?

Những ngày qua, tình cảm trong tôi diễn biến khá phức tạp. Chưa bao giờ, sự ra đi của một người, lại gây sóng gió trong lòng người Việt đến thế, bởi kẻ yêu người ghét có lẽ chẳng kém gì nhau. Dăm ngày qua, những hàng người xếp hàng vào nhà cụ Võ Nguyên Giáp, để viếng cụ vẫn kéo dài không dứt, cứ như thể thi hài cụ đang thực sự hiện diện ở đó. Ngày nào cũng thế, người ta xếp hàng từ sáng sớm, cho đến đêm khuya. Nếu lớp người có tuổi đến viếng đã đành, nhưng trong dòng người ấy có rất nhiều thanh thiếu niên, chỉ tầm tuổi cháu chắt của cụ, họ biết và hiểu gì về cụ?

Đã có lúc tôi nghĩ đơn giản đó chỉ là sự tò mò, hiếu kỳ. Mặc dù tôi cũng đến viếng cụ, nhưng tình cảm lúc đó chỉ như đi viếng mọi con người bình thường khác, khi họ ra đi về bên kia thế giới. Nghĩa là cũng xúc động, cũng rơi nước mắt. Cũng có người nói, không hẳn là có tình cảm gì đặc biệt lắm, nhưng đây là một cơ hội hiếm hoi, phải đến một lần vừa là để viếng, vừa là để thăm nơi con người được nhiều người cho là một huyền thoại, đã sống hơn nửa thế kỷ tại đây. Nói thế thôi chứ khó lý giải lắm trước những hiện tượng đó. Giải thích cách gì cũng là phiến diện.

Wednesday 9 October 2013

Chuyện hoang đường, ở xứ thiên đường.

Một khi đã ở xứ thiên đường, thì nhất quyết là không cần đến ông Bao công. Thế thì đừng có ngu gì mà dân đen chúng mày cứ nhọc công đi kiện vua, mới lại kiện tể tướng làm gì!

Bấy lâu nay trên mạng xì xầm khá nhiều, về chuyện vợ chồng dân đen Lê Anh Hùng làm đơn tố giác, tuyền những vị chức sắc cao nhất xứ thiên đường. Đã là cao nhất rồi thì còn ai ở dưới dám xử ngược lên? Vì làm gì có ông Bao công như ở xứ Tàu?

Đọc mấy cái đơn tố giác, thấy nghi lắm! Thấy hoang đường lắm! Mà sao các quan không lấy cái 258 mà xử chúng nó, về tội lợi dụng tự do ngôn luận để xúc phạm cá nhân các quan nhỉ?

Saturday 5 October 2013

TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC?

Cách đây nhiều năm, dư luận xôn xao về chuyện cô Kiều Trinh ở đài truyền hình, ăn cắp và bị bắt khi đi công cán ở nước ngoài. Ngày đó làm gì có internets như bây giờ, thế nhưng tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa, rất nhiều người biết tin này. Vừa rồi trên mạng xuất hiện bài dưới đây, thấy nhắc lại sự kiện trên, nhưng có vẻ chi tiết hơn. Đúng sai đến đâu chắc chỉ những người có liên quan biết rõ. Chuyện một ả trôm cắp vặt ngoài đường không khiến dư luận quan tâm, nếu đó không phải là người thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình, lại chuyên về mục văn hóa.

Có người hỏi, chuyện này có thật không? Tôi làm sao biết được. Nhưng có điều lạ, là không có một bài báo nào, hoặc lời đồn nào phản bác lại thông tin này thì phải. Nếu đúng thật, thì đài truyền hình hết người tài đức rồi hay sao? Thế này thì nói còn ai tin?

------------------------------------------

Mỗi lần xem chương trình Văn hóa dân tộc, của Đài truyền hình Việt Nam tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh.

Thursday 3 October 2013

MỘNG DU



Võ Trung Hiếu

Tôi đi ra phố
Gặp người giành nhau từng chút vỉa hè
Gặp người tranh nhau từng vệt bánh xe
Gặp người chửi nhau một lần va quệt
Gặp người sừng sộ chỉ vì ánh mắt 

XỬ CÔNG KHAI - NHÀ CẦM QUYỀN TỰ TÁT VÀO MẶT MÌNH



Trước phiên tòa công khai xử luật sư Lê Quốc Quân (LQQ) với cáo buộc trốn thuế, chính quyền địa phương đã có những động thái ngăn cản tôi không đi xem xử vụ này, bằng việc gửi giấy mời làm việc không ghi rõ nội dung, sau đó trực tiếp vào nhà tôi để yêu cầu tôi không đi xem xử án. Không chỉ riêng mình tôi, nhiều bạn lên mạng phàn nàn, rằng họ bị các đoàn thể ở khu phố đến nhà quấy rầy, yêu cầu không đi xem xử LQQ.

Đương nhiên tôi từ chối, xác định quyền của mình, cũng như  sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của bản thân.

Lần này họ không chặn tôi ngay tại cửa nhà như những lần trước, mỗi khi tôi đi biểu tình, hay chỉ là quan sát một cuộc dã ngoại, giao lưu về quyền con người (được tổ chức tại công viên Nghĩa Đô), nhưng họ cử an ninh đi theo tôi, ngay khi tôi rời khỏi nhà sáng nay.

Tôi biết bà con giáo dân ở giáo xứ Thái Hà sẽ đi xem xử án để ủng hộ LQQ, nên tôi đến để quan sát và chứng kiến tinh thần hiệp thông của người công giáo như thế nào.

Quả thực với chính quyền này, không thể biết giới hạn của họ đến đâu. Tránh trường hợp bị kẹt cùng bà con giáo dân, nếu bị chặn không cho mọi người ra khỏi nhà thờ, tôi đứng ngoài đường Nguyễn Lương Bằng, để quan sát bà con xuất phát như thế nào.

Tuesday 1 October 2013

BIẾT LÀ KHÔNG ĂN THUA MÀ VẪN PHẢI NÓI


Ngày mai, mồng 2 tháng 10, tòa Hà Nội xử luật sư Lê Quốc Quân tội trốn thuế. Tội trốn thuế là xấu xa lắm, là làm suy sụp nền kinh tế, là làm băng hoại đạo đức xã hội... cần phải xử để làm gương cho thiên hạ.

Lẽ ra nên khuyến khích nhân dân đi dự, để tố cáo tội ác của kẻ trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, thế nhưng có vẻ như có một chiến dịch, đang được các cấp chính quyền địa phương triển khai một cách đồng loạt, đó là đến từng nhà dân để vận động không đi xem xử án. Nhiều người lên facebook “méc” là được các đoàn thể địa phương đến vận động, mai... ở nhà!

Xử công khai mà không có quần chúng thì công khai cho ai xem? Hay nhà tòa chỉ thích tự biên tự diễn?

Thế là các anh chị ấy đã đến. Khoảng chừng chục vị.

Chả cần khách khí đợi chủ nhà mời, các anh chị ấy cứ hồn nhiên kéo nhau vào. Thú thật người Việt Nam mình rất hồn nhiên, mà tôi thì lại không nỡ chặn các anh ấy lại.

Vừa kéo ghế tôi vừa hỏi, lại chuyện ngày mai chứ gì? Thế các anh có chặn tôi không đấy. Tôi đang rất là hồi hộp.

Thật tội nghiệp cho tất cả chúng ta.




Đang lầm bầm như khấn tiên sư:
-         Canh!
-         Không canh!
-         Chặn!
-      Không chặn!
......................
Hùi hụp quá. Mưa gió thế này, trốn đi đâu? Liệu đêm nay có ai ngồi ngủ gật ở ngoài hành lang nhà mình không? Mai mồng 2/10, Lê Quốc Quân ra tòa.
Thật tội nghiệp cho tất cả chúng ta!

Các anh đừng chặn cửa tôi nhé.



Tối hôm qua, tổ trưởng dân phố dẫn cảnh sát khu vực vào nhà tôi, để đưa cái giấy mời tôi ra công an phường làm việc, nội dung thông báo sau.

Tôi về hưu rồi, lại không tham gia vào đoàn thể nào của tổ dân phố. Đứng nghĩa là phó thường dân. Vậy thì làm việc gì nhỉ?

Tôi cầm giấy mời, ghi vào trong giấy là tôi đã đọc giấy mời này. Nhưng tôi không đồng ý làm việc khi không biết nội dung, rồi trả lại giấy mời cho anh cảnh sát khu vực trẻ.

Tôi nói thêm, khi đi làm việc ai cũng phải hiểu, được mời họp thì phải biết họp về việc gì để còn chuẩn bị tài liệu (chứ không họp về môn bơi lội, lại đem tài liệu về môn bắn súng chẳng hạn). Khi nào có thời gian ra phường, tôi sẽ góp ý với anh Trưởng công an phường về cách mời dân đi làm việc thế này, vừa tốn giấy tờ, ký tá, đóng dấu, đưa thư mà lại không được việc gì. Anh cảnh sát được thể :

-    Vâng, vậy mời chị ra gặp anh ấy để nói luôn.

-    Xin lỗi anh, tôi không có thời gian. Khi nào cần thì tôi sẽ tự ra. Còn chính quyền muốn làm việc về vấn đề chung của xã hội, thì khỏi cần đi mời từng người dân thế này, cứ thông qua ông tổ trưởng dân phố đây, phổ biến cho tất cả mọi người là ổn.

Sưu tầm trên facebook



"GHI NHĂNG" CỦA PTTN
(năm 1980)
-     Cụ Phạm thị Tý, nhân viên phụ động của bệnh vện Đống Đa có một cậu con trai 27 tuổi bị bệnh thần kinh, nhà rất nghèo,khi quét dọn bệnh viện, nhặt đước cái nhẫn 1,5 chỉ vàng đã tìm trả lại cho người mất. Người này biếu cụ 200 đồng, cụ cũng không nhận.
-     Trong đại hội hội Sân Khấu Hà nội, diễn viên Đức Lưu ủng hộ 100 đồng.Ban tổ chức chia thêm cho mỗi đại biểu 5 đồng, vẫn còn tiền mua lạc và bia liên hoan.Một ông phát biểu:"Bây giờ có thực mới vực được đạọ.Tôi đề cử chị Đức Lưu vào ban chấp hành và đề nghị chúng ta bầu cho chị.Hy vọng chị giúp Hội hoạt động tốt hơn". Lần đó, Đức Lưu trúng cử với số phiếu ..cao nhất!