Translate

Tuesday 22 May 2012

Nếu bạn bị xếp hạng '' phản động''




May 21, '12 5:10 AM
for everyone
Đây là câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Không nhất thiết bạn đọc đủ cơ sở để đánh giá rằng nó xảy ra ở nước CHXHCNVN.
Nếu bạn bị liệt vào hạng phản động của nhà cầm quyền thì cuộc đời của bạn sẽ ra sao.?
Trước hết tiêu chí để xếp loại phản động là vô cùng phong phú. Ví dụ bạn chỉ trích một chính sách nào đó của nhà cầm quyền về giao thông, thuế, giáo dục....
Hay bạn phản đối nước láng giềng xâm lược, bắn giết đồng bào của bạn.
Hoặc bạn bày tỏ sự thông cảm với những người ''phản động'' khác bị xét xử, tù đày.
Như thế bạn sẽ là phản động với một cụm từ đầy ngôn ngữ luật như '' xâm hại an ninh quốc gia''
Tuy nhiên nếu bạn nợ hàng nghìn người nông dân hàng chục nghìn tỉ và trốn biệt ra nước ngoài bạn chỉ cùng lắm mang tội với nông dân như tội '' lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân''
Nếu bạn làm thiệt hại cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng, ngân sách của một đất nước khốn khổ mà học sinh đến trường bằng cách bơi qua sông, đu dây qua vách đá thì bạn chỉ bị kết tội '' thiếu tinh thần trách nhiệm''
Còn chức bạn to hơn nữa, gây thiệt hại hơn nữa thì sẽ bị kiểm điểm nội bộ.
Nếu bạn đánh chết người bằng dùi cui, dây điện, gậy, giầy đinh, bắn chết trẻ em bằng súng nhưng bạn là người nhà nước. Bạn nếu không may mắn sẽ bị kết tội là ''làm chết người khi thi công vụ''
Làm chết người, nghĩa là không phải bạn giết người. Làm chết người có thể là bạn sơ ý, cẩu thả để súng cướp cò, dui cui rơi vào sọ người khác khiến họ chết.
Nhưng nếu bạn phản đối một chính sách, bạn sẽ là kẻ trọng tội với đất nước, nhân dân. Bạn sẽ bị kết vào loại phản động, hại dân, hại nước. Sẽ có hàng loạt nhân dân đóng vai nhân chứng lên phản đối bạn ầm ĩ ở phường, ở trên báo chí, họ sẽ thảm thiết, giận giữ như chính bạn đã quỵt tiền họ trốn ra nước ngoài, giết chết người thân của họ, làm thất thoát ngân sách hàng ngìn tỉ đồng, và bạn chính là kẻ đã đẩy trẻ em phải đi học bằng đò qua sông dẫn đến chết đuối. Họ sẽ đòi hỏi phải nghiêm trị, trừng trị thích đáng...và họ hả hê khi thấy bạn bị kết án nhiều năm tù.
Và đó bạn là loại tội phạm '' xâm hại an ninh quốc gia''
Bạn có thể là trí thức, công nhân, cán bộ về hưu, cựu chiến binh.
Đôi khi bạn là kẻ vô học, tiền án, tiền sự và cuộc đời đầy những năm tháng đen tối trong vũng bùn của giới hạ lưu. Một ngày nào đó bạn được làm bố, bạn say sưa với sinh linh bé bỏng ấy quên cả tháng ngày, bỗng nhiên ngày nào đó gió mưa bạn ngồi ở nhà ngắm thấy nụ cười trên miệng con trai vừa đầy tháng, bởi óc tưởng tượng phong phú bạn hình dung con trai bạn hai mươi năm sau sẽ sống trong một xã hội thế nào. Bạn bắt đầu tìm hiểu xã hội.
Và con đường thành phản động của bạn bắt đầu được cơ quan an ninh ghi nhận, theo dõi và đưa ra cách xử lý.
Ngày nào đó công ty bạn đang làm bị công an đến hỏi về thuế, về nhân lực, về bảo hiểm, tiền lương, phòng cháy chữa cháy, về đăng ky kinh doanh...giám đốc của bạn nơm nớp lo sợ không biết chuyện gì. Vì người ta cứ đến từng tốp và lạnh lùng sát khí gườm gườm chất vấn. Đến lúc giám đốc bạn hoảng lắm rồi, người ta mới hỏi về bạn làm gì ở công ty, bạn được nhận vào thế nào, ngày nọ ngày kia bạn làm gì, công ty có bố trí đi đâu ....
Bạn sẽ làm tiếp để công ty hàng ngày có công an đến làm việc như thế chứ.?
Tất nhiên là không rồi. Bạn sẽ đi tìm việc khác.
Lần này bạn làm cho một nơi khác, ở đây tài chính sạch sẽ lắm. Nhưng giám đốc bạn vẫn có người tìm đến giới thiệu là an ninh cấp cao hỏi về bạn. Giám đốc bạn lần này là người mạnh mẽ, anh ta có thể thoái thác không hợp tác trả lời. Nhưng anh ta có thể mạnh mẽ, còn bố mẹ anh ta ở quê thì không sao mà yên tâm khi có người của nhà chức trách đến nhà tìm và thông báo con họ đang dung túng, tiếp tay cho một đối tượng ''phản động''. Rồi bố mẹ anh ta hoang mang, lo lắng liên tục hỏi anh ta, thậm chí họ thay phiên nhau từ quê lên thành phố để xem thằng phản động đang làm gì ảnh hưởng đến con mình.
Bạn lại thất nghiệp, giờ bạn hiểu đi tìm công việc ở nơi khác nữa là điều vô ích.
Bạn chọn công việc gì làm trong vài ngày, nhanh chóng, tiền trao cháo múc như việc đóng một cái tủ nhôm kính, hàn một cái chuồng cọp phơi quần áo, làm một tấm biển quảng cáo cho cửa hiệu mới mở hoặc viết một bài cho một cá nhân, công ty nào đó muốn quảng cáo. Kiếm chút tiền không nhiều, nhưng nhanh chóng vào túi khi những điều khác chưa đến.
Nhưng cuộc đời không hẳn đã đen tối với bạn. Có những người hiểu bạn, họ lặng lẽ  gửi bạn chút quà nuôi con. Những giúp đỡ đó làm bạn cầm cự được với cuộc sống khó khăn. Đôi khi bạn chẳng biết là ai giúp bạn nữa, vì họ sợ liên luỵ, sợ nhà chức trách nên không muốn ra mặt.
Các nhà chức trách thêm bạn tội nữa '' nhận tiền của các thế lực thù địch làm phương tiện hoạt động chống phá nhà nước nhân dân''.
Những món tiền nhỏ này thật sự bạn không bao giờ biết nó đến với bạn lúc nào, không bao giờ bạn biết nó còn đến nữa hay không. Bởi sự giúp đỡ là tự nguyện, bột phát. Không phải là trả lương, thế nên có người gửi bạn 1 triệu từ năm này, đến 3 năm sau họ gửi lần nữa, tuỳ theo khả năng của họ.
Nếu bạn muốn sắm một cái điều hoà, bạn không thể yêu cầu người ta cho bạn tiền để sắm một cái điều hoà. Vì họ không có trách nhiệm ràng buộc nào phải giúp bạn cả.
Một ngày nào đó, cuộc sống mở cho bạn một thay đổi, chẳng hạn một chính phủ nào đó vô tình biết được bạn có khả năng về văn hoá, nghệ thuật nào đó. Họ cho bạn một suất học bổng, khi học xong họ sẽ có việc làm cho bạn. Cuộc đời bạn bỗng nhiên tươi tắn như loài cây trên sa mạc gặp mưa. Bạn có kiến thức, có việc làm, một việc làm tốt như dịch sách, đồng lương đủ cho gia đình bạn sống tươm tất. Và hơn nữa bạn từ một thằng lưu manh ở đường phố trở thành một người làm văn hoá. Đó là ước mơ và đích đến là một cuộc mưu cầu hạnh phúc mà bất kỳ ai cũng muốn.
Nhưng nhà chức trách sẽ ngăn ước mơ của bạn lại. Bởi trong quan điểm của họ thì ước mơ của một kẻ có vấn đề về an ninh quốc gia thì kiểu gì cũng có vấn đề về an ninh quốc gia.
Bạn sẽ gào lên ư, đừng !. Hãy chấp nhận vui vẻ, điều quan trọng là đừng bao giờ buồn, lo, sợ vì những việc mà họ gây ra cho bạn. Bởi mục đích chính của họ là làm bạn đau khổ những thứ nhưnhà tù, công việc, cấm đi lại, hàng xóm hậm hực dòm ngó, bạn bè cũ xa lánh... tất cả những điều đó họ làm cốt để bạn phải đau khổ. Để họ chứng minh họ có quyền tước đoạt ước mơ, cuộc sống, huỷ hoại hay ban phát cho ai đó.
Đừng nghĩ họ nhân đạo không bỏ tù bạn. Chẳng qua vì cuộc sống của bạn bây giờ và nhà tù không khác nhau là mấy  về vật chất cũng như tinh thần. Nếu bạn là tiến sĩ, có nhà to, xe hơi, nhà cho thuê họ sẵn sàng quẳng những thứ rác rưởi để làm cớ bắt bạn, hay bạn đang có bệnh trong người họ mới giam cầm bạn. Còn khi bạn chả còn gì để mất, người ta làm mọi cách để tước đoạt tinh thần bạn, khiến bạn khiếp sợ, hãi hùng và ngày nào đó bạn lê lết đến van xin họ, cam đoan, cam kết, lạy lục thề thốt, khai báo lập công...lúc đó chưa chắc họ đã buông tha cho bạn.
Hãy gắng tìm những niềm vui ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất. Hãy gắng đọc khi có thể những tác phẩm như Quần Đảo Ngục Tù, Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù, Một Ngày Trong Đời Của I Van, Bá Tước Mông Tơ Crit To, Pa Pi Lon, Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm 200.
Hãy tìm lối thoát trong cuộc sống trắc trở ở ngay trái tim mình.
Nguồn:http://nguoibuongio1972.multiply.com

Bức ảnh này là câu trả lời dành cho
Đọc, muốn phản biện 1 chút. 20 năm trước, chị là ai? Cuộc sống của chị thế nào? 20 năm trước, chị còn trẻ, chị ko hiểu gì về xã hội...! OK, ko sao cả. Sau 20 năm, chị thấy cuộc sống của chị thế nào? Có hơn trước ko? Xe máy, nhà cửa, điện thoại.... Chị cũng có thể phản biện "Nếu như sống ở chế độ khác, cuộc sống của chị sẽ ...". Có thể e ko còn trẻ nữa, kém chị một chút thôi. Ko quá ơn Đảng, ơn chính phủ. Nhưng thực sự chế độ này vẫn đang làm rất tốt việc của mình! Ổn định và phát triển. Hyax nhớ đến ngày xưa, ngày còn thèm miếng thịt.... Đùng bao giờ phủ định tất cả!

.

13 comments:

  1. "Hãy gắng tìm những niềm vui ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất." Ok! Tôi đã từng như vậy.

    ReplyDelete
  2. Em nhận thấy sắp tới sẽ có một chiến dịch lớn nhiều lớp lang từ dùng bức tường lửa, các nghị định/luật lệ mới, những trò văn bẩn tung hỏa mù trên các báo chính thống, các chân gỗ là các blogger chuyên gia tỉa đểu, xoi mói, đặc tình để tấn công các blogger làm những việc tốt cho xã hội, gióng lên những tiếng nói bất công, tiêu cực của xã hội.

    Thậm chí nói lên sự chân thật trong cuộc sống cũng sẽ bị liệt vào loại cần ngăn chặn, còn đến mức bị quy chụp là phản động thì khả năng phải là cộm cán, gây mất miếng ăn của đám chóp bu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bùi Thị Minh Hằng23 May 2012 at 18:54

      Có rồi đấy! Nhưng mình có chính nghĩa thì cứ tin ở chính nghĩa thôi
      Tối qua đang nằm trong bệnh viện mấy người vô đưa xem tin , bài bên blog Beo..Chúng châm trích XD , thời gian qua tôi cũng là nạn nhân đấy thôi, nhưng mình phải TỈNH
      Không sao nhãng mục tiêu và lý tưởng của mình, không phân tâm trước những trò hạ tiện của chúng nó
      Chúng ta nhất định thắng cho dù phải trả giá thế nào

      Delete
  3. Đôi lời chia sẻ với Người Buôn Gió:

    Chúc anh giữ vững niềm tin
    Con người của GIÓ đi tìm đúng sai
    Thương anh gặp vận không may
    Cái án “phản động” tháng ngày bám theo
    Cột chân anh, bắt phải nghèo!
    Chỉ thương Tý Hớn khổ theo bố mình
    Ức lắm đấy, phải lặng thinh
    Bao giờ trời sáng, bình minh chân trời:
    Trả anh quyền được làm người
    Trả cho cu Tý nụ cười tuổi thơ?

    ReplyDelete
  4. Không có những ngày tồi tệ NHẤT dâu. Cũng chẳng phải cố gằng tìm nguồn vui Bích Phượng ạ. Nguồn vui bất tận là cho đến bây giờ ta vẫn sống,vẫn tiếp nhận thông tin ngồn ngộn dội về ,lòng ta vẫn đau với nỗi đau của người nông dân mất đất,trái tim ta vẫn nhỏ máu với mọi bất công ở đời và ta luôn háo hức chờ cái điều tồi tệ hơn hôm nay của ngày mai sẽ tới. Rồi đến đêm mai ta vẫn sống với khát vọng mãnh liệt hơn

    ReplyDelete
  5. Chụp mũ là chuyện của người ta
    Mình có đội cái mũ đẹp như thế không mới là đáng chuyện ?
    Hy vọng rằng ai cũng có một cài mũ đẹp

    TH

    ReplyDelete
  6. http://www.procontra.asia/?p=609
    Đọ sức
    Tháng 5 24, 2012

    Phạm Thị Hoài

    Viết cho Người Buôn Gió

    Đó là một cuộc đọ sức giữa hai đối thủ hoàn toàn không cân xứng: bên này là một nhà nước đầy quyền lực, sức mạnh và sẵn sàng nghiền nát bất kể ai và bất kể điều gì nó không ưng ý; bên kia là một con người bình thường, một cá nhân vô danh nhỏ bé.

    ......................

    Phần lớn đoạn văn trên đây không phải của tôi. Tôi chỉ diễn đạt lại và đặt vào khung cảnh Việt Nam lời mở đầu cuốn tự truyện của một người Đức thời Quốc xã[1]. Khi Hitler lên cầm quyền, tác giả là một sinh viên luật mới ra trường và đang thực tập tại Kammergericht, Tòa Thượng thẩm Berlin, biểu tượng kiêu hãnh của nền luật pháp Đức trước khi cuộc cách mạng màu nâu đồng hóa mọi lãnh vực xã hội vào ý hệ và tổ chức Nazi. Những tháng chứng kiến sự tàn phá thiết chế luật pháp tối cao, đầy uy tín và truyền thống này là trải nghiệm then chốt, khiến chàng thanh niên 25 tuổi Sebastian Haffner, con nhà lành, ít quan tâm đến chính trị hơn văn chương nghệ thuật, quyết định đọ sức với cái nhà nước tử thần đó. Tòa thượng thẩm ấy nổi tiếng vì 150 năm trước đó, hội đồng thẩm phán của nó đã thà vào nhà đá chứ quyết không vì lệnh vua mà sửa một bản án mà họ tin là đúng đắn. Huyền thoại kể rằng, khi xây dựng cung điện mùa hè nổi tiếng Sans Soucis ở Potsdam, vị vua Phổ cũng đầy huyền thoại là Friedrich Đại Đế muốn phá chiếc cối xay gió ở gần lâu đài để giải phóng mặt bằng. Vua ngỏ ý muốn mua lại. Chủ cối xay gió không muốn bán. Vua dọa, ngươi không bán thì ta tịch thu. Chủ cối xay gió đáp: Vâng, nhưng xin bệ hạ đừng quên rằng còn có Tòa Thượng thẩm Berlin. Đến hôm nay chiếc cối xay gió ấy vẫn còn nguyên, ngay cạnh lâu đài vua Phổ. Vài tháng sau khi thay máu Quốc xã, cũng Tòa Thượng thẩm ấy chỉ còn là sân khấu cho những phiên tòa phô diễn của Tòa án Nhân dân (Volksgerichtshof).

    Sebastian Haffner lưu vong năm 1938, khi nước Đức Quốc xã ở đỉnh cao quyền lực. Ông đã không thắng trong cuộc đọ sức. Bảy năm sau, đối thủ của ông đầu hàng.

    © 2012 pro&contra


    --------------------------------------------------------------------------------

    [1] Sebastian Haffner, Geschichte eines Deutschen. Die Erinnerungen 1914-1933, dtv, München 2002

    ReplyDelete
  7. Đọc, muốn phản biện 1 chút. 20 năm trước, chị là ai? Cuộc sống của chị thế nào? 20 năm trước, chị còn trẻ, chị ko hiểu gì về xã hội...! OK, ko sao cả. Sau 20 năm, chị thấy cuộc sống của chị thế nào? Có hơn trước ko? Xe máy, nhà cửa, điện thoại.... Chị cũng có thể phản biện "Nếu như sống ở chế độ khác, cuộc sống của chị sẽ ...". Có thể e ko còn trẻ nữa, kém chị một chút thôi. Ko quá ơn Đảng, ơn chính phủ. Nhưng thực sự chế độ này vẫn đang làm rất tốt việc của mình! Ổn định và phát triển. Hyax nhớ đến ngày xưa, ngày còn thèm miếng thịt.... Đùng bao giờ phủ định tất cả!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói thật tình tôi không muốn tranh luận với bạn đâu. Thật buồn khi bạn chỉ nhìn về quá khứ. Chiến tranh kết thúc 37 năm rồi bạn ạ. Nếu bạn bằng lòng với những gì mình đang có, mà không quan tâm gì đến sự khốn khổ của người khác thì tôi chẳng còn điều gì để nói với bạn. Tôi không đòi hỏi cho cá nhân mình, vì tôi chẳng phải tranh giành với ai cái gì. Nhưng nhìn nhưng bất công trong xã hội thì tôi không thể không suy nghĩ và lên tiếng.

      Delete
    2. Đọc lại câu ổn định và phát triển của bạn thấy nản quá. Đến bố mình 90 năm tuổi đời, 67 năm tuổi đảng còn phải rầu rĩ về sự bất ổn của xã hôi này mà bạn lại bảo là ổn định!!! Quả là bất hạnh.

      Delete
  8. Ô, thê cm của em ko được đăng à?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Để xem nhá, có thể nó tự nhảy vào spam đấy, để tui lôi ra ngay đây

      Delete
  9. Toi thay o ta cung the!

    ReplyDelete