Translate

Monday 10 September 2012

Đọc chuyện thời xưa, ngẫm chuyện thời nay.

Tình cờ nhìn thấy trên giá sách một cuốn truyện, tưởng đã bị thất lạc từ lâu. Đọc câu truyện viết từ gần 50 năm trước, về nước Anh của những năm 30, thấy khoảng cách thật xa về thời gian và không gian, nhưng chỉ cần đọc lời giới thiệu lại thấy nội dung rất gần gũi và quen thuộc. Thậm chí đọc đến đoạn cuối của lời giới thiệu này, rằng mục đích cuốn sách nhằm “cung cấp cho bạn đọc trong ngành một kinh nghiệm xương máu, một bài học mẫu mực mà bất cứ một nền Pháp lý nào cũng phải suy nghĩ và lý giải nhằm tránh những sai sót đáng tiếc, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội” cũng thấy rất chí lý. Nhưng xem ra các bạn trong ngành chẳng thèm đọc, hoặc có đọc cũng chẳng rút ra được mấy kinh nghiệm xương máu thì phải.

Trong khi trên mạng liên tục đưa tin về các vụ người chết bí ẩn trong đồn công an, hoặc sau khi từ đồn công an về, tôi xin mượn lời giới thiệu của Nhà xuất bản pháp lý về một cuốn truyện mang tên “Lưỡi gươm công lý”. Truyện dài nên mọi người có thời gian thì thử kiếm trên mạng xem sao vậy. Nghĩ mà may cho cái nhà ông Crâu-nin không sống ở Việt Nam, mới dám viết cái truyện như thế này chứ.
***
Lưỡi gươm công lý xuất bản năm 1954. Nội dung cuốn sách viết về vụ án giết người đã xảy ra mười lăm năm trước, tưởng rằng Ri Mát ri- thủ phạm của vụ án , sẽ vĩnh viễn chịu mức án chung thân. Nhưng mười lăm năm sau, người con của Ri Mát-ri là Pôn Mát-ri đã rời bỏ cuộc sống cao sang để trở về với “cội nguồn” – nhận lại dòng họ người cha, gạt bỏ mọi mặc cảm và dư luận. Pôn đã đi ngược dòng thời gian tìm đến những người trực tiếp chứng kiến vụ án trước kia để xác minh sự thật. Pôn đã trải qua những ngày tháng hết sức gian lao của cuộc sống”dưới đáy”xã hội, làm thuê cho các chủ hiệu nơi Pôn đến. Đói rét, bênh tật cộng với sự theo dõi gắt gao của Sở cảnh sát và những lời đe dọa của những kẻ mệnh danh đại diện cho pháp luật, bảo vệ công lý. Song, với tình cảm cha con, với sự giúp đỡ chân tình của bạn bè, trong đó có Lê-na. người hết mực yêu anh. Đặc biệt là được sự giúp đỡ tích cực của lớp người tiến bộ như E-voi chủ bút của tờ báo “Crô-ních” và Đăn, phóng viên của báo, kết hợp với dư luận của quần chúng nhân dân; cuối cùng, Pôn đã vượt qua mọi trở ngại, vạch trần sự thật bất minh của vụ án, buộc tòa án phải mở phiên tòa đại hình xử lại vụ án Ri Mát-ri. Bản án mười lăm năm trước phải hủy bỏ. Ri Mát-ri được trả tự do.
Qua Lưỡi gươm công lý, Crâu-nin phản ánh những năm 30 của xã hội Anh, thực chất là sự thối tha đồi bại của nền Tư pháp nước Anh – “với những vị bồi thẩm dốt nát, không có mảy may kiến thức chuyên môn” và tệ hại hơn nữa, chúng đã tạo bước đường công danh của mình bằng sự chà đạp lên số phận của mỗi con người mà Ri Mát-ri là nạn nhân điển hình. “Đó là một hệ thống Tư pháp chỉ biết dựa vào suy đoán chủ quan,vào lời khai của những nhân chứng không xứng đáng hoặc không đủ tư cách, một chế độ xã hội luôn thao túng sự lộng hành, buông lỏng nạn tha hóa và tất cả những trò bipk bợm gian xảo khác trong việc thừa hành các chức vụ của bộ máy Nhà nước”. Đại diện cho nền Tư pháp ấy chính là Mát-đuy Prốt – Viện trưởng Viện kiểm sát, kẻ đã ngoi lên bằng thói nịnh bợ, bằng vu khống, thậm chí cả bằng máu và chém giết. Crâu-nin đã khắc họa chân dung Mát-đuy Prốt với tất cả bản chất xấu xa đồi bại của một kẻ mưu mô và độc ác, kẻ cầm đầu của một thế lực trong nền Tư pháp nước Anh – một viên Tư pháp luôn được bộ máy tuyên truyền rêu rao là tiên tiến nhất thế giới, nhưng trên thực tế lại chuyên áp dụng những thể chế của thời trung cổ. Nói đúng hơn,  những kẻ như Mát-đuy Prốt là hiện thân của thế lực cầm quyền đang ngự trị nước Anh, những kẻ chuyên dùng quyền lực, chà đạp lên nhân phẩm con người. Đối với các nhân vật phản diện, trong khi mô tả, ngòi bút Crâu-nin càng tỏ ra sắc sảo khi vạch trần sự xấu xa đê tiện một cách không thương tiếc bao nhiêu thì ngược lại những nhân vật chính diện như Pôn Mát-ri, Lê-na,... ngòi bút của ông lại ưu ái bấy nhiêu. Ở Pôn lúc nào chúng ta cũng bắt gặp niềm khát khao vươn tới công bằng trong xã hội.
Xuất bản tiểu thuyết Lưỡi gươm công lý, Nhà xuất bản Pháp lý muốn cung cấp cho bạn đọc trong ngành một kinh nghiệm xương máu, một bài học mẫu mực mà bất cứ một nền Pháp lý nào cũng phải suy nghĩ và lý giải nhằm tránh những sai sót đáng tiếc, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội. Đồng thời qua Lưỡi gươm công lý, với sự phê phán nghiêm khắc, có tính giai cấp nền pháp luật Tư sản nói riêng, xã hội Tư bản nói chung, bạn đọc có điều kiện so sánh để càng thấy rõ hơn tính ưu việt của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hà nội, tháng 8 năm 1986
Sự kiện mới nhất được biết trên các báo mạng - hai người đàn ông này vẫn mạnh khỏe khi vào đồn công an và đều bị tử vong trong vòng 1 ngày. Còn những vụ nào nữa chưa được dư luận biết tới?

Bìa cuốn sách

4 comments:

  1. Cái xứ giẫy chết ấy làm gì có công lý. Thế nên, người ta còn miệt mài xây dựng một nền Công lý Định hướng XHCN. Nước đổ lá môn, trách làm gì. Văn hiến nghìn năm, đằng đẵng những giấc mơ. Không còn phẫn nộ nữa đâu, Công Lý trở vê đây, tất cả sẽ được tha thứ . .

    ReplyDelete
  2. Toi ac do bon CA mat nhan tinh va dao duc con nguoi gay ra . Nhung do chi la phan nho cai chinh la do che do .nay bao che va chu truong de lam khiep dam nhung nguoi dan. chu neu xa hoi vi dan vi nuoc thi chac chan ko co chuyen nay xay ra. Bang chung rat nhieu vu gay chet nguoi nhung ko nghe thay Lanh dao cap cao nao ngan ngua. hay ap dung dung theo luat .cung nhu ko thay QH co vi nao y kien ra dieu luat nghiem tri toi ac bay lau an phan no kien cao thi xu mot cach so sai va ap dac luat rung .Vua da bong .vua thoi coi

    ReplyDelete
  3. Bạn ơi ,mỗi lần vào mạng là một lần thổn thức ...lúc thì các em phải đu dây qua đèo qua sông sâu để đi học ,với những túp lều mà thế kỷ này không biết gọi tên thật như thế nào cho đúng ...Rồi làng mạc xóm làng không còn cảnh bình yên nữa ,tệ nạn xã hội hút xách ,cha giết con ,vợ giết chồng ,cháu giết bà ...hay ngược lại .Bạn bè lừa lọc giảo trá với nhau ...đau lòng lắm .Giặc đến nhà ,mình phải giữ chống lại là tất nhiên ,mà không cho mình giữ ,lại bảo vệ giặc...người ăn lương của dân thì thì phản lại dân :luật là tao ,tao là luật .....ôi chao ơi những ông Trời con còn to hơn cả Thượng đế .Nhiều lúc nghĩ quẩn ,mong cho một quả bom nổ tung hết lên cho rồi .Chưa bao giờ lịch sử nước Nam ta lại khốn nạn như thế này .Giờ mà có đội cải cách ruộng đất như ngày xưa nhỉ ....

    ReplyDelete
  4. Dưới chế độ "dân chủ gấp vạn lần tư sản" như ở Việt nam có nền Tư pháp độc lập đâu nên Công Lý phải đi diễn HỀ kiếm sống.Lực lượng công an theo sắc phong của người đứng đầu đảng và nhà nước cộng sản ở Việt nam là "Thanh khiếm và lá chắn bảo vệ chế độ..."nên Cônh Lý hiển nhiên đã bị tước mất thanh gươm rùi.

    ReplyDelete