Translate

Thursday, 13 February 2014

Thị xã tháng ba


 Nguyễn Thị Mai


Thị xã mình sáng nay ra quân
Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ
Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ
Thức dậy sớm hơn mọi ngày

Những nhà có con đi sáng nay
Lục tục đỏ đèn từ mờ đất
Hàng xóm hỏi nhau thân mật
- Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?

Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia
Chỉ lặng im, bịn rịn…
Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận
Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…

Thị xã mình sáng nay tiễn đưa
Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại
Con trai con gái
Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…

Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi
Sáng nay ứ dòng xe cộ
Sáng nay đò sang bến chợ
Nhường cho khách lên đường

Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường
Đông con gái vào mua bút, sổ
Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở
Trao tập phong bì và những con tem
Thị xã rộn lên
Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa
Cứ nghe rôm rả
Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào

Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu
Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy…
Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ
Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…

Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn
Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy
Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy
Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn

Tiễn những người con lên phía biên cương
Có tình thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp cùng trên biên giới xa.

Và ra đi sáng nay tháng Ba
Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.


https://www.facebook.com/notes/vu-thi-phuong-anh/th%E1%BB%8B-x%C3%A3-th%C3%A1ng-ba/10153877896045171

2 comments:

  1. Lại Mạnh Cường14 February 2014 at 14:13

    Bài thơ trên rất cảm động, đã phản ánh đúng sự thật ngày ấy, khi giặc bành trướng xâm phạm biên giới vùng cực bắc nước ta. Ôi một thời thật hào hùng và đầy khí thế đánh giặc ngoại xâm.

    Hình ảnh này trái ngược lại ở quân khu Bốn, trong trận chiến biên giới phía tây nam với Khmer Đỏ vào cuối thập niên 70. Cứ mỗi khi gọi đi bộ đội trong làng xã lại biến mất một vài thanh niên tới tuổi nghĩa vụ. Họ dùng ghe chài vượt biển trốn sang Thái Lan, vì không muốn thi hành nghĩa vụ quốc tế giải phóng cho dân Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, nhưng thực chất là bộ đội củ Hồ đi xâm lăng xứ người, rồi ở lỳ bên ấy bất chất phản đối của quốc tế, trong mưu đồ đồng hoá nước bạn !

    Nguyễn Duy khi làm phóng viên chiến trường ở K. Có lần nhà thơ đứng trước cảnh hoang tàn đổ nát ở đền thiêng Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat & Angkor Thom) do chiến tranh, đã cảm khái vô vàn, để rồi sau này sáng tác bài thơ ngắn ĐÁ ƠI nổi tiếng. Dưới đây là lời tâm sự của tác giả:

    [trích]
    Bài này tôi viết tại Kampuchia vào ngày 28 tháng 8 năm 1989, lúc người bộ đội VN cuối cùng chính thức rời khỏi đất Kampuchia. Bài đã được đăng ở nhiều báo và sau đó vào năm 1996 bị moi lại để đập tôi. Đặc biệt bài còn được phổ biến ở Pháp, Mỹ và các nước Bắc Âu, vì thứ nhất dễ chuyển ngữ, và thứ hai dễ gần gũi với các dân tộc khác. Tôi xin đọc nó cho các bạn nghe nhé:

    Ta mặc miệm trước Angkor đổ nát
    Đá cũng tàn phai
    Huồng chi là kiếp người
    Đá ơi xin tạc vào đây lời cầu chúc hòa bình
    NGHĨ CHO CÙNG TRONG MỌI CUỘC CHIẾN TRANH
    PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ĐỀU BẠI.
    [hết trích]

    Kết, đừng bao giờ nuôi mộng xâm lăng nước người, dù nước kia có nhỏ bé và dân tộc kia có yếu kém bao nhiêu đi nữa. Dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng đều dã man tàn bạo như nhau, và chỉ làm khổ dân chúng cả hai nước lâm chiến mà thôi.

    Amsterdam, 14/02/ 2014
    Lại Mạnh Cường

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lão Ngoan Đồng17 February 2014 at 14:15

      WEB ĐÀN CHIM VIỆT

      tonydo says:
      15/02/2014 at 14:46
      Cám ơn Lại Mạnh Cường đã posted bài thơ tuyệt hay, bài Thị Xã Tháng Ba của nữ sỹ Nguyễn Thị Mai.
      Đàn bà con gái mà làm thơ hay thế! Vừa đọc vừa khóc.
      Nếu Trung Quốc điên khùng xâm lược Việt Nam lần nữa và Thượng Đế còn giữ em trên cõi đời này thì xin đồng chí Phùng Quang Thanh cho tôi được tình nguyện ra ngoài biên ải, dù chỉ vo gạo, nhặt rau cho các đồng chí trẻ và dù có hy sinh mất xác như các đồng chí trên đồi 1509 trong trận Lão Sơn 1988 tôi cũng sẵn sàng.
      Cám ơn Lại Mạnh Cường lần nữa.
      Tonydo.

      =====

      tonydo thân mến,

      1/
      Chắc hẳn tonydo từng nhiều phen trăn trở: TẠI SAO CS TÀU ĐÁNH CS TA ?
      Ừ thì biện hộ quanh rằng, có lúc răng cắn môi toé máu ngoài ý muốn !
      Nhưng sao răng lại cắn môi dài dài và càng cắn càng đau tợn !

      Trước hiện thực xã hội chủ nghĩa ấy, nếu ta nhớ kỹ LỜI MẸ DĂN "yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cử bảo là ghét ..., thì rõ ràng là ta cần bức xúc hết sức mà rằng: Tại sao CS Tàu chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, mà đảng và nhà nước ta phản ứng chi kỳ cục quá xóa !? Không cho dân biểu thị lòng yêu nước, chứ đừng nói là phải hành động như cha ông ta thuở trước mở hội nghị Diên Hồng, hay chí ít ra như thời 1979 vận động dân cả nước rộn ràng lên đường đánh ngoại xâm, quyết chí noi gương Lý Thường Kiệt lập lại cảnh cũ "châu chấu đá xe" !

      2/
      Nguyên tắc trị bệnh là trị TẬN GỐC, chứ không ai CHỮA NGỌN !

      Cái gốc của căn bệnh nước ta là ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ, với các hệ quả độc hại vô song. Đó là, trước hết nội bộ xâu xé, lòng dân ly tán, mất sức đề kháng; thứ đến làm cho ngoại bang khinh bỉ coi thường và tìm mọi cơ hội xâm lấn, đặt ách thống trị lên đầu lên cổ dân mình !

      Nói ít hiểu nhiều phải không tonydo. Mong vậy thay.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      TB:
      Hồi tưởng lại ngày xưa CS Nga, cũng như CS Tàu và CS Ta bao giờ cũng tìm cách giải quyết nội bộ, trước khi tính chuyện chống ngoại xâm.
      Bọn đỏ Bôn-Sơ-Vích kêu gọi lính Nga bỏ mặt trận biên giới đánh Đức trong Thế chiến Một, để quay về thủ đô là St Peterburg lật đổ Sa hoàng (xem trong truyện hay Sông Đông Êm Đềm của nhà văn Nga đoạt giải Nobel văn chương Michail Alexander Solokhov sẽ rõ chi tiết).
      Bọn hồng quân Tàu cũng ưu tiên tiêu diệt quân quốc dân đảng Tàu, hơn là chung sức với phe này đánh Nhật
      CS ta cũng thế. Điển hình nhất là vụ Hồ Chí Minh âm mưu bán đứng cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp. Hai phe quốc cộng tìm mọi cách thanh toán nhau như trong truyện dài của Nhất Linh Dòng Sông Thanh Thủy v.v... Ngoài ra nhóm đệ tam tìm cách diệt nhóm đệ tứ dù cũng là CS, chẳng hạn giết đám Tạ Thu Thâu v.v...
      Tôi từng viết, CS là hòn đá tảng ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nước ta ngày nào còn độc tài ngày đó còn chia rẽ và chưa vận dụng được hết tiềm năng con người và vật chất vào các chủ điểm bảo vệ và xây dựng đất nước !

      Delete