Translate

Monday 28 April 2014

Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt.

Bài sưu tầm trên Facebook

Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.

Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.

Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.

Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.

Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.

Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.

Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.

Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.

Hình ảnh: Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt
@@

Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.

Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.

Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.

Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.

Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.

Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.

Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.

Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.

Dương Hoài Linh 

http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=57825
Dương Hoài Linh 






 

3 comments:

  1. Lão Ngoan Đồng28 April 2014 at 11:43

    Có nhiều điểu đề tâm tình với nhau nhân mỗi năm vào dịp tháng tư:

    1/
    Cộng đồng hải ngoại VN nhiều nơi hình thành từ sự phá sản VNCH. Vì thế được CHÍNH TRỊ HÓA CAO ĐỘ nhất.
    Người hải ngoại ở các nước tư bản người ta chẳng những nói nhiều, mà còn hành động chính trị rất nhiều. Họ bị chi phối bởi chính trị trong sinh hoạt cộng đồng (không dám nói là cả trong sinh hoạt gia đình một cách vô thức, như có người quan niệm không thèm về VN. Có về không vào lăng Hồ, hay các nơi chẳng hạn như Nhà Trưng bày Tội ác Mỹ Ngụy ...; không sử dụng những từ ngữ "Việt Cộng v.v....)

    2/
    Lật đổ chính quyền quốc gia bằng dối trá và bạo lực kèm theo ngu dân, CS càng ngày càng lộ rõ mặt trái yếu kém của mình trong hòa bình (kinh tế chỉ huy, độc diễn chính trị ...), cũng nhưng mặt thật của những thành qủa của họ mà họ vô cùng hãnh diện, trong đó có chiến thắng quân sự. Thực ra đã đánh đổi bằng cái giá quá mắc, để rồi thống nhất đất nước mà lòng người ly tán hơn bao giờ hết !

    Để trụ lại trên quyền lực, CS vẫn KIÊU NGẠO THẤT ĐÁNG GHÉT rằng, nếu thất bại trong cuộc cách mạng này thì cũng chính họ sẽ (VỪA HỌC VỪA LÀM) ĐỘC QUYỀN hướng dẫn toàn dân đi làm một cuộc cách mạng khác. Hệ quả SAI ĐÂU SỬA ĐÓ, CÀNG SỬA CÀNG SAI !
    Chối bỏ HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC, CƯƠNG QUYẾT PHỦ NHẬN ĐA NGUYÊN, thì còn lâu người dân trong và ngoài nước mới chấp nhận được một đảng và nhà nước CS cai trị bằng sức mạnh trên đầu súng.

    Nói tóm tắt, KHÔNG BIẾT ĐẾN VĂN HÓA XIN LỖI LẪN VĂN HÓA TỪ CHỨC !

    3/
    Trình độ dân trí thấp kém, sức đề kháng chưa đủ mạnh để đánh văng chúng khỏi quyền lực.
    Cần chú ý ở hai điểm chính sau đây về lực lượng dân chủ trong và ngoài nước hiện nay:

    3.1/
    Dân trong nước, kể cả dân miền Nam, sống lâu trong lòng chế độ CS, nên tỏ thái độ cảm thông sai lạc với bạo quyền CS. Chưa kể lúc CS cố lột xác qua chiêu bài gọi là Đổi Mới, dân thấy có vẻ dễ thở hơn, một số nhỏ ăn nên làm ra, nên đã tỏ ra an phận thủ thường hơn bao giờ hết, qua chủ trương "một con chim trong tay hơn là chín con chim bay trên trời" ! HỘI CHỨNG STOCKHOM rất đậm nét ở đây, cộng với MẤT NIỀM TIN vào cái hay cái đẹp và sự tất thắng của dân chủ. Đơn giản là xưa nay nào họ có thấy dân chủ thực sự ra sao ? mà chỉ thấy sức mạnh chỉ nằm trong tay độc tài ! Thậm chí có người còn cho rằng, độc tài là ... hữu lý, là cần thiết!

    Rất may dần dần có người đã tỉnh ngộ ra. Đó là nhờ CS ngày càng lộ rõ lòng tham không đáy. Bọn CS ngày một giầu có, nhưng vẫn cố vơ vét. Con giun xéo lắm cũng quằn, phong trào dân oan nổi dậy qua phản ứng DÂN SỰ BẤT TUÂN !

    Người trí thức có tự trọng và yêu nước, dù gốc gác là CS, cũng thấy BỨC BỐI vì mất tự do, một khi không còn vật lộn hàng ngày vì áo cơm. BỨC XÚC trước những bất công nhản nhản trước mắt. Chính họ nhận thức không thể tiếp tục để cho CS tác yêu tác quái thêm nữa.

    Dân phát hiện dần dần ra LỖI HỆ THỐNG của cơ chế tổ chức đảng và nhà nước CS, trong khi bạo quyền nhất định cãi bướng. Chẳng hạn CS thằng tay chối bỏ quyền tư hữu, trong đó có QUYỀN SỞ HỮU ĐÂT ĐAI CÁ NHÂN. Hoặc quyền biểu tình ...
    Ngắn gọn, QUYỀN CON NGƯỜI không hề được tôn trọng, mặc dù CS công nhận qua văn bản trước quốc tế.

    Hiện này đang rục rịch CÁCH MẠNG DÂN CHỦ DÂN SINH, và phong trào này ngày một lớn mạnh, được thể hiện sức mạnh qua các hội đoàn tư nhân, thuộc lề bên trái. Các XÃ HỘI DÂN SỰ tự phát này mọc ra ngày một nhiều, và lớn nhanh như thổi.
    Lần này CS đương cự không phải chỉ bởi các tổ chức chính trị, hay một bộ phận dân tộc, như trong Nam thời nội chiến, mà toàn dân khắp nước, được hổ trợ mạnh mẽ bởi cộng đồng hải ngoại, cũng như lực lượng thế giới tiến bộ

    (còn tiếp)

    ReplyDelete
  2. Lão Ngoan Đồng28 April 2014 at 11:44

    3.2/
    Dân ngoài nước ngày một ý thức sâu sắc hơn về dân chủ đa nguyên. Ta thấy có sự chuyển hướng dần dần. Trước đây chống Cộng coi như là độc quyền của những người tự nhận là phía quốc gia nói chung, phe VNCH nói riêng và họ chống Cộng theo lập trường và phương cách riêng. Nói đúng hơn đó chỉ là một sự nổi dài của thời VNCH ở hải ngoại !
    Khuynh hướng này đã dần dần lỗi thời, với sự qua đi hay quá vãng của các khuôn mặt chủ chốt một thời trong quá khứ VNCH. Người ta thấy rõ hơn rằng, không thể mang cái quá khứ rách nát cũ để thay thế cho bọn CS. Nói trắng ra, cần LỘT XÁC !
    Tập thể chống Cộng hải ngoại được góp sức bằng những cộng đồng người Việt Đông Âu. Tập thể người Việt này đã hình thành sau cuộc Cách mạng Nhung ở cuối thập niên 80 và từ từ từng bước trưởng thành. Hiện nay đó là một lực lượng đáng kể. Chính họ đã giúp cho mặt trận dân chủ chống Cộng hải ngoại thêm màu sắc đa nguyên hơn trước.

    Riêng tôi hy vọng nhiều ở những dissident bị tống xuất khỏi nước trong thời gian gần đây. Đó là những người xuất thân từ mái trường xã hội chủ nghĩa. Những người này ý thức sâu sắc về dân chủ và chính họ sẽ làm cho lực lượng dân chủ hải ngoại thêm mạnh thêm màu sắc nhiều hơn nữa.

    Điều đáng mừng nhất là TRONG NGOÀI KẾT HỢP NHUẦN NHUYỄN trong thời gian gần đây, để lobby trong chính giới Âu Mỹ và diễn đàn Liên Hiệp Quốc về tình trạng xâm phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam .

    Mẫu số chung chống Cộng được gia cố bất ngờ bởi sự khiếp nhược của CSVN trước CS Tàu, để lộ rõ bộ mặt buôn dân bán nước của CSVN hơn bao giờ hết. Những người CS chân chính cũng nổi giận và số người bỏ đảng gia tăng đáng kể, cả công khai lẫn âm thầm.

    4/
    Nhắc qúa khứ u buồn không phải để tự dằn vặt mình hay dằn vặt nhau, nhưng để NHỚ CHO KỸ VẾT ĐEN LỊCH SỬ
    Chính người phương Tây hàng năm kỷ niệm trọng thể về hai trận thế chiến kinh hoàng, tàn phá lục địa già Âu châu.
    Nhắc nhở nhau rằng đó là lỗi lầm tai hại của độc tài dưới mọi dạng thức, để mà rút tỉa kinh nghiệm qúi báu đó với nhau.

    Tại sao cứ nhắc nhở mãi thế ư !? Đơn giản đời người hữu hạn, TRÍ NHỚ con người ta vừa ngắn vùa kém vừa cùn !!!
    Các tội phạm vẫn tiếp tục tái diễn ở mức độ hạn chế, đó là nhờ có sự can thiệp tích cực để làm giảm bớt nó lại đó thôi.
    Chẳng hạn, tội ác diệt chủng diễn ra chẳng phải chỉ ở Miên hay Phi Châu, mà ngay ở Âu châu, như trong nội chiến Nam Tư !
    Hiện nay nan đề SẮC TỘC nổi cộm ở khắp nơi. Hiện nay đang ở Ukraine là thí dụ điển hình.

    Tóm lại NHẮC ĐỂ NHỚ CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐÀO SÂU THÊM HẬN THÙ, bởi hận thù nên tha thứ.
    Yes, FORGIVE BUT NOT FORGET ! Cũng nên hiểu, chỉ forgive với kẻ lỡ dại hay kẻ bên dưới, chứ đám thủ lãnh phải trừng phạt !

    Riêng CSVN chẳng thể nào lại khuyên nhau FORGET AND FORGIVE. Bởi bạo lực vẫn còn ngồi đó dài dài !

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y trị :-) !

    ReplyDelete
  3. Chuyện chính trị là chuyện cơm áo, gạo tiền.
    Không dám biết, không muốn biết chuyện chính trị thì khi đói đừng kêu, khi mất nhà, mất đất đừng gào khóc!

    Hay khi quân Tàu khựa xâm lược nắm hai chân dộng đầu mình xuống đất như chúng đã làm giữa Hà Nội cũng đừng thất thanh kêu cứu làm gì, vì không ai muốn nghe những kẻ hèn nhát, ích kỷ đến đớn hèn như vậy.

    Có thấy không, người từ Tân Cương, vợ chồng, đàn bà con trẻ bồng chống nhau chạy trốn về Việt Nam, chúng còn cho lính đuổi theo vào Việt Nam để giết chết. Người Việt Nam tự nguyện làm nô lệ cho Tàu, tức là tự nguyện để cho Tàu giết chết chồng, cha, anh em mình.

    Chúng đang cần sát hại đàn ông thanh niên Việt Nam để cướp phụ nử Việt Nam. Chúng đang cần sát hại người Việt Nam để cướp đất đai của người Việt Nam.

    Không muốn biết chính trị là những kẻ sống đớn hèn. Sống đớn hèn là những người đã chết mà chưa kịp đem chôn!

    ReplyDelete