Translate

Wednesday 16 April 2014

Học trò vùng cao ăn cơm với lá khiến dân mạng đắng lòng


Sưu tầm trên facebook

Câu chuyện cậu học trò nhỏ ăn cơm với lá rừng, đang được chia sẻ trên Facebook khiến cư dân mạng rưng rưng. Nhiều người bày tỏ rằng họ nhìn thấy tuổi thơ của mình ở ngày xưa khốn khó.

 
Bữa cơm trưa chỉ có cơm với lá rừng của Mùa A Tếnh 

Được sự đồng ý của tác giả Mai Thanh Hải, iHay.vn xin được đăng tải lại câu chuyện cảm động này để chia sẻ cùng độc giả:

Mùa A Tếnh, dân tộc Mông, năm nay 6 tuổi và bắt đầu vào học lớp 1, điểm trường Tiểu học Háng Gàng ở Pá Hu (Trạm Tấu, Yên Bái).

Nhà Tếnh cách điểm trường một ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ. Buổi trưa không về được nhà ăn cơm, nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ A Tếnh lại xới cho một chút cơm, kèm theo ít thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.

Mở phần cơm của Tếnh, "món ăn" duy nhất chỉ là mấy lá rau rừng, có vị chua chua!



Những gói cơm trưa bọc trong túi bóng

Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu khoảng 19km đường rừng. Ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào bản, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ. Ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng.

Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ. Nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống. Rồi học cái chữ viết hòng cải thiện tương lai.

Vẫn biết có rất nhiều chế độ chính sách, sự ưu ái dành cho con trẻ vùng cao, biên giới. Thế nhưng để chính sách thực sự là miếng cơm, hạt muối, giọt dầu, thì có lẽ những người làm chính sách nên đi đến tận những nơi xa tít mù tắp như Háng Gàng này?

Để họ xem thực sự vì sao những đồng tiền – cân gạo trợ cấp, cứu giúp đồng bào lại đến muộn đến vậy và có cách làm nào thực sự hữu hiệu? Để con trẻ lít nhít khỏi xoe mắt buồn rầu, khi trệu trạo nuốt miếng cơm khô trong túi ni lông, với duy nhất mấy miếng lá rừng đăng đắng, chua chua.

Và liệu, người ta có thống kê nổi ở các địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, có bao nhiêu học sinh phải ăn cơm với lá chua, với muối trắng, với măng đắng, với ớt cay?

Đi đến những nơi tận cùng của tổ quốc mới thấu hiểu được cái đói cái nghèo! Đôi khi cứ tự hỏi đất nước đã giải phóng được gần 40 năm rồi mà có những nơi trẻ con vẫn phải ăn cơm với lá rừng, vẫn phải băng rừng lội suối gần 40 km đi học. Cái sự học hành ở đâu vất vả bằng như thế?

Ba ngày trước, ở Lai Châu, 7 đứa trẻ lội suối đi học bị lũ cuốn đi mất, ở đâu mà cái sự đi học phải đánh đổi bằng cả mạng sống như vậy?
Mai Thanh Hải

Dân mạng sau khi đọc chia sẻ trên của người dùng Facebook Mai Thanh Hải đã thốt lên rằng họ vô cùng cảm động vì nhìn thấy tuổi thơ của mình một thời khốn khó.

Ai cũng đều chạnh lòng khi nhìn bữa cơm khô khốc của em học trò vùng cao. "Cháu bé này trông như trẻ 3, 4 tuổi hơn là 6 tuổi vì chế độ dinh dưỡng này đây! Tôi thực sự muốn làm một việc gì đó cho trẻ em vùng cao", một cư dân mạng chia sẻ.



9 comments:

  1. Các cháu ngoan chịu khó ăn cơm với lá rừng để góp phần cùng các bác trả nợ mỗi năm 6 tỷ USD, xây dựng CNXH, cứ kham khổ như vậy là yêu nước đấy. Ăn thịt chỉ tổ chóng mắc bệnh gout.

    ReplyDelete
  2. Thật tội nghiệp các cháu vì bọn quan nhà sản ăn hết tiền chính sách của các cháu rồi !

    ReplyDelete
  3. Hãy tổ chức Asiad 18 đi ! Độc lập , Tự do nhờ ơn Đảng.
    Áo ấm, cơm no nhớ bác Hồ .

    ReplyDelete
  4. Vì đâu mà đến thế kỷ 21 rồi mà dân ta phải khổ thế này

    ReplyDelete
  5. Đảng cộng sản muôn đời muôn kiếp vẫn vậy. những cá nhân cấu thành đảng cộng sản óc quyền lợi với chế độ nên không muốn có sự thay đổi.

    Muốn đất nước thay đổi để đời mình, đời con bớt đi những khốn nạn, nhọc nhằn, con người Việt Nam phải thay đổi. Thay đổi cách suy nghĩ, cách sống, cách hành động của mỗi người
    Thấy chuyện gì cần sửa, sửa ngay. Chuyện gì cần làm, làm ngay. Một người làm không được, kêu gọi nhau cùng làm. Một huyện, một thành phố, cả nước cùng xắn tay áo cho một mục đích chung, không một khối đá nào cản đường dân ta được. Cộng đồng sinh hoạt là như thế anh em, chị em ạ.
    Đưng sống như những hạt cát rời. Hạt cát rời không ai ngó ngàng đến. Dân ta sống như hạt cát rời, kẻ xấu sẽ hủy hoại đời ta. Kẻ thù sẽ cướp nước ta. Kẻ ác sẽ nô lệ ta!

    ReplyDelete
  6. Tuổi thơ của mình cũng đã khổ nhưng nhìn cháu bé này thật không cầm được nước mắt..
    Chỉ biết cầu mong các cháu có hoàn cảnh tương tự có cuộc sống tốt đẹp hơn.

    ReplyDelete
  7. Thật bất công.
    sao lại để bọn vùng cao ăn rau lá một cách thoải mái..
    trong khi đó lũ đầy tớ ở TƯ đau khổ vật vã do gút vì phải ăn thịt....

    ReplyDelete
  8. │ Tội thế! Chả biết đứa bé có tủi thân không nhưng người lớn thì có. Mấy chục năm vẫn chưa thể quên và đẩy lui được cái đói nghèo tù túng. Giá mà có một tổ chức từ thiện xã hội do dân tự lập, cho phép công khai lập quĩ cứu đỡ các cháu. Giá mà bớt đi được chút xíu ngân sách; ban bệ cơ cấu, đại hội tiểu hội, bằng thật bằng giả . .

    Đâu cũng thấy "Tầm nhìn 30, 50 năm" mà cái trước mắt không hay vờ không thấy! Tài thiệt.

    ReplyDelete
  9. chỉ muốn khóc, lật đổ chế độ đi các bạn ơi

    ReplyDelete