Translate

Wednesday 28 August 2013

Hành trình của Tuyên bố 258



Là một trong những người ký vào bản tuyên bố 258, đương nhiên tôi nhận lời tham gia  trao tuyên bố này cho sứ quán Đức, vào sáng ngày 28/8. Thú thực, tuy các cuộc trao tuyên bố 258 trước đó cho các sứ quán Thụy Điển, Úc, Mỹ đều diễn ra bình thường, nhưng tôi vẫn khá hồi hộp. Tôi chỉ nghĩ duy nhất về một điều: làm thế nào để đến được đó?

Sáng 28/8, tôi vẫn vào mạng bình thường. Vừa vào facebook đăng một status xong thì đọc được một tin khác, rằng quanh sứ quán Đức hiện có rất nhiều công an, an ninh, dân phòng.

Tim tôi đập thình thịch một cách vô thức. Chứng kiến hôm sứ quán Mỹ cho xe đến đón luật sư Nguyễn Văn Đài bất thành, tôi nghĩ chẳng có gì đảm bảo là họ sẽ không chặn chúng tôi ngay từ vòng ngoài. Tôi bắt đầu tính toán xem đi bằng phương tiện gì? Mặc thế nào để che được cái áo có logo 258? Rốt cuộc, tôi chọn phương án đi taxi, và mặc trùm ra ngoài cái áo 258 bằng một cái áo khác.

Mở cửa ra, thấy hành lang trống trơn, tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Đi nhanh xuống dưới nhà, bắt taxi và ngồi trên xe rồi, tim tôi mới đập trở lại bình thường. Vì quá hồi hộp, tôi đến chỗ hẹn sớm mất nửa tiếng. Chui vào một hàng quần áo giảm giá, mua 2 cái và xin ngồi nhờ để nhìn ra ngoài quan sát. Gần đến giờ, tôi mới lò dò ra chỗ hẹn. Chưa kịp uống cốc nước thì đã có tin, người của sứ quán đang chờ chúng tôi ngoài cổng, thế là lên taxi đi ngay. Nói thế nhưng đến được đây rồi mà vẫn còn hồi hộp lắm.

Đến gần sứ quán, từ xa đã thấy mấy người đàn ông cả tây lẫn ta đang đứng trên vỉa hè, ngay trước cổng sứ quán. Cuống quá, chúng tôi bảo xe tạt vào gần chỗ họ. Chiếc xe vừa láng vào bên trái đường thì lái xe lại bảo không được, đỗ thế này công an phạt chết. Thế là chiếc xe lại phải đi quá lên trên để tạt vào bên lề phải. Thấy chiếc xe láng vào rồi lại láng ra, mấy người Đức tưởng có vấn đề gì, nên vội đi sang đường để đón chúng tôi. Nhưng chúng tôi xuống xe rất nhanh và đi sang đường. Lúc đó lưu lượng xe trên đường rất đông, những người Đức đã sang đến nửa đường, thấy vậy cũng quay trở lại.

Ngay lúc đó, tôi đã cảm thấy được che chở, mặc dù mình đang đứng ngay trên đất nước mình. Một cái gì đó ấm áp, tin cậy khiến tôi rất xúc động. Những lính gác người Việt tiến đến, yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy tờ. Nhưng những người Đức ngăn lại, lắc đầu ra hiệu không cần và đưa 5 người phụ nữ chúng tôi vào bên trong. Những người anh em đi theo chúng tôi đứng đợi ở bên ngoài, cùng với tất cả các lực lượng an ninh chìm nổi.

Vào đến phòng, qua giới thiệu, chúng tôi mới biết những người Đức đứng đợi chúng tôi ngoài cổng chính là các ngài tham tán và trưởng phòng văn hóa chính trị của sứ quán Đức. Thực sự tôi rất ngạc nhiên. Họ là đại diện cho một trong những đất nước được coi là văn minh hàng đầu thế giới, nhưng lại sẵn sàng đứng đợi những người dân thường như chúng tôi, để đón tiếp và lắng nghe những nguyện vọng tâm tư của những người chẳng có một chút địa vị nào trong xã hội. Đến bao giờ, quan chức Việt Nam mới đón tiếp người dân của mình được như thế này?

Ngài tham tán nói, ông và các đồng sự sẵn sàng dành thời gian còn lại trong ngày để tiếp chúng tôi. Đương nhiên, mục đích chính của chúng tôi đến đây là chỉ để trao cho sứ quán Đức tuyên bố 258 của mạng lưới blogger, đề nghị chính phủ Đức bằng con đường ngoại giao, yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các cam kết về nhân quyền mà luật pháp Việt Nam và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đang hướng tới vị trí trong HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016...

Việc trao tuyên bố thì đơn giản. Ngài tham tán hỏi chúng tôi đến đây bằng cách nào? Có gặp khó khăn gì không? Việc chúng tôi bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội như thế nào? Có đề nghị gì thêm không?

Ngay từ đầu, ngài tham tán đã giới thiệu về mình và các đồng sự. Bây giờ đến lượt chúng tôi giới thiệu về mình. Bốn trong năm người chúng tôi thì đơn giản, nhưng đến lượt Hoàng Vi kể về mình, mắt tôi bỗng nhòe đi, vì thực ra có những điều đến bây giờ tôi mới biết. Cổ họng tôi nghẹn lại khi hình dung ra những gì mà cô gái nhỏ bé nhưng kiên cường này đã phải chịu đựng, suốt từ năm 2006 đến nay. Giọng Hoàng Vi nghẹn lại, run rẩy, những giọt nước mắt lăn trên má Vi. Một người Đức trẻ vội đứng dậy, đặt trước mặt chúng tôi một hộp khăn giấy. 

Bỗng nhiên tôi thấy tủi thân ghê gớm. Đất nước mình lúc nào cũng tự hào có 4000 năm lịch sử, vậy mà hôm nay con cháu Người vẫn nghèo khổ, vẫn thua xa thiên hạ một trời một vực. Bên cạnh họ, năm người phụ nữ chúng tôi đủ lứa tuổi, thật nhỏ bé và yếu đuối. Có lẽ những điều đang xảy ra với chúng tôi và những người dân Việt Nam đang phải chịu đựng, thật xa lạ và khó hiểu đối với họ.

Chúng tôi không đề nghị gì thêm, chỉ nói rằng mặc dù muốn có một xã hội tốt đẹp hơn, phải do chính người dân chúng tôi đấu tranh để giành lấy. Nhưng việc giúp đỡ từ quốc tế là rất cần thiết và quan trọng (chiến tranh ở Việt Nam có thể kết thúc được, là nhờ rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài, chứ đâu chỉ bằng tinh thần không thôi?).

Chúng tôi cũng thật sự vui mừng, khi ngài tham tán nói, chính phủ Đức và liên minh Châu Âu tỏ ra rất quan ngại và đã gửi một thư yêu cầu tới chính phủ Việt Nam, về những vấn đề trong nghị định 72/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, hạn chế quyền tự do thông tin (internet) của người dân. Ngài tham tán cũng nói, Liên Hiệp Quốc có các cuộc họp thường niên tại Genever, để giám sát việc thực hiện nhân quyền của các nước thành viên, và chúng tôi hoàn toàn có thể gửi thư kiến nghị tới hội nghị về việc trên.

Mặc dù chúng tôi có thời gian là cả buổi chiều, nhưng chúng tôi không muốn làm mất thời gian quý báu của ngài tham tán và các đồng sự của ông. Thêm nữa, hẳn bạn bè chúng tôi đang rất sốt ruột ở bên ngoài, nên chúng tôi xin cáo từ. Mọi người ra chụp ảnh làm kỷ niệm, nhờ máy tính của sứ quán để gửi những hình ảnh lên mạng, vì e rằng sẽ có thể bị an ninh trấn lột máy ảnh, máy tính.

Chúng tôi rất cảm động khi thấy các quan chức và nhân viên sứ quán đã lo lắng cho chúng tôi khi đề nghị đưa chúng tôi về bằng xe của sứ quán. Thậm chí ngài tham tán còn hỏi, có cần họ đi cùng không. Nhưng sứ mệnh của chúng tôi đã hoàn thành. Chúng tôi cảm ơn thịnh tình của các ngài và lên xe ra về. Bạn bè của chúng tôi vẫn đợi ở bên ngoài, và trước mắt các lực lượng an ninh, họ đi xe máy hộ tống chúng tôi tới cafe Highland ở cạnh Nhà hát lớn. Lúc đó là 1 giờ chiều. Xin lỗi, tất cả chúng tôi đều đói lắm rồi.

Có thể ai đó cười mỉa mai, rằng sao phải cầu tới ngoại bang? Nếu vậy, xin hầu các quý vị vào dịp khác.

35 comments:

  1. Ông tổ của đảng Csvn còn chơi sang hơn mà, chị lo gì. Coi mấy cái thư báo cáo của HCM gởi đệ tam quốc tế CS mà chủ nhân chính là Liên Xô hay cụ thể là Stalin để xin tiền họat động cho đảng hay trong cuộc nội chiến, ông ta đã đi dây giữa 2 thằng đàn anh để xin tiền và vũ khí của cả hai để bắn giết thì việc các chị vận động sự yểm trợ về ngọai giao của các cường quốc là việc của các thánh nhân. Chả gì phải quan tâm tới bọn bưng bô hay thiểu não.

    ReplyDelete
  2. - Hành trình của Tuyên bố 258 (Phương Bích). “Vào đến phòng, qua giới thiệu, chúng tôi mới biết những người Đức đứng đợi chúng tôi ngoài cổng chính là các ngài tham tán và trưởng phòng văn hóa chính trị của sứ quán Đức. Thực sự tôi rất ngạc nhiên. Họ là đại diện cho một trong những đất nước được coi là văn minh hàng đầu thế giới, nhưng lại sẵn sàng đứng đợi những người dân thường như chúng tôi, để đón tiếp và lắng nghe những nguyện vọng tâm tư của những người chẳng có một chút địa vị nào trong xã hội. Đến bao giờ, quan chức Việt Nam mới đón tiếp người dân của mình được như thế này?“



    Ngay nhà độc tài khét tiếng khát máu HITLER thế mà Hitler còn "văn hóa" ra phết ngay sau khi quân Dức chiếm Paris, Hitler đã viếng thăm ngay để ngưỡng mộ và chiêm ngưỡng Tháp Eiffel và Viện Bảo Tàng Louvre....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sau đó Hitler tuyên bố: "Tôi ưa kẻ độc tài, có cảm tình với cái nghiệp bồi bút vinh thân phì gia và những bộ luật Phát-xít!" đúng không bác?

      Delete
    2. Các bạn nặc danh thân mến. Các bạn có thể bình luận như bạn Nặc danh ở trên, nhưng nếu các xưng mày tao chí tớ, chửi bới tục tĩu thì vô ích, tôi sẽ không bao giờ cho hiển thị nững bình luận đó trong nhà của tôi đâu. Đứng phí thời gian nhé.

      Delete
  3. Cám ơn Phương Bích. Văn của bạn, chân thực và đầy hơi thở của cuộc sống!
    Người Đức, rất chân thành, tôn trọng cá nhân và quyền con người.

    ReplyDelete
  4. • Phải hi sinh nhiều lắm năm người ấy mới có thể trực diện và bộc bạch những ý nghĩ của mình với các ngài tham tán và trưởng phòng văn hóa chính trị của sứ quán Đức. Xin cảm ơn non nước, dẫu biết rằng hành trình bản TB 258 còn nhiều lắm những gian truân. Cứ tin đi, rồi tất cả những nguyên tắc thông thường trong một xã hội văn minh như nhân quyền, dân chủ hay sự thượng tôn pháp luật sẽ được trả về với nhân dân!!

    Mừng khi có người ghé thăm! Vui lại có lúc, ta tiễn một đám người theo . .

    ReplyDelete
  5. Đối với người ngoại quốc, nếu tôi kể về những chà đạp nhân quyền mà người dân phải chịu dưới chế độ hà khắc, độc ác, thì lúc nào họ cũng cười với thái độ không thể tin nổi trong thời đại này mà còn có những chính quyền man rợ như thế.
    Tội nghiệp thay dân tộc VN!!!

    ReplyDelete
  6. các chị thật dũng cảm.tôi là đàn ông mà không bằng

    ReplyDelete
  7. Đau đớn quá PB ơi,công dân một quốc gia đã độc lập hơn sáu mươi năm rồi mà chưa được hưởng tự do tối thiểu ngay trên đất nước mình.Cảm ơn các bạn đã không quản ngại mọi vất vả,khó nhọc hiểm nguy để tranh đấu cho đất nước ngày mai tươi sáng hơn

    ReplyDelete
  8. Giống như hoạt động của những chiến binh thời chiến.

    ReplyDelete
  9. Các bạn bloggers thương mến, các bạn xứng đáng là hậu duệ của hai bà Trưng – Triệu. Cầu xin Chúa ban nhiều ơn phước lên các bạn.

    ReplyDelete
  10. 4000 năm sau, các vua Hùng cũng không thể nghĩ, con cháu mình muốn làm người Việt phải khổ như thế nào

    ReplyDelete
  11. Hình ảnh của các chị các em đúng là xứng danh với con cháu bà Trưng bà Triệu. Những đấng nam nhi còn phải cúi đầu trước các chị.
    [Có thể ai đó cười mỉa mai, rằng sao phải cầu tới ngoại bang? Nếu vậy, xin hầu các quý vị vào dịp khác. ]
    Chị không phải bận tâm về kẻ nào đó cười mỉa các chị. Nếu có thì chỉ có thể kết luận: hoặc là kẻ đó bị vấn đề về não hoặc kẻ đó là những tên chó săn luôn sẵn lòng làm tay sai cho chế độ để làm hại người dân mình. Cả hai kẻ trên chắc chắn không giúp ích gì được cho ai hết ! Vì thế chị đừng bận tâm.
    Mõ Làng Chờ

    ReplyDelete
  12. Các bạn thật thông minh và dũng cảm. Nhờ quốc tế giúp đỡ trong tình thế khó khăn là phương cách tuyệt vời mà Hồ Chí Minh biết vận dụng rất hiệu quả trong suốt cuộc đời mà!

    ReplyDelete
  13. Còn sứ quán thực dân Pháp,đế quốc Anh,vương quốc Na Uy (phong kiến),Ba Lan phản bội...đang chờ các anh chị kia kìa,đang ngóng đấy.Canada nữa, nhiều lắm...

    ReplyDelete
  14. Nhiệt liệt hoan nghênh các bạn bloggers Việt Nam. Năm nử bloggers hôm nay xứng đáng là hậu duệ của Hai Bà Trưng, Triệu. Các bạn là tấm gương sáng rực về lòng yêu nước của phụ nử Việt Nam.

    Các bạn nử sinh viên Việt Nam hãy dốc lòng noi gương các bạn nử bloggers Việt Nam. Đất nước lâm nguy. Hãy chứng tỏ nử giới Việt Nam xứng đáng là con cháu của Hai Bà Trưng. Hãy chứng tỏ lòng yêu nước của mình. Hãy tổ chức biểu tình ở Hà Nội, Sài Gòn gồm toàn nử sinh viên.

    Hãy xuống đường bày tỏ lòng yêu nước của mình:

    1- Yêu nước, bão vệ tổ quốc là quyền của mọi công dân Việt Nam.
    2- Tự do thông tin, báo chí tự do, tự do bày tỏ ý kiến là yêu cầu tối thượng của toàn xã hội, toàn dân Việt Nam.

    Các bạn hãy chứng tỏ lòng yêu nước của phụ nử Việt Nam bằng sự xuất hiện thật đông đảo của đoàn hùng binh gồm toàn những nử sinh viên Việt Nam trên đường phố trong trang phục đẹp nhất, trang nhả nhất của các bạn.

    Các bạn nam sinh viên hãy kêu gọi nhau tích cực hổ trợ và hổ trợ mạnh mẽ hết sức mình cho cuộc biểu tình toàn quốc nhằm biểu lộ lòng yêu nước của các nử sinh viên.

    Các bạn nam sinh viên hãy có mặt đông đảo, thật đông đảo quanh tại địa điểm diễn ra cuộc biểu tình nhưng không nhập vào đoàn biểu tình. Chỉ tham gia và cực lực can thiệp với hết sức mình khi lực lượng côn đồ tấn công các nử sinh viên. Với thái độ cương quyết nhất, không để cho côn đồ bắt đi một nử sinh viên nào.

    Các bạn sinh viên của mọi trường đại học hãy tiếp tục tự động phong trào phân phát tập sách Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho sinh viên trong mọi trường đại học, cho đồng bào lao động mọi giới ở các chợ, trung tâm thương mải, bến xe, bến đò…và cho đồng bào ở các vùng ngoại ô, các vùng nông thôn, bất cứ nơi đâu mà các bạn có thể đến được.

    - Sinh viên chưa hiểu biết đầy đủ về Tuyên Ngôn Nhân Quyền là chưa thể trưởng thành.

    - Đồng bào nông thôn không hiểu biết về Tuyên Ngôn Nhân Quyền không thể bão vệ được đất đai, quyền lợi của mình.


    - Đồng bào lao động không hiểu biết đầy đủ về Tuyên Ngôn Nhân Quyền không thể bão vệ được an ninh cá nhân, không bão vệ được các quyền hạn công dân theo luật định

    - Đồng bào các tôn giáo không hiểu biết đầy đủ về Tuyên Ngôn Nhân Quyền không thể bão vệ được tôn giáo của mình và quyền được theo, quyền hành đạo theo tôn giáo của mình.

    Đồng bào mọi tôn giáo. sinh viên Việt Nam hãy tự động in và phân phát bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho đồng bào tín hữu của mình và các tôn giáo khác, cho đồng bào mọi giới để nâng cao sự hiểu biết về quyền hạn công dân của đồng bào Việt Nam toàn xã hội nói chung.

    Trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam hôm nay dưới chế độ cộng sản, muốn bão vệ cá nhân mình, muốn bão vệ tổ quốc, trước hết mọi người Việt Nam trong toàn xã hội cần hiểu rõ và áp dụng những luật định, nguyên tắc nêu ra của Tuyên Ngôn Nhân Quyền, The Universal Declaration of Human

    ReplyDelete
  15. Các bạn thật can đảm. Tôi thật sự khâm phục và nhiều lúc khó tin nổi.
    Bản thân tôi, có lẽ k dám dấn thân vào những chuyện như thế.
    Gần đây, cách làm công khai, xưng danh rõ ràng, thể hiện dứt khoát quan điểm và có dũng khí như thế này của các bạn và rất nhiều các nhân sĩ, học giả khác dường như lại là 1 cách làm an toàn.
    Theo tôi nghĩ, vừa công khai, vừa khôn khéo, có tính toán cẩn thận, chi tiết sẽ có hiệu quả tốt.
    Chúc các bạn "chân cứng, đá mềm". Hi, câu này thời đưa các trai tráng lên đường vượt Trường Sơn rất hay dùng.

    ReplyDelete
  16. Thương và cảm phục sao cho tất cả các bạn bloggers Việt Nam, đặc biệt là các bạn nử trẻ trung hôm nay.

    Các bạn thật tuyệt vời. Nước Việt Nam cần có những con người với nhân cách cao quý như các bạn. Hình ảnh điển hình này cần nhân rộng ngay ra khắp nước.

    Tôi cũng yêu và cảm phục sao cho tấm lòng ngay thẳng, cương trực của chị Phương Bích. Sống như chị mới là người yêu nước thực sự. Lòng yêu nước thiết tha, chân thành của chị đã thể hiện một cách đơn giản, chị đã làm điều phải làm, nhưng lòng yêu quê hương tổ quốc đã làm hình ảnh chị sáng rực như những ngôi sao chói sáng trên vòm trời Việt Nam, bà cụ Lê Thị Thu, Lê Thị Công Nhân, Bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của blogger Tạ Phong Tầng, bản thân của Blogger Tạ Phong Tầng, Bùi Minh Hằng, Đổ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên…và một loạt các bloggers nử trẻ hôm nay.

    Xin cảm tạ ơn Trời đã cho nước Việt Nam còn có những người con của nước Việt như các chị, các bạn bloggers nử trẻ của Việt Nam hôm nay.
    Phần thưởng của Thượng Đế đang dành cho tất cả các bạn, các chị ở ngay trên đất này và ở trên trời ngày sau…

    Xin mến gữi đến những người con yêu của nước Việt những lời chúc tốt đẹp nhất cùng với lời cầu nguyện xin Thượng Đế bão vệ cho tất cả mọi người trong mọi lúc, mọi nơi trên đường đời cũng như trên đường tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc Việt Nam.

    ReplyDelete
  17. Nhìn những cảnh trấn áp, ng5o nguợc đối với các nhân sĩ trí thức ngày truớng như cụ Phan Khôi, Trần Đức Thảo , Nguyễn Mạnh Tuờng, Trần Dân... ai cũng đếu thấy mức độ khủng bố tàn bạo không gì cản nỗi . Nhưng ngày nay, tình thế đã khác. "Cách mạng"đã sụp đổ ngay tại quê huơng cách mạng, tàn dư cuả nó đang đổi lốt để sống còn . Đó là lý do cho Cách mạng bị ngoai bang tây phuơng trói chân tay.

    Tìm ngay những kẻ trói tay cách mạng mà nói chuyện , bàn bạc như các anh chị dân chủ yêu nuớc là con đuờng chính đáng , là tuơng lai , là chiến thắng...

    ReplyDelete
  18. Tôi phục Bạn đó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phương Bích, Sông Quê, Lan Lê, Hoàng Vi, và Hư Vô xin được gọi tên các bạn đồng phái của tôi, các bạn thật can cường, dấn thân, mai sau nước Việt mình có sáng sủa hơn là có phần góp công sức của các bạn đó.

      Cám ơn nhé tinh thần Hai Bà Trưng.

      Delete
  19. Tôi có một số thắc mắc về tuyên bố 258 của các bạn, mong chị PB và các bạn giải đáp giúp.

    “Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
    1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

    Điều 19, Công ước về Quyền Dân sự và chính trị (http://www.vietnamhumanrights.net/viet/vintbill/dansuchinhtri.htm)
    " Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

    - Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
    - Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý."

    Tôi thấy: Điều 258 Bộ Luật Hình sự hoàn toàn PHÙ HỢP với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị

    Một số câu hỏi của tôi như sau:

    1. Điều 258 Bộ Luật Hình sự xâm phạm CỤ THỂ điều nào trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia?

    2. Việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội Việt nam hay thuộc thẩm quyền của các cơ quan nước ngoài?

    3. Các bạn gửi kiến nghị điều chỉnh điều 258 đến cơ quan có thẩm quyền sửa đổi luật của Việt nam TRƯỚC hay là đến các cơ quan nước ngoài TRƯỚC.

    Rất mong nhận được giải đáp cụ thể của chị PB và các bạn.
    Xin cảm ơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. Xin lỗi đã hồi đáp muộn màng, nhưng quả thật tôi không có nhiều thời gian lắm. Việc nhà lu bù, có thời gian là vào FB, mạng lại chậm rề rề, rất khó vào. Để đỡ mất thời gian tranh luận, tôi xin trích một đoạn trong bản tuyên bố mà tôi đã đồng ý ký:

      "Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

      Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.

      Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”.

      Về 2 câu hỏi sau của bạn, xin được trả lời bằng một status trên facebook:

      Một luật sư hỏi tôi, các bà gửi tuyên bố 258 cho chính phủ các nước khác, thế chính phủ nước các bà, thì các bà đã gửi chưa?

      Tôi mới nghĩ thế này, đơn thư khiếu nại, kiến nghị của dân oan hàng mấy chục năm qua gửi chả còn thiếu nơi nào, còn chả được đoái hoài tới, thêm một cái tuyên bố của chúng tôi càng không có tác dụng gì.

      Phải kêu đúng trình tự, theo quy định của luật pháp ư? Các quy định đó bị chính họ bỏ xó, mốc meo hết cả rồi. Họ không tuân theo quy định của luật pháp, hà cớ gì bắt dân chúng tôi tuân thủ?

      Delete
    3. @ Chị Phương Bích,

      Thứ nhất, điều 258 không hề cấm chuyện tự do tư tưởng hay biểu đạt như chị nói. Nó xử phạt chuyện lợi dụng việc đó để xâm hại quyền lợi của người khác. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong Điều 19 Công ước về quyền dân sự và chính trị (hoàn toàn PHÙ HỢP với điều 258 Bộ Luật HS). Có lẽ, Công ước quốc tế thì có hiệu lực cao nhất (Tuyên ngôn nhân quyền ban hành năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966). Quyền tự do biểu đạt, hay tự do tư tưởng không được phép xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người khác.

      Do vậy, việc phản đối nên là phản đối việc lợi dụng điều này để làm trái pháp luật chứ không nên là hủy bỏ điều này. Nếu hủy bỏ thì điều gì sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân??? tôi được quyền "biểu đạt" xúc phạm đến thanh danh của chị PB mà không bị trừng phạt à???

      Thứ 2, tóm lại là nơi đáng ra phải nhận kiến nghị đúng thẩm quyền thì không các chị không gửi lại đem đến nơi chẳng có liên quan gì. Chuyện này giống chuyện Trần Ích Tắc sang nhờ hàng xóm giúp đỡ, hay chuyện con cái gọi đầu gấu về xử bố mẹ khi bất mãn về chia thừa kế.

      A mike tran, không trả lời được thì cũng đừng nói linh tinh, nên tự tôn trọng cái miệng của mình trước.

      Cảm ơn chị PB.

      Delete
    4. @ Chị PB,
      Xin trích dẫn đầy đủ điều 19 - Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và chính trị:

      Điều 19.
      1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà
      không bị ai can thiệp.

      2. Mọi người có quyền tự do biểu đạt. Quyền này bao
      gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi
      thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức
      tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới
      hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện
      thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.

      3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều
      này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.
      Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất
      định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy
      định trong pháp luật và là cần thiết để:
      a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
      b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng,
      sức khoẻ hoặc đạo đức công chúng.

      Delete
    5. Thú thực, khi không cùng quan điểm, tranh luận rất mất thời gian bạn ạ. Mình chỉ tóm tắt thế này, các phiên tòa ở Việt Nam luôn nói là xét xử công khai, nhưng thậm chí đến người thân cũng không được vào. Vậy cái mà bạn nói không hề cấm nó cũng tương tự như vậy đấy.

      Hôm chúng tôi đi xem xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, tất cả mọi ngả đường đến tòa đều bị chặn. Khi chúng tôi hỏi các lực lượng công an lý do chặn đường, họ chỉ có thể trả lời: không biết! Họ chỉ làm theo lệnh.

      Luật ở Việt Nam có rất nhiều khái niệm trở nên cực kỳ mơ hồ. Nó có vẻ vô hại với những người như bạn, nhưng lại là mối đe dọạ thường trực mỗi khi chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm không đồng tình của mình.

      Việc vạch trần và tố cáo những sai phạm của cá nhân, hay tổ chức khác với việc xâm phạm lợi ích cá nhân, hay tổ chức.

      Tôi cho rằng, chúng ta ko nên tranh luận ở đây. Tôi có thể thấy được giữa tôi và bạn sẽ không thể đi đến một sự thống nhất nào. Thế nên, việc chúng tôi làm sai hay đúng, hãy để những người có trách nhiệm giải quyết.

      Chào bạn.



      Delete
    6. ☻ Anh đã từng có những phút giây thư giãn ở nơi này. Anh cũng đã từng bớt giận mỗi bận cô chú (từ nay viết cc) ghé chơi. Xưa nay anh không hề bận tâm đến những gì cc hỏi han mà chỉ muốn tìm hiểu thêm những lợi tức và ngón nghề mà các DLV tác nghiệp trong một xã hội toàn trị hôm nay. Bao nhiêu năm, không gài mã độc thì vờ vịt, ranh mãnh, giả cái trò tự do ngôn luận chui vào từng blog nhằm khoanh hướng sai lệch về những sự việc đã xảy ra và đang hướng tới. Không riêng gì những vụ trấn áp chị PB vừa nhắc ở trên. Cứ giả thưa, vờ hỏi rồi ta kéo nhau đi nơi khác chơi!!

      Mà nghĩ cho cùng, tự do ngôn luận có trong Hiến Pháp thì giỏi lắm cũng chỉ dắt ta đi thêm một quãng đường. Đến một khúc quanh nào đó, bỗng dưng người ta lại dở chứng: "Bắt khẩn cấp! Lợi dụng quyền tự do ngôn luận - điều 258"!! Hậu quả của một nền dân chủ cấp tiến đâu phải cái quyền bỏ phiếu mà sau cùng là quyết định ai ngồi tù!

      Anh không muốn cắt nghĩa thêm cho cc hiểu về thủ đoạn và cá tính thiếu nhân cách của cái hạng người in thuê viết mướn. Vả lại, muốn vào đây phá thối thì cũng nên nghĩ trước sau. Mất lòng tin với đảng đã là sự bất hạnh cho cả một dân tộc. Mất lòng tin với cả nhà nước và những điều luật độc tài thì đoàn cừu lạc lõng, bơ vơ. Như thế, chả phải là một sự đòi hỏi quá sức để xây dựng một bộ luật hoàn chỉnh nơi thiên đường XHCN hôm nay và mai sau? Khiếu.

      Delete
    7. @ mike tran,

      Làm người có não để biết mình ủng hộ điều gì và phản đối điều gì, chứ cứ a dua a tòng phản đối cái điều mà bản thân mình chưa biết nó hình vuông hay hình tròn thì rất buồn cười. Phản đối điều 258 BLHS vi phạm nhân quyền thế mà trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị cũng qui định đúng như điều 258, ặc ặc. Nếu phản đối công ước quốc tế thì việc mang kiến nghị 258 đến các cơ quan quốc tế là đúng địa chỉ rồi (phản đối điều 258 BLHS thì phải mang đến Quốc hội Việt nam).

      Khi không trả lời được câu hỏi vô cùng đơn giản thì chuyển sang chụp mũ là DLV, thật là trò hề. Style này là style của tuyên giáo mà sao a mike tran lại bắt chước nhỉ? Tư duy kiểu hạ tiện đó thì khó có thể tìm hiểu được về lợi tức và mánh khóe của an ninh lắm mike tran à, tập suy nghĩ một cách bình thường đi.

      Delete
    8. ☻ Vài ba vị kia đã đủ làm rối mạng blogs bởi cái sự định hướng sói mòn và những điều ảo tưởng. Miệng năm miệng mười, dành hết phần thiên hạ! Khi thì trích dẫn từ ANTĐ, rồi ANTV . . Nay lại có thêm điều luật 258 cũng chả sao! Anh chỉ còn biết nhủ thầm; mong sao những kẻ nhận lương và có giấy phép ngồi sao chép nhận xét, ăn bốc quyền tự do ngôn luận hãy sớm tỉnh ngộ và kịp hiểu ra rằng: chỉ có bóng đêm ta mới thấy rõ trời sao!

      Trong cái buổi chợ tàn, sẽ rất khó khăn để biến mình thành một DLV trong sáng nhất trên hành tinh này. Đơn giản là số lượng người tham gia quá đông, do đó phải cạnh tranh khốc liệt để báo cáo thành tích và nhận đủ tiền thù lao! Vâng, chỉ cần thế mà hiến cả cuộc đời mình thành kẻ bất lương, sống thảnh thơi rồi hăm hở viết trong sự tù tội và nỗi đau của người khác bởi những điều luật đã được son phấn nơi QH ư?! Nếu có phải đi tìm nguyên lý sinh tồn của căn bệnh ung thư thì cũng chả khó gì khi 899 người kia cũng như cc!

      Thực ra, lòng anh chỉ có hạn mà ngập chìm với cái lượng trâng tráo, bỉ ổi và thiếu trung thực của con người mà mình đối thoại. Nhưng rồi lại thắc mắc; những loại ký sinh thì làm sao còn biết đến liêm sỉ chứ đừng nói đến thương dân, thương nước và những oan khuất trên thân thể người khác. Cứ thử ngẫm mà xem: - sẽ còn bao nhiêu con người nữa phải vào tù bởi những điều luật chuyên chế và mơ hồ nhắc trên? Nếu đấng tạo hóa mà biết loại người như các cc lỡ sinh ra để đeo huân chương và bảo vệ ĐL 258; đã chắc gì Ngài hiến tặng cho cả trái tim! Khiếu.

      Delete
    9. @ mike tran,
      mike tran lý luận hăng say quá, văn vẻ quá. Có thể tạm gác chủ đề yêu thích của mike tran là DLV và quay về câu hỏi nhỏ của tôi được không?

      Điều 258 BLHS giống với Điều 19 Công ước về quyền Dân sự và Chính trị (tôi đã trích dẫn ở trên), vậy, sao các anh chị phản đối điều 258 BLHS khi nó không trái công ước quốc tế???

      Điều 258 BLHS giống với Điều 19 Công ước về quyền Dân sự và Chính trị, vậy, các anh các chị thấy có nên kiến nghị ra LHQ điều chỉnh điều 19 Công ước về quyền Dân sự và Chính trị không???

      Nói về lòng yêu nước, đất nước Việt Nam rất mong nhận được lòng yêu nước bằng hành động cụ thể thay vì "yêu nước bằng mồm".

      Delete
    10. ☻ Mấy hôm nay, chả hiểu sao mình cứ nghĩ ngợi rất lung về sự hình thành của một tập đoàn dư luận viên với 900 xuất lương mà chả hiểu ngân sách xén ở đâu ra? Chả nhẽ, các em nhỏ đói rách miền trung du, biên giới cũng phải chia sẻ, thiệt thòi với gánh nặng ấy ư?

      Vẫn biết cái đội quân này chả thể làm giàu cho đất nước thì ít ra, nó giúp Nhà nước ta hiểu thêm cái giới hạn về đạo đức con người và sự ghê tởm của sức mạnh đồng tiền trước những ma lanh và sự cám dỗ! Anh vẫn thường thắc mắc; chả biết có phải do lệnh trên giao cc ghé vô blog này, trước là biến nó thành Diễn đàn để gây nhiễu, đeo bám và làm "phiền" chị PB chứ anh vào đây thì chỉ một mục đích: Sự chia sẻ nho nhỏ. Anh dặn trước, từ nay chúng ta sẽ bàn chuyện vĩ mô, 16 chữ tương lai và những mơ ước không bến bờ dưới vòm trời sáng lạn và quang vinh trên đất nước mình. Ngoài ra, những chuyện oan khiên, điều luật 258, tù tội, Nghị định 72 sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta - xin vui lòng . . đừng nhắc đến!!

      Thật chả có mấy khi anh dành thời gian trả lời những comments của những kẻ ăn cơm dân làm ma giáo cho giai cấp cai trị bao giờ! Lòng anh chỉ ao ước một dân tộc vĩ đại không còn cô đơn trước những kẻ quyền lớn, không bịt miệng thì bịt tai bịt mắt nhân dân, hí hửng trên cả những mảnh xương cốt mà dấm dúi với nhau! Có bao giờ cc nhìn xuống, chỉ thấy cái bóng bất di dịch của chính mình để thấm thía: ta ngồi đây tọc tạch những hàng chữ này chỉ một mục đích là bảo vệ ĐL 258 trước Công ước QT hay những mảnh đời oan nhỡ? Hay là, những cơ ngơi đồ sộ của những con ếch tham nhũng ngoài kia?¿ Khiếu.

      Delete
  20. Rất cảm động và xúc động!
    Xin cảm ơn Phương Bích, cảm ơn các bạn, cảm ơn ĐSQ Đức tại Hà Nội!

    Chúng tôi đang sống ở Tây Đức, khi đọc hành trình và xem những hình ảnh buổi gặp gỡ của BLOGGER VIỆT NAM TRAO TUYÊN BỐ 258 CHO ĐSQ ĐỨC TẠI HÀ NỘI hết sức xúc động. Tất cả là những phản ánh trung thực nhất tính cách thân thiện chỉn chu của người Đức và sự tôn trọng nhân quyền một cách nghiêm túc mọi lúc mọi nơi của Nhà nước Đức.
    Phải khẳng định lại với các bạn một điều... Người Đức tuyệt vời, Luật pháp nghiêm minh và rất nhiều điều khác nữa rất tuyệt vời để Việt Nam phải học tập.

    ReplyDelete
  21. ☻ Đến khổ! Ở cái nơi xinh xắn trong sạch này, thỉnh thoảng lại có vài đứa thay nhau chui vào, làm vài bãi rồi lặng lẽ bỏ đi. Bảo rằng thiếu sân chơi hay cả nước có 16 blogs và dăm ba tờ báo biếu thì không nói làm gì; chứ vào đây mục đích là để kiếm chút tiền thù lao ư? Bèo thiệt . .

    ReplyDelete
  22. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete