Translate

Saturday 30 March 2013

TUYÊN BỐ VÀ LỜI KÊU GỌI CỦA VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI

Chưa bao giờ tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau của người dân lại mạnh mẽ như bây giờ. Thiết nghĩ chính quyền không nên dồn họ tới bước đường cùng.

 

 


TUYÊN BỐ CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI
VỀ HAI VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG

Lợn chết bất thường ở ngoại thành Hà Nội

Xem ra truyền thông làm không tốt, nên bà con ta gặp nạn mà không biết hỏi ai. Tuy những người đọc blog có nhẽ không liên quan đến việc này, nhưng biết đâu có người nhà, người quen thân ở quê mà gặp chuyện không may tương tự như thế này thì xin mách giùm họ nhé. Xin đa tạ.




Dương Đình Tường   -Thứ Sáu, 29/03/2013, 9:31 (GMT+7)

Đã mấy ngày nay, cả gia đình anh Nguyễn Trung Sơn, thôn Tiền Phong, xã Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) mất ăn mất ngủ vì đàn lợn 120 con đang tuổi ăn, tuổi lớn bỗng dưng đổ bệnh.

Chị Hiển - vợ anh Sơn cho hay, ban đầu chỉ có một con đi lại khó khăn với những dấu vết rộp mủ trắng quanh móng, quanh mép, thân sốt, đỏ mọng và bỏ ăn: “Tiêm vi ta min tổng hợp không thấy đỡ, tôi mới chợt nghĩ đến bệnh lở mồm long móng. Nhớ đến cách người ta chữa cho trâu bò bằng xát các loại quả chua như quất, chanh và bôi xanh ê ti len vào chân, vào mồm tôi làm theo không ngờ hôm sau ra chuồng phát hiện 6 con đau chân, hôm sau nữa bị cả chuồng 10 con và chết mất 3 con. Các chuồng khác trong trại cũng lần lượt lây với cùng một triệu chứng, toàn là lợn đang chuẩn bị xuất chuồng trọng lượng 60-70 kg. 

Friday 29 March 2013

Chuyện vui về góp ý sửa đổi Hiến pháp.

Chuyện sưu tầm trên facebook

HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI
T/g : Kinh Kha

Hôm nay ngày toàn dân huyện tôi tập trung đi hội thảo sửa đổi hiến pháp. Cánh đàn bà thì vô cùng “hồ hởi” vì lâu lắm cái miệng mới có dịp tụ tập hợp pháp ngồi lê trên tầm “vĩ mô”. Cánh đàn ông thì lại có cơ hội họp mặt tán phét, nói chuyện trên trời dưới biển, cũng vĩ mô không kém, lại được nghỉ lao động nguyên ngày một cách hợp pháp mà không bị các mụ vợ càm ràm là lười biếng...

Mới mờ sáng, con đường dẫn đến hội trường huyện người ta đã xuôi về đông như hội, cờ xí đỏ lừ hai bên. Rác rến đã được dọn sạch từ đêm trước. Bọn ăn mày móc túi, đĩ điếm nghe động đã rút quân, lui về tạm an dưỡng và cố thủ đâu đó bên huyện bạn.

Dân chúng các nơi kéo về ai cũng nô nức xôn xao. Nhưng nhiều gia đình tuy được gọi là văn hóa ở đây thật tình chưa bao giờ được nghe cũng như biết hiến pháp là cái thứ gì.

Tập trung ở hội trường xong, theo hướng dẫn của cán bộ, nếu như bà con nào thấy được chương nào, điều số mấy mà ý còn thiếu thì bà con cứ góp ý bổ sung, còn điều gì lặp đi lặp lại nhiều lần thì cứ cho ý kiến gạch bớt. Còn như thấy nội dung bản hiến pháp còn thiếu cái gì thì cứ tự do góp ý để nhà nước ta thêm vào, ví dụ như nghĩa vụ thuế là chưa đủ chẳng hạn...

Mặc dù bị cán bộ theo kèm sát nhưng cả hội trường lúc nào cũng náo động, ồn ào còn hơn họp chợ. Bàn về hiến pháp thì không thấy có mấy ai bàn, nhưng chuyện trong nhà ngoài phố, chuyện phòng the và cả chuyện bên lề mãi ngoài trung ương thì người ta ra rả bên tai nhau, ai không nghe cũng phải nghe. Vật giá leo thang, trộm cướp, tham nhũng, đĩ điếm, giựt dọc, giết người, đâm chém, ngoại tình, đánh ghen, thanh toán, đua xe... Ôi thôi đủ chuyện trên đời.

Ấy vậy mà khi gần hết buổi, cũng có khối người giơ tay góp ý cho buổi hội thảo. Như là trong điều 126 có ghi là : Tòa án nhân dân thì phải sửa là Tòa án Nhân dân & Cán bộ mới được. Vì theo cá nhân này, nếu tòa nào cũng chỉ dành cho nhân dân thì cán bộ phạm tội xử ở đâu, rồi nhà nước lại cứ chiếu theo hiến pháp, viện lý do không có Tòa án cán bộ lại bỏ qua bằng hết số cán bộ phạm tội không xử thì lại chỉ chết dân.


"TÔI ĐANG ĐỨNG TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI, VIỆT NAM"

Chúng tôi có mặt tại thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), cạnh đó là dòng sông Quây Sơn, đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Hôm đó có hàng trăm n...gười đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của Bản Giốc, tài sản cha ông hàng ngàn đời truyền lại cho cháu con nước Việt. Cũng hôm đó, rất nhiều người dùng mạng MobiFone đã bị sốc. Chỉ mấy phút sau khi đặt chân đến bến xe Bản Giốc (cách thác Bản Giốc khoảng 1km) người viết bài này nhận được tin nhắn nguyên văn như sau: “Mobifone - VN. Mobifone chao mung Quy khach đa đen Trung Quoc. Quy khach co the chon mang China Unicom, de su dung dong thoi cac dich vu: thoai, sms, data. Chi tiet vui long lien he +84904 144 144 (tinh cuoc nhu goi ve VN)”. Nhiều người khác cũng nhận được dòng tin nhắn với nội dung như vậy trên ĐTDĐ của mình. Rất nhiều người bức xúc, bàn luận trước sự kiện này, nhất là những cựu chiến binh trong đoàn khách tham quan.

Gửi các quan tòa sắp xử vụ Đoàn Văn Vươn


 Thái Bá Tán

Một nông dân chất phác,
Bỗng nhiên bị người ta
Cho người đến cướp đất,
Lại còn phá cả nhà.

Về sau, sự cướp ấy
Được bản thân chính quyền
Thừa nhận là sai trái,
Thậm chí nói chuyện đền.

Một khi người cướp đất
Mang cả súng, cả dao,
Thì người bị cướp đất
Được dùng súng chứ sao.

Thursday 28 March 2013

Hiến pháp bị hiếp dâm nên gọi tắt là Hiếp pháp?

Từ ngữ trong xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá. Bây giờ Hiến pháp biến thành “hiếp pháp” rồi đấy. Bảo thằng đánh máy ở báo này lỗi còn tạm nghe được, đằng này ba bốn thằng đánh máy ở mấy báo khác nhau, lại cùng phạm một lỗi đánh máy thì tài thật Hay là từ điển tiếng Việt thay đổi thật, mà chả bố cáo cho thiên hạ biết?

Dân mạng bảo chả phải lỗi đâu, mà là chuyện bấy lâu nay, Hiến pháp nuớc ta bị “hiếp” đâu có lạ gì? Không thể gọi đây là lỗi thằng đánh máy được.

Lại nữa, lâu rồi người ta thắc mắc, không biết cái cụm từ : “Quân đội ta trung với nước , hiếu với dân ....” hóa phép thành “trung với đảng” từ bao giờ? Dân mình quả là vô tư  và ngây thơ quá, bị “hiếp” từ lúc nào mà không biết.

"Xã hội chủ nghĩa thật tuyệt vời"


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=154791591348994&set=a.106371189524368.14025.100004544612231&type=1&theater

Giá mà đội đá bóng No-U cũng được nhà cầm quyền Hà Nội quan tâm như thế này thì tốt quá.


Hô hô! Tưởng chỉ có ngày xưa, thời cụ Nguyễn Công Hoan sinh sống, tinh thần thể thao của nhân dân mới được chính quyền thực dân quan tâm thế, cho dân chúng xem đá bóng miễn phí, mà họ còn trốn như trốn giặc.

Giờ thời buổi kinh tế thị trường, mà được đi xem thể thao miễn phí thế này thì lại bằng ngày xưa rồi. Hi hi, lại còn khoán số lượng khán giả nữa kìa. Ôi giời ơi, riêng UBND khoán những 500 cổ động viên cơ đấy ạ.

Wednesday 27 March 2013

Cống Rộc và Nọc Nạng - chuyện xưa và chuyện nay.


Trước ngày xử những người trong gia đình Đoàn Văn Vươn, xin mọi người cùng ôn lại câu chuyện cách đây tròn 100 năm, xem "bọn" thực dân cướp nước xử án như thế nào. Xem giữa cái man rợ và văn minh nó khác nhau đến đâu.

Ngọn lửa Đồng Nọc Nạng

Đó là câu chuyện đầy bi tráng về những người nông dân đứng lên chống áp bức, bất công để giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Chiều sắp tắt. Trước cửa khu di tích lịch sử Nọc Nạng (xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, Bạc Liêu), có ba người khách phương xa vừa đến xin vào thắp nhang, viếng đền. Họ là ba người của ba thế hệ: cụ Hai Long (83 tuổi), ông Lư Đình Một (45 tuổi, con rể cụ Hai Long) và em Lư Thanh Huệ (học sinh, 13 tuổi, con gái ông Một) ở thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai. "
"Ngày 16-2 là lễ giỗ của những người nông dân đã dám đứng lên chống áp bức bất công giành lại mảnh đất mà họ đã đổ xương máu gầy dựng. Dù không quen biết nhưng năm nào cha con, ông cháu tôi có bận cách mấy cũng đến bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc tiền nhân" - cụ Hai Long tâm sự.
Ngày đẫm máu và "phiên tòa nhân ái"

Cái chết của một Tổng thống - Kẻ Khóc Người Mừng.

Bài này có thể đã đăng tải trên nhiều blog lớn, nhưng gia chủ bây giờ mới đọc, thấy hay nên đem về nhà. Nhỡ có ai chưa đọc thì nên đọc luôn nhé. 
 
Như vậy, dù là một tổng thống đầy quyền lực đến mức có thể sửa hiến pháp để bãi bỏ qui định giới hạn thời gian cầm quyền nhưng ông đã không thoát khỏi qui luật của tạo hóa. Ông đã qua đời ở tuổi 58 vào hôm 5.3, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, giai đoạn cuối bị liệt nửa người. Ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật vì ung thư kể từ tháng 6. 2011 đến nay. Đau yếu đến vậy nhưng ông nhất quyết không trao chức tổng thống cho người khác lãnh đạo đất nước. Ông là Hugo Chavez- tổng thống Venezuela trong suốt 14 năm, kể từ năm 1998, có lẽ là trọn đời nếu ông không bị căn bệnh quái ác này.
Cái chết của ông làm nhiều Venezuela đổ ra đường thương khóc tương tự như dân Triều Tiên đã khóc khi lãnh tụ Kim Jong Il chết. Lãnh đạo nhiều nước gửi điện chia buồn và cử người đến dự lễ tang ông. Trong khi đó, một số người đấu tranh cho dân chủ lại vui mừng trước tin này, xem đó như một cơ hội cho quá trình dân chủ hóa, tôn trọng nhân quyền ở Venezuela.
Tổng thống Hugo Chavez-nhân vật tự phong là cách mạng và theo xã hội chủ nghĩa đã giành được ủng hộ của người nghèo trong nước. Nhưng các nhà chỉ trích nói ông không biết quản lý kinh tế và độc tài.

Tuesday 26 March 2013

CỨ ĐỂ YÊN XEM SAO!

Mặc dù tin về lính Trung Quốc đã nổ súng vào ngư dân ta trên biển Đông, khiến dân tình sôi lên sùng sục vì phẫn nộ, nhưng anh Vịnh vẫn kiên quyết bảo không dùng vũ lực. Mình nghĩ: Thế là khổ ngư dân ta rồi!

Rồi lại nghe bác Nguyễn Thông nói: may là nó "khiêm tốn", mới bắn đạn lửa nên chỉ cháy cabin, chứ nó mà bắn đạn pháo như dạo nào ở Gạc Ma thì có mà toi hết cả rồi, làm gì còn đó mà ngồi ngơ ngác? Mình lại nghĩ đến chiến thuật của anh Vịnh, chắc quân đội ta sẽ hành động theo phương châm: cứ để yên xem sao đây.

Sunday 24 March 2013

"Khi không đủ dũng khí để bảo vệ lẽ phải, thì cách tốt nhất là im lặng"



Xem clip ông Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình, về vụ trao “Kiến nghị 72”, tôi đoán phản ứng đầu tiên của đa phần những người đã ký vào bản kiến nghị ấy là cảm giác bị phản bội. Người ta giận dữ, chửi rủa ông Lộc đớn hèn, về hưu rồi vẫn còn sợ!
Có thể ông không sợ cho bản thân ông, mà là cho con cháu ông. Đừng nghĩ bộ trưởng là to. Ngày xưa, tôi có nghe một cô làm ở văn phòng trung ương Đảng (học cùng lớp tiếng Anh buổi tối) kể rằng, bộ trưởng đi họp muộn, bị ông Đỗ Mười mắng như mắng trẻ con: ngủ cho sưng mắt lên!
Cũng có người độ lượng hơn khi nói về thái độ của ông Lộc, rằng ông bị sức ép. Điều đó là đương nhiên. Ông Lộc từng là “người trong nhà” nên thừa biết điều đó. Nhưng tôi cứ nghĩ, ông ấy đã xác định được rồi. Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại. Thế nên tôi vẫn cứ vui mừng khi có thêm một người dám lên tiếng, cho dù đó là một bác nông dân hay môt ông quan đã nghỉ hưu.

Friday 22 March 2013

TRƯỜNG SA (Tặng Đông Kỳ trước khi ra Trường Sa)

Cô gái tuổi 25, vẫn ham diện váy áo và yêu đương trai gái. Tôi chỉ im lặng ngắm nhìn. Có hơi buồn đôi chút. Tuổi trẻ mà...
Rồi một ngày, có lẽ cô cũng chợt nhận ra, cái tôi của mình quá là bé nhỏ. Tôi ứa nước mắt khi đọc những vần thơ này của con bé.


Kỳ ơi
Nếu ngày mai cậu ra với Trường Sa
Cho gửi một ít buồn của Phố
Hãy nhớ
Đừng để rớt dọc đường dù chỉ là chút tý ty

Kỳ!
Ngày mai cậu ra với Trường Sa
Giang rộng vòng tay ôm biển xanh vào lòng, ngước mắt ngắm chim hải âu bay như giăng lưới
Anh lính mới hai mươi nhớ người yêu dựa boong tàu rười rượi
Di di bàn chân gầy vẽ tóc người yêu- đang cười nơi quê nhà đầy nắng và trăng

CHÚNG TA Ở VỊ TRÍ NÀO SO VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI?


1.      Nhật Bản: từ trên đống tro tàn của kẻ chiến bại nhục nhã trong Thế chiến thứ Hai, đất nước không còn gì ngoài những miệng núi lửa và đống hoang tàn đổ nát sau chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế số hai trên thế giới;

2.      Hàn Quốc: vượt lên nỗi đau chia cắt, đến những năm 70 của thế kỷ trước còn được biết đến là 1 đất nước nghèo nàn lạc hậu với nền nông nghiệp lạc hậu và nền thương mại đơn thuần thì nay trở thành một trong 12 nền kinh tế lớn thuộc nhóm OECD;là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới;

3.      Vùng tô nhượng Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan của những năm 50,70 của thế kỷ trước được xem là vũng lầy của thế giới thì nay vũng lầy đó như những con rồng cất cánh; Mức sống và thu nhập người dân được xếp top các quốc gia thịnh vượng;

4.      Và Singapore: đảo quốc sư tử với diện tích không đủ cho một vòng lượn máy bay, nước ngọt phải nhập khẩu, dân số dăm triệu người lại trở thành một nền kinh tế năng động và giàu sức cạnh tranh bậc nhất thế giới.

5.      Việt Nam: Người VN cần cù, thông minh, chịu khó, ham học hỏi,… Giàu tài nguyên, Rừng vàng, biển bạc, đất đai phù nhiêu,… Nhưng chúng ta vẫn nghèo, được đánh giá là “nước khó phát triển”, hàng năm vẫn nuốt nhục vào trong ngửa tay đi xin từng đồng vốn viện trợ ODA, NGO….

6.      Chùa Vàng ở Mianma, Hoàng cung của Thái Lan, Angkor wat của Campuchia, thành phố gọn gàng ngăn nắp như Viêng Chăn của Lào? (Không dám ví với Hàn Quốc, Trung quốc và Nhật Bản vì sẽ bị nói là khập khiễng)

Thursday 21 March 2013

Ở ta không học mà vẫn tốt nghiệp là chuyện bình thường.

Tổ trưởng dân phố, người chịu trách nhiệm giáo dục tôi vừa lên nhà, bẽn lẽn đưa cho tôi giấy chứng nhận này. Buồn cười quá! Thực ra thày trò tôi với chính quyền phường cũng quá hiểu nhau mà. Không làm khó cho nhau nhẻ?. Chả cần nói thêm gì , cả hai chị em cùng toét miệng cười. Hài thật! Thế là chả học buổi nào, chả được cấp cho bất cứ một tài liệu nào, tôi vẫn cứ "tốt nghiệp" khóa học 6 tháng như thường.


Hình ảnh

Một tổng kết hay sưu tầm trên facebook

https://www.facebook.com/kien.nguyen.904108

Mặt nạ số 1:
Biểu tình xuống đường là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng gây bạo loạn lật đổ!!!
Ngụy biện và ngu xuẩn vô cùng. Nếu muốn lợi dụng cơ hội này thì khi đảng và nhà nước huy động 1 vạn người xuống đường biểu tình phản đối Mỹ đánh Iraq thì sao?
Không chỉ 1 mà đến 10 "tổ chức phản động" cũng có thể trà trộn trong biển người khổng lồ đó. Ngoài ra, những lần tuyển Việt Nam chiến thắng, người hâm mộ đổ ra đường ăn mừng khắp mọi nơi với số lượng đông gấp nhiều lần số người đi biểu tình chống Trung Quốc, thế sao không ngăn cấm? Sao không có ai lợi dụng trà trộn để gây bạo loạn lật đổ?
Chúng ta đã từng chống Mỹ rất sung và nghị quyết cũng đưa ra rất nhanh chóng. Báo chí chỉ đích danh "Mỹ" chứ không dùng đến chữ "Lạ". Chúng ta đã thành công tốt đẹp dưới sự cho phép của nhà nước trong việc biểu tình chống Mỹ.

Ngạt



Thơ của Võ Trung Hiếu luôn trăn trở với thời cuộc:
 "Chỉ cần rơm là đàn bò đã hoan hô" - đau thật!

Tôi thấy mình đi qua thành phố
Còn dở hơi hơn cả đàn bò
Chỉ cần cỏ là đàn bò hạnh phúc
Chỉ cần rơm là đàn bò hoan hô

Wednesday 20 March 2013

Một ngày để nhớ

Tuy là dân toán, nhưng giáo sư Hoàng Xuân Phú lại là người chụp ảnh khá đẹp, có cả tài làm thơ, đặc biệt có những bài viết cực kỳ sắc về mảng xã hội. Với tư duy của một nhà toán học, ông phân tích các vấn để một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc triết, để người bình thường nhất cũng có thể hiểu một cách dễ dàng. Đó là điều không phải ai cũng làm được. 
Hân hạnh quen biết ông qua những cuộc biểu tình, tôi không dám "khoe" là được đôi lần "hầu" chuyện ông, sợ thiên hạ giễu mình là bon chen. Vả lại, ông cũng chẳng thích mấy blogger hay "bô bô cái miệng". 
Lần này giáo sư chỉ viết một bài tường thuật bình thường, về một buổi lễ tưởng niệm đơn sơ nhưng đầy ắp tình người.  Giữa khoảng không bao la của trời đất, những mái đầu xanh kề bên những mái đầu bạc, cùng nhìn về một hướng. Không có quá khứ, sao có tương lai? Thắp được nén hương, dâng được những cánh hoa..., lòng tất cả những người bên bờ sông hôm ấy như trút được phần nào nỗi day dứt, ít nhiều đều cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng.
Xin dẫn bài tường thuật của giáo sư Hoàng Xuân Phú cùng những bức ảnh do chính tay ông chụp.





Sáng ngày 17/3/2013, chúng tôi rủ nhau tổ chức một buổi tưởng niệm các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía bắc, nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2-3/1979. Để có được những giờ phút tâm linh yên tĩnh nhất, chúng tôi chọn bờ sông Hồng, đoạn chảy qua Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Nơi đó không thuộc phạm trù "nơi công cộng" theo định nghĩa tại Thông tư số 09/2005/TT-BCA, nên về lý thì "họ" không thể viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP để cản trở "tập trung đông người". Tuy nhiên, thực tế cho thấy "họ" không cần lý, mà chỉ "thích thế" là đã có thể ra tay... Thành thử, để khỏi hỏng việc như hôm 17/2/2013, chúng tôi kín đáo chuẩn bị và chỉ báo cho rất ít người biết để tham gia.

Tuesday 19 March 2013

" Họ có đủ tư cách gì, để cho anh phải ngẩng lên ngước nhìn họ?"

Chuyện qua lâu rồi, nhưng hôm nay mới đọc được những dòng tâm sự của một chàng trai, đi đón người yêu bị bắt vào trại Lộc Hà khi đi biểu tình. Đọc xong vừa xúc động, vừa mừng. Chàng thanh niên nhỏ nhắn này có mặt từ những cuộc biểu tình đầu tiên của năm 2011. Từng bị bắt khi đi biểu tình cùng với mọi người. Ngày 9/12/2012, không phải cậu bị bắt đưa về Lộc Hà, mà lại là cô bé người yêu của cậu.

Ôm chầm lấy mỗi người khi ra khỏi trại . Lúc này cô gái bé nhỏ - người yêu của cậu vẫn chưa được ra.


Monday 18 March 2013

Có thứ tượng đài nào thiêng liêng hơn?


Thực ra trước ngày 17/2, một bác có nói, nên làm gì đó để nhắc nhở ngày lính Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta. Sau việc các bác cao niên đến đặt hoa ở đài liệt sĩ vô danh trên đường Băc Sơn bị ngăn cản, tôi và một chị có đến số 1 Ông Ích Khiêm để hỏi về việc, muốn đặt vòng hoa tưởng niệm cũng phải đăng ký là thế nào?
Họ giải thích nếu đăng ký theo đoàn thì sẽ có tiêu binh khiêng vòng hoa, có cử nhạc “Hồn tử sĩ”. Theo “quy định” thì băng rôn trên vòng hoa là mặc định vải đỏ, in dòng chữ vàng : “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ”
Chúng tôi lại hỏi, nếu cá nhân chúng tôi vào đặt hoa thì sao? Cũng phải đăng ký à?
Họ trả lời, nếu cá nhân thì chỉ cần làm việc với lính gác ở đó!
Xem ra, họ chả biết gì về chuyện xảy ra ở đài liệt sĩ trên đường Bắc Sơn hôm 17/2. Chúng tôi biết có tranh luận với họ cũng bằng thừa, vì lúc nào họ cũng sẽ chỉ nói một câu: theo lệnh cấp trên!
Có mỗi chuyện tưởng nhớ đến người đã khuất xem ra chả đơn giản. Chúng tôi đâu chỉ tưởng niệm các liệt sĩ, mà còn cả vạn người dân vô tội bị giết chết trong cuộc chiến tranh này nữa chứ?
Người thì bảo ta cứ làm theo ý ta, cứ căng băng rôn của mình lên vòng hoa. Nếu họ ngăn cản sẽ càng lộ cái bộ mặt xấu xa, khốn nạn của họ. Người thì bảo, bản chất nó đã lộ hết ra từ lâu rồi, đâu cần vạch mặt nữa? Không nhất thiết cứ phải “cãi cọ” với họ mới là yêng hùng…

Saturday 16 March 2013

VĂN TẾ CHIẾN SĨ GẠC MA


Tuy đã dẫn đường link trong bài trước, nhưng sợ rằng mọi người không vào đọc nên tôi xin đăng lại ở đây. Bài văn tế này khiến tôi rất xúc động. Lần nào đọc cũng không cầm được nước mắt.


Than ôi!

Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.
Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!

Nhớ linh xưa,

Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.
Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.
Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.
Bóng trăng đáy nước, quan họ ơi tình nặng mạn thuyền,
Lưng ngựa câu then, khăn piêu vẫy rừng vang tiếng nhạc.
Đờn ca tài tử bồi hồi,
Câu hát xẩm xoang ngây ngất.
Rộn rã tiếng cồng chiêng tây nguyên,
Réo rắc điệu khèn môi tây bắc.
Ngẩn ngơ điệu múa chiếu chèo,
Bằng hoàng câu hò phường vải.

Thế mà,

Rung rinh đá đảo, tự dưng bị trận cuồng phong
Bình lặng dòng sâu, bỗng nhiên nổi cơn bão táp!
Quân bành trướng, ỷ binh nhiều tướng mạnh, ngang nhiên cướp đất bắt người,
Lũ ma vương, cậy súng lớn đạn to, vô cớ hiếp tàu cắt cáp.
Cậy quân đông lấy thịt đè người,
Ỷ thế mạnh xua quân chiếm đất.
Uốn miệng lưỡi, cứ ngỡ bạn hiền,
Nhe nanh vuốt dè đâu quỷ dữ!
Thò tay quỷ mà vẽ lưỡi bò,
Lòi mặt nạ té ra kẻ cướp!
Tàu cá khoang không tấc sắt, để chúng tự tiện cầm tù,
Ngư dân phơi tấm lưng trần, mặc chúng thẳng tay đánh đập.
Làm vợ khóc chồng ruột héo gan bầm,
Để con nhớ cha lòng đau dạ thắt.

Thư ngỏ của cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


Bài này hay quá nên không thể không đăng lại, dù ở các blog lớn đã điểm tin. 
 
Thưa ông Nguyễn Phú Trọng,
Lời đầu tiên kính chúc ông cùng gia quyến mạnh khỏe, an lành.
Tôi tự giới thiệu: Tôi là Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946, giới tính: Nam, trú tại: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam, đã nghỉ hưu, đang sinh sống cùng gia đình – có vợ, có con, có cháu.
Tiếp đến tôi cũng xác định rằng tôi không quen ông, chưa gặp ông lần nào, chỉ được xem ông trên truyền hình. Tuy vậy tôi cũng khẳng định tôi bình đẳng với ông ở mấy điểm: Cùng sinh thời (ông hơn tôi hai tuổi), cùng là đàn ông, cùng là người Việt Nam. Tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau: Ông được học nhiều được giữ nhiều cương vị lãnh đạo, hẳn nhiên kiến thức của ông hơn tôi. Trong thời gian ông được ăn học thì là lúc tôi hành quân vào Nam chiến đấu, hòa bình thì tôi phải trực tiếp lao động sản suất làm ra của cải để sinh nhai nên kinh nghiệm thực tế tôi hơn ông. So về địa vị xã hội giữa ông và tôi thì là một trời một vực…
Tự biết về mình cũng biết về ông như thế nên tôi cố gắng tìm những lời lẽ lịch sự nhất, diễn đạt những ý nghĩ chín chắn nhất thưa chuyện cùng ông.
Kính thưa ông,

Friday 15 March 2013

Tưởng niệm Gạc Ma - Vòng tròn bất tử trên biển bằng những ngọn nến!


Rút kinh nghiệm từ những chuyện trước đây, bị “kẻ xấu cản phá” như buổi nói chuyện về biển đảo của bác Nguyễn Nhã, buổi liên hoan mừng ngày 8/3, buổi đặt hoa tưởng nhớ những đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979, mấy anh chị em chúng tôi lẳng lặng làm một chuyến ra biển thả hoa đăng, tưởng nhớ 64 liệt sĩ hy sinh năm 1988 tại các đảo thuộc Trường Sa.
Đến việc tâm linh cũng không dám công khai rủ nhau trên mạng, sợ hỏng việc. Lựa chán rồi mấy anh chị em mới chọn Hải Phòng làm nơi thả hoa đăng., kết hợp thăm các gia đình liệt sĩ. Có người biết việc làm của chúng tôi, nhưng bận không đi được đều đóng góp ít nhiều. Mỗi người một việc, rốt cục chúng tôi cũng lên đường “Hải Phòng tiến” vào chiều 13/3.
Để tránh sự chú ý của những kẻ phá bĩnh, mọi người muốn khi nào làm lễ tưởng niệm mới mặc áo phông, nhưng tôi cứ diện chiếc áo có in những dòng chữ, ghi dấu các địa danh và sự kiện ngày 14/3 ngay từ đầu. Khi xe đã lăn bánh, mọi người mới tạm thở phào nhẹ nhõm, cảm thấy hệt như mình đang đi ra trận vậy.

Tuesday 12 March 2013

Đời người được mấy giấc ngủ trưa?


Có lẽ trong đời người, không ai muốn coi việc kinh qua tù đày làm kinh nghiệm sống. Đó là thứ không ai muốn thử xem mùi vị và cảm giác của nó thế nào. Tự do đấy, chứ không phải trò đùa. Đó không phải một thứ cảm giác mạnh, không như kẻ tự kỷ lấy dao rạch vào thân thể mình để xem cảm giác nó như thế nào. Có ai muốn thử đi tù không?
Ban đầu tôi chưa hiểu sự xót xa trong câu nói của Bà Trần Thị Hài, rằng 9 tháng tù giam chỉ là giấc ngủ trưa. Mãi rồi mới cay đắng nhận ra rằng, con đường đi tìm công lý ấy nó chông gai đến nhường nào. 9 tháng so với nhiều năm trời đằng đẵng thì chỉ như một giấc ngủ trưa là phải. Đời người được bao nhiêu giấc ngủ trưa?
Có những nấc thời gian mà người tù phải rất khó khăn để vượt qua. Những ngày đầu tiên, rồi những tuần đầu tiên, tháng đầu tiên, năm đầu tiên. Ý chí con người bị tê liệt đi, hay càng được thử thách hơn tùy theo nghị lực của từng người. Một bác bảo tôi, đừng tưởng là vào tù không có rượu, không có internet thì anh sẽ chết nhé. Có khi anh cai được rượu và thuốc lá, lại viết được cả sách cũng nên…
Vâng. Hy vọng là họ cho anh giấy bút để viết sách. Hy vọng là anh được đem sách ra, vì chắc chắn nếu họ có cho anh viết, thì những điều anh viết sẽ không làm họ hài lòng. Một người tù nọ được phép gửi thiếp, chúc mừng năm mới cho người thân. Cuối bưu thiếp, ông viết dòng chữ: Viết từ nhà tù cộng sản.

Mong các bác đại xá.


Thấy tôi hay kể chuyện bố, có khách cáu kỉnh bảo: Bố bà chứ bố thiên hạ đâu mà suốt ngày bố ăn, bố nói, bố ngủ…
Bác khác thì bảo: nên hạn chế kể chuyện riêng.
Hi hi! Nghe vậy hơi ngạc nhiên. Đây là blog cá nhân mà. Nghĩ vậy bèn tra gúc gờ để xem định nghĩa của blog là gì.
Theo một trang mạng giải thích, “Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một vấn đề gì đó.
Nội dung và chủ đề của “blog” thì rất đa dạng, nhưng thông thường là những câu chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê bình một bộ phim hay tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.
Do tính chất cá nhân của blog, nên những ý kiến hay câu chuyện này thường được viết theo kiểu “Theo ý kiến tôi”, hay “Tôi thấy rằng”...

Saturday 9 March 2013

Đúng là đại bịp.


Hố hố hố! Xin lỗi các bác, cho em cười đểu một tý.
Em cũng như các bác. Chả lạ gì cái trò này. 3 ngày ý à? Có mà 3 tuần, hay 3 tháng thì dân mình chả mấy ai chịu đọc cuốn Hiến pháp đấy đâu. Thứ nhất, dân mình ngại nghĩ, lười đọc. Thứ hai, luôn cho rằng: chả ăn thua gì đâu. Thế là mặc kệ. Suy ra ngay chuyện quyền lợi sát sườn, trong việc đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, mà lắm người cứ ỷ lại, rằng đã có người khác đấu tranh hộ mình rồi. Họ được thì mình khắc cũng sẽ được. Rã bọt mép ra bảo: đọc đi, quyền lợi của mình đấy. Thế nhưng họ chỉ lướt qua gọi là. Xong lại hỏi: Tóm lại là thế nào? Phải làm gì?
Loài cừu muôn năm. Ngày xưa còn cái lai quần cũng đánh giặc. Ngày nay, nó cướp đến cái lai quần mà vẫn cứ : mặc kệ! Sao dân ta giờ lại đâm ra ngu muội đến thế kia chứ?
Tôi dám cá rằng ngay cả những người được coi là trí thức cũng chắc gì đã đọc cho nó đến đầu đến đũa. Cái đó cũng thông cảm được phần nào. Nhưng ít ra, đã có người bỏ công bỏ sức ra đọc cho rồi, phân tích cho rồi thì cố mà nghe, để còn biết đường YES or NO chứ? Cứ để người khác dẫn dắt đến bao giờ?
Họ cho dân 3 ngày để thu thập ý kiến thì cho dân mấy phút để đọc và ký? Dân ta thông minh thật. Cả một bộ Hiến pháp dài gần trăm trang, sản phẩm trí tuệ của bao nhiêu bộ óc vĩ đại, bò lăn bò toài ra cả năm giời, mà dân ta chỉ liếc qua là hiểu và đồng ý liền.
Đúng là đại bịp.


Thư đề nghị đại biểu quốc hội tiếp công dân theo Luật tổ chức Quốc hội

Friday 8 March 2013

Nghĩ về những người phụ nữ không có ngày mồng 8 tháng 3.


Sắp đến ngày 8/3. Nói thực là đối với tôi, ngày 8/3 hay 20/10 cũng chỉ như mọi ngày khác. Có chăng hồi còn đi làm, đó là ngày chị em được phát mấy trăm, được cơ quan cho đi thăm quan một ngày (có ăn), được anh em trong phòng tặng hoa. Nhìn những bó hoa hàng trăm nghìn, thấy tiếc đứt ruột. Sau này tôi nhất định bảo, các anh đừng tặng chúng tôi hoa. Cuộc sống bây giờ khó khăn, hoa hoét làm gì. Cứ quy ra tiền cho chúng tôi. (Hi hi)

Nói thế cũng thương cho những người bán hoa. Nhưng quả thật là phí phạm quá. Có tặng thì tặng một bông hồng là đủ. Nghĩ vậy lại chợt nhớ, có những người phụ nữ chưa bao giờ được tặng hoa dù chỉ là một bông, chưa bao giờ biết đến “mùi vị” của ngày mồng 8 tháng 3 hay 20/10 hàng năm. Báo chí cũng đã viết về họ, những người phụ nữ quanh năm đầu tắt mặt tối, buôn thúng bán mẹt khắp các hang cùng ngõ hẻm, đầu bờ cuối bãi…Thực ra ngày mồng 8/3 hay 20/10 không dành cho tất cả những ai là phụ nữ!

Wednesday 6 March 2013

Không kích động không có nghĩa là đánh bài "lờ" theo kiểu AQ.


Lại là chuyện người Trung Quốc cố tình miệt thị người Việt Nam, khi hết cá nhân cấm chó ngang hàng với người Việt, lại đến chính quyền Trung Quốc bắt người Việt Nam qua lại biên giới bằng cửa dành cho chó.
Tôi đã nghĩ rằng thì là bà con ta chả cần bức xúc. Vì cái cung cách đó không phải là của người có văn hóa, chấp làm gì. Nhưng rõ ràng là không ổn khi đây là chủ ý của chính quyền. Cái này cơ quan chức năng phải lên tiếng chứ. Đây là hành động cố tình khiêu khích, có ý kích động sự hằn thù dân tộc, nhằm kiếm cớ để khởi đầu cho một cuộc tấn công khác chăng?
Chắc chắn sau này, nhiều sự thực sẽ được phơi bày, ngay chính trong nội bộ người Trung Quốc. Có những câu chuyện chỉ lan truyền trong thiên hạ, mà vì sự an toàn của chính người kể nên họ không dám nêu danh tính. Về cuộc chiến năm 1979, hầu hết người Trung Quốc đã tin vào sự tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh, rằng Việt Nam đã tấn công Trung Quốc, giết hàng nghìn đồng bào của họ ở biên giới. Họ đều tin rằng Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, vậy mà Việt Nam tráo trở và vô ơn nên rất căm giận. Ngay cả những người Trung Quốc đã từng là bạn thân thiết với người Việt Nam cũng đều tin như vậy. Nhưng sự thật thì không thể bưng bít được hết. Nhiều người Trung Quốc đã nhận ra họ bị lừa khi quay trở lại đánh Việt Nam.

Tuesday 5 March 2013

Chỉ có ở Việt Nam



Sưu tầm trên facebook

CHẢ CÓ GÌ MÃI MÃI


Võ Trung Hiếu

https://www.facebook.com/votrungh 


Nói theo duy vật và biện chứng
Và theo thuyết tiến hoá của ngài Darwin
Loài khỉ đợi một ngày đẹp giời để đi bằng hai chân
Và rồi loài người từ khỉ sinh ra ...

Sáng nay bên tách trà cha con tôi ngồi tán gẫu cùng nhau
Sau khi khỉ thành người
Lẽ nào vũ trụ tạm dừng tiến hoá ?
Sau con người là loài gì ?

Sau tiền sử săn-bắn-hái-lượm là chiếm hữu nô lệ
Sau chiếm hữu nô lệ là vua tôi phong kiến
Sau phong kiến là tư bổn giãy chết
Là máy móc công xưởng, là đình công, là tăng ca
Là các ông chủ béo tốt và người làm thuê nhễ nhại mồ hôi
Là giá trị thặng dư, người bóc lột người
Sau tư bổn giãy chết là gì ?

Ôi , "Độc lập - Tự do- Hạnh phúc" đâu rồi?

Trên facebook đang nháo nhác này:  

Mất Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc trên Giấy đăng ký xe rồi bà con ơi. Mất lâu rồi. mọi người cùng kiểm tra nhé.

Mất mẹ cái độc lập tư zo hạnh fuck !!!!!!!! trên giấy tờ xe rồi sao ?



Monday 4 March 2013

An ninh tốt?


Dạo này nhiều người bị nghi là an ninh quá. Xì xầm! Nghi kỵ!
Tôi bảo:
-     Kệ họ! Trước hết, mình chả vi phạm pháp luật thì chả sợ gì họ. Sau nữa, cũng có an ninh tốt đấy chứ? Tạm gọi là an ninh “cấp tiến” đi. (thì cứ tạm an ủi thế, chứ không nên bi quan quá)
-     Trên đời làm gì có an ninh tốt!
Người đối thoại nói như đinh đóng cột. Nghe vậy tôi lại liên tưởng đến những chuyện sau:
-     Năm 1825, các nhà quý tộc Nga đã làm một cuộc cách mạng, hòng “hủy bỏ chế độ nông nô, thừa nhận quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và các quyền tự do dân chủ
-     Năm 1938, người Đức cũng đã tiến hành một cuôc lật đổ Hitle.
Trích nguồn:
Hai sự kiện trên không chỉ nằm ở dang tư liệu lịch sử, mà nó đã đi cả vào sách truyện, phim ảnh từ nhiều năm trước.

Rành rành là tư liệu chống đối "chính quyền nhân dân" nhá!

Bằng chứng sờ sờ ra đấy nhé. Đầy đủ cả tang chúng vật chứng. Cần phải truy tố ngay ông này.

ẢNH TRONG BÀI "Toàn cảnh hoạt động Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/616008/Toan-canh-hoat-dong-Luc-luong-Kiem-ngu-Viet-Nam-tpp.html CÓ LINK ẢNH GỐC: http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=293710&Width=400


Sunday 3 March 2013

Võ "dỗ" bố!


Trong tết, sức khỏe bố có trục trặc nên chả đi thăm thú ai được, cứ áy náy mãi. Hôm qua thứ bẩy, mấy anh chị em rủ nhau đến thăm cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, bác Ngô Đức Thọ và bác Phạm Toàn. Dự định chỉ đến thăm các cụ các bác, mỗi nhà một tý. Ai dè đến đâu cũng chuyện vui như Tết. Ra khỏi nhà là 12 rưỡi trưa, lòng vòng đến điểm cuối, là nhà bác Phạm Toàn ở Hồ Tây cũng đã gần 5 giờ chiều. Trong khi đó, theo “kế hoạch” là 7 giờ tối, mấy anh chị em sẽ đến nhà thờ Thái Hà, dự lễ thắp nến cầu nguyện cho anh em luật sư Lê Quốc Quân. Mình đành gọi điện về nhà, nói anh trai cho bố ăn hộ mình. Rốt cục cả bác Phạm Toàn và bác Ngô Đức Thọ cùng đến nhà thờ Thái Hà cả.
Lần đầu tiên dự một lễ thắp nến cầu nguyện, thú thực mình không tài nào hiểu nổi những nghi lễ trong nhà thờ. Nhưng chỉ cần nhìn sự thành kính của cả ngàn con người, mình thật ngưỡng mộ nềm tin ở nơi họ. Một chị ghé tai mình thì thầm: liệu cộng sản có thể có được những bài học giáo dục công dân như thế này không?
Hơn 10 giờ mới về đến nhà, thấy đèn trong phòng bố vẫn sáng. Bố nằm yên, mắt nhìn lên trần nhà, không nói câu nào ngay cả khi mình đi vào buồng. Mình biết bố không vui, vì mình nói chỉ đi mấy tiếng rồi về, thế mà đi một mạch mười tiếng đồng hồ liền. Mình lẳng lặng rót cốc nước để cạnh giường bố, rồi tắt đèn, lui về phòng mình.

Friday 1 March 2013

"Đất nước 4000 năm ôi tự hào biết mấy"

Nhìn bức ảnh trong bài này, chợt nghĩ đến câu hát: "Đất nước 4000 năm ôi tự hào biết mấy, hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái..."

Trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang….


482541_190322674424793_1890002861_n
Mười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lóc.