Translate

Friday 29 November 2013

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA LÀ THẾ NÀY?


Trong suốt những năm tháng đi làm, phần lớn tôi chỉ đi trên một con đường đã được lập trình sẵn, là từ nhà đến cơ quan, và từ cơ quan trở về nhà. Có đọc tin tức trên mạng cũng phần lớn chỉ trên các trang mạng chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo.

Sau này về hưu, có thời gian đi chệch ra khỏi quỹ đạo đó, mới kinh ngạc khi chứng kiến sự phân hóa giàu nghèo nó lớn đến mức độ nào, đối với một đất nước đang tiến lên cái đích "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Chỉ nội đi vòng quanh Hồ Tây là đủ thấy một phần bề nổi của cái sự giàu. Và chỉ cần ra ven đô, là thấy được cái sự nghèo, cần gì đến nông thôn miền Trung hay vùng sâu vùng xa?

Tuy rằng bức ảnh dưới đây trên tường một facebooker, không nói địa danh nơi ngôi nhà tranh ngự trị, cũng không biết mẹ có đúng là mẹ liệt sỹ hay không, nhưng tôi tin rằng tuổi đời của mẹ cũng đáng để lớp con cháu phải chăm lo, và những ngôi nhà tranh nghèo khó như nhà của mẹ vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S này. Có lẽ nó nằm ở nơi khuất nẻo, chốn mà mảnh đất dưới chân ngôi nhà tranh đó chẳng có chút giá trị sinh lời nào, nên không bị kẻ nào nhòm ngó. Nếu không biết đâu mẹ cũng đã đứng trong hàng ngũ dân oan trên khắp đất nước này?




"Bà mẹ liệt sĩ trước túp lều tranh của mình"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=253143761504220&set=a.253143751504221.1073742515.100004257942501&type=1&theater

Không xứng với một chế độ có quyền lực trong tay.


Dưới đây là bài viết của luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài, đăng trên mạng facebook. Một bạn xem xong thì bình luận rằng :” Nghe nói anh tham gia hoạt động lật đổ. Nếu quả vậy thì dễ hiểu vì sao lại thế vì không chế độ nào có thể chấp nhận hoạt động như vậy
Tôi không lạ gì cách lập luận trên. Đó là lối suy nghĩ điển hình của những người phục vụ cho chế độ này. Họ luôn miệng nói căn cứ theo luật pháp, nhưng hành động của họ lại thường đi ngược lại điều họ nói. Nhìn cách ứng xử được miêu tả trong bài viết dưới đây, tôi cảm thấy bên trong sự ngăn cản trơ trẽn của các nhân viên an ninh, trước mắt quan chức ngoại giao nước ngoài và người dân, là một sự bất lực trước hết về tính thực thi của pháp luật, sau là về nhân tâm. Sự ngăn cản lỗ mãng đó không xứng với một chế độ có quyền lực trong tay, đã được áp dụng không chỉ đối với cá nhân những người bất đồng chính kiến, mà cả với những người biểu tình chống Trung Quốc nhiều năm trước đây. Thực ra, họ lo sợ và bảo vệ cho quyền lợi của những người phục vụ cho chế độ, chứ đâu phải lo sợ và bảo vệ cho quyền lợi của đất nước?

Monday 25 November 2013

Khen một cái và chê một cái.

Khen một cái :

Một thành viên diễn đàn Otofun kể lại tình huống mà theo anh này là “hi hữu” với cảnh sát giao thông (CSGT). Câu chuyện làm xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam.

Thành viên này cùng vợ và bạn bè đi Đà Nẵng bằng xe ô tô của cơ quan. Khi vào TP Đà Nẵng, người lái xe do không thuộc đường nên đã đi vào đường cấm 4b (cấm ô tô) và đã bị CSGT yêu cầu dừng xe.

Tuy nhiên, khác với lối hành xử “bình thường” của CSGT ở Việt Nam, CSGT Đà Nẵng không những không xử phạt mà còn tận tình chỉ dẫn cho lái xe đi đúng đường trong thành phố. Câu chuyện “lạ lùng” này đã nhanh chóng lan truyền và tạo nên những cuộc thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn trực tuyến ở Việt Nam.

Sunday 24 November 2013

LẠI VẪN NHỮNG NGHỊCH CẢNH

Hôm trước chị Hiền Giang (nick Sông Quê) bảo:
-    Có người nhờ gửi cho dân oan ở vườn hoa 10 ký lạc rang!
Tôi nhăn nhó:
-    Sao không gửi luôn đến cho họ mà còn phải qua mình?
Chị Hiền Giang tặc lưỡi:
-    Thì họ không đến được mới nhờ mình chứ!
Chiều thứ sáu tôi đạp xe qua vườn hoa, ghé vào hỏi xem họ có bao nhiêu người. Nhìn dãy lều lợp bằng các loại ni lông mới nghĩ, ngày xưa còn bảo : Quan thì xa, Bản nha thì gần. Nay dân oan đến cắm lều sát tận nách Quan, bấy lâu nay vưỡn chả được Quan đoái hoài tới.

Saturday 23 November 2013

ĐỐ TÌM RA CÁI GÌ DO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN, MÀ KHÔNG ĐÚNG QUY TRÌNH !


Lâu rồi, cụm từ  “Thành công tốt đẹp” , hay “Thành công rực rỡ” thường được truyền thông nước nhà sử dụng rất trôi chảy. Nay lại đến cụm từ “Đúng quy trình”. Cho dù sau cái thành công tốt đẹp và đúng quy trình ấy, vỡ lở ra bao nhiêu chuyện tệ hại như một loạt các cán bộ trung cao cấp bị bắt vì năng lực kém, đạo đức xấu, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ về vật chất mà còn về cả mạng người nữa. Những cái này chả cần lý luận làm gì cho mệt, cứ đếm đầu sự vụ thì biết. Không kể chỉ những vụ “long trời lở đất” mới chọc thủng bức màn bưng bít thông tin được, chứ những vụ trung trung, nhỡ nhỡ , lại ở tỉnh lẻ thì không dám ví như cái gì....

Gần đây, cụm từ đúng quy trình làm cho dư luận bức xúc, vì hậu quả của nó rất thương tâm.

-    Thứ nhất tiêm thuốc, đỡ đẻ, khám chữa bệnh đều đúng quy trình. Thứ  nhì bệnh nhân chết là tại cái gì bên trong!

-    Thứ nhất là cưỡng chế đúng quy trình. Thứ nhì là khiếu kiện, cưỡng chế nhầm là tại cái gì không hay!

-    Thứ nhất là xả lũ đúng quy trình. Thứ nhì không báo cho dân là vì ....lũ thì không có kế hoạch !!!

-    Đê đập các loại có vỡ thì cũng đúng quy trình là đến lúc vỡ thì nó phải vỡ, chứ việc xây dựng nó đều thực hiện đúng quy trình cả.

-    Tương tự tội phạm trốn cũng đúng quy trình. Điều tra, bắt giữ cũng đúng quy trình.

..... và quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa cũng đã và đang diễn ra theo đúng quy trình.

Friday 22 November 2013

CÓ NÊN ẢO TƯỞNG VỀ CÁI KHIÊN?


Ai cũng hiểu, khiên là vật để che chắn sự tấn công từ phía bên ngoài. Có 2 loại khiên, là cứng và mềm. 

Khiên cứng có thể làm bằng các vật liệu đa dạng và phong phú, thậm chí để tránh một cú va chạm, người ta vớ lấy bất cứ vật gì trong tầm tay để biến nó thành một cái khiên, hòng giảm bớt hoặc ngăn chặn sự va chạm đó.

Khiên mềm có thể là tiền, cũng có thể là một nhân vật có quyền lực, được đưa ra để hù dọa đối tác, và đem lại lợi ích và sự an toàn cho người sử dụng khiên. Tôi nhớ có lần ở cơ quan cũ, có một cậu dốt lắm, nhưng lại trúng tuyển vào làm tư vấn. Vì dốt nên sau này bị đuổi. Một thời gian sau, cậu ấy lại về làm ở cơ quan tôi (là chủ đầu tư). Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi tại sao thì được mọi người cho biết, cậu ta là cháu một ông to mà tôi có quen biết ở trên bộ. Tôi bèn hỏi cậu ấy:

-    Nghe nói cậu là cháu ông B hả? Ừ, tôi hay lên trên đó lắm. Để bữa nào tôi hỏi ông ấy xem có phải cậu là cháu ông ấy không.

Cậu ta giãy nảy lên:

-    Ai bảo chị thế?

Thêm một bức ảnh

Ô hô hô! A ha ha! U hu hu! Sang thế kỷ thứ 21 rồiiiiiiiiiiiiii!


Hình ảnh: He he!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152060763237328&set=a.487962772327.263972.829537327&type=1&theater

Wednesday 20 November 2013

"Chúng tôi đã từng tự hào là đảng viên đảng cộng sản!"

Bài viết này có trên mạng cũng khá lâu, chừng gần một tháng nay. Nhưng hôm nay tôi mới đăng lại ở đây để thay câu trả lời với một bạn có nick là "thuong dan", thường vào blog của tôi nhận xét. Quan điểm của tôi và bạn "thuong dan" có thể coi là bất đồng hoàn toàn. Cho dù bạn "thuong dan" đọc rồi thì cũng mời bạn đọc lại ở đây nhé. 

Kính gửi:  Ông Tổng bí thưHà Nội ngày 28 tháng 10, 2013
Đồng kính gửi: 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam

Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”. Chi bộ hưu trí của chúng tôi sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo đúng chỉ đạo của đảng ủy cấp trên, và chúng tôi cũng tranh thủ các buổi sinh hoạt đảng để được trao đổi với nhau về con người, thời cuộc, về đất nước Việt Nam yêu dấu.
Thưa các ông các bà, thừa nhận rằng trong rất nhiều năm, các đảng viên chúng tôi đã từng khá bằng lòng với cuộc sống của mình, đã nhìn nhận quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước mình là một quá trình tất yếu. Trong một thời gian dài chúng tôi khá vui mừng với sự cải thiện rõ rệt trong đời sống vật chất và tinh thần, không những của các đảng viên trong chi bộ chúng tôi, mà nhìn chung trong phạm vi toàn xã hội. Về vật chất, thay vì ăn no mặc ấm là ăn ngon mặc đẹp, là tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, hiện đại. Về tinh thần, đời sống tinh thần ngày càng được cải thiện, nhiều người dân, đã có thể thông qua các phương tiện hiện đại, tiếp cận tới các giá trị tinh thần đủ loại, không chỉ trong phạm vi đất nước, mà còn trong phạm vi trên toàn thế giới. Tầm nhìn được mở rộng, kiến thức được nâng cao…Phải thừa nhận rằng, so sánh với cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh hay thời bao cấp, thì cuộc sống hiện nay đã có sự khác biệt rất lớn. Bộ mặt đất nước đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Các đô thị và nhiều vùng nông thôn đã được đổi thay theo hướng hiện đại, văn minh…v.v.
Trong một thời gian dài, chúng tôi đều có nhận định chung là có thể lúc nọ lúc kia, trong bộ máy của Đảng nhà nước tuy cũng có những sai lầm, thiếu sót, nhưng thành quả đạt được là không thể chối cãi, và chúng tôi có thói quen cho đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của đảng…Và dường như hầu hết chúng tôi đều thỏa mãn và đồng tình với cách tuyên truyền, huấn thị của TƯ đảng về việc triển khai đường lối của đảng vào cuộc sống. Đa số chúng tôi đều không có nhiều thắc mắc với tiến trình đổi mới của đất nước, đặt lòng tin rất nhiều về sự thành công của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Chúng tôi đã từng tự hào là đảng viên đảng cộng sản!

Tuesday 19 November 2013

Chào mừng ngày 20/11

Đây là trí tuệ của nền giáo dục nước nhà?

Đến Thượng đế cũng phải chửi!


Xét về khoa học, chửi là một phản xạ rất tự nhiên, khi gặp một tình huống gây bực mình nào đó. Thậm chí người ta tự chửi cả chính mình khi mắc lỗi.

Trong các cuộc tranh luận trên mạng, các còm sĩ chửi chế độ cũ (VNCH), chế độ mới (XHCH), rồi quay ra chửi nhau cũng kinh lắm. Nhưng nếu tổ chức thi chửi tục, tôi đoán các còm sĩ yêu chế độ XHCN sẽ thắng về mức độ tục.

Một còm sĩ yêu XHCN có vẻ lịch sự , tỏ ý chê các còm đối phương là chửi tục, bảo thế là đủ biết các vị là “hạng” người nào. Người mở miệng ra gọi người khác là “hạng” thì có hơn gì?

Tôi hỏi còm sĩ đó, bạn đã xem phim “Đến Thượng đế cũng phải cười” chưa?

Mẹ đã phong bì cho cô chưa?


Có một cô giáo tự vấn trên facebook:

-        Ngày 20/11 – nên tự hào hay tủi hổ?

-        Nên tự hào cô ơi.

Chắc đó là đồng nghiệp, và cũng là học sinh cũ của cô giáo trả lời.

Hàng năm ở Việt Nam, thiên hạ tưng bừng với ngày này. Thày cô thì hớn hở đón nhận hoa, quà hoặc phong bì và những lời chúc tụng. Phụ huynh thì méo mặt lo đi lễ lạt các thày cô. Con cô bạn tôi mới 7 tuổi mà đã biết giục mẹ:

-        Mẹ đã phong bì cho cô chưa? Các bạn khác có hết cả rồi đấy!

Loài bò chỉ cần có cỏ là hạnh phúc.

Nhìn bức ảnh này, tôi lại chợt nhớ đến câu hỏi của một bạn nặc danh, nhận xét trên blog của tôi, rằng người dân tộc H'mong đói nghèo sao béo tốt phương phi thế (xem trong clip phỏng vấn). 

Tôi trả lời, hỏi thế khác gì nói, bò chỉ ăn cỏ mà vẫn béo mượt?

Hình ảnh: Đừng bao giờ bạn nghĩ bạn là người bất hạnh nhất thế gian :(
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=249864338498829&set=a.249864335165496.1073742466.100004257942501&type=1&theater

Friday 15 November 2013

Chúng ta đang sống trong một đất nước, mà nhiều thứ đang bị phá hủy ???


Có bạn giục giã trên blog: viết bài mới đi chứ!

Giật mình nhìn lại, hơn “một tuần” rồi không có gì mới. Nhưng từ lâu nhận thấy một điều, blog không còn là nhật ký nữa. Không ai lên blog để chia sẻ nhưng status ngắn gọn, nhưng súc tích và rất...thời sự như facebook.

Mới hơn một tuần mà mình cảm thấy như đã “câm nín” lâu lắm rồi. Vì hàng ngày dạo quanh facebook, thực lòng thấy buồn nhiều hơn vui. Vui đây cũng chỉ là những câu chuyện hài hước, tiếu lâm chứ chẳng phải tin tốt lành gì. Trong lòng luôn chứa chất ngút ngàn những nỗi niềm, nhưng lại toàn là những điều thiên hạ đã nói cả rồi. Hôm nay nhìn thấy những dòng chữ trong tấm ảnh này, cảm giác như mình đang nhìn vào một tấm gương lớn vậy.

Hình ảnh
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=686614321358533&set=p.686614321358533&type=1&theater

Trong tiếng Anh, từ destroy có nghĩa là phá hủy, hủy diệt (cũng có thể ví như giết chết cái gì đó...). 

Vậy ta có thể hiểu những dòng chữ trên là: chúng ta đang sống trong một đất nước mà các bác sĩ (thay vì cứu chữa) lại là người đang hủy hoại sức khỏe của cộng đồng. Các nhà làm luật thì phá vỡ mọi điều luật. Các trường học (thay vì truyền dạy kiến thức) lại hủy hoại kiến thức. Chính quyền thì bóp nghẹt tự do. Báo chí (thay vì phản ánh trung thực) thì dối trá và bóp méo sự thật. Tôn giáo thì hủy hoại đạo đức và Ngân hàng thì lũng loạn nền kinh tế.

Phải chăng thế giới trước đây đã từng thế? Và chúng ta đang đi vào vết xe đổ đó?

Wednesday 6 November 2013

Biết nhiều mà thấy khổ, đó là cái tâm của người có trách nhiệm.


Người ta cứ bảo tôi dũng cảm, chỉ vì dám nói lên suy nghĩ của mình. Nhưng tôi nghĩ dũng cảm cần xét đến trong điều kiện nào.

Trong một đám đông im lặng, một người cất lên tiếng nói, đám đông sẽ quay ra xem, đó là ai mà dám “kinh thiên động địa” như vậy? Nếu đó là một kẻ mạnh cả về thế, lẫn về lực, bất kể họ nói gì, đám đông sẽ hoặc tung hô, tán thưởng, hoặc chả dám phản ứng lại. Còn nếu đó là một kẻ thân cô thế cô, bất kể người ta nói gì, đám đông sẽ nghĩ, hoặc là nó bị tâm thần, dở hơi, hoặc là sẽ xúm lại mà đập cho chết.

Nếu lật lại thời gian, ngay từ những năm sau 1954, đã có rất nhiều người bị vùi dập, bị tù đày chỉ vì họ dám nói khác với điều mà đa số đám đông không nói, hoặc không dám nói. Cho dù bị giam hãm, bị đọa đày, nhưng không thời kỳ nào là không có người không cam chịu im lặng. Chỉ có điều trước đây, rất ít người biết đến họ.

Từ những năm 1956, 1957, ở Quỳnh Lưu đã có một cuộc phản kháng quy mô rất lớn của người dân địa phương. Cuộc phản kháng mà nhà cầm quyền gọi là bạo loạn đã thất bại. Sự đàn áp sau đó còn khốc liệt đến nỗi hàng chục năm sau, lớp người trẻ tuổi của Quỳnh Lưu hôm nay không hề biết về một sự kiện bi thương, từng xảy ra ngay trên quê hương mình, nếu không nhờ đến internet !

Friday 1 November 2013

TỬ TẾ KIỂU ĐỘC QUYỀN?


Khi nghe tin bà con H’mong ở vườn hoa Lý Tự Trọng bị hốt sạch trong đêm, tôi đã nghĩ: không nhiều thì ít, rồi họ sẽ tìm cách trở lại!

Một người bạn than thở với tôi: rất thương dân oan, nhưng. nhưng đấu tranh kiểu đấy thì muôn đời cũng chẳng giải quyết được chỉ tốn sức và của cải thôi. Than thở là vậy, nhưng bạn tôi vẫn ngỏ ý muốn chia sẻ khó khăn với bà con.

Tôi nghĩ khác. Bây giờ không ăn thua, nhưng đã là nhu cầu của cuộc sống thì nó sẽ không ngừng lại. Thế nên việc ngăn chặn như vậy chỉ thể hiện sự bế tắc, là biện pháp tình thế, không giải quyết triệt để được vấn đề. 

Có người bảo, tại sao không để bà con chí thú làm ăn, lại cứ đi xúi giục họ đi kiện cáo thế? Rằng nói họ khổ thì tại sao trông họ béo tốt thế?

Tôi nghĩ, ngay người hỏi cũng chưa hiểu hết điều mình đang nói.

Thứ nhất, bảo người dân tộc khổ, mà sao vẫn béo tốt? Xin lỗi, nói thế khác gì hỏi, sao trâu bò chỉ ăn cỏ mà vẫn béo mượt?