Translate

Tuesday 19 November 2013

Chào mừng ngày 20/11

Đây là trí tuệ của nền giáo dục nước nhà?

10 comments:

  1. "Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc"
    Híc, híc.
    Ôi! như vậy thì

    Ở Việt Nam đi, còn đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?

    https://danluan.org/tin-tuc/20130927/tran-ngoc-thinh-o-viet-nam-di-con-di-du-hoc-my-lam-gi-co-chu#comment-98706


    Tôi là một người sinh ra ở Việt Nam. Sau khi học xong đại học ở trong nước, tôi đã đi du học Mỹ hai năm để lấy bằng Thạc sỹ. Tôi thấy nền giáo dục đại học Mỹ còn nhiều cái bất cập lắm chứ đâu có được tân tiến, nhân văn và hoàn thiện như nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tôi nêu vài ví dụ làm dẫn chứng cho bạn thấy nhé:

    Mặc dù là nền giáo dục hàng đầu thế giới, nơi đào tạo ra rất nhiều những thế hệ tài năng kiệt xuất đạt rất nhiều giải Nobel, vậy mà GIÁO VIÊN Ở ĐÂY CÓ VẺ KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG CHO LẮM VÌ HỌ CHẢ CÓ NGÀY TÔN VINH NHÀ GIÁO GÌ SẤT. Ở Việt Nam, năm nào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng tưng bừng hoa, quà tặng dành cho những người có sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Giáo dục Mỹ thật là thiếu cái tinh thần “tôn sư trọng đạo” quá thể.

    Tôi thấy GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU THÂN THIỆN quá đi. Họ chả bao giờ cho sinh viên tụi tôi địa chỉ nhà để chúng tôi đến “thăm hỏi “trước các kỳ thi cả. Chả bù khi ở Việt Nam, giảng viên của chúng tôi vô cùng“ thân thiện và tình cảm”, họ luôn cho chúng tôi địa chỉ nhà và “mời” chúng tôi đến “ tâm sự” những khúc mắc trong bài giảng trước mỗi kỳ thi.

    ReplyDelete
  2. (TT)

    ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU TÍNH ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN. Sinh viên toàn lũ trẻ ranh, thiếu kinh nghiệm có biết gì đâu mà để họ tự chọn môn học thế. Chả như Việt Nam chúng tôi, chương trình học Đại học có định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu. Thậm chí sinh viên còn được định hướng tư tưởng chính trị đạo đức lối sống . Chương trình đào tạo được thiết kế sẵn, mang tính định hướng rất cao, toàn do các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trên Bộ phê duyệt không à. Chính nhờ vậy mà chúng tôi mới có những kỹ sư sáng chế ra những sản phẩm mà cả thế giới tin dùng, Obama cũng phải thèm muốn.

    GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ THIẾU TÍNH NGHIÊM TÚC. Tôi đã rất choáng khi thấy một ông Giáo sư mặc áo phông quần jean, nhảy phốc lên bàn ngồi giảng bài cho sinh viên. Còn bên dưới tôi thấy có cậu sinh viên mặc quần sooc, cô sinh viên thì mặc váy ngắn cũn cỡn, ngồi gác chân lên ghế, vừa ăn vừa nghe giảng. Thật là quá tệ đi ! Giảng viên Đại học ở nước tôi là phải đạo mạo, ăn mặc chỉnh tề, giáng điệu oai phong. Học sinh mà mặc quần ống bó đi học là đuổi về thay ngay. Obama, ông không tin tôi hả, ông xem đi này:http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/mac-quan-ong-bo-nhieu-hoc-sinh-phai-ve-nha-thay-trang-phuc-767713.htm

    NGƯỜI MỸ KHÔNG BIẾT ƯU TIÊN TRONG GIÁO DỤC LÀ GÌ CẢ. Họ cũng có thương binh, những gia đình liệt sĩ, những bà mẹ có con tử trận ngoài chiến trường, vậy mà tại sao họ lại không có ưu tiên gì cho các đối tượng này khi đi học đại học gì cả. Thật là thiếu nhân văn quá. Chả bù cho đất nước chúng tôi, chúng tôi có hẳn 1 chính sách cộng điểm thi đại học cho các Bà mẹ Việt nam Anh hùng trong các kỳ thi đại học nữa. Thế mà nền giáo dục mang đậm tính nhân văn chứ.

    Tôi đến nhiều vùng nông thôn, miền núi của Mỹ, tôi thấy điều kiện ở đấy của họ cũng khó khăn, cách trở so với thành thị của Mỹ, chả khác gì nông thôn, miền núi so với thành thị ở Việt Nam, vậy mà thật bất công làm sao, họ không hề cộng điểm vào đại học cho các thí sinh đến từ vùng, miền này gì cả. Thật là quá đỗi bất công. Tôi kịch liệt phản đối. Chả như nước tôi, bạn có học cấp 3 ở Hà Nội, nhưng hộ khẩu ở Mù Cang Chải thì ngày xưa bạn được cộng hẳn 3 điểm vào điểm thi đại học.

    THI CỬ Ở MỸ THẬT CHẢ PHẢN ÁNH THỰC LỰC CỦA SINH VIÊN GÌ CẢ. Ai lại có môn thi cho mang bài thi về nhà và được mở sách để làm bài như thế chứ. Thế còn gì là thi thố nữa. Ở đất nước chúng tôi, kỳ thi của chúng tôi phản ánh sức học hơn rất nhiều lần. Bộ đề thi được các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành xây dựng vô cùng công phu và phức tạp. Quả thật, nếu cứ thi cử như ở Mỹ thì chắc Việt Nam tôi ai cũng thành tiến sỹ, giáo sư hết.

    Đi học Mỹ làm chi cho xa xôi, tốn kém chứ, sang bên đó, mưa, tuyết chi cũng phải đi học, chả trốn được buổi nào vì lớp học chỉ có khoảng 20-30 sinh viên nên thầy nhớ hết mặt, ghét vãi. Học Việt Nam, chả phải đi đâu cả, ngày đi làm, tối đi học, hôm nào bận nhậu với cơ quan thì thuê đứa đi điểm danh và học hộ, lớp thì đông vài trăm, có khi cả ngàn sinh viên, thầy có nhớ mặt đâu, sướng vậy chứ.

    Đi học Mỹ quả thật phức tạp, chi đâu mà bắt người ta thi mấy kỳ thi GRE, TOEFL, GMAT với SAT này nọ, mỗi lần thi mất toi vài trăm USD mà chả biết thi xong để làm gì nữa, chỉ biết là nuôi béo mấy thằng ETS bên Mỹ thôi. Lại còn đòi hỏi công chứng, giấy tờ phức tạp nữa. Đi học đóng cả đống tiền cho rồi mà làm chi đòi hỏi ghê rứa. Chả như ở nước tôi, mấy vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành chả cần biết một nửa chữ tiếng Anh mà vẫn có bằng tiến sỹ Mỹ theo diện liên kết đào tạo đấy thôi, thế mới thuận tiện làm sao chứ.

    ReplyDelete
  3. (TT)
    CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO VAY ĐI HỌC Ở MỸ CŨNG THẬT LÀ BẤT CÔNG, họ cho tất cả mọi người vay, nếu có nhu cầu. Chả như nước tôi, ngân hàng chính sách xã hội chỉ cho hộ nào có sổ hộ nghèo vay cho con em đi học thôi. Dù vẫn có những trường hợp lợi dụng chính sách này, nhưng như thế vẫn còn hơn việc đối xử bất công bằng như là ở Mỹ.
    Hồi đi học về, mấy người bạn hồi đại học quen biết nhau rủ nhau đi uống bia. Chúng nó khoe nào là tốt nghiệp bằng Master ở Mỹ, tiến sỹ ở Úc, riêng có thằng bạn tôi nó chỉ có học thạc sỹ trong nước thôi nhưng con một ông lớn ở Nhà nước, mà giờ đã làm chức khá to ở một Bộ. Té ra là ở Việt Nam, để thành công, cần phải có cái bằng Master in Relationship của Bon Ba University. Cái ngành này tiếc là đại học Mỹ chưa có trường nào đào tạo cả, kể cả Harvard. Thế nên nó nói để thành công ở khối Nhà nước không nhất thiết phải đi du học Mỹ làm gì cho tốn kém.
    BỘ GIÁO DỤC & ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ QUÁ TỆ đi, tại sao không sang Việt Nam để xin Cục Khảo Thí và Kiểm định chất lượng thuộc Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chỗ ông Phạm Ní Nuận xin công nhận cho các bằng mà các trường đại học Mỹ cấp đi. Tại sao lại để du học sinh chúng tôi, đi học về lại phải mất 500,000 VNĐ để nộp cho Cục Khảo thí để xin được các bậc đại học. Giờ bằng đại học Harvard mà không có dấu của các ổng công nhận thì cũng không có giá trị. Biết thế, thà học luôn đại học trong nước vừa rẻ mà lại đỡ phải mất toi 500,000VND, trời 25 đô la Mỹ đó.

    ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ QUÁ KÉM TRONG VIỆC TUYỂN SINH. Họ chả tổ chức thi tuyển sinh gì cả, chỉ xét duyệt hồ sơ thôi, như thế thật là tiêu cực, chắc lại cho COCC vào học thôi chứ còn gì nữa. Đây là kẽ hở lớn để người ta làm giả hồ sơ, thuê người viết luận để xin nhập học rồi. Chả như nước Việt Nam tôi, người ta tổ chức một kỳ thi 3 chung trên toàn quốc, rất nghiêm túc, còn cho mang cả máy ghi âm, ghi hình vào để ghi lại tiêu cực nếu có nữa. Thế mới là tuyển sinh đại học chứ. Mỹ lo mà học tập kinh nghiệm đi.

    Tôi có dịp đi thăm nhiều Đại học ở Mỹ, tôi thấy trường nào cũng đầu tư xây một xây vận động to như sân Mỹ Đình, rồi xây khu liên hợp thể thao dành cho sinh viên to như khu thể thao liên hợp quốc gia của chúng tôi. Họ lại còn tự hào về thành tích thể thao của trường nữa. Thật là vớ vẩn, Đại học là để học chứ sao lại đầu tư cho thể thao. Thật là quá tốn kém, tại sao lại có thể đầu tư dàn trải và hoang phí như thế cơ chứ. Chả như nước Việt Nam tôi, môn thể dục chỉ là môn phụ thôi, còn đâu chúng tôi tập trung vào học hành thôi. Còn để đạt mục tiêu huy chương thể thao ở các kỳ đại hội thể thao cấp khu vực hay quốc tế, chúng tôi xây hẳn 1 trường Đại học Thể dục thể thao của quốc gia.

    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỸ THẬT LÀ BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ QUÁ THỂ LUÔN. Bộ Giáo dục Mỹ thật là vô trách nhiệm khi mà cho mở hàng ngàn trường như thế thì Bộ Giáo Dục làm sao quản lý được chất lượng chặt chẽ được cơ chứ. Ngay như Việt Nam chúng tôi đây, có mấy trăm trường đại học dân lập mới mở thôi mà đã không quản nổi rồi, hỏi sao ở Mỹ có nhiều trường bán bằng sang Việt Nam liên kết với các trường đại học uy tín hàng đầu của chúng tôi thế. Làm mất hết cả uy tín của chúng tôi.

    ReplyDelete
  4. (TT)
    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC MỸ CŨNG CHẢ NHANH NHẠY VỚI THỰC TIỄN CUỘC SỐNG GÌ CẢ. Ai lại ngành Chính sách công đào tạo ra những người làm chính sách mà lại chỉ đào tạo ở bậc cao học. Thế thì sẽ thiếu hụt nghiêm trọng những người làm chính sách cho quốc gia. Thả nào tranh luận chính sách ở Mỹ mãi chả đi đến đâu cả. Như Việt Nam chúng tôi đây, chính sách công đã tạo được bước “đột phá” trong giáo dục đại học bằng việc đưa Chính sách công xuống giảng dạy cho bậc đại học. Các em mặc dù chân đất mắt toét mới từ quê lên, nhưng được các Giáo sư, Tiến Sỹ đào tạo thì tương lai hứa hẹn những chuyên gia rất giỏi và rất rất trẻ nữa. Sẽ chẳng có chuyện chính sách đưa ra bị dư luận chửi nữa đâu. Các ông phải mau cử phái đoàn mà bay sang Học viện Chính sách & Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư của chúng tôi mà học hỏi chương trình đào tạo cử nhân về chính sách công đi.

    Nhiều lúc tôi tự hỏi tôi qua Mỹ học để làm gì chứ, để làm lãnh đạo ư? Không, tôi không thể làm lãnh đạo ở cái xứ cờ hoa này. Làm lãnh đạo ở nước tôi ư? Ôi, tôi nghiên cứu lý lịch trích chéo của lãnh đạo cấp cao nước tôi rồi, họ có học đại học Mỹ đâu mà vẫn lãnh đạo một xã hội tân tiến gấp vạn lần xã hội tư bản đấy thôi. Trong khi đó, các tổng thống Mỹ lại phải trầy trật học hành thành tài tại các đại học hàng đầu nước Mỹ. Quả thật học làm lãnh đạo ở Mỹ quá tốn kém và mất thời gian đó. Ở Việt Nam, con đường làm lãnh đạo có vẻ đỡ vất vả hơn nhiều.

    Từ những gì phân tích ở đây, bạn đã thấy chưa: Ở VIỆT NAM ĐI THÔI, ĐI DU HỌC MỸ LÀM GÌ CƠ CHỨ?
    ___________________________

    Trần Ngọc Thịnh

    ReplyDelete
  5. Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền kim loại Hoàng Gia Canada ở Winnipeg, Manitoba, mang tên TS. T.C.Hiếu.

    Bằng thật học thật ở chế độ MIỀN NAM trước 1975.
    Một trong những nhân tài VN xa xứ.

    http://www.youtube.com/watch?v=9m-fez84y5o&feature=youtu.be

    ReplyDelete
  6. Ối giời ơi! Chị Bích ơi là chị Bích! chị ác quá thể đấy nhé, chi đưa làm gì cái hình này lên khiến tôi vừa trông thấy đã cười đến nỗi vãi cả ra ướt hết quần rồi đây này :=)) trò với thầy sao lại chung một số phận thế nhỉ?. Dù sinh ra trước sau đến một thế hệ rồi cũng bị người ta cho vào cái nồi to, dẹt nấu cho đến bốc cạn hơi. Sau đó đổ vào đấy dăm bảy thứ hóa chất gọi là tẩy trắng đường sau lại còn quay mòng mòng cho cạn kiệt mồ hôi trước khi vét ra hong cho khô mới thành được người, không may có nhỡ tay trong mấy đận thao tác ấy thì lại biến ra thành ngợm(đường bụi). Thảm quá cái sự trăm năm ở nước ta.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thầy là đường tinh, trò là đường lọc. Cái mà cả hệ thống giáo dục tạo ra là đường hoá học (giả).

      Delete
  7. THÔNG TIN ĐẤU TRANH - NÓNG! NÓNG! NÓNG! Lại tiếp tục khủng bố - đàn áp Dân tại công an phường Thụy Khê- Ba Đình - Hà Nội

    Hình ảnh LS Lê Thị Công Nhân bị côn đồ CÔN AN đàn áp

    http://danoanbuihang.blogspot.com.au/2013/11/thong-tin-au-tranh-nong-nong-nong.html

    ReplyDelete
  8. ĐH ở Mẽo khg dạy chủ nghĩa Mác-lê-mao làm sao ra trường có kim chỉ nam mà hành động. Chắc lạc đường mất, tội nghiệp cho các SV Mẽo wá.

    ReplyDelete
  9. Tôi hoàn toàn không hiểu cái câu "thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc".

    Search trên Internet thì hoàn toàn chỉ thấy người ta trích dẫn câu này, không lời giải thích.
    Có ai hiểu ý nghĩa câu này được không, giải thích giùm coi?

    ReplyDelete