Translate

Saturday, 20 June 2015

Công an bảo kê côn đồ, hay côn đồ bảo kê công an?

Trích trong bài "Đội lốt" của ông Đặng Xương Hùng, một cựu cán bộ ngoại giao:

" Ở những nước khác, ta thường hay nghe kể những câu chuyện về bọn lưu manh, côn đồ giả danh công an để lừa đảo, ức hiếp, trấn lột. Duy chỉ có ở Việt Nam, lại có chuyện ngược đời và hèn hạ, công an đội lốt côn đồ để khủng bố dân thường."

Trích tường thuật của phóng viên báo tuổi trẻ Tống Văn Đạt: 
"Khi thoát ra khỏi vòng vây của tổ công tác, tôi lại tiếp tục bị một số đối tượng lạ mặt lùa theo để đe dọa, nhóm đối tượng này đấm đá liên tục vào bụng và người. Không lâu sau, một công an phường này lại tiếp tục giữ lấy tôi và đẩy lên thùng sau xe tải cùng lúc đó, một đối tượng lạ mặt khác buông lời mạt sát và đe dọa. Lần này, tôi lại được các đồng nghiệp can thiệp, nên thoát khỏi thùng xe”
Lâu nay, người ta vẫn nghĩ bọn côn đồ lộng hành được là do chính quyền bảo kê. Nhưng dạo này các chú khôn, không ra mặt trấn áp người dân trong bộ cảnh phục, thì đã có ngay những kẻ mẫn cán ở xung quanh, sẵn sàng nhảy vào đe dọa, đấm đá người nào có ý đồ cãi cự, vạch ra những cái sai trái của các chú. Thế này là côn đồ bảo kê công an mới là đúng. 
P/s: Cử thử trước mặt một nhân viên công lực, bạn nhảy vào đấm đá một gã côn đồ nào đó xem, nhân viên công lực sẽ còng bạn lại, kết cho bạn cái tội gây rối trật tự công cộng và hành hung người khác ngay. 

Công an đánh nhầm nhà báo - xin lỗi? Chắc đánh dân thì đánh thoải mái?

Theo công an: "Khoảng 21h30 hôm qua, trong lúc lực lượng công an phường đang dừng xe xử lý một trường hợp vi phạm giao thông không đội mũ bảo hiểm thì thấy một thanh niên (về sau xác định là phóng viên Đạt) mặc mỗi quần đùi vừa đi đá bóng về, cởi trần vào quay phim, chụp ảnh lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bằng điện thoại di động. Thấy vậy, tổ công tác yêu cầu anh Đạt xuất trình giấy tờ, thẻ ngành nhưng anh Đạt không có. Tổ công tác liền yêu cầu anh này về phường làm việc” – Trưởng công an quận Hà Đông cho biết.

HÀI HIỆN THỰC QUANH CHUYỆN CẤM CHỬI TỤC


Sưu tầm trên facebook

Chuyện thứ nhất:

Tối qua, tầm 7 giờ hơn có việc chạy sang nhà bạn, thấy ông bạn ú ớ miệng dán băng dính, mình hoang mang tưởng bạn bị vợ bạo hành, cũng định lên tiếng khuyên can. Vợ bạn hiểu ý xua cả hai tay, không phải em, từ ngày thành phố có lệnh cấm chửi tục, cứ đến giờ Thời sự là phải làm thế mới chấp hành được, mới mong giữ được danh hiệu "Gia đình văn hóa" của khu phố.


Chuyện thứ 2: Trích

Rồi hắn lại nhớ chiều nay ngồi ở quán trà đá, có người nói:"% câu chửi đều có chữ Đ, nên bỏ chữ Đ đi là hết chửi tục". Thế thì đéo được rồi, bỏ chữ Đ đi thì mất mẹ Đảng à? Đéo được, dứt khoát đéo được.

Friday, 19 June 2015

Mày bước ra khỏi phường coi, tao đập chết mẹ mày !

Câu trước, viên công an mặc thường phục nói...đù má, (nghe không rõ) là pháp luật chứ có phải là cái chợ đâu mà mày muốn đi ra đi vô vậy hả?

Câu sau, cũng viên công an mặc thường phục này nói: đù má, mày bước ra khỏi phường coi, tao đập chết mẹ mày ...

Xem ra ranh giới giữa pháp luật với giang hồ chỉ cách nhau có cánh cổng công an phường.






Monday, 15 June 2015

Tiếu lâm hiện thực - áo Giấy!

Cậu em là đảng viên, bảo mình:
- Anh mặc quần áo, đi với em tý!
Lục tìm khắp trong vali, chẳng có cái áo nào bằng Giấy, nên từ chối luôn.

"Ước gì một phần nước mắt đó dành cho biển, cho tổ quốc, cho đồng bào mình"

 Cười khi chiến thắng (một trận bóng)



Và khóc khi thua cuộc

 


Âu cũng là lẽ thường

Trong thể thao, trong nghệ thuật, khán giả có cảm xúc là điều đương nhiên. Thần tượng 1 ai cũng là điều bình thường. Nhưng đã là con người có cảm xúc, thì sao trước nỗi đau này thì thờ ơ, nỗ đau khác lại rưng rức? Nhìn cả một thế hệ thanh niên khóc mùi mẫn khi nhìn thấy thần tượng, khóc tức tưởi khi đội bóng VN thua, nhưng lại ko hề nhỏ một giọt nước mắt trước những cảnh đời bi thương, trước bất công sai trái của xã hội đã đẩy không ít đồng loại của mình vào đường cùng - điều đó là bình thường chăng ?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh có lẽ là một trong những người hiếm hoi trong giới làm nghệ thuật, thường có những bài viết đau đáu về thời cuộc. Ông là nhạc sĩ, nhưng lại viết văn hay. Những điều ông viết rõ ràng, logic, rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Bài viết Tuần lễ nước mắt dưới đây của ông đã nói hộ suy nghĩ của rất nhiều người, trong đó có tôi.

Ngu muội, và giả dối cũng là tội ác.

Trên facebook của dịch giả Phạm Nguyên Trường, có một sự so sánh thế này:

Nơi thờ người dạy học cách đây hơn 2 ngàn năm

 Và nơi dạy học hiện nay; 



Tượng mẹ Việt Nam 


Và bà mẹ Việt Nam đương đại.



Sunday, 14 June 2015

Quân giết người!

Trong buổi hội thảo về cây, nhà em nghe các chuyên gia nói, để một cây xanh phát triển bình thường, tiêu chuẩn cần có bao nhiêu m3 đất, để bộ rễ của nó có cơ hội cắm sâu vào lòng đất. Ngày xưa Hà Nội đất rộng, người thưa, cây có không gian để phát triển. Nhà em dám cá, để đào được những cây cổ thụ trong công viên, hoặc ở đường Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, rễ những cây này to và cắm sâu phải biết, không dễ mà đào được cả gốc lên.

Chặt cây khỏe, giữ cây yếu?


Cơn mưa dông tối ngày 13/6 vừa qua, khiến cả loạt cây ở Hà Nội bật gốc, gãy cành. Hẳn mấy vị ủng hộ chặt cây được thể chu chéo, bảo: đấy, thấy trắng mắt ra chưa? Cứ phản đối chặt cây nữa đi.

Một bạn trẻ có so sánh vui bằng hình ảnh dưới đây:




 CÁC CHÙM ẢNH KHÁC SAU CƠN MƯA DÔNG ĐÊM QUA, SƯU TẦM TRÊN MẠNG 







































Chả phải cây cũng đổ


Mấy cái cây các chú chặt, đào bới toát mồ hôi, thậm chí chấp nhận cưa sát gốc. Thế mà cái gốc này lại rất nông.



Cái rễ nó to như thế này, bão nào quật đổ nó?


Một bạn băn khoăn, không biết có mê tín không, mà sáng bác Phúc nói ở quốc hội chuyện chặt cây là sai sót nhỏ, thế là chiều dông nó đánh cho Hà Nội tơi bời.

Thursday, 11 June 2015

Mạng lưới Bloggers Việt Nam là gì?

Trong hoàn cảnh ở Việt Nam, mọi hoạt động theo tổ chức về mặt luật thì không cấm, nhưng sẽ bị nhà cầm quyền triệt hạ bằng nhiều cách. Thế nên điều dễ hiểu là việc đòi hỏi tên tuổi của một ai đó, dù là biên tập viên, phát thanh viên của bất cứ một hội nhóm, hay tổ chức xã hội dân sự nào cũng là không khả thi, đừng nói đến việc hỏi ai là người sáng lập, ai là lãnh đạo. Xin lỗi chứ khi quy trách nhiệm, thì đến nhà nước này cũng né tránh trách nhiệm cá nhân, mà đổ tại tập thể như bộ chính trị nữa là...

Trong bối cảnh đó, có nhiều blog như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Dân Luận v.v.... ra đời mà chả ai biết chủ blog thực sự là ai. Nhưng điều đó chỉ có nhà cầm quyền quan tâm, chứ dư luận thì chỉ quan tâm tới những gì họ đưa tin, viết bài. Quan điểm và mức độ tin cậy của thông tin thế nào?

Cách đây một thời gian, khi trên mạng có phong trào kêu gọi ký tên vào một bản tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền hủy bỏ điều 258 trong Bộ luật hình sự, về việc bóp nghẹt tự do ngôn luận, khá nhiều người ký mà không hề quan tâm ai khởi xướng. Người ký chỉ quan tâm đến nội dung của tuyên bố đó. Đồng ý với nội dung của tuyên bố đó thì ký. 

Tuesday, 9 June 2015

Những lời khuyên chí lý (chỉ ở Việt Nam)?

Ngay từ hồi đi thực tập ở công ty điện lực Bắc Giang, nhà em đã nghe chuyện kỷ luật lên lương, về một ông phó quản đốc bị kỷ luật, lên làm chuyên viên phòng kế hoạch, với bậc lương được nâng lên 1 bậc. Đấy là chuyện cách đây hơn ba chục năm. Còn bây giờ, họ thuyên chuyển lên cơ quan cao hơn, để quay về sẽ làm chức to hơn.

Ảnh dưới đây nhà em sưu tầm trên facebook. Ngẫm thấy nó luôn đúng trong chế độ xã hội chủ nghĩa.



Wednesday, 3 June 2015

TÔI CĂM THÙ, THƯA ÔNG.


Thưa ông tướng, Thứ trưởng
Nghe thế này, thưa ông
Tôi không thể hể hả
Mà lòng tràn hờn căm.

Xã có 1000 giáo sư tiến sĩ mà vẫn nghèo!

Không biết có phải chuyện tiếu lâm không, rằng có một chú giỏi nhưng hay cãi sếp. Một lần sếp rỉ tai:
- Hoặc là nghe nhời, hoặc tao trả mày về "quê bác". Chọn đê.
Dĩ nhiên là toát mồ hôi. Ứ về quê bác đâu.
Có bao nhiêu người thành đạt, lại quay về làm giàu cho quê hương? Có đươc 1% không ạ?
P/s: Cảm nghĩ nhân đọc bài này trên mạng

"Ở xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh), người dân không đặt nặng việc học hành để thoát nghèo mà học vì danh dự bản thân. Từ thời Cần Vương đến nay, xã đã sản sinh hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ, trong đó nhiều người đóng góp lớn cho xã hội"

Một đứa trẻ xứ giãy chết, và một thanh niên xứ thiên đường.

Đứa trẻ ở xứ  giãy chết (sưu tầm)

Câu chuyện về cậu bé Josiah Duncan đang trở thành headline trên nhiều tờ báo Mỹ. Sự việc xảy ra khi Josiah đi ăn cùng mẹ (cô Ava Faulk) tại tiệm Waffle House ở Prattville (Alabama) và bất ngờ thấy một người vô gia cư ngồi kế bên mà chẳng ai thèm ngó. Thế là Josiah xoay sang mời người lạ mặt. Ông muốn dùng gì, cứ tự nhiên gọi nhé. Chỉ một cái hamburger thôi – người ấy trả lời. Tuy nhiên, hai mẹ con Josiah lại mời, dùng thêm gì đi, đừng ngại. Thế bà và cậu cho tôi thêm thịt muối được không? Dĩ nhiên là được. Khi thức ăn được mang ra, Josiah bất ngờ đọc kinh: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho của ăn mà chúng ta sắp lãnh nhận nhờ hồng ân Chúa ban. Amen. Chúng con chúc tụng Chúa đến muôn đời. Xin cho các linh hồn nhờ lòng từ nhân của Chúa, nghỉ yên muôn đời. Amen”. Xúc động, cả tiệm ăn bật khóc. Người bần hàn cũng nức nở. Cuối cùng, người vô gia cư nghèo, trong nước mắt dàn dụa, thốt lên lời cám ơn trước khi đi. Còn Josiah, cùng mẹ, rời tiệm ăn, với một trái tim tràn đầy nhân ái và yêu thương… Josiah Duncan, cậu bé ấy, mới 5 tuổi.

SỞ HỮU TOÀN DÂN THUA VẠN LẦN DÂN THUỘC ĐỊA!

Bài sưu tầm trên mạng. Đọc xong thấy cay đắng quá. Khắp đất nước này có bao cảnh đời trở thành cơ cực, chỉ vì bị những kẻ nhân danh nhà nước, cưỡng chế đất với giá đền bù rẻ mạt để trao cho kẻ khác làm giàu. Không cứ vùng sâu vùng xa, mà ngay giữa thủ đô, với chính người dân chúng tôi đây, người ta cũng đang ngang nhiên tước đoạt quyền tối thiểu của mình, khi thu hồi đất của hơn 100 hộ dân để giao cho doanh nghiệp xây nhà bán kiếm lời. Cuộc chiến giữ đất của dân tôi đã bước sang năm thứ 7, mà chưa nhìn thấy tương lai đâu. Mọi đơn từ chỉ có đi, không một lời hồi âm. Vậy độc lập, tự do, hạnh phúc để làm chi?

Sáng nay đọc status trên Face Mạnh Kim: “Sinh hoạt Sài Gòn tiếp tục bị xáo trộn. Một sự xáo trộn nữa lại bắt đầu từ một con hẻm nhỏ, rất nhỏ, và rất Sài Gòn - hẻm 71 Mạc Thị Bưởi, quận 1, khi một công văn lạnh lùng phán vội chiều nay dí vào từng mặt người dân, yêu cầu toàn bộ con hẻm phải bị giải tỏa trong… ba ngày nữa!”. Đây là ví dụ “điển hình tiên tiến” của nước XHCN tước đoạt quyền an cư lạc nghiệp của dân trên mãnh đất thuộc sở hữu toàn dân.
Tôi xin kể quyền sở hữu đất của dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần XHCN. Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu. Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản Yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc. (Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ, Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936). Nghĩa là, Dân luật Giản yếu công nhận xã hội dân sự và các quyền dân sự của người dân An Nam bị đô hộ, trong đó có quyền sở hữu đất.