Translate

Sunday 10 June 2012

Chuyện về cái bí danh hay là tên thường gọi


Nhân chuyện có bài báo nào đó viết về chuyện ông Hồ Chí Minh có đặt tên cho bà Lê Hiền Đức hay không, mình thấy thật lạ khi bao nhiêu lâu nay chả ai thắc mắc, lại nhè đúng dịp báo đài đang có “chiến dịch” tuyên truyền trên truyền thông về việc bà Đức "gây rối" ở Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội để lôi ra truy. Dường như chả còn vở nào nữa nên họ mới phải moi ra cái vở này.
Quan trọng gì chuyện cái tên nhỉ? Có người lại hỏi sao không dùng cái tên cha sinh mẹ đẻ mà lại dùng cái tên do người khác đặt thế? Nói thế lại giựt cả mình, cũng muốn kể cho mọi người nghe chuyện về cái tên của bố mình như thế này:
Bố mình tên là A. Một hôm chị gái mở tủ, thấy giấy khen của một ông tên B trong đó, lấy làm lạ lắm bèn hỏi bố, tại sao bố giữ giấy khen của người khác làm gì. Cả nhà cười té ghế. Hóa ra B là tên cha sinh mẹ đẻ của bố. Khi đi hoạt động cách mệnh, thì lấy bí danh là A, hồ sơ lý lịch đều ghi thế cả. Chả thế mà trong mẫu sơ yếu lý lịch bao giờ cũng có mục là bí danh hay là tên thường gọi đấy là gì. 
Chả cứ bà Đức, hầu như ai đi tham gia hoạt động bí mật ngày xưa đều có bí danh cả, do tổ chức hoặc do cá nhân người phụ trách đặt tên cho. Hình như đấy là mốt, hay là thói quen, hay là vì lý do gì nữa thì mình không biết, nhưng mình nhớ ngay cả khi bà nội còn sống vẫn gọi tên các con trai theo bí danh. Bây giờ họ hàng nội ngoại vẫn gọi tên bố mình theo tên bí danh, có vấn đề gì đâu. Cũng chả thấy ai thắc mắc rằng cái tên ấy do ai đặt nữa. Quan trọng gì lắm đâu mà phải đem ra mổ xẻ, trong khi có bao nhiêu chuyện liên quan đến đời sống khốn khó của bá tánh cần nói, cần mổ xẻ thì lại chả làm. Chán cho các vị thật!

16 comments:

  1. Tiến sĩ giấy10 June 2012 at 02:19

    Trả cho Satan những gì của Satan. Chắc đã đến lúc cụ Phạm Thị Dung Mỹ phải trả cho bác chúng nó cái bí danh đó. Như thế là đẹp!

    ReplyDelete
  2. Tôi tôn trọng bà Lê Hiền Đức vì những việc bà đã làm cho dân. Nhưng, cách diễn giải của entry nầy không thuyết phục. Theo cách diễn giải nầy thì ai đã đặt tên cho ông Hồ Chí Minh, theo kiểu ông HCM đặt tên cho bà cụ Lê Hiền Đức? Và, "quan trọng gì chuyện cái tên nhỉ?" Ô hay! Tên là cái để phân biệt cái nầy với cái khác, người nầy với người khác. Cái nầy không thể được gọi bằng tên của cái khác, người nầy không thể được gọi bằng tên của ngươì khác. Không quan trọng chuyện cái tên, con chó ta gọi con mèo, Hồ Chí Minh ta gọi Lê Hiền Đức?
    Không quan trọng chuyện cái tên, vậy ta bỏ chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa trước tên gọi Việt Nam được không?

    ReplyDelete
  3. Cùn chính hiệu con nai vàng !!!

    Báo nhân dân còn khô khan, mấy cái lá cải này tươi mát hơn.

    ReplyDelete
  4. NHẮN N.X.D
    Đã mấy ngày rồi, vắng bóng nhà anh
    X.D.H.N giờ nào tôi cũng nhớ
    "Gõ cửa vào" lần nào cũng hiện lên dòng chữ
    Blogger này tạm vắng, vắng bạn ơi.

    Biết ngày giờ, chúng rình rập đánh hơi
    Mỗi bước chân anh đi, mỗi lời anh nói
    Bên anh, như lâu nay chúng tôi - đồng đội
    Vẫn đồng hành cuộc chiến chống bất nhân.

    ReplyDelete
  5. Đúng vậy, bao nhiêu chuyện khốn khó của bá tánh đang sờ sờ trước mắt cần bàn đến lại không bàn, cứ là im như thóc!

    Tớ nghĩ bí danh thời hoạt động cách mạng có do cụ Hồ hay bất cứ cụ nào đặt cho đi nữa, thì điều đó chỉ có ý nghĩa tình cảm hay kỷ niệm riêng tư của từng đương sự, chả ảnh hưởng gì đến... đại cuộc quốc gia cả. Đối với dân với nước thì điều quan trọng là cả cuộc đời hoạt động của anh hay chị đã và đang như thế nào, cống hiến ra sao, có thực sự công tâm ngay thẳng, có thực sự dám dấn thân hy sinh vì nghĩa lớn hay không thôi. Chứ nếu chỉ biết vinh thân phì gia, ăn trên ngồi trốc, bán rẻ lương tâm mình... thì dù có là con ruột của cụ Hồ đi nữa người dân vẫn coi khinh như thường.

    Người dân kính trọng và yêu quí cụ Hiền Đức lúc này chả phải vì cái tên của cụ; và thế giới vinh danh cụ bằng giải thưởng Liêm Chính cũng chả phải vì bí danh của cụ do ai đặt cho. Phẩm giá của một người là từ hành động và cuộc sống của người đó, chứ hoàn toàn chả phải từ lý lịch!

    ReplyDelete
  6. Buồn cho đạo đức xã hội trụt giảm

    TH

    ReplyDelete
  7. Cụ Hồ đặt tên có phải là một thủ tục hành chính đâu,có vào sổ sách,có số có má gì đâu mà các ông ấy nói là nắm được chính xác số lượng người được cụ đặt tên? Cụ Lê Hiền Đức được Bác đặt tên thì cụ là người biết chính xác nhất.Các ông đúng là dậu đổ bìm leo,ăn theo nói leo. Xấu mặt quá!

    ReplyDelete
  8. Ông Dương Đức Quảng viết mà không suy xét kỹ. Ông Hồ Chí minh không chỉ đặt tên cho mấy người cảnh vệ là: " Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi" mà còn rấ nhiều người khi làm việc được ông đặt tên ví như bà Nông Thị Trưng, được ông đặt cho là Trưng để noi gương bà Trưng v.v... Một mình ông Chiến làm sao mà biết hết được. Ngay cả ông Vũ Kỳ thư ký riêng của ông Hồ Chí Minh cũng không thể biết và nhớ hết được, nên bài của ông Dương Đức Quảng laf ý kiến của ông ấy thôi. Sự thật vẫn là sự thật. Chúng ta cần sự thật chứ không cần những bài bóp méo sự thật.

    ReplyDelete
  9. Ca dan toc it nguoi k'ro, CATU o Quang Tri duoc vinh du ong ho dat ten ma bay gio co kha hon dau van cuc ky doi ngheo, kho cuc , lam than day thoi. Neu ma duoc dat ten roi sung suong thi chang noi lam gi, nguoc lai duoc ong ho dat ten nhu cu DUNG MY ma con chau ong ho lai hanh xu qua con do voi cu ba "LHD" thi dung la duoc dat ten chang de lam gi. That vo van, vo tich su

    ReplyDelete
  10. Hê hê... chuyện Bác Hồ có đặt tên Lê Hiền Đức hay không bây giờ chỉ có bà Đức và ông Tạ Quang Chiến biết... mời các bác Gúc gồ chấm Tiên Lãng để biết Tạ Quang Chiến là ai rồi mới nên bàn tiếp ạ... Riêng tôi nghĩ oan hồn cô Nông Thị Xuân sẽ chưa buông tha cả họ nhà ông ấy đâu...

    ReplyDelete
  11. Vớ vẩn. Nguyễn Sinh Cung còn có nhiều bí danh, tên gọi khác. Vài ba tên gọi nhằm nhò gì. Hãy nhìn thẳng vào bản chất sự việc.

    ReplyDelete
  12. Mấy ông dẫn những lời bà LHĐ nói trong cơn bức xúc ra để làm xấu hình ảnh bà.Ối giời ơi! Cứ như các ông không bao giờ chửi, nói tục ấy.Đến Lênin ,ông thánh của các ông ,cũng chửi trí thức là cục cứt đấy thôi!Lúc người ta bức xúc, chửi là phản ứng giảm stress hiệu quả nhất. Đề tài này đã có nghiên cứu khoa học chứng minh hẳn hoi(chương trình DISCOVERY đang chiếu).Có gì quan trọng đâu. Còn bà LHĐ là người có tấm lòng đồng cảm,thương những người bị oan trái và đấu tranh vì họ thì ai cũng biết và hâm mộ bà.Bà có nặng lời thế chứ hơn nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hình ảnh của bà.

    ReplyDelete
  13. Mỗi con người chỉ có một họ, tên duy nhất có giá trị pháp lý. Đó là họ, tên được viết trong chứng minh thư, được pháp luật công nhận. Những tên còn lại chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà thôi, kể cả tên lúc khai sinh nếu không trùng hợp với thọ tên trong chứng minh thư. Trong các quan hệ cá nhân thì việc sử dụng tên tùy theo hoàn cảnh nhưng khi làm việc với các cơ quan nhà nước hoặc trong đơn từ thì bắt buộc phải dùng họ, tên được đăng ký chính thức. Ngay chuyện đơn giản nhất như mua vé máy bay thì người mua cũng phải đăng ký với tên hợp pháp của mình thì mới lên máy bay được.

    Tôi không biết cụ bà Lê Hiền Đức (Phạm Thị Mỹ Dung) có tên chính thức gì trong CMT. Nếu ở CMT tên bà là Lê Hiền Đức thì đó là tên chính thức của bà mặc dù trước đây tên khai sinh của bà là Phạm Thị Mỹ Dung. Nếu ngược lại thì trong tất cả các hồ sơ, văn bản cụ sẽ phải ghi là Phạm Thị Mỹ Dung chứ không thể khai là Lê Hiền Đức được.

    ReplyDelete
  14. Anh Chí Đức có một bài rất hay chị PB ơi.
    ĐCSVN đã lâm trọng bệnh – Quá trình chuyển dạ của dân tộc chăng?

    ReplyDelete
  15. Chứng kiến “chiến dịch” bẩn thỉu trong đó một lũ cẩu quan ngành báo chí và truyền thông đồ sộ của Nhà nước vào hùa với nhau đánh hội đồng “dưới thắt lưng”, nhằm bôi đen Cụ Bà Lê Hiền Đức (mà PB đề cập ở đầu bài), chợt nhớ lại một truyện đã đọc từ rất lâu trong sách Cổ Học Tinh Hoa mà nhiều người chắc cũng từng đọc. Dẫn lại truyện này ra đây không biết có thừa chăng.

    YÊU NÊN TỐT, GHÉT NÊN XẤU

    Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà (1). Phép nước Vệ ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân (2). Mẹ Di Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy khen rằng:
    “Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân”.

    Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào thấy ngọt còn một nửa đưa cho vua ăn. Vua nói:
    “Yêu ta thật! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta”.

    Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng:
    “Di Tử Hà trước đám thiện tiện (3) lấy xe của ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày". Nói xong bắt đem ra trị tội.

    Ôi ! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ; cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay ghét mình thế nào rồi hãy nói.

    Hàn Phi Tử


    LỜI BÀN:

    Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi, không rõ hẳn được cái giá trị của nguời được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc bấy nhiêu. Yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm cho ta thiên vị và nhầm như thế, cho nên ta muốn công bình, khi yêu khi ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho người ta mới được.

    (Theo sách “Cổ học tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân)
    ----------------------------
    (1) Người thời Xuân Thu, làm quan Đại phu nước Vệ.
    (2) Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ
    (3) Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm càn

    ReplyDelete
  16. Ha ha, http://tinbenle.wordpress.com

    ReplyDelete