Translate

Tuesday 20 January 2015

MỘT THẤT BẠI CỦA NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ỏ VIỆT NAM?

Có một câu nói trên facebook khá hay:
Trên đời  “Có những kẻ mà người lương thiện nên tránh xa”
Nhưng trộm nghĩ, lại có những kẻ mà người lương thiện phải để mắt và ngăn chặn kịp thời mới phải.
Nhiều người Việt Nam trong đó có tôi, có một quan điểm như thế này:
Trong một gia đình, hay trong một xã hội, con người có thể có nhiều chính kiến khác nhau, có sở thích yêu ghét khác nhau. Và không ai có thể ép buộc ai phải nghĩ theo mình, yêu ghét theo mình.
Nhưng khi đất nước bị đe dọa, thì không phân biệt già trẻ gái trai, không phân biệt đảng phái, sở thích cá nhân, quan điểm chính trị, thậm chí những người đang chịu án tù mà phải xung lính, ra trận chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, thì tất cả họ đều phải được ghi nhận công lao. Thế mới là đạo lý.

Nhưng ngót nửa thế kỷ sau chiến tranh Nam Bắc, nhiều người người Việt Nam vẫn sống trong mối hận thù dai dẳng, thậm chí là điên cuồng. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại liên tưởng sang người Nhật, và người Mỹ.

*   Cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc. Người Mỹ xóa bỏ mọi hận thù Nam Bắc, để nắm tay nhau và trở thành cường quốc số 1 trên thế giới.

*   Kết thúc cuộc chiến giữa các quốc gia trong chiến tranh thế giới thứ hai, người Mỹ gác bỏ dư âm của trận chiến Trân Châu Cảng, người Nhật gác bỏ hận thù về 2 quả bom nguyên tử, bắt tay với Mỹ để rồi phát triển thành một nước đứng tốp đầu thế giới.

*   Còn Việt Nam thì sao? Những thanh niên sinh ra khi chiến tranh đã kết thúc, lại hận thù về quá khứ hơn cả những người đã từng sống trong nó. Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả này? 

Không phải người dân Việt Nam nào cũng biết, năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm lược Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong trận chiến này, 74 người Việt Nam đã hy sinh, khi thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. 

*   Tuy muộn màng, nhưng ngày 9/12014, báo Thanh niên điện tử đã có một động thái mới mẻ, là đăng danh sách 74 những quân nhân đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. http://www.thanhnien.com.vn/hai-chien-hoang-sa/danh-sach-cac-quan-nhan-viet-nam-cong-hoa-hi-sinh-trong-hai-chien-hoang-sa-1974-5837.html
*   Sau khi nhà báo Huy Đức và chương trình nhịp cầu Hoàng Sa kêu gọi quyên góp, để giúp vợ trung tá Ngụy Văn Thà mua một căn hộ, Đài truyền hình VTC14 đã làm một chương trình về việc trao tặng món quà tình nghĩa này. https://www.youtube.com/watch?v=gIZgc4bgElk
Người Việt Nam vốn coi trọng ngày cúng giỗ người thân. Bởi thế việc tưởng nhớ về người mất luôn là một nghĩa cử không thể thiếu trong cuộc sống. Trong một đất nước có hàng ngàn lễ hội, thu hút hàng triệu triệu người tham gia. Nhưng những biến cố đau thương nhất trong lịch sử của đất nước, dẫn đến việc đánh mất một phần giang sơn thì dường như bị cố tình quên lãng một cách có chủ ý. Hàng năm, người ta rầm rộ kỷ niệm hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, nhưng lại không hề nghĩ đến ngày giỗ chạp đồng bào mình. Say sưa với chiến thắng, quên đi thất bại chỉ là một sự ru ngủ đáng thương hại của kẻ ngu muội.
Với chúng tôi, những người lính hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, cũng giống như những người lính hy sinh để bảo vệ Gạc Ma, đều là những người có công với đất nước. Nhưng hầu như chỉ những người lính hy sinh trong trận Gạc Ma được người trong nước tưởng nhớ một cách “âm thầm”. Nhà nước không tưởng nhớ thì chúng tôi tưởng nhớ. Thế nên ngày 19 tháng 1 năm nay, tôi cùng bạn bè mang hoa đến vườn hoa Lý Thái Tổ để thắp hương cho những người đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974.
Tôi đến trước, đợi bạn bè trên sân vườn hoa. Một thanh niên đi tới, bảo tôi chụp cho cậu ta một kiểu ảnh, nhưng liền sau đó cậu ta húc đầu vào ống kính máy ảnh của tôi, kèm theo những lời lẽ điên cuồng, đe dọa sẽ chờ đánh những người mang hoa tưởng niệm “bọn ngụy bán nước”. Tuy tôi có thể bằng, hoặc hơn tuổi mẹ cậu ta, nhưng tôi cũng bị bất ngờ về thái độ côn đồ của cậu này, khi nó hung hãn đấm vào máy ảnh của tôi và.... nhổ nước bọt vào mặt tôi!
Tôi có viết như thế này trên facebook: “Nước bọt là gì? Suy ra nó chỉ là một dạng "Nước"! Nhưng cái chính nó được sử dụng như thế nào? Và ai là người sử dụng nó? Sử dụng vào mục đích gì? (bổ sung: nguyên nhân của hành động đó là gì?)
Bình thường, nếu một người nhổ nước bọt vào mặt mình, hẳn bạn sẽ thấy đó là điều khủng khiếp. Nhưng nếu người nhổ vào mặt bạn là một kẻ tâm thần, bệnh hoạn, thì bạn sẽ cảm thấy điều đó không tệ lắm.”
Một bạn bình luận: “nếu nó coi nước bọt là thứ dơ bẩn dùng để hạ nhục người khác, thì chính nó là người phải nuốt cái thứ đó hàng ngày ....”
Còn tôi thì cho đó là SỰ THẤT BẠI CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM! Thất bại này không chỉ ở hành động của cậu thanh niên đáng tuổi con tôi, mà là thái độ của những người xung quanh. Không một ai can thiệp, hoặc phản đối hành động  này.
Tôi không thể hành động như cậu thanh niên kia, hoặc đánh cậu ta. Nó sẽ trở thành một cuộc ẩu đả. Mà như thế nó chỉ không phù hợp với một phụ nữ như tôi, mà còn không đúng với tiêu chí bất bạo động mà tôi vẫn ủng hộ. Tôi trình báo sự việc vừa xảy ra với viên công an Vũ Thế Long, số hiệu 029-735 đang đứng trực bên cạnh chiếc xe trật tự của cảnh sát phường, ngay cạnh vườn hoa. Nhưng ông ta không hề tìm hiểu sự việc ngay tại chỗ, mà nhất mực mời tôi về phường. Nếu không phải đợi bạn bè cùng thắp hương, chắc chắn đến phường trình báo là việc tôi phải làm.
Có những chi tiết vụn vặt mà tôi không nhắc đến, kẻo câu chuyện trở nên thêm rườm rà. Nhưng khi chúng tôi đặt hoa và thắp hương, cậu thanh niên ban nãy nhổ vào mặt tôi tiếp tục đến khiêu khích, gây sự với những người đi thắp hương. Một gã đàn ông mang một vòng hoa của Cựu chiến binh quận Hoàn Kiếm đem lên, đặt vòng hoa đè lên trên lẵng hoa của chúng tôi. Khi mọi người đem lẵng hoa ra chỗ khác, gã này lại lẵng nhẵng vác vòng hoa theo, hệt như một cuộc đuổi bắt hết sức khó hiểu. Ra mục đích của gã này chỉ là dùng vòng hoa của mình, để che lẵng hoa của chúng tôi, chứ chả phải “kính lễ” gì ai, nhân dịp gì.
Tất cả chúng tôi đã hết sức nhẫn nhịn. Nhưng khi thằng thanh niên côn đồ kia giật đổ lẵng hoa của chúng tôi xuống đất, và dẫm đạp lên nó, thì tất cả mọi người không thể nhịn được nữa. Chúng tôi xông vào khống chế thằng khốn nạn này để lôi nó ra phường. Lẽ ra chỉ cần một người đàn ông trong số chúng tôi, cũng dư sức để khống chế thằng khốn đó. Nhưng rốt cục năm sáu người đàn ông đã không thể lôi nó ra đồn công an phường, vì có rất nhiều kẻ trực sẵn quanh đó, đã xông vào ngăn cản chúng tôi, trong số đó có nữ công an tên Minh (thuộc PA88- công an thành phố Hà Nội). Cô này trước đó không hề có hành động can thiệp nào trước hành vi côn đồ của thằng thanh niên kia. Nhưng khi chúng tôi khống chế nó thì cô ta chen vào chỉ để quay cảnh khống chế này, thậm chí lấy người để che cho thằng thanh niên kia.
Khi thấy chúng tôi quyết tâm đưa thằng côn đồ này về phường, một chiếc xe trật tự của công an đã xuất hiện “kịp thời”, để đưa nó lên xe và phóng đi mất mà không cho chúng tôi đi cùng. (lưu ý là khi xảy ra vụ việc, công an viên Vũ Thế Long và chiếc xe của công an đã biến mất một cách khó hiểu, mặc cho tôi đã cảnh báo về nguy cơ sắp xảy ra).
Sau khi bà Lê Hiền Đức nghe tin, liền bắt taxi ra vườn hoa Lý Thái Tổ, chúng tôi cùng bà ra công an phường Tràng Tiền để trình báo sự việc. Nhưng ở đây, trực ban công an phường nói không hề có ai bị đưa về phường. Tôi viết đơn trình báo sự việc, yêu cầu công an phường Tràng Tiền tìm chiếc xe và thằng côn đồ kia để xử lý thích đáng, làm rõ trách nhiệm của các lực lượng bảo vệ trật tự trên sân vườn hoa Lý Thái Tổ. Sau đó chúng tôi lên sở công an thành phố Hà Nội, đồng trình báo lên ông giám đốc công an thành phố.
Tôi chỉ sợ dù công an điều tra của Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới, nhưng họ sẽ không thể tìm ra chiếc xe nào đã đưa thằng côn đồ kia đi tẩu thoát, cũng như không thể tìm ra thằng côn đồ kia trong cái biển người ở thủ đô này, khi sự việc xảy ra quá bất ngờ, nên chúng tôi không kịp ghi lại bằng chứng trong tay. Nhưng rất may, chính đồng bọn của thằng thanh niên côn đồ kia, đã cung cấp một video không thể đầy đủ thông tin xác thực hơn.


Giật và vò băng rôn - https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202341645577488&set=pcb.10202341655657740&type=1&theater

Giẫm đạp lên vòng hoa -.https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1020234164565749 -&set=pcb.10202341655657740&type=1&theater
Sau khi xe công an chở tên côn đồ trên đi mất, chúng tôi căng biểu ngữ này ra mà không một gã an ninh giả dạng hay dân phòng nào dám bén mảng đến gây sự. Lúc này tất cả chúng tôi đều hết sức phẫn nộ, nên sẵn sàng tóm lấy bất cứ kẻ nào dám giật biểu ngữ của chúng tôi để đưa về công an phường.
Một hình ảnh về hoạt động ở Nghệ An, tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH, đã chiến đấu anh dũng bảo   vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa.
 

18 comments:

  1. Trong khi người lính VNCH cố gắng giữ toàn ven lãnh hải, thì lũ bầy đàn Viêt gian CS lại "hân hoan" nhờ anh bạn 16 chử vàng dẻo và 4 tét giữ dùm.
    Và đến năm 1988 anh em đồng chí núi liền núi, sông liền sông lại muốn giữ dùm thêm đảo Gạc Ma ở Trường Sa và đang xây dựng phi trường để giữ dùm luôn một tĩnh của Tàu là VN.

    Và cũng năm nầy 1988, 64 người lính trẻ được lệnh của đồng chí bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh ra lệnh ĐỨNG YÊN LÀM BỊA THỊT cho ĐỒNG CHÍ ANH EM tập bắn và sau nầy báo chính thống của"ĐẢNG TA" đã "ANH DŨNG" không dám nêu tên TÀU KHỰA đã bắn giết 64 người lính VN mà phải nói rằng của "QUÂN ĐỘI NƯỚC NGOÀI" (!?) đã giết 64 anh linh trẻ VN.

    Mời xem "QUÂN ĐỘI NƯỚC NGOÀI" ở Trường Sa 14-3-1988 dùng lính hải quân của nước Chưa Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu (CHXHCNVN) để TẬP BẮN.


    https://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4

    Híc.

    ReplyDelete
  2. cimkiwi ơi!" chính đồng bọn của Thanh niên côn đồ kia đã cung cấp video đường link ấyđã bị xòa trên youtube rồi bắt đền chimkiwi đó,đền đi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thông báo của link gốc: "đây là video riêng tư", vì thế người ngoài không xem được nữa. Điều này chứng tỏ có gì khuất tất, hay đáng xấu hổ nên mới phải làm vậy. Nhưng bạn yên tâm, hẳn có nhiều người đã kịp tải xuống như tôi. Tôi sẽ ghi thành đĩa CD để cung cấp cho bên công an.

      Delete
    2. Trong video đó có cả dlv Hoàng thị Nhật lệ cảm ơn chimkiwi tôi đã xem được đoạn clip đấy rồi

      Delete
    3. Video này post lại và đã được chỉnh sửa., cắt xén. Nếu muốn xem đầy đủ, bạn có thể xem ở đây:

      https://drive.google.com/file/d/0B_kK3m9fzPEQRTdkUFBtT2s3OGc/view

      Delete
  3. │ Ngần ấy năm xói mòn đạo đức, có thêm một trò lố nữa cũng chả sao! Chỉ có điều, chúng ta đang sống nốt cái thời con người luôn phải tìm cách vượt quá nhu cầu của chính bản thân mình.

    Trên thì no say những dự án hoành tráng, pháo hoa! Dưới thì cỏ dân mà nhu cầu lớn lao nhất là làm sao có thể cắt đuôi cái đám côn đồ giả dạng hay tránh xa những hành vi thiếu văn hóa của những kẻ thừa cường đạo muốn độc tôn quyền lực. Chưa bao giờ Nhà nước ta lại tốn kém ngân sách nuôi từng đám kên kên chuyên xúc phạm Nhân dân dễ như ngày nay!

    Sau cuộc nội chiến, đã có nhiều người bỏ nước ra đi, nhiều người khác bỏ lại từng đêm sống chung với chủ nghĩa CS. Tôi không biết nếu phải hoán đổi hai nhóm người trên đất nước này sẽ khá hơn không? Hay là, giúp các DLV định hướng dư luận Việt kiều tốt hơn, tốt hơn hết chúng ta hãy đưa chủ nghĩa CS và nền giáo dục XHCN tới quyến rũ họ. Mau đi, kẻo rồi không kịp hối!

    ReplyDelete
  4. WEDNESDAY, JANUARY 21, 2015
    Ngày 19-01: Tưởng Niệm ngày Hoàng Sa nhuộm máu

    Đôi lời:
    Vào ngày này 41 năm trước, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại thời điểm đó, Quân đội Việt Nam Cộng hòa đang làm chủ hợp pháp quần đảo Hoàng Sa, đã ra sức chống trả, 74 người lính VNCH đã vĩnh viễn nằm xuống để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Hôm nay, có lẽ chúng ta cần dành riêng những phút để tưởng niệm 74 người lính VNCH đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa. Và cũng không quên nhắc nhở các thế hệ mai sau rằng, quần đảo này mặc dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhưng đó là một phần lãnh thổ của Việt Nam.

    Để hiểu thêm những người lính VNCH đã chiến đấu giữ gìn biển, đảo ra sao, cũng như đã phải đối đầu với kẻ thù hung bạo như thế nào, kính mời quý độc giả đọc lại bài viết của tác giả Lê Thương, mô tả lại trận Hải chiến Hoàng Sa 41 năm trước.
    —-
    Bất khuất
    Lê Thương
    

    http://huynhngocchenh.blogspot.com/2015/01/ngay-19-01-tuong-niem-ngay-hoang-sa.html

    Huy hiệu Hải Quân VNCH

    Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.

    ReplyDelete
  5. TT-1
    Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa.
    Phóng đồ trận Hoàng Sa

    Hạm trưởng HQ16 là Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự, xuất thân từ Khóa 10 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, chiến hạm có chở theo phái đoàn Công Binh gồm Thiếu tá Hồng, 2 sĩ quan cấp úy và 2 trung sĩ Công Binh để khảo sát địa thế cho kế hoạch thiết lập một phi trường trên đảo nầy, ngoài ra còn có ông Gerald Emil Kosh thuộc cơ quan DAO của Hoa Kỳ ở Đà Nẳng đi theo cho biết đảo. Chiến hạm đến Hoàng Sa vào lúc chiều tối ngày 15-1-1974. đêm đó con tàu bỏ neo trong vùng chờ trời sáng sẽ đưa phái đoàn vào đảo

    Đêm không trăng, bầu trời cao thăm thẳm lấp lánh những vì sao, tiếng sóng vỗ rì rào quanh mạn con tàu. Thật là đêm bình yên thơ mộng giữa trùng dương mênh mông đối với những chàng lính biển. Quân chủng Hải Quân như một người cha, luôn luôn mở rộng vòng tay âu yếm đón nhận những chàng trai trẻ mang mộng hải hồ vào đại gia đình “áo trắng”. Có biết bao nhiêu thiếu nữ yêu kiều đã gởi con tim mình cho những người lính áo trắng mà “mỗi bến nước là một bến tình” cho nên bị dân gian “mắng yêu” bằng hai câu ca dao dễ thương:

    Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo, Lính nào xạo cho bằng lính Hải Quân.

    ReplyDelete
  6. TT-2
    Buổi sáng ngày 16-1-1974, HQ16 cho xuồng đổ bộ phái đoàn Công Binh lên đảo Pattern, công tác hoàn tất tốt đẹp. Đến trưa, vị sĩ quan trực Quart 1200-1500H là Hải Quân Trung úy Đào Dân bỗng phát hiện một con tàu lạ trước mặt đảo Cam Tuyền (đảo Robert), chiếc tàu nhỏ, cỡ tàu đánh cá. Chiến hạm đánh đèn yêu cầu tàu lạ cho biết xuất xứ, đúng theo qui luật hàng hải quốc tế nhưng tàu lạ vẫn im lặng. Để gợi sự chú ý và cũng để đuổi tàu lạ ra khỏi lãnh hải, chiến hạm cho bắn chỉ thiên một tràng đại liên 30. Tiếng súng nổ dòn dã giữa buổi trưa yên tĩnh trên mặt biển nhưng đối tượng vẫn lì lợm, không nhúc nhích. Khi tàu ta đến gần hơn thì mọi người đều chưng hửng vì tàu lạ là tàu Trung Cộng, mang cờ nền đỏ với các ngôi sao vàng ở ngay góc. Sự xuất hiện của chiến hạm Việt Nam cũng làm khuấy động sự sinh hoạt trên tàu Trung Cộng, hàng chục binh sĩ của họ lên boong nhìn sang tàu ta bằng những đôi mắt soi mói, kỳ lạ lẫn ngạc nhiên

    Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16

    Hạm trưởng HQ16 khẩn báo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân để xin chỉ thị, đồng thời cho nhân viên dùng đèn, dùng cờ, dùng máy phóng thanh yêu cầu tàu Trung Cộng rời khỏi hải phận Việt Nam. Lúc đầu cuộc đối thoại như với người câm nhưng sau đó họ cũng dùng loa phóng thanh cầm tay yêu cầu ta ra khỏi lãnh hải Trung Quốc. Hai bên tiếp tục đấu võ mồm suốt cả buổi chiều ngày 16-1-1974 mà không bên nào nhượng bộ. Đêm đến, HQ16 phải lui ra xa để giữ an toàn cho chiến ham. Buổi sáng ngày 17-1-1974, ta lại phát hiện thêm một tàu địch cạnh đảo Vĩnh Lạc (đảo Money) và hàng trăm lá cờ Trung Cộng được cắm dọc bờ biển. Chỉ có đảo Cam Tuyền mà HQ16 đang ở gần là còn trinh bạch, chưa bị hoen ố bởi cái rừng cờ màu máu đó.

    ReplyDelete
  7. TT-3
    Ngay khi nhận được báo cáo của HQ16 phát hiện tàu Trung Cộng xâm phạm hải phận Việt Nam, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải chỉ thị cho Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 ra Hoàng Sa tăng cường. Khu truc hạm Trần Khánh Dư, chiến hạm mang tên danh tướng đã oanh liệt chiến thắng trận Vân Đồn, mở đầu cho trận đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng của quân dân ta dưới thời nhà Trần ra đến Hoàng Sa khoảng 2:00 giờ chiều ngày 17-1-1974, chở theo một trung đội Người Nhái (Navy Seal)

    Khu trục ham Trần Khánh Dư HQ.4
    Hạm trưởng HQ4 là Hải Quân Trung tá Vũ Hữu San, Khóa 11, khi nhập vùng đã hợp với HQ16 có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng. Chiếc HQ16 vận chuyển từ phìa Bắc Hoàng Sa xuống trong khi HQ4 từ phía Nam đảo Vĩnh Lạc tiến lên, tạo thế gọng kìm, kẹp chặt 2 tàu địch vào giữa. Thấy lực lượng Hải Quân Việt Nam được tăng cường, địch di chuyển ra khỏi đảo Cam Tuyền nhưng vẫn bám vùng. Tàu ta tiếp tục tiến đến gần hơn, sát tàu địch. Hai phe lại dùng loa phóng thanh trao đổi yêu sách, bên nầy đòi bên kia rời khỏi lãnh hải của mình. Địch không rời mà còn lải nhải mãi khiến Trung tá Vũ Hữu San tức giận, mặt ông đỏ gay, ông vung nắm tay về hướng tàu địch lúc đó đang ở rất gần, quát lớn “bọn bố láo”, đoạn ông ra lệnh cho HQ4 dùng mũi húc vào chiếc tàu địch nầy để đẩy nó ra. HQ4 to lớn, gồ ghề, 3 tầng kiến trúc với đài chỉ huy cao nghều nghệu trong khi tàu Trung Cộng nhỏ hơn, thấp hơn nên bị tàu ta húc bể một lỗ lớn ở đài chỉ huy. Trước hành động quyết liệt nầy, 2 tàu Trung Cộng đành nhượng bộ, bỏ chạy về hướng đảo Duy Mộng và Quang Hòa.

    Ngư thuyền võ trang TC khiêu khích cản đường vận chuyển Khu truc hạm HQ.4

    Sau khi đuổi được hai tàu Trung Cộng, theo đặc lệnh hành quân, Tuần dương hạm HQ16 liền cho đổ bổ bộ toán nhân viên cơ hữu của tàu gồm 15 người lên đảo Cam Tuyền, mang theo súng ống, đạn dược, máy truyền tin và lương khô đủ dùng trong 3 ngày, do Trung úy Lâm Trí Liêm chỉ huy. Toán đổ bộ nầy đã hoàn tất công tác dẹp cờ Trung Cộng và cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa mà không gặp sự kháng cự nào của địch. Tiếp đó, HQ4 cũng cho đổ bộ 13 nhân viên cơ hữu lên đảo Vĩnh Lạc. Tại đây, Trung Cộng có 3 tàu neo gần đó, khi thấy lực lượng Việt Nam đổ quân họ lặng lẻ rút lui mà không chống trả.

    ReplyDelete
  8. TT-4
    Đến khoảng 6:00 giờ chiều ngày 17-1-1974, phe Trung Cộng được tăng cường thêm 2 Hộ tống hạm Kronstadts mang số 271 và 274. Đặc tính của loại Kronstadt là mình hẹp, lườn thấp, có vận tốc cao để săn đuổi tàu ngầm, dài 170 ft, ngang 21.5 ft, 2 máy, 2 chân vit, vận tốc 24 knots, trang bị 1 hải pháo 100 ly (3.5 inch) ở sân trước và 2 đại bác 37 ly ở sân sau, 2 giàn thả thủy lựu đạn (Depth Charges) và 2 giàn thả mìn, thủy thủ đoàn khoảng 65 người. Vừa tới, 2 chiếc Kronstadts nầy từ phía đảo Quang Hòa hùng hổ xả hết tốc lực về hướng HQ4 và HQ16 với thái độ khiêu khích, thách thức. Không một chút nao núng, với đội hình tác chiến, 2 chiến hạm ta hùng dũng rẻ sóng xông lên nghênh cản tàu địch, đồng thời đánh quang hiệu yêu cầu địch ra khỏi hải phận Việt Nam. Địch cũng dùng quang hiệu yêu cầu ngược lại. Đôi bên trao đổi tín hiệu gần một tiếng đồng hồ mà không có kết quả nhưng trước thái độ cứng rắn của Việt Nam Cộng Hòa, 2 chiếc Kronstadts đành nhập đoàn với các tàu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng.

    Hộ tống hạm Kronstadt 271 và 274 HQTC
    Trong khi tình hìng đang căng thẳng ngoài Hoàng Sa thì ở đất liền, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bay ra Vùng I và được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại thuyết trình vào lúc 8:00 giờ sáng ngày 17-1-1974 về lịch sử, địa lý, tài nguyên, chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa cùng những diễn tiến giữa lực lượng ta và lực lượng Trung Cộng ở Hoàng Sa. Sau khi nghe thuyết trình, Tổng Thống Thiệu đã ra những chỉ thị cho Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và nhấn mạnh câu: “Đừng để mất một tấc đất”.

    Được tin Trung Cộng gởi thêm quân và nhiều chiến hạm từ căn cứ Hải Quân Yulin ở đảo Hải Nàm (Hainan) đến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng gởi thêm 2 chiến hạm, đó là Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5, chiến hạm mang tên dũng tướng với câu nói khí khái: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” và Hộ tống Hạm Nhật Tảo HQ10 tăng viện cho Hoàng Sa. Hạm trưởng HQ5 là Hải Quân Trung tá Phạm Trọng Quỳnh, Khóa 11, còn Hạm trưởng HQ10 là Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà. Khóa 12. Cùng đi trên HQ5 có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc, Khóa 5, Chỉ huy trưởng Hải Đội 3 Tuần Dương, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, vừa được chỉ định làm Tư Lệnh Đặc Nhiệm Chiến Dịch Hoàng Sa và Đại tá Ngạc dùng HQ5 làm Soái hạm để chỉ huy cuộc hải chiến. Sự hiện diện của Đại tá Hà Văn Ngạc, một sĩ quan cao cấp, nhiều kinh nghiệm, đã từng tu nghiệp ở Đại Học Hải Chiến Hoa Kỳ làm cho mọi người thêm vững tâm, lên tinh thần. HQ5 cũng còn chở theo 49 chiến sĩ Hải Kích (Người Nhái). Tinh hình vô cùng khẩn cấp mà HQ10 bị hư một máy chưa sửa chữa kịp chỉ chạy một máy thành thử vận tốc bị giảm khoảng 50%, thêm vào đó Radar của HQ10 cũng bị bất khiển dụng nên Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ5 tách đoàn, tăng vận tốc để ra Hoàng Sa càng sớm càng tốt. Khoảng 3:00 giờ chiều ngày 18-1-1974, HQ5 ra đến Hoàng Sa. Lúc đó lực lượng của đôi bên như sau: ta có Khu trục hạm HQ4, 2 Tuần dương hạm HQ5 và HQ16, còn phía Trung Cộng có 2 Hộ tống hạm Kronstadts mang số 271 và 274, được coi là chủ lực của địch với 2 tàu chở quân võ trang mang số 402 và 407 cùng một tàu vận tải và một ghe buồm.

    ReplyDelete
  9. TT-6
    Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng Việt Nam vẫn tiến hành kế hoạch đổ quân tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự định. Lúc 6:50 giờ sáng ngày 19-1-1974, lực lượng đổ quân được chia làm hai toán. Toán Biệt Hải trên HQ4 được lệnh đổ bộ lên mặt Nam trong khi toán Hải Kích (Người Nhái) trên HQ5 đổ bộ lên mặt Tây Nam. Phần lớn sĩ quan và binh sĩ của toán Hải Kích được huấn luyện ở trường NAVY SEAL của Hoa Kỳ. Lực lượng độ bộ gồm toàn những thành phần được huấn luyện tinh nhuệ, thiện chiến nhất của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Ngay khi đặt chân lên bìa đảo, cả hai toán đều bị quân Trung Cộng đông hơn, dùng hỏa lực cực mạnh từ các chiến hào bắn xối xả khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo. Tình hình lúc bấy giờ thật nguy cấp và bất lợi cho lực lượng Việt Nam nhưng vì tuân hành thượng lệnh, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào lúc 9:00 giờ sáng, toán Hải Kích được lệnh vượt lên trước. Hạ sĩ Người Nhái Đỗ Văn Long là chiến sĩ đầu tiên vừa nổ súng vừa xung phong vào đảo liền bị hỏa lực địch bắn tử thương. Trung úy Lê Văn Đơn nhào lên để thu hồi tử thi của đồng đội lại cũng bị đạn thù quật ngã. Trước quân số đông hơn và hỏa lực mạnh hơn của địch nên cả hai toán được lệnh rút về tàu với xác của Trung úy Đơn và các chiến sĩ bị thương khác, còn xác của Hả sĩ Long đành bỏ lại trên đảo vì nếu cố gắng vào thu hồi sẽ gây thêm nhiều thương vong.

    Anh Chị Đơn vừa có đứa con trai lên 2 tuổi, giống Anh như đúc, đặt tên là Lê Văn Nguyên. Cha tên Đơn đặt tên con là Nguyên. Sau khi Anh Đơn hy sinh, Chị Đơn đã đổi tên con thành Lê Hoàng Sa để tưởng niệm nơi cha cháu đã chiến đấu cho sự vẹn toàn lãnh thổ và đã anh dũng nằm xuống!

    ReplyDelete
  10. TT-7
    Cuộc đổ quân tái chiếm đẳo thất bại vì địch đông hơn, hỏa lực mạnh hơn, 2 chiến sĩ đã đền nợ nước, một số khác bị thương, giặc đã chiếm đất, chiếm nhà của ta “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ra, cháu con phải gìn giữ lấy” cho nên Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc ra chỉ thị cho các chiến hạm chuẩn bị tấn công, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi. Các chiến hạm đều ở trong tình trạng chiến đấu toàn diện, còi nhiệm sở tác chiến rú lên dồn dập, liên hồi như thúc giục bước chân của các chàng lính thủy chạy nhanh hơn vào các nhiệm sở chiến đấu. Tất cả thủy thủ đoàn với áo giáp, phao nổi, nón sắt ngồi trong các ụ hải pháo chờ lệnh khai hỏa, sẵn sàng tác xạ tiêu diệt địch. Sau khi các đài chiến báo (CIC) từ các chiến hạm báo cáo “sẵn sàng” thì từ Soái hạm HQ5, Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc, Tư Lệnh Chiến Dịch Hoàng Sa ban hành lệnh “khai hỏa” hồi 10 giờ 24 phút sáng ngày 19-1-1974. Trận hải chiến bắt đầu.

    Trong khi tấn công, các chiến hạm Việt Nam theo đội hình tác chiến vòng cung, xông thẳng vào tàu địch, một đối một, tác xạ đồng loạt. Máy tàu rú lên tăng vận tốc, chân vịt gầm gừ ra sức đẩy con tàu nhanh thêm, mũi tàu xé nước trùng dương lướt tới, các chiến sĩ ta mắt sáng quắc đang nhả đạn vào đoàn tàu xâm lăng như mưa. Sóng Hoàng Sa làm sống lại Tiếng Sóng Vân Đồn, khí thế Bạch Đằng Giang đang sôi sùng sục trong huyết quản các chiến sĩ Hoàng Sa…”Đây Bạch Đằng Giang, sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng, giống Lạc Hồng, giống oai hùng Nam-Bắc-Trung…”(Hải Quân Hành Khúc). Khói lửa bốc lên mịt mù, không khí khét lẹt mùi thuốc súng trong buổi bình minh trên Biển Đông. Tiếng đạn hải pháo xé gió rít lên những âm thanh nghe rợn người, đạn rơi lủm chủm trên mặt biển, đạn nổ quanh tàu bắn tung những cột nước lên cao, thân tàu run lên bần bật vì trúng đạn. Một chiến sĩ ta bị trúng đạn địch ngã xuống thì chiến sĩ khác phóng lên ôm súng nhả đạn vào tàu địch xâm lăng, hai chiến sĩ ta ngã xuống thì có hai chiến sĩ khác nhào lên tiếp tục ghì súng chiến đấu chống giữ Hoàng Sa ngàn đời máu thịt của Việt Nam ta.
    Hồn thiêng sông núi như đang cất những tiếng cười ngạo nghễ giữa tiếng súng nổ đạn bay vì Tổ Quốc Việt Nam đã có những người con hào hùng như các chiến sĩ Hoàng Sa:

    Cuối hàng thế kỷ thứ hai mươi,
    Chống giữ Hoàng Sa cũng lắm người!
    (Thơ của Ngọc Giao Nguyễn Đình Nhạc)

    ReplyDelete
  11. TT-7
    Trận hải chiến tiếp diễn khốc liệt, với chiến thuật “tốc chiến, tốc thắng”, các chiến hạm Việt Nam chiếm được thế thượng phong vì bắn trước với cỡ súng lớn hơn. Các tàu địch bị thiệt hai nhiều trong những phút đầu của cuộc giao tranh, chiếc Hộ tống hạm Kronstadt 271 của địch bị trúng hải pháo 76.2 ly và 40 ly của HQ4 nên không còn khả năng tác chiến sau đó phát nổ và chìm. Hạm trưởng chiếc nầy là Đại tá Vương Kỳ Uy bị tử thương với một số thủy thủ đoàn. Nhưng cũng như những chiến hạm khác của ta, HQ4 cũng là mục tiêu khá lớn cho tàu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn. Một trái hải pháo địch thổi bay h? thống hút khổng lồ của HQ4. Trong lúc hổn chiến, bộ phận quan sát bằng ống dòm trên nóc đài chỉ huy của HQ4 báo cáo có hai tàu địch đang đuổi theo. HQ4 liền tăng vận tốc tối đa và vận hành theo đội hình tác chiến Zig Zag, uốn lượn như con rắn nên tránh được các quả hải pháo của 2 tàu địch đang đuổi theo. Ngay lúc đó, chiếc HQ5 cũng vừa trờ tới, cắt ngang đuôi HQ4, phóng vào 2 tàu địch đang đuổi theo HQ4. Những khối cầu lửa từ khẩu 127 ly trước mũi HQ5 bay thẳng về hướng 2 tàu Trung Cộng, một chiếc của địch bị trúng đạn bốc cháy, khói lên ngùn ngụt, chiếc còn lại quay ngang bỏ chạy mất dạng. Chiếc HQ4 bị thiệt hại nhẹ so với các tàu khác, máy móc chính, hệ thống điện, hệ thống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt và con tàu vẫn còn khả năng tác chiến. Về nhân mạng. HQ4 có hai chiến sĩ là Hải Quân Thiếu úy Nguyễn Phúc Xá và Hạ sĩ nhất Vận chuyển Nguyễn Thành Danh hy sinh cùng một số đoàn viên khác bị thương. Anh Danh bị trúng đạn nơi ngực thoi thóp trên băng-ca, ngực đầy bông băng nhuộm máu, Thượng sĩ Giám lộ Lữ Công Bảy rờ lên trán thấy nóng hối và hỏi Anh có khỏe không, Anh mở mắt gật đầu nhưng sau đó lịm dần rồi vĩnh viễn ra đi.
    Trục Lôi Hạm T-389 của HQTC bị Hải Quân VNCH bắn chìm tại Hoàng Sa
    Chiến hạm của Trung Cộng bị trúng đạn của HQ5 bốc cháy nói trên là chiếc Hộ tống hạm Kronstadt 274. Sau khi bị trúng đạn, chiếc nầy phải ủi vào bãi san hô để tránh bị chìm nhưng sau đó cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chiếc nầy cũng là Soái hạm của địch do Đô Đốc Phương Quang Kính làm Tư Lệnh, chỉ huy cuộc hải chiến. Đô Đốc Phương Quang Kính còn là Tư Lệnh Phó Hải Đội Nam Hải của Trung Cộng. Ngoài Hạm trưởng là Đại tá Quang Đức tử thương, toàn bộ tham mưu của Soái hạm địch gồm Đô Đốc Phương Quang Kính, 2 Đề Đốc, 4 Đại tá, 6 Trung tá, 2 Thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy đều tử thương. Về phần HQ5 cũng bị trúng đạn nhiều nơi, con tàu đầy vết đạn của địch. Các ổ hải pháo 127 ly và 40 ly đôi trước mũi bị trúng đạn nên trở ngại tác xạ, chỉ còn khẩu 40 ly bên tả hạm và 2 khẩu 20 ly là còn sử dụng được. Chính khẩu 40 ly nầy do Thượng sĩ Trọng pháo Tài làm trưởng khẩu đã khạc đạn tới tấp không cho tàu địch xáp lại gần. Lửa bốc cháy và nước tràn vào nhiều nơi, Hạm trưởng phải ra lệnh làm ngập nước hầm đạn 127 ly để tránh đạn phát nổ vì lửa cháy và điện chạm. Tuy bị hư hại khá trầm trọng nhưng HQ5 không có nguy cơ bị chìm và sau đó cơ khí trưởng là Thiếu tá Trần Đắc Nguyên, một sĩ quan cơ khí nhiều kinh nghiệm đã điều động nhân viên ra sức dập tắt các đám cháy và hàn bít các lỗ thủng nước đang tràn vào, sửa chữa các máy móc bị hư hỏng nên một thời gian ngắn sau đó con tàu đã trở lại tình trạng hoạt động gần như bình thường. Về nhân mạng, HQ5 có 1 sĩ quan và 2 hạ sĩ quan hy sinh, 3 sĩ quan cùng 4 hạ sĩ quan và 9 đoàn viên bị thương nặng nhẹ.

    ReplyDelete
  12. TT-8
    Về phần HQ16, sau khi dùng các khẩu 127 ly và 40 ly bắn hư hại chiếc Trục lôi hạm 389 của Trung Cộng khiến Hạm trưởng là Trung tá Triệu Quát bị tử thương, Tuần dương hạm HQ 16 cũng bị trúng nhiều hải pháo hư hải nặng. Hầm đạn 127 ly trước mũi bị thủng một lỗ lớn, nước tràn vào mỗi khi mũi tàu chúc xuống nên phải cô lập. Máy điện cũng bị trúng đạn, dây điện bị đứt nhiều nơi, hầm máy chỗ nào cũng bị chạm điện khiến những nhân viên có phận sự ở khu vực nầy bị điện giật nên phải di tản. Nguy hơn nữa là hông tàu ngay hầm máy tả bị đạn hải pháo địch bắn trúng phá một lỗ lớn ngang tầm nước làm nước biển tràn vào như thác lũ, chiến hạm mỗi lúc nghiêng thêm về bên trái và có nguy cơ bị chìm. Sau cùng, nhờ sĩ quan cơ khí trưởng là Đại úy Hiệp đôn đốc nhân viên ra sức cô lập hầm máy tả nên chiến hạm vẫn tiếp tục vận chuyển được bằng máy bên hữu. HQ16 chì có một chiến sĩ hy sinh, đó là Trung sĩ Điện khí Xuân bị đứt lìa cánh tay phải ở hầm máy vì không cầm máu được nên Anh đã đền nợ nước. Trung úy Bính đã vuốt mắt và cùng các y tá cầu nguyện cho Anh bằng Thánh Kinh dù không rõ Anh tôn giáo nào.
    Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ.10
    Còn Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 là chiến hạm nhỏ nhất, hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm Việt Nam tham chiến, ngoài ra tình trạng kỹ thuật cũng không khả quan cho lắm vì hư một máy, vận chuyển, xoay trở chậm chạp nên bị trúng nhiều đạn. Một trái hải pháo 100 ly của địch bắn trúng đài chỉ huy, đốn ngã tất cả các nhân viên có phận sự tại đây. Hạm trưởng Hải Quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà và Hạm phó Hải Quân Đại úy Nguyễn Thành Trí đều bị thương nặng. Kế tiếp, một trái hải pháo khác trúng ngay hầm máy làm cho chiến hạm tê liệt, hoàn toàn bất khiển dụng, trôi lờ đờ, lềnh bềnh trên mặt biển làm muc tiêu cho tàu địch tác xạ xối xả. Số thương vong của HQ10 rất nặng và nhiều chiến sĩ chết một cách thê thảm như Trung úy Vũ Văn Bang, sĩ quan Đệ Tam chết thân xác không toàn vẹn tại Trung Tâm Chiến Báo (CIC); Trung úy Cơ khí Ngô Chí Thành chết ở phòng máy bị cháy nám đen và hai chân hầu như lìa khỏi thân người; Trung úy Nguyễn Văn Đông chết mất mặt tại khẩu 76.2 ly ở sân trước.

    Hạ sĩ Vận chuyển Lê Văn Tây, người Ban Mê Thuột nhưng yêu màu áo trắng, yêu mộng hải hồ nên sau khi lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp gia nhập Hải Quân và đền nợ nước bằng cách ghì khẩu súng cho đến giờ phút chót; Thủy thủ Cơ khí Đinh Hoàng Mai ôm khẩu 20 ly bắn che cho các đồng đội trên bè đào thoát, bạn bè gọi xuống bè ra đi nhưng không chịu xuống, ở lại chết theo con tàu… và còn nhiều chiến sĩ khác đã liệt oanh nằm xuống mà ở đây không đủ giấy mực để kể cho hết. Những người còn sống sót dìu dắt các chiến hũu bị thương lên 5 chiếc phao tập thể, tất cả là 28 người, kể cả Hạm phó Nguyễn Thành Trí. Riêng Hạm trưởng Ngụy Văn Thà từ chối ra đi mặc dù các chiến hữu yêu cầu nhiều lần. Anh ở lại chết theo con tàu đúng với truyền thống cao đẹp của Hải Quân và Hàng Hải. Trên đường đào thoát, có 8 chiến sỉ, trong đó có Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị chết vì các vết thương, vì đói khát, vì kiệt sức trước khi được chiếc tàu dầu Hòa Lan Skopionella cứu vớt vào đêm 22-1-1974. Khi các chiến sĩ ta được vớt lên, chính tay nhị vị phu nhân của Thuyền trưởng và Thuyền phó tàu nầy đã tận tình băng bó, săn sóc các vết thương, đút từng muỗng cháo cho các chiến sĩ Việt Nam thể hiện tình người bao la. Thật là một nghĩa cử đẹp không bao giờ quên được!

    ReplyDelete
  13. Đây cũng chính là cách hay nhất mà Công sản Viet Nam tự bôi cứt lên mặt và đào sâu thêm sự ngăn cách & khinh rẻ của người dân và cái đảng thổ tả ấy

    ReplyDelete
  14. Em là người ở bắc đau 1 ,người miền nam đau 10. ngậm miệng đau lòng hở môi răng lạnh, Lủ bán nước đâu phải thăng ranh con nầy,nó chỉ là công cụ. nếu nó có chết đi cũng có thằng khác thôi. Cần biết đích danh thằng nào ra lệnh.

    ReplyDelete
  15. Thấy có tấm hình rất đẹp liên quan đến ngày tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa, với ghi chú ""Không rườm rà, không tốn kém, nhưng mang nặng ân tình. Một võ đường Vovinam tổ chức tưởng niệm "Hải chiến Hoàng Sa" ngày 19/01 (theo Fb Nguyễn tấn Thành)". Thân mến gởi chị Phương Bích và anh chị em đọc giả trang chimkiwi blog.
    (vì không mang hình vào được nên tôi gởi đường link)
    http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/1652/5520/original.jpg?w=600&h

    ReplyDelete