-
Đáng đời!
Người lại ngậm ngùi nghĩ, hẳn có
uẩn khúc bên trong.
Bản thân cái từ Tân Cương, đã gắn
liền với lịch sử đòi ly khai của người Duy Ngô Nhĩ từ rất lâu. Nếu chỉ là những
tội phạm thông thường, không dễ gì họ đem theo cả phụ nữ và trẻ nhỏ. Cũng không
dễ gì họ liều lĩnh đến mức cướp súng và giết người. Cái giá thật đắt - 7 mạng
người (2 người Việt Nam )
!
Dư luận đặt dấu hỏi, tại sao bên
Việt Nam
lại vội vàng đẩy những người Tân Cương, về cái nơi họ vừa mới tìm cách ra khỏi
đó? Tại sao không tìm hiểu nguyên nhân nhập cảnh trái phép của họ? Nếu họ là
những người ly khai, bất đồng chính kiến, hành động đó chẳng phải đã đẩy họ đến
chỗ chết hay sao? Thế thì có khác gì hành động giết người?
Tôi chợt nhớ đến một câu nói nổi
tiếng: “Không có gì quý hơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Điều gì khiến cho
người ta bằng mọi giá, chạy trốn khỏi Tổ quốc mình như thế?
Không chỉ bây giờ! Không chỉ
người Trung Quốc! Phàm đã là con người (kể cả con vật), ai cũng khao khát điều đó – Độc lập, Tự do, Hạnh phúc!
Từ ngày xửa ngày xưa, người Tống
chạy sang Việt Nam ,
người Việt chạy sang Hàn Quốc….và những quốc gia mà những kẻ chạy trốn khỏi Tổ
quốc chọn làm nơi nương náu, cũng đã cưu mang họ cho đến ngày nay. Thời xưa
cũng chẳng còn man rợ như thế, là bắt họ nộp mạng cho kẻ thù của họ.
Trong tâm thức của rất nhiều
người Việt Nam, cậu chuyện về cuộc chạy trốn khỏi quê hương của hàng triệu
người Việt, sau biến cố năm 1975 là một khúc trường ca đầy bi thương. Những
người chạy trốn không cần biết cái gì chờ đợi họ ở phía trước, chỉ biết cứ phải
đi cái đã. Thực tế đã chứng minh, những người ở lại đã phải trả giá đắt như thế
nào. Cuốn sách “Bên thắng cuộc” của bác Huy Đức, có lẽ chỉ lột tả được phần nào
cái giá đó.
Cuộc đào thoát khỏi quê hương,
không chỉ dừng lại phạm vi người bên kia chiến tuyến. Nhiều năm sau, nó lan ra
cả miền Bắc, tới những người vốn không hề dính líu gì tới chính trị. Dòng người
chạy trốn khỏi “Thiên đường XHCN” gồm cả dân lao động, nghệ sĩ, trí thức… Người
không đi thoát, thì nhà tù sẽ là nơi chờ đón họ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi không
biết họ bị kết tội gì? Hồi ký về những đoạn trường chốn chạy, được chia sẻ trên
mạng, cho dù họ thoát hay không thoát, cũng đều khiến người đọc cảm thấy chua
xót lẫn ngậm ngùi.
Đất lành chim đậu. Con người cũng
thế. Không ai chọn ĐỊA NGỤC thay THIÊN ĐƯỜNG.
ẢNH VỀ VỤ XẢ SÚNG Ở CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH
(Lấy trên google)
Người chết |
Kẻ sống
NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CUỘC "CHẠY TRỐN" NĂM 1975
(Nguồn lấy từ google)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=771581726199006&set=a.115868755103643.13719.100000415584390&type=1&theater |
│ Xin thành kính chia buồn với gia đình những người lính biên cương bảo vệ Tổ quốc. Một sự cố chắc sẽ không xảy ra nếu ở biên giới Lào hay Cam bốt. Phải chăng chúng ta quá cứng nhắc và nhất mực tuân thủ theo yêu cầu của phía Tr|x|ng Q|x|ốc? Và, đẩy họ vào bước đường cùng. Khi người Duy Ngô Nhĩ tìm cách trốn khỏi 'thiên đường', điều tối kị nhất không phải là sự bắt giữ bên phía VN mà thủ tục "bàn giao" trao trả lại cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chả cần phải có một bộ óc chính trị, ai cũng thừa hiểu điều gì sẽ đến với họ . .
ReplyDeleteCần lắm những tấm lòng bao dung như những người con nước Việt chạy nạn ngày nào thấm thía; chịu ơn quốc tế và những nước láng giềng cưu mang. Xin được mở rộng hai cánh tay giúp đỡ họ - những con người vong quốc dưới gót giày Đại Hán!
Tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa (tục ngữ) Thật tội cho những người Duy Ngô Nhĩ, họ cố tránh cái ác gặp phải cái ác hơn. Gọi là thiên đường nhưng tại sao nhiều người cố liều cả sinh mạng để trốn khỏi cái thiên đường ấy.
ReplyDeleteCon chim cùng thì mổ, con thú cùng thì cắn. Họ, những người Tân cương cùng đường, sao nỡ ? Nếu xưa các nước Đông nam á cũng xử như vậy thì nay lấy đâu ra kiều hối hàng chục tỷ mỗi năm ? Thương thay, tiếc thay, độc ác thay !!!
ReplyDeletePhải chi ngày xưa mấy bác ở ngoài Bắc lấy súng đạn viện trợ của Liên Sô, Trung Cộng bán đi lấy dollar mua xe hoi xây nhà lầu thi dân miềng Nam sẻ vượt Trừơng Son ra Bắc để sống. Mấy bác khỏi phải đi "giải phóng" mà "giải phóng" đến đâu dân chạy đến đó...
ReplyDeleteTrời ơi, chạy đi đâu không chạy lại vào thiên đường XHCN VN, nó cũng đâu có khác thiên đường bên ấy?
ReplyDeleteNếu những người này thật sự là những người muốn xin tỵ nạn chính trị thì thật không may cho họ là đã chọn nhầm VN, người đồng chí, người anh em "như môi với răng" của bọn bá quyền Bắc Kinh. Chắc họ chưa biết về mối quan hệ "khăng khít" này nên mới đến?
ReplyDeletePhương Bích à, từ khi biết suy nghĩ thì tôi luôn có một câu hỏi." Tại sao hồi năm 1954 cả triệu người dân Miền Bắc chạy vào Nam và đại đa số là tự giác, không thể bất kỳ sự chỉ định nào? Ngược lại hoàn toàn không có bất kỳ người dân Miền Nam nào tự nguyện chạy ra Miền Bắc? Tất cả những ai ra Bẵc đều do sự chỉ định, lựa chọn của tổ chức". Nếu không có sự ép buộc này thì liệu sau năm 1954 có người dân Nam nào sống trên đất Bắc hay không? Sau năm 1975 cũng vậy, dù có nghe đủ điều nói xấu về chế độ cũ, chế độ VNCH nhưng chỉ toàn thấy dân Bắc, từ thành phố đến nông thôn rủ nhau vào Nam sinh sống mà chẳng thấy bất kỳ ai bỏ Miền Nam để ra Bắc, trừ những trường hợp vì công việc.
ReplyDeleteVâng :((((
DeleteVà sự thực thiên chúa đã vào Nam
DeleteNgày xưa (1975-1990) những người Việt miền nam trốn chạy cộng sản còn bị chúng (lính bắc việt và du kích mặt trận GPMN) đánh chìm tàu hoặc cho lính đuổi theo bắn giết, cướp bóc không thương tiếc
ReplyDeleteTránh thằng ăn cắp, gặp thằng móc túi....
ReplyDeleteThat dang tiec la moi chi chet co 2 ten viet cong . Lan sau tin trac rang viet cong xe chet nhieu hon.
ReplyDelete2 cuộc bỏ phiếu bằng chân lớn nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam: lần thứ 1 vào năm 1954, và lần thứ 2 vào năm 1975. Cộng sản Việt Nam đi đến đâu người dân VN chạy đến đó. Ai thắng ai thì đã tỏ tường rồi.
ReplyDelete3 bài hát sau đây cho thấy một phần lịch sử cận đại. Một là của nhạc sĩ Phạm Duy (sinh quán tại Hà Nội di cư vào Nam năm 1975), một là của nhạc sĩ Nhật Ngân (sinh quán tại Thanh Hóa di cư vào Nam 1975). Một là của nhạc sĩ Anh Bằng (nguyên quán Thanh Hóa di cư vào Nam năm 1975). Dưới chế độ cự do ngôn luận, báo chí của miền Nam VNCH thiên tài âm nhạc của 3 nhạc sĩ được phát triển hết công suất. Trong khi đó nhạc si74 Văn Cao ở lại miền Bắc sau năm 1954 thì thiên tài âm nhạc của Văn Cao đã chết từ năm 1954, ông buồn chỉ làm bạn với rượu.
Kể ra thì sự thật về môi trường phát triển âm nhạc của chế độ VNCH (người ta gọi là "Ngụy" theo sự lừa bịp truyên truyến láo khóec) và chế độ Cộng sản tại miền Bắc VNDCCH của ông Hồ Chí Minh đã được chứng minh ai hơn ai, ai tốt hơn ai.
Bài hát 1
http://www.youtube.com/watch?v=kVntBYRDKeo
Bài hát: Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh?
Tác giả: nhạc sĩ Nhật Ngân (nguyên quán Thanh Hóa)
Ca sĩ: Ngọc Minh
Nếu tôi có được phép thần thông
tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn năm năm về trước
để cho anh thấy Giải Phóng được
Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh
Tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài Gòn
Từ lầu cao, từ phố đông
cho tới nơi hang cùng ngõ hẹp
bùn lầy đọng một chút tối tăm
tôi sẽ đưa anh hỏi thăm từng nhà
Họ sung sướng không, họ có mong anh,
mong các anh về giải phóng không anh
Biết anh có chợt nghĩ gì không
khi thấy quanh anh bao nhiêu nụ cười trên môi chợt tắt
và anh ơi thấy gì?
Ôi hạnh phúc đâu?
Bài hát 2
http://www.youtube.com/watch?v=L8ERP776IfM
Tác giả: nhạc sĩ Phạm Duy (nguyên quán Hà Nội)
ca sĩ: Khánh Ly
Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, vẫn là quê nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta!
Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta
Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!
Một ngày năm bốn, cha lùi quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!
Một ngày năm bốn, xa mộ ông cha
Với lũy tre xanh, khóm chuối bên sau nhà
Một ngày năm bốn, cha phải chia lìa
Cùng mảnh đất, nóc gia cha làm ra
Một ngày năm bốn, ôi Thành Đô ơi!
Tiễn bước cha đi, vẫn giữ tên muôn đời
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người
Vì người đã ra đi theo Tự Do
Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
Sài-gòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
Đất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
Đời của cha con: hai lần vẫy chào
Chào từ giã quê hương trong khổ đau
Đời hai lần ta bỏ quê bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc.
Bài hát 3
Nỗi Lòng Người Đi
Tác giả: nhạc sĩ Anh Bằng (nguyên quán Thanh Hóa)
Ca sĩ: Vũ Khanh
http://www.youtube.com/watch?v=ySllK7wbdIQ
Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa
Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say
Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy
Bạn lòng ơi! Ngày ấy tôi mang cây đàn quen sống ca vui bên nàng
Nay khóc tơ duyên lìa tan
Giờ đây biết ngày nào gặp nhau
Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu
Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa giòng đời ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi
Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ
Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu vắng đi
trong bùi ngùi
Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời
Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi
Xin đính chính là nhạc sĩ Nhật Ngân và nhạc sĩ Anh Bằng đều di cư vào Nam năm 1954 thay vì năm 1975.
Delete