Translate

Wednesday 1 January 2014

CHỮA VIÊM DẠ DÀY VÀ ĐẠI TRÀNG BẰNG DẦU VỪNG (DẦU MÈ)



1/  Bố tôi bị cao huyết áp, bệnh trào ngược thực quản (viêm dạ dày, tá tràng) hơn chục năm nay.

Một bác sĩ phán, cụ phải chung sống với thuốc thôi.

Bác sĩ khác lại phán, cụ uống nhiều thuốc kháng sinh, sẽ làm hỏng men tiêu hóa trong dạ dày.

Có lẽ đúng vậy. Vì mặc dù cụ tôi sợ nên ăn rất ít, nhưng vẫn có triệu chứng ợ. Uống thuốc vào lại gây táo bón. Các loại thức ăn nhuận tràng đều không có mấy tác dụng.

May sao có người mách, uống dầu vừng. Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần một thìa cafe dầu vừng, pha với 2 thìa canh nước nóng 60 độ, uống lúc đói – trước bữa ăn 1 tiếng.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng. Bố tôi giờ không dùng bất cứ 1 viên thuốc tây nào. Cụ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, thậm chí huyết áp cũng ổn định.


2/  Lần trước tôi đã viết một bài, kể về việc bố tôi vào bệnh viện Việt Xô để chữa ho. Rốt cuộc đang từ chỗ khỏe mạnh, chỉ mỗi ho có đờm mà cụ tôi hôn mê sau 14 ngày nằm viện. Nằm ở khoa cấp cứu thêm 13 ngày, bố tôi qua được cơn tai biến, nhưng vẫn ho có đờm như cũ.

Khi có người mách một địa chỉ chữa Đông y, tôi kiên quyết đưa bố tôi về nhà, mời thày Đông y đến nhà bắt mạch, uống 5 thang thuốc sắc thì hết tiệt cả ho.


Chứng kiến diễn biến về bệnh tình và sức khỏe của bố tôi, cả nhà tôi ai cũng rất kinh ngạc. Như vậy, bố tôi không phải chung sống với thuốc suốt đời như bác sĩ vẫn nói nữa. Điều mà Tây y không chữa được cho bố tôi, thì Đông y đã làm được.

Nay tôi chia sẻ lên đây chút thực tiễn mà bố tôi đã trải qua, để mọi người ai có bệnh giống cụ thì có thể thử nghiệm nhé. Cụ tôi năm nay 91 tuổi, không dùng bất cứ một viên thuốc tây y nào, nhưng ăn ngủ đều tốt.

Dầu vừng thì mọi người có thể mua ở bất cứ chỗ nào bán đồ ăn chay. Còn chữa ho thì đến ông lang Sinh ở 135 phố Đốc Ngữ - Hà Nội. Xin lưu ý là mỗi người bệnh cơ địa có thể khác nhau, nên thời gian điều trị có thể ngắn dài khác nhau.

Năm mới, xin chúc cả nhà một năm mới sức khỏe và hạnh phúc.



24 comments:

  1. Xin cảm ơn. Tôi không ở trường hợp có bệnh như trên, nhưng cũng xin đuọc save bài viết trên, để khi cần, khi thấy có ai trong trường họp trên, thì chia xẻ cùng họ.

    Mong tác giả, nếu có quen biết với quý vị bác sĩ Tây y, thử nêu ra với họ, để họ, nếu có thể, nghiên cứu, giải thích về diễn tiến chữa trị, tác dụng của dầu vừng, xem sao!

    noileo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lại Mạnh Cường6 January 2014 at 15:42

      Thưa bác noileo và chị Phương Bích,

      Tôi thích blogger Phương Bích vì có tâm có tầm, tuy nhiên ở đây tôi thấy có chút gì chưa ổn lắm, khi bàn về Đông y, cụ thể là về Nam y (thuốc Nam) đúng hơn.

      Xin tự giới thiệu tôi là bác sĩ Tây Y (học cả trong lẫn ngoài nước), cũng như có theo học vài khoá Châm cứu đàng hoàng (do một hội y khoa bản xứ tổ chức có đóng lệ phí khá cao), nhưng để biết nhiều hơn là ứng dụng thực tế kiếm tiền.
      Tôi góp ý để rộng đường dư luận nơi đây, hoàn toàn không có ý chê bai hay dậy dỗ ai cả. Nói rõ, tất cả bình đẳng trong góp ý và đây lại là chuyên môn của tôi, nên càng mạnh dạn hơn trong việc góp phần nhỏ bé của mình với trọng tâm là xây dựng cho blog thêm phần phong phú, đa dạng, đáng tin cậy hơn !
      Cũng nói luôn tôi đơn cử một vài ví dụ mắt thấy tai nghe, chứ không phải là một bài viết có bài bản đâu ra đó. Nghĩa là nhớ và nghĩ tới đâu viết tới đó; và viết theo kiểu "ông già kể chuyện đời xưa". Đơn giản thế thôi nhé. Xin nhập cuộc nhe bà con.

      1/
      Trong tựa đề theo tôi, chị Phương Bích nên viết rõ KINH NGHIỆM RIÊNG CHỮA BỆNH BẰNG DẦU MÈ, như thế chính xác hơn và "khiêm nhượng hơn" !

      2/
      Tây y làm việc rất khoa học, nhân viên đào tạo có bài bản. Dĩ nhiên không tránh khỏi khiếm khuyết, nhất là ở các môi trường không lành mạnh, chẳng hạn như ở ta, có nhiều nhập nhằng (như thời chiến nhập nhằng giữa điều dưỡng với điều trị, nên cấp cứu viên /vệ sinh viên được bổ túc học thành y tá, rồi y sĩ và sau cùng bác sĩ. Bác sĩ cục R mà phải học bổ túc văn hoá phổt thông ... Hiện nay thì loạn bằng cấp sau đại học ...). Nói thế ở các xứ văn minh tiên tiến như nơi tôi đang ở, cũng lâu lâu xảy ra một chuyện động trời, do bởi lòng tham con người mà ra cả. Nhưng nói thế không có nghĩa là không thể tin cậy vào Tây y, nhất là ở xứ văn minh tiên tiến.

      Để chứng minh điều chi, họ đều làm những cuộc khảo cứu, dựa vào những tiêu chuẩn đã được quốc tế hóa, để làm bằng chứng mạnh (hard proof) thuyết phục mọi người. Dĩ nhiên trong đó họ phải biện giải sao cho hợp tình hợp lý, để mọi người theo đó hoặc kiểm chứng lại, hoặc góp phần đào sâu thêm (Contribution à l'étude de ...)

      3/
      Chính vì lẽ trên mà ở các nước chịu ảnh hưởng văn minh, văn hóa Tàu cũng đã bắt chước KHOA HỌC HÓA ĐÔNG Y, tức y khoa địa phương, như ở Tàu là Trung y, ở Ta là Nam y, ở Nhật là Nhật y ....
      Tôi thấy rõ nhất là trong ngành Châm cứu, chính người Tàu cũng đã cải tiến rất nhiều, để phổ biến môn này ra toàn thế giới.
      Cách đây khoảng hơn 10 năm, ở Pháp đã công nhận châm cứu là một chuyên khoa. Bác sĩ Tây y muốn hành nghề châm cứu phải có bằng, học từ các khoá học do trường y, hay cơ sở y khoa đáng tin cậy nào đó, đứng ra tổ chức và có thi cử lấy bằng đàng hoàng.
      Trước đó có phần luông tuồng hơn. Cứ bỏ tiền ra học ở đâu đó, ở Pháp hay tại Tàu, hoặc Việt Nam .. rồi hành nghề vô tội vạ. Cho nên có hãng bảo hiểm sức khoẻ không đồng ý bồi hoàn tiền khám và chữa bệnh châm cứu, nên bệnh nhân thường là phải bỏ tiền túi ra trả.
      Chuyện này tôi biêt cũng kha khá, do bởi có ông chú ruột hành nghề ở Pháp và khi về hưu muốn sang phòng mạch cho tôi theo những điều kiện uyển chuyển (flexible) vì cùng gia tộc với nhau. Trở ngại lớn là tôi phải sang Pháp học lấy bằng ở Pháp, trong khi mình học ở Hoà Lan dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính vì thế mà cuối cùng tôi đã bỏ lỡ cơ hội ngàn năm muôn thuở trên, do lười quá, bởi thấy mình đã gần sáu bó, mà phải bỏ xứ ra đi lần nữa, phải ôn lại tiếng Pháp v.v...

      (còn tiếp)

      Amsterdam, 05 tháng 01 năm 2014
      Lại Mạnh Cường

      Delete
    2. Lại Mạnh Cường6 January 2014 at 15:43

      4/
      Hồi tôi còn bé, khoảng đầu thập niên 60 thời ông Diệm trong Nam, bà ngoại tôi rất ưa chuộng thuốc tễ của Nhật mang tên Jintan. Cứ mỗi khi đau bụng khó tiêu, tiêu chảy, hoặc khó ở trong mình do cảm lạnh, bà ngoại tôi lại lấy ít viên Jintan ra nhai nát trong miệng rồi chiêu với nước trà nóng. Bà tôi sống thọ trên 80, răng không rụng chiếc nào, đọc sách không cần dùng kính, chẳng hề biết đau răng hay phòng mạch bác sĩ là gì (thực ra cụ biết rất rõ, bởi chính cụ đã dắt tôi đi chữa răng khám bệnh dài dài lúc mẹ tôi vắng nhà do công việc làm ăn). Bà tôi biết trước mình mất, nên đang đi chơi ở nhà con cháu, dục cho về nhà, thay áo quần, lên giường nằm niệm Phật và từ từ ra đi trong thanh thản.
      Noi rõ hơn là bà tôi từ bé tới lớn chuyên dùng thuốc Nam, và cụ thích ăn cao hổ cốt (cao cọp), cao ban long (cao khỉ), uống sâm Cao Ly. Khi đau lưng đau cổ, bà tôi lại dán thuốc Nhật Salonpas !

      wikipedia
      Jintan is the patented name of a popular Japanese medicine/candy developed by Morishita Hiroshi (1869-1943) and sold from the early twentieth century to today. Originally marketed as a cure-all for a number of ailments, Jintan is today thought of as a breath freshener only.
      (...) Jintan has about 16 ingredients including cinnamon, mint, cumin, clove, and Fructus Amomi. The silver coated pellet-like pills were advertised from 1904 through the end of World War II. They were sold throughout Asia.[2] The name Jintan combines the Confucian term jin (humaneness, benevolence) with the Daoist term tan (cinnabar, pills containing cinnabar, pills) evoking the notion of longevity and health.

      Salonpas is a brand name of a line of over-the-counter (OTC) pain relieving products manufactured by Hisamitsu Pharmaceutical Co., Inc. of Tosu City, Japan. Introduced to the Japanese market in 1934, Salonpas is now sold in approximately fifty countries.[1] The largest markets for the products are Japan and other Asian nations such as Vietnam, Philippines, Malaysia, Taiwan. According to Hisamitsu, approximately 20 billion Salonpas transdermal patches have been sold in the last 20 years.

      5/
      Di cư vào Nam năm 1954, sống chung với dân địa phương, tôi quan sát thấy dân chúng trong Nam rất quen thuộc với món thuốc gọi là Dầu Nhị Thiên Đường, rồi dầu gió của bác sĩ Tín .... Môn cạo gió, giác hơi rất phổ biến. Các thứ trên coi như là món hay môn thuốc thường nhật và trị bách bệnh thông thường (trừ khi bệnh nặng hay ko chữa khỏi bằng phương pháp trên mới chuyển tới phòng mạch tư, hay nhà thương).

      Nói thêm là trong Nam thời ông Diệm món giác hơi phổ biến nhất. Ra chợ có các hàng giác hơi ngồi vạ vật dưới đất, lẫn với hàng bán rau xanh và thậm chí hàng cá ! Bệnh nhân vạch lưng vạch bụng vạch ngực để giác hơi. Còn loại giác hơi ở đầu bằng ống tre, to và dài cỡ ngón trỏ. Trông bệnh nhân như những người bị mọc sừng tua tủa rất tức cười. Nhưng người địa phương quen cảnh này rồi, coi đó rất bình thường.
      Kinh khủng nhất là giác hơi kết hợp với cắt lễ. Tức là dùng dai lam cắt một chút ở da và úp chụp ống giác hơi lên. Máu chảy đầm đìa trong đó và được coi là ... máu độc, cần khu trục khỏi cơ thể !

      Thế mà mới đây bà chị họ tôi đang hành nghề dược sĩ ở Canada vui miệng cho hay kinh nghiệm riêng động trời. Số là bà ấy có một bệnh nhân quen hay mua thuốc nơi bà ấy làm công. Người này xin bán cái kim chích lấy máu ở đầu ngón tay, dành cho bn bị Tiểu đường (đái tháo đường) thử máu tìm lượng đường huyết ra sao. Việc này dễ thôi, nhưng bn phải có giấy bác sĩ chứng minh là có bệnh này. Bà này ko có và năn nỉ bán đại cho. Chị tôi sợ mất việc nên từ chối thẳng và hỏi gặng mãi bà kia mới thú thực như ri.

      Bà ta về mùa đông tay hay lạnh cóng đến tê cứng. Một người quen mách mẹo là, chích ở đầu ngón tay nặn ra một giọt máu là tay chân hết cóng. Chị tôi hay đau lưng, nên hay giác hơi, nhưng phải năm lần bảy lượt mới khỏi. Nghe thế có lần thử nghiệm, kết hợp lễ với giác hơi. Kết quả thần kỳ không ngờ !

      (còn tiếp)

      Amsterdam, 05 tháng 01 năm 2014
      Lại Mạnh Cường

      Delete
    3. Vâng! Cảm ơn những thông tin của bác Lại Mạnh Cường rất nhiều.

      Delete
  2. Đúng rồi, hạt vừng (mè) vốn là một trong những "thần dược" trị bệnh ăn khó tiêu

    Ngoài hạt vừng, còn có hạt (hoa) hướng dương (tức là sun flower seeds) cũng hiệu quả không kém

    Nhưng đừng quên củ nghệ (ăn sống hoặc xay bột vo viên bằng mật ong) chính là cao thủ trong bài thuốc chửa bệnh bao tử

    Nếu không muốn ăn nghệ, có thể dùng lá nha đam (có người gọi là lô hội, aloe vera) . Lá này ăn sống hơi khó, có thể xay phần thạch mềm bên trong vỏ lá (độ 3 đốt ngón tay mỗi ngày) với quả bơ đu đủ, đậu xanh nấu chin, hay trái gì đó thích ăn ...trộn thêm chút mật ong (tránh dùng đường cát trắng, không tốt ) ....và uống như sinh tố, bảo đảm bao tử sẽ yên ổn, và làn da cũng được cải thiện . Đó là kinh nghiệm quý báu mà tôi muốn gởi đến các bạn đọc nào muốn trị dứt bệnh bao tử mà không phải xử dụng đến thuốc tây

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Cảm ơn chị Phương Bích về bài thuốc chữa đau dạ dày !

    Làm ơn chỉ giùm tôi : Dầu vừng uống bao nhiêu ngày thì thôi ?. Hay là cứ phải dùng cả đời ?. Xin cảm ơn chị trước !

    ReplyDelete
  5. Tôi pha dầu mè và nước như cách chị viết nhưng chúng không hòa tan với nhau dù đã khuấy nhiều lần, nếu tôi chỉ uống dầu mè mà không pha nước có được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác pha với nước nóng khoảng 60 độ. Không cần hòa tan đâu bác ạ.

      Delete
  6. Bác Thăng Long và bác Khách Quyên ơi, cái này em cũng chưa hỏi :)))))))))). Khi nào hỏi được, em sẽ trả lời ngay nhé.

    ReplyDelete
  7. Lại Mạnh Cường8 January 2014 at 14:06

    Xin lỗi bận quá không thể viết tiếp theo liền được,. Xin ngắn gọn lần này thôi.

    1/
    Tây y hay đông y (Trung y) khi khám bệnh bao giờ cũng khám TRỰC TIẾP, không khám hàm thụ (gián tiếp) !
    Lý do rất đơn giản là, muộn ĐỊNH BỆNH cần phải trải qua một số nguyên tắc căn bản bất di bât dịch xưa nay. Chẳng hạn trong Trung y là VỌNG, VĂN, VẤN, THIẾT, tạm gọi là nhìn, nghe, sờ, hỏi và sau cùng là bắt mạch ...
    Tây y cũng rứa, phải khám lâm sàng (clinical exam) trước rồi cận lâm sàng (paraclinical exam) sau. Khám lâm sàng thì thầy thuốc cũng phải vận dụng ngũ quan, để trước tiên hỏi (interrogation) lấy bệnh sử (present illness) và tiền căn (the past of illness), quan sát (inspection), sờ (palpation), gõ (percussion), nghe (auscultation) ...

    2/
    Tây y lại có nguyên tắc vàng (golden rule) là, CHỈ CÓ NGƯỜI BỆNH (a patient) CHỨ KHÔNG CÓ MỘT BỆNH (a disease; an illness).
    Nghĩa là cùng một căn bệnh, nhưng ở mỗi cá nhân một khác. Bởi mỗi người bệnh khác nhau về đủ mặt, từ tuổi tác, phái giống, quá khứ và hiện tại ...
    Xin đưa thí dụ, cũng bệnh đau bao tử, tiểu đường, huyết áp cao ... ở người này khác người kia. Chẳng hạn có yêu tố di truyền trong đó chăng ? có chữa bệnh chưa ? chữa bằng gì? kết quả ra sao? có bệnh khác nữa kô v.v...

    Đó là lý do phải để cho người thày thuốc gặp mặt và khám bệnh nghiêm chỉnh theo đúng thủ tục.
    Đừng bao giờ nhân cơ hội thuận tiện, như trong bữa tiệc, buổi đi chơi chung, tình cờ gặp nhau ngoài phố xá ... mà níu áo người thày thuốc, kể lể bệnh trạng của mình rồi nhờ định bệnh ! Xin ý kiến để có hướng giải quyết (conduite-à-tenir / management) thì được, nhưng để tìm ra bệnh thì không nên.

    3/
    Sau khi tiến hành đúng thủ tục khám bệnh như trên mới CÓ THỂ định bệnh.
    Tại sao lại có thể nhỉ ?
    Đơn giản thôi, đau bụng có nhiều nguyên nhân; tiêu chảy hay táo bón hoặc kiết lỵ cũng rứa. Cao áp huyết cũng có nhiều nguyên nhân. Nói chung đó là các HỘI CHỨNG (syndrome), gặp ở nhiều loại bệnh.
    Chính vì lẽ đó mà người thày thuốc tây y phải làm thủ tục ĐỊNH BỆNH PHÂN BIỆT (differential diagnosis), để dần dần đi đến định bệnh CHÍNH XÁC (Pháp gọi là Diagnostic positif = diagnostic de certitude; positive diagnosis).

    Nói như thế là phải cần đến các thử nghiệm cận lâm sàng như đã thưa ở trên. Chẳng hạn, thử máu, nước tiểu, phân,đờm rãi, nước tủy sống, nước hút trong bao tử hay trong phổi trong bụng (như bị báng bụng) ...; chụp hình quang tuyến (thường, cắt lát), đo điện tim, điện não v.v....

    4/
    Định ra bệnh rồi mới CHỮA BỆNH được chính xác.

    Phép đìêu trị (thérapie; treatment) cũng thiên biến vạn hóa.
    Chẳng hạn CHỮA TẠM (thời) (palliative treatment) thường là nhắm vào triệu chứng, như sốt cho thuốc hạ nhiệt, chườm nước đá hay nước lạnh...; dĩ nhiên là phải kết hợp với CHỮA TẬN GỐC (curative treatment)

    Tóm lại, bài viết trên chỉ là bài phiếm của chị Phương Bích dưới nhãn quan của tôi.
    Nếu có tác dụng, chỉ để mở mang kiến thức, nhưng rất cẩn trọng khi áp dụng chữa trị.
    Nếu không, trên đời này chẳng còn trường y hay thày thuốc; hoặc thày thuốc thất nghiệp dài dài !

    Lời quê góp nhặt dông dài đầu năm, có gì mạo phạm hay sai sót xin xá tội dùm cho tôi.
    Cám ơn chị Phương Bích và các đồng bào thân mến của tôi.

    Amsterdam, 08 tháng 01 năm 2014
    Lại Mạnh Cường

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyệt Đồng Xoài11 January 2014 at 22:47

      Nguyệt nhà em thấy không phải lúc nào Tây Y cũng đúng. Trị bệnh thì phải linh động tránh cứng ngắc vì có thành kiến không đúng về Đông Y. Tại sao không đặt câu hỏi: trước khi Tây y vào VN thì người Việt ngày xưa trị bệnh bằng gì? Đúng là có những chứng bệnh Đông y bó tay nhưng Tây y xem ra có hiệu quả.

      Các nước tư bản giẫy chết của bác Lại Mạnh Cường thì do sự cạnh tranh sống còn của Tây Y (bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, các hãng dược phẩm, các hãng bảo hiểm tư nhân) cho nên họ phải đề cao, quảng cáo nhiều cho Tây Y thái quá để dễ móc túi bệnh nhân và hãng bảo hiểm, và dĩ nhiên giới bác sĩ dược sĩ nha sĩ Tây y bài bát Đông y.

      Tìm hiểu trên mạng Internet, thì nghe nói nước Mỹ siêu cường như thế nhưng về mặt chăm sóc sức khỏe của Mỹ quá đắt đỏ, gần 50 triệu người không có bảo hiểm, bị bệnh thì chỉ đi khám phòng mạch bác sĩ tư không dám vào bệnh viện vì bệnh viện là máy chém, có nhiều người Mỹ phải mang nợ lâu năm hay bị phá sản vì chi phí nằm viện quá đắt đỏ tại Mỹ v.v... Xếp vào chất lượng chăm sóc sức khỏe, thì nước Mỹ dù là siêu cường nhưng sếp hạng thứ 37 trên thế giới !

      Trở lại chuyện Đông y ở VN thì nói đâu xa những người học võ thường bị gãy tay gãy chân, nhưng các thày dạy võ hay thầy Đông y có những bài thuốc bó xương gia truyền rất hay và lại hiệu quả. Còn nữa, Đông Y dân gian có bài thuốc rất hay đơn giản trị bệnh dời ăn (Zona, herpes) bằng mực tàu dùng để khoán cho bệnh nhân, trong khi các bác sĩ Tây y bó tay về bệnh này.

      Bệnh điên, bệnh mù, kể cả ung thư, cao huyết áp, bệnh tim ... Tây y cũng bó tay. Tứ chứng nan y thì Tây y cũng bó tay.

      Lời cuối cùng: Đông y và Tây y đều bó tay trước sự chết, không ngành nào làm người chết sống lại. Cho nên Sinh Lão Bệnh Tử là vậy, đời người ngắn ngủi, sống phải tích đức làm điều thiện làm phước.

      Delete
    2. Lại Mạnh Cường12 January 2014 at 13:48

      Xin thưa Nguyệt Đồng Xoài (NDX) rằng,

      1/
      NDX xem cả ba góp ý của tôi bên trên, có điểm nào tôi chê Đông Y (bao gồm Nam Y, Trung Y, Nhật Y, Hàn Y ...) hay chăng ? Nếu ko muốn nói là khen túi bui đấy chứ :-).

      2/
      Góp ý ở trên nhằm ĐẢ PHÁ KHÁM BỆNH HÀM THỤ !
      Nghĩa là đông hay tây y đều phải đi khám bệnh đàng hoàng.
      Đừng mách nhau các món thuốc gia truyền, coi chừng "lợi bất cập hại"

      Riêng về Trung y chẳc hẳn qúi vị đồng ý là BẮT MẠCH cực kỳ quan trọng, nhưng thiên hạ mấy ai chú ý và biết rành rọt về bắt mạch, cũng như các loại mạch chứ. Bởi Tây y bên cạnh khám lâm sàng còn có khám cận lâm sàng như đã kể, trong khi Trung y chỉ trông cậy vào mỗi ông lương y như từ mẫu.

      Bên Tàu còn có môn bắt mạch Thái Tố mà còn đoán ra tướng số, đại khái tuổi thọ của người ta ra sao nữa. Kinh hoàng thiệt đó nhe.

      Tôi còn chưa nói rõ quan niệm của người Tàu về Trung y ra sao ở đây, vì e lạc đề.
      Có hiểu thấu đáo cái cốt lõi cũa Trung y và Tây y ta mới thấy cái hay dở ở chỗ nào !

      3/
      Tôi "no care" chuyện sống chết bệnh tật, bởi chẳng thích thú chi khi lột da sống đời bạn hỡi.
      Hãy coi kỹ lại mà xem cái vòng sinh bệnh lão tử thế mà hay lắm đấy. Nó đậy ra đủ thứ.
      Có thế mói qúi trong sinh mệnh mình và người khác, mới lo gìn giữ sức khoẻ, sống hợp vệ sinh ...

      Tuy nhiên xin nhắc nhở cho NDX biết là Tây y nếu kô bị ngăn trở bởi tôn giáo (cụ thể kitô giáo)
      họ còn làm tùm lum để "nghiên kíu". Thí dụ Clone (nhân bản vô tính) là một loại "trường sanh bất lão" phải ko ?

      Nói tóm lại, CON TẠO sau hàng tỷ hay triệu hoặc ngàn năm mới sáng tàc ra thế giới trên hành tinh này thật độc đáo.
      Con người cố tìm hiểu những bí mật của tạo hóa, nhưng qui luật của thiên nhiên, đất trời ... nhưng chưa đâu vào đâu cả.
      Chỉ thấy phá thối nhiều hơn là sinh lợi phải ko nào ? Such as ô nhiễm môi sinh; tàn sát nhau vô tội vạ; chết lãng nhách vì các lý tưởng chính trị, tâm linh bla bla bla

      Chúc cuối tuần dzui dzẻ, thân tâm an lạc nhé :-) !

      LMC

      Delete
    3. Lại Mạnh Cường12 January 2014 at 23:24

      Thưa qúi bà con,

      Để làm sáng tỏ hơn nữa những gì tôi liệt kê ở trên, tôi xin thu thập một ít tài liệu về BẮT MẠCH và MẠCH THÁI TỐ, để bảo đảm cho điều tôi thưa không phải là những ngoa ngôn ngụy ngữ !

      1/
      PHƯƠNG PHÁP XEM MẠCH
      http://thangpham.free.fr/Html/MachLy/MachLyIndex.html

      Trong thực tế qúi vị kiểm chứng xem có ông lương y nào thực hành theo đúng y như lời dậy trên chăng ? Chẳng hạn có bắt mạch ở cả hai tay ?

      2/
      MẠCH THÁI TỐ
      Phép xem mạch vốn dĩ là của Đông Y. Nhưng ngoài việc chẩn bệnh, thì xem mạch còn có thể biết được mệnh người. Có môn Thái Tố Mạch chủ về thuật này. Tài liệu còn lưu truyền là cuốn Thái Tố Mạch Quyết gồm 2 quyển.

      - Quyển thượng gồm 59 chương, chủ yếu nói về Âm dương Ngũ Hành, Thái cực Hà Đồ lạc thư, Ngũ vận lục khí, chẩn mạch bí pháp.

      - Quyển hạ gồm 43 chương, chủ yếu nói về phép xem mạch đoán nhân sinh.

      Các sách Thái Tố lưu hành trong nhân gian đến nay cũng có khá nhiều bản, phần lớn là man thư, được các thuật sĩ thêm thắt vào với mục dích bói toán, khiến cho thuật này trở nên kỳ bí. Đến đời Đường các Thái Y mới khảo cứu và đính chính lại, bỏ đi những chỗ thêm thắt, trả lại nguyên gốc Thái Tố mạch. Phần đính chính ghi chép ấy, được lưu truyền lại đời sau. Hiện nay, nếu thực sự là các danh y chân chính, thì đều phải thạo phép xem mạch này. Để mà ứng kỳ với Thời, Vận, Thiên Địa Nhân mà chữa trị. Chữa bệnh cứu người cũng phải tùy mệnh.

      THÁI TỐ MẠCH QUYẾT GIẢN NGHĨA

      “Thái Tố mạch quyết” do Thanh thành Sơn nhân Trương Thái Tố viết. Ông cho rằng, mạch tượng của con người với đều có sự tương thông với lý của Ngũ Hành, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư. Từ đó mà suy ra, hình thành nên lý luận về Mạch Thái Tố, một công cụ độc đáo trong lịch sử Đông Y. Theo lý luận đó, thì Thái Tố mạch không chỉ dùng để chẩn bệnh, ngày sinh ngày tử. Mà còn có thể xem xét cát hung, họa phúc, cùng thông thọ yểu trong số mệnh của con người. Hiển nhiên phép này không chỉ dùng để chẩn bệnh, mà còn kiêm thêm thuật tri mệnh.

      Thái Tố mạch đem sự biến hóa của mạch tượng con người, quy nạp vào Ngũ Dương mạch, Ngũ Âm mạch, Tứ Doanh mạch.

      Ngũ dương mạch phân làm : Phù-Hoạt-Thực-Huyền-Hồng
      Ngũ âm mạch phân làm : Vi-Trầm-Hoãn-Sắc-Thực
      Tứ doanh mạch phân làm : Khinh-Thanh-Trọng-Trọc

      LMC

      Delete
  8. Không biết bác sĩ Lại Mạnh Cường có phải là một gastroenterologist hay không?
    Theo tôi những bệnh mãn tính (chronic) như bệnh bao tử mà phang thuốc thuốc tây vào mà trị là tiêu đời, ví thuốc tây chỉ để ngăn (suppress) cái triệu chứng (symptom) trong chốc lát chứ không diệt (cure) cái gốc của bênh. Mà càng ra sức ngăn cản, khi nó trở lại (với một vengeance) thì càng chết người, cho nên ba cái thuốc tây uống vào chỉ làm người bệnh thêm lệ thuộc vào thuốc chứ không trị dứt được căn bệnh ...rốt cuộc chỉ béo cho mấy ông lang tây mà thôi (tha hồ nuôi bệnh)

    Đông y thì ngược lại, vì trị bệnh bằng dược thảo thiên nhiên nên không có phản ứng phụ (side effects) mà còn giúp ta trị tận gốc cái căn nguyên của bệnh nữa, nên tôi thấy riêng với bệnh bao tử thì KHÔNG NÊN dùng thuốc tây mà RẤT NÊN dùng thuốc ta, không tin quý bà con cứ thử vài tháng thuốc ta, nếu không đạt kết quả như ý thì thay đổi cũng chưa sao vì không có phản ứng phụ

    ReplyDelete
  9. Lão Ngoan Đồng12 January 2014 at 14:53

    Úi mẹ cha tui ui,

    Các bác mà cứ ngôn kiểu này là em mất tiêu ngày chủ nhật đẹp giời hiếm hoi.
    Em xin thưa ngắn gọn thế này nhớ, theo sự hiểu biết nông cạn của mình thui.

    1/
    Bệnh đau bao tử mãn tính như bác viết, thì Tây y họ phải tìm cho ra loại nào.
    Chẳng hạn như VIÊM (gastritis), LOÉT (ulcer), UNG THƯ (cancer) ...
    Từ đó họ mới đi tìm cái gốc, như tại sao lại bị Viêm, Loét, Ung ???
    Trong mỗi loại cũng chia nhỏ ra; lại còn đánh giá tiến triển tới đâu !
    Sau đó mới là trị liệu, chứ ko có phang ngang xương hổ lốn được đâu.
    Các bác sĩ Tây y khám bệnh tư ở ta là chúa làm bừa phứa lắm bác.

    2/
    Đông y họ cũng cẩn thận định cho ra căn bệnh.
    Dựa vào luật âm dương (lưỡng nghĩ), tứ tượng (thái âm thiếu âm thái dương thiếu dương), ngũ hành (kim mộc thủy hỏa thổ) bla bla bla để rồi luận ra bệnh.
    Thí dụ bậy bạ cho có hình tượng nhé, chứ em quên hết bài vở học khi xưa rồi,
    hoả vượng ở can, đốt cháy con tì con vị etc etc etc

    Bởi thế lương y phải vọng văn vấn thiết, tức hỏi kỹ rồi xem mắt, lưỡi, da, móng tay móng chân, tóc tai ... sau cùng mới trổ tài bắt mạch, mà luận bệnh.

    Khi điều trị họ cũng áp dụng đủ trò:
    - khuyên bệnh nhân nên ăn cái gì và tránh cái gì
    - châm cứu với bổ tả ra làm sao
    - dùng thuốc trị bệnh v.v...

    Cái nguyên tắc chính của Trung y là, tái lập lại quân bình (restore of the balance) âm dương trong cơ thể con người.

    Lão Ngoan Đồng

    ReplyDelete
  10. Tiểu đệ đồng y 99% với hiền huynh Cường ( mới ) Mạnh Lại. Bị bệnh bao tử Tây y se làm Endoskope để tìm nguyên nhân. Nếu là loét do bakterien thì uống thuốc trụ sinh mới chữa dứt được, còn đông y chữa trị chỉ toàn đoán mò, tại thế này, tại thế kia...

    Ông anh họ tôi ở Việt Nam, đau bao tử hơn 20 năm, chữa không dứt vì chỉ uống thuốc, lúc ta, lúc tây, bệnh chỉ bớt mà không dứt. Sau tôi đề nghị đi soi bao tử ( Endoskope ) mới khám phá ra là có vi trùng trong bao tử. Lúc làm Endoskope, thấy bị loét, bác sĩ lấy luôn mẫu gửi labor thử và tìm thuốc thích hợp. 3 ngày sau có kết quả, họ cho anh tôi uống trụ sinh trong 10 ngày. Bệnh dứt hẳn, hơn 8 năm nay không còn tái phát một cơn đau nào nữa.

    Nếu đau do có nhiều acid trong bao tử thì đông y có rất nhiều cách trị. Uống trà xanh cũng hết. Tuy nhiên theo tôi, nếu bị loét vì bakterien thì dầu vừng hay là nha đam, trà xanh không thể nào chữa dứt được.

    Tôi không phủ nhận giá trị của đông y, nhưng như anh Cường nói, chỉ có người bệnh chứ không có một bệnh. Do đó, chữa trị phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Đông y hầu như chỉ chữa theo cách bao quát, giống như xổ số. Trúng bệnh thì hết, không trúng thì tại...thầy dở. Hahaha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng khá đồng ý với bạn Huy . Theo hiểu biết của tôi qua internet thì 95% bệnh nhân viên dạ dày có mang vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây chính là tên 2 nhà bác học người Úc mà mãi năm 1983 mới phát hiện ra loại vi khuẩn này . Muốn diệt nó phải uống 2 loại kháng sinh trong vòng 7-10 ngày. Hầu như mọi kết quả thực nghiệm các bác sĩ nói là chỉ diết được 93-95% vi khuẩn . Chứ không có thuốc kháng sinh nào diệt được 100% vi khuẩn kia .

      Tôi đang muốn hỏi chị Phương Bích là cụ thân sinh ra chị trong dạ dày của cụ có vi khuẩn Helicobacter pylori không ?. Biết đâu dầu vừng diệt được nó thì sao ?

      Delete
  11. Lại Mạnh Cường25 January 2014 at 03:55

    Thưa Khách Quen,

    Cần thưa rõ tên của con vi trùng là do đó là xoắn trùng, nên có tiếp đầu ngữ (prefixe) là helico-, xuất phát từ tiếng La Tinh và Hy lạp là helix = spiral, có hinh dạng xoắn ốc.

    wikipedia:
    Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy khoảng 1980. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

    Helicobacter pylori (/ˌhɛlɪkɵˈbæktər paɪˈlɔəraɪ/; H. pylori), previously named Campylobacter pylori, is a Gram-negative, microaerophilic bacterium found in the stomach. It was identified in 1982 by Australian scientists Barry Marshall and Robin Warren, who found that it was present in patients with chronic gastritis and gastric ulcers, conditions that were not previously believed to have a microbial cause. It is also linked to the development of duodenal ulcers and stomach cancer. However, over 80 percent of individuals infected with the bacterium are asymptomatic and it has been postulated that it may play an important role in the natural stomach ecology.[1]

    More than 50% of the world's population harbor H. pylori in their upper gastrointestinal tract. Infection is more prevalent in developing countries, and incidence is decreasing in Western countries. H. pylori's helix shape (from which the generic name is derived) is thought to have evolved to penetrate the mucoid lining of the stomach

    ReplyDelete
  12. Toi thay bay gio thi lang ta hay lang tay phan lon la do rom -chi co 1% la LANG that cho nen tay y hay nam y phai gap LANG that thi moi chua duoc benh.con DR CUONG o HA LAN ma khong viet dung ten nuoc minh an dau o nho thi dau oc co van de (ong viet HOA LAN)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lại Mạnh Cường28 January 2014 at 01:11

      Thưa bạn,

      1/
      Tôi vốn sống ở trong Nam, nên quen theo cách viết ở trong Nam trước 1975.
      Đó là sự phiên âm từ chữ HOLLAND
      Xứ này còn gọi thân mật là VÙNG ĐẤT THẤP, dịch nghĩa từ chữ NEDERLAND = Pays Bas. Chíết tự:ì Neder- là thấp, và land là đất.
      Còn được gọi yêu là xứ của bò sữa, của cối xay gió, của hoa uất kim hương (tulip) v.v...

      2/
      Ở ngoài Bắc (thời CS ?) lại gọi là HÀ LAN.
      Lý do lấy từ chữ Tàu 荷蘭 (Holland); viết qua pinyin thành Hé-lán; được Việt hóa thành Hà Lan.
      Lối này ta thường thấy từ xa xưa, như các cụ ta hay phiên âm từ chữ Tàu mà ra thành từ ngữ Hán Việt.
      Chẳng hạn, Karl Marx = Mã Khắc Tư; Monstesquieu = Mạnh Đức Tư Cưu; Washington = Hoa Thịnh Đốn; San Francisco = Cựu Kim Sơn; Moscow = Mạc Tư Khoa; Russia = Nga La tư; Paris = Ba Lê; France = Phú Lang Sa; England = Anh Cát Lợi ... rồi inspiration = yến sĩ phi lý thuần hihihihahahhahaaa

      3/
      wikipedia
      Hà Lan, còn gọi là Hoà Lan (tiếng Hà Lan: Nederland), là một trong số bốn quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan, cương vực bao gồm Hà Lan bản thổ nằm ở tây bắc châu Âu và một số đảo ở vùng biển Caribe. Hà Lan bản thổ chiếm đại bộ phận lãnh thổ Hà Lan, phía bắc và phía tây giáp biển Bắc, phía đông giáp nước Đức, phía nam giáp nước Bỉ.
      [hết trích]

      4/
      Có những người chỉ thích dùng tên này rồi thậm chí bài bác tên kia. Rồi chia thành hai phe kích bác nhau.

      Chẳng hạn có người chỉ thích gọi là hàng không mẫu hạm hay mẫu hạm; người lại chỉ thích gọi là tày sân bay.
      Tôi dùng tuốt luốt hết, không phân biệt, với mục đích làm giầu ngôn ngữ Việt Nam. Trực thăng hay máy bay lên thẳng với tôi "xêm xêm"; hay lính thủy đánh bộ hoặc thủy quân lục chiến cũng rứa.

      Một đằng là dùng từ ngữ Hán Việt, một đằng "nôm na mách qué" :-) !

      Vâng cần làm giầu ngôn ngữ Việt bằng mọi cách.
      Thí dụ TV hay máy truyền hình; radio hay máy truyền thanh; software = nhu liệu; phần mếm; hardware = phần cứng ... ô tô hay xe hơi hoặc xe con bla bla bla

      Nói tóm lại, tất cả chỉ là thói quen ! Cứ dùng thử lâu rồi quen và nếu được số đông chấp nhận là OK Salem !

      Amsterdam, 27/01/2014
      Lại Mạnh Cường

      TB :
      Xin vui lòng bỏ dùm danh xưng về ngành nghề chuyên môn trước tên dùm tôi.
      Xin cứ gọi thẳng tên tục là tôi thích nhất :-) ! Vâng gọi là LMC hay ông Cường hay Mr. C etc etc etc

      Delete
  13. cho xem
    http://ungthuviet.vn/viewtopic.php?f=18&t=49&sid=6dc9674065c30a8526cdd9876c3d26d9

    ReplyDelete
  14. ung thu phoi
    http://ungthuviet.vn/viewtopic.php?f=18&t=49&sid=8000b48fb935198fc50a1438710e567c

    ReplyDelete