Sau sự việc xảy ra ở Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội cả mấy tuần, tôi mới có dịp đến thăm cụ Lê Hiền Đức. Thực ra những giây phút rảnh rỗi của cụ là rất hiếm hoi. Những tưởng sau khi báo đài nhà nước “lu loa” tố cụ gây rối TTCC và đòi “trừng trị” cụ thì nhiều người thất vọng về cụ lắm. Nhưng dân oan ở khắp nơi lại lo lắng, thi nhau gọi điện hỏi thăm sức khỏe cụ. Hôm tôi đến gặp một đoàn 4 người đi ô tô khách từ tận An Giang ra thăm cụ Đức. Bà con Văn Giang còn mời cụ sang nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian cho khỏe, để mà có sức giúp dân.
Nghe chừng bây giờ dân không phải ai cũng tin vào đài báo nhà nước nữa. Bà tổ phó tổ dân phố chỗ tôi vốn lành như đất, chính quyền nói gì cứ là răm rắp nghe theo, cũng ra thì thầm hỏi chuyện bà Đức. Tôi bảo thì báo đài nói đầy ra đấy, chị hỏi em làm gì? Bà ấy cười bảo, còn lạ gì báo đài, vậy nên chị mới hỏi em chứ.
Hay thật đấy! Giống hệt như vụ Bùi Hằng, giờ đây chả còn thấy báo đài nào nhắc đến vụ bắt rồi thả Bùi Hằng như thế nào, “trừng trị” cụ Đức ra sao nữa.
Hôm đến thăm cụ, tôi và mọi người chỉ nói chuyện vui với nhau là chính, tiện thể cụ giở cả đống album ảnh và các loại giấy tờ, báo chí ra cho bọn tôi xem. Trong số này tôi có ấn tượng với mấy tư liệu ảnh và giấy tờ.
Đây là giải thưởng của tổ chức minh bạch quốc tế trao cho cụ Lê Hiền Đức. Cụ giải thích ý nghĩa của chiếc "cup" khá hay:
Thứ nhất, nó không phải là một khối pha lê mà gồm nhiều lớp mỏng gắn lại với nhau, thể hiện phong trào đấu tranh chống tham nhũng, minh bạch hóa xã hội cần và do rất nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp tham gia.
Thứ hai, nó trong suốt là thể hiện sự trong sáng, trong sạch của những con người đang đấu tranh vì mục tiêu này.
Thứ ba, vết nứt khúc khuỷu trên thân cup thể hiện con đường đấu tranh này là gian nan và gập ghềnh.
Bí danh của cụ Lê Hiền Đức từ năm 1951 |
Không đem bó hoa được tặng về thì ép lá làm kỷ niệm |
Cụ từng là nhân viên cơ yếu |
Khi tôi cho rằng không quan trọng cái việc bí danh do ai đặt, khá nhiều người không đồng tình, vì thực sự trong lòng nhiều người, cái tên bác Hồ vẫn còn nhiều ý nghĩa lắm. Tôi có nói với cụ Đức là sau khi đọc nhiều tư liệu nói về ông Hồ, tôi đã không còn thần tượng bác Hồ của cụ nữa. Cụ chỉ cười, bảo không hề biết gì cả.
Xem ra, cái bí danh nó quan trọng ở chỗ do ai đặt, là người nổi tiếng hay không thôi, vì điều đó khiến cho người ta cảm thấy tự hào hay trân trọng. Và có thể nó còn có cả giá trị lịch sử nữa chăng?
Rất điềm đạm mà sâu lắng,thẳng thắn,đầy tính thuyết phục...
ReplyDeleteTH
Thực sự thích 2 đoạn văn cuối của bạn.
ReplyDeleteAnh Diện trả lời phỏng vấn: http://danbaovietnam.wordpress.com/2012/06/25/phong-van-tien-si-nguyen-xuan-dien/
ReplyDelete