Translate

Wednesday, 21 September 2016

Chị với em giờ là kẻ thù!


-   Chị chống đảng, còn em bảo vệ đảng. Thế nên giờ chị với em là kẻ thù của nhau. Hy vọng khi có hòa bình, em với chị lại là bạn bè.
Bạn mình nghe câu nói đó, về ngẩn ngơ trắng đêm, nghĩ tại sao lại đến nông nỗi này? Vì cái gì mà không phải thời chiến tranh, chúng ta lại coi nhau như kẻ thù vậy?
Có lẽ ngay kẻ nói câu đó, cũng không chắc chắn cái điều ấy, nên vẫn để ngỏ cơ hội trở thành bạn bè sau này đó chăng?
Vẫn biết giải thích với người đã nghĩ như vậy lúc này cũng bằng thừa, nhưng nếu là mình, mình vẫn muốn hỏi lại bạn ý :

-   Theo bạn, đảng của bạn có bao giờ sai không? Nếu lặp lại sai lầm như "Cải cách ruộng đất", diệt "Nhân văn Giai phẩm", diệt "Khoán 10", đánh "Tư sản mại bản" sau 75, bạn có vâng lời đảng bắn giết, đánh đập đồng bào mình không?

Saturday, 2 July 2016

Quê hương này không để bán

Bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh
Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.
Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?
Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị…  đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn?
Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?
Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình.
Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền.
Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền!
Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”?
84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm gai nhưng tê liệt trước thực tế.
Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này.
84 ngày để có kết quả của Chính phủ – chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai.
Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Như chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen.
Có một thông điệp đánh kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động:
Quê hương này không để bán.
 Nguồn:



Friday, 1 July 2016

PHÉP NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN

Bài của nhà văn Hoàng Quốc Hải
Qua diễn biến cuộc họp báo của Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ 17 giờ ngày 30 tháng 6 năm 2016, tôi thấy:
Các Bộ ,Ngành có liên đới làm việc cật lực trong gần 3 tháng, đã cho ra kết quả như ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng báo cáo tóm tắt.
Riêng thông tin này được công bố đã khiến dân chúng cả nước tạm yên lòng.
Nhưng theo tôi, các Bộ, Ngành chưa chấp hành nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, rằng đây là sự việc nghiêm trọng, phải tìm đầy đủ nguyên nhân và xử lý nghiêm theo pháp luật của Nhà nước.
Ở đây có nhiều vấn đề mà các ngành chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng,tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa triệt để. Trước hết là Bộ tài nguyên môi trường. Tôi chưa hề thấy có đánh giá một cách tương đối chi tiết về các tác hại trước mắt, tác hại lâu dài, tác hại tiềm ẩn do việc hủy diệt môi trường từ Formosa gây ra. Cũng như cảnh báo các chất độc do nó gây ra tác hại đến môi sinh ra sao, và cách phòng tránh khi nó nhiễm vào nguồn nước, vào các sinh vật biển cũng như vào các nguồn thực phẩm có xuất xứ từ vùng biển bị nhiễm độc. (Tất nhiên việc này phải phối hợp với Bộ Y tế ). Và nữa việc tẩy rửa môi trường. Việc thu lượm các trầm tích như kim loại nặng độc hại kết tụ ở tầng đáy. Việc phục hồi các loài rong, tảo, san hô v. v… và cho cả môi trường sinh thái biển miền Trung sẽ theo lộ trình nào, và thời gian bao lâu.Bộ trưởng TNMT nói: “ Chúng tôi dựa trên nhiều yếu tố như thiệt hại trực tiếp của người dân, thiệt hại về môi trường, về du lịch…”. Vậy những thiệt hại mà ông Bộ trưởng dựa vào đó, chắc chắn đã có phân tích và thống kê. Xin ông công bố. Nếu chưa thống kê, phân tích mà ông phát ngôn như vậy, thì chưa thuyết phục.
Về hệ sinh thái, ông Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói: “ Về hệ sinh thái của biển và rừng ngập mặn không có vấn đề gì, tuy nhiên san hô bị ảnh hưởng 400 ha”.
Tôi nghi ngờ kết luận này. Những gì phơi ra trên mặt nước và tầng đáy của vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh và kéo dài tới Thừa Thiên- Huế hơn 200km, mọi sinh vật đều bị hủy diệt. Cho tới nay trên các bãi biển bị nhiễm độc, khó tìm được một con còng gió, con dã tràng.Vậy mà lại nói hệ sinh thái của biển…không có vấn đề gì.
Nước ta có tới 3260 km bờ biển, chứ không phải chỉ có hơn 200km bờ biển thuộc 4 tỉnh miền Trung . Và biển cùng thềm lục địa có diện tích gấp gần 4 lần diện tích đất liền, nó mới chính là không gian sinh tồn cho cả dân tộc từ nay về sau. Biển không chỉ có tôm cá, mà còn nhiều loài sinh vật quí hiếm khác,nhất là tài nguyên khoáng sản đã làm mờ mắt kẻ xâm lược biển, đảo của ta.
Môi trường là sự sống của con người.Hủy hoại môi trường là hủy hoại sự sống.Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi công dân.Nhân sự cố Formosa,Nhà nước nên có kế hoạch giáo dục toàn dân về ý thức bảo vệ môi trường,đồng thời kiện toàn cho chặt chẽ Luật môi trường.Bởi chỉ có Luật mới có khả năng chế tài, và Luật mới là công cụ giám sát có hiệu lực các cơ sở sản xuất trên lãnh thổ nước ta.
Về số tiền 500 triệu USD do Formosa đề nghị, ông Bộ trưởng TNMT nói: “ Con số đáp ứng được phần lớn mục đích yêu cầu chúng ta đặt ra”.
Kết luận này có vẻ chung chung quá.Những mục tiêu đề ra là những mục tiêu nào? Có phải 500 triệu USD này là tiền Chính phủ phạt Formosa vi phạm nghiêm trọng Luật môi trường của VN. Hoặc đó là tiền bồi thường thiệt hại trước mắt cho ngư dân và các ngành có liên quan, nhờ Chính phủ chi trả thì cũng có lý. Còn nói là tiền bồi thường để phục hồi sinh thái biển miền Trung ,và khắc phục những hệ lụy lâu dài và toàn diện do Formosa gây ra, thì đó là sự nhạo báng cả dân tộc này.
Còn ông Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Chung sáng 28.6.2016 tuyên bố tại Quảng Trị là: “Sẽ gấp rút xây dựng và trình Thủ tướng một đề án tổng thể vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp về thảm họa môi trường tháng 4 vừa qua.”
Tôi không hiểu ông Bộ trưởng nói đến đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động là nghề gì. Tôi hy vọng vẫn là nghề cá.Vì chỉ có nghề cá mới phù hợp với ngư dân.Và như vậy thì sắp tới sẽ trang bị tầu vỏ thép, công suất lớn cho ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ, tạm nghỉ khai thác ngư trường gần bờ vì nhiễm độc.Thật vậy, muốn đánh bắt xa bờ phải có tầu vỏ thép công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.Vì vậy Bộ LĐTBXH nói đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động 4 tỉnh miền Trung là có lý. Ngư dân ngoài đánh bắt cá,còn giữ ngư trường. Giữ ngư trường cũng tức là giữ biển,đảo;góp phần giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ,lãnh hải cho Tổ quốc.
Tôi hy vọng qua việc đào tạo nghề cho cả triệu ngư dân miền Trung của Bộ LĐTBXH, sắp tới sẽ có hàng ngàn tầu vỏ thép lưới rê như chiếc tầu vừa hạ thủy của ngư dân Lưu Văn Truyền xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Và đây cũng là chiếc tầu vỏ thép đầu tiên của ngành cá Hà Tĩnh, tổng chi phí cho việc đóng tầu và ngư cụ chỉ có 13 tỉ Việt Nam đồng. Như vậy vừa tăng cường sản lượng cá cho 4 tỉnh miền Trung, vừa đảm bảo trên mặt biển của nước ta, luôn có người của ta canh giữ.
Còn như đào tạo cho hơn 1 triệu lao động đó chuyển nghề và bỏ biển, thì đây lại là một thảm họa khôn lường. Nó tựa như việc ta tự dâng biển đảo của ta cho giặc vậy.
Với Bộ Công an, tôi nghĩ Bộ ta đang vào cuộc, đang hoàn thiện hồ sơ khởi tố hình sự vụ án nghiêm trọng này, về tội ác hủy diệt môi trường gây nên thảm họa cho các sinh vật biển kéo dài hơn 200km và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống và tinh thần của hàng triệu người dân khắp 4 tỉnh miền Trung.
Tội ác hủy diệt môi trường do Formosa gây ra, với những nguy hiểm tiềm ẩn lâu dài không chỉ về kinh tế, mà còn cả cho giống nòi, lớn tới mức ta chưa hình dung nổi. Rất mong các nhà khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn có lương tâm, và có trình độ hãy bĩnh tĩnh hợp tác nghiên cứu sâu hơn,toần diện hơn để khi đưa ra các giải pháp khắc phục thảm họa môi trường này có hiệu quả. Bởi đây không chỉ là cá mà là người.
Tôi không nghĩ 500 triệu USD mà mua được nền pháp trị Việt Nam. Bởi tất cả các thực thể tồn tại trên lãnh thổ VN đều bị điều chỉnh bởi pháp luật VN.
Lại một lần nữa Formosa ngạo mạn ,và họ đang báng bổ dân tộc ta một cách hoàn chỉnh, nếu như họ mua được pháp luật Việt Nam bằng tiền!
Thật ra ngành công nghiệp luyện thép và bô xít thuộc về loại công nhiệp bẩn, khó có thể len chân được vào các nước phát triển.Ngay các nước nghèo ở Châu Phi họ cũng không chứa chấp.Và mới đây Thủ tướng cũng chỉ đạo,chúng ta cần đầu tư nước ngoài nhưng không phải bằng mọi giá.Và cần đầu tư nước ngoài,nhưng không vì thế mà từ bỏ môi trường.
Cho nên hành động của Formosa phải xem là tội phạm môi trường, cần phải truy tố để giữ nghiêm pháp luật của một nước có chủ quyền.
Hà Nội 1.7.2016 

ẢNh: Nhà văn Hoàng Quốc Hải - áo trắng cộc tay trong một lần đến với biển.
Ông là nhà tiểu thuyết lịch sử, đã xuất bản các bộ tiểu thuyết nổi tiếng: Bảo táp Triều Trần, Tám đời vua Lý, Kẻ sĩ với Thời cuộc (tiểu luận)


Tuesday, 21 June 2016

CHUYỆN VỀ MỘT CÔ GÁI VIỆT NAM

Bài viết của Phù Đổng
Tôi vẫn thường lân la đến các trụ sở Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, chỉ để xem lịch xét xử trong tuần, trong tháng. Mục đích của tôi là tìm một vài để tài để viết cho một tờ báo tỉnh lẻ.
Một lần, tôi trông thấy một thanh niên. Nhìn sơ qua là biết anh đã bị viêm màng não từ thuở nhỏ. Cặp mắt anh vô hồn, miệng mấp máy những câu vô nghĩa và tay chân cứ động đậy vô thức. Anh ngồi trên chiếc xe lăn, do một người đàn bà có đôi mắt ti hí đẩy đi. Hỏi người thư ký phiên tòa mới biết. Anh là người Đài Loan, đến Tòa để tham dự phiên xét xử vụ ly hôn giữa anh và vợ, một cô gái Việt Nam.
Tôi thắc mắc:
- Luật pháp Việt Nam đâu cho phép người tâm thần kết hôn. Hơn nữa, đây là một vụ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, phải do Chủ tịch UBND tỉnh ký giấy kết hôn mới hợp pháp. Vậy mà tại sao... Bà thư ký phiên tòa lườm tôi một cái sắc lẻm để ngắt ngang câu hỏi, rồi buông ra một câu nói rất lạnh lùng.
- Chuyện đó là do cấp trên quyết, ông là nhà báo nên giữ mồm giữ miệng.
Tôi chợt nhớ tới câu nói của ông Thường vụ Tỉnh ủy, phụ trách Ban Tuyên Giáo: "Không phải sự thật nào cũng viết báo". Nên tôi biết phải làm gì để không làm cho "bầu trời chính trị ở Việt Nam không trở nên xám xịt". Nhưng tôi vẫn tò mò vì sao họ phải ly hôn, nên bước vào phòng xử án để dự khán.
Cô vợ tên là Mai (tôi đã đổi tên thật của cô ta, để tôn trọng vong hồn của một người đã khuất). Số phận Mai giống như nàng Kiều của thời đại năm 2000. Nhà nghèo, Mai phải đi lấy một người chồng nước ngoài, để cho gia đình được đổi đời. Cho dù biết rất rõ, người chồng tương lai đang sống như một người điên dại và hoàn toàn bất lực về sinh lý. Vai trò của Mai ở xứ người không khác gì một bảo mẫu chăm sóc người bệnh tâm thần. Tôi nhìn Mai đang đứng gần người chồng cứ lắc lư cái đầu, hai bàn tay cà kheo của anh ta hết giơ tên trời, rồi lại chỉ xuống đất. Hai con ngươi trong đôi mắt vô thần mắt hết lác (lé) ra ngoài, sau đó chụm vào gần nhau một cách tài tình đến mức người bình thường không thể nào bắt chước được.
Trong khi đó, Mai - một cô gái có thân hình nhỏ nhắn, một gương mặt trái xoan, nước da bánh mật. Đó là vẻ đẹp "hương đồng gió nội" của các cô gái vùng sông nước Miền Tây Nam bộ. Hồi nhỏ, tôi vẫn thường hay nghe mẹ tôi hát ru cho em tôi ngủ: Ầu ơ... má ơi đừng gả con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?! Còn đối với cụ Nguyễn Du trong câu chuyện Đoạn Trường Tân Thanh, ngay từ những câu dạo đầu cũng phải thốt lên: Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Nét đẹp của Mai không qua nổi cặp mắt tinh đời của cha chồng. Ông biết rằng đứa con tật nguyền của mình không thể nào thực hiện chức năng của người chồng. Vì thế, ông lén lút vào phòng con dâu để không hoài của. Còn Mai phải âm thầm chịu đựng để cứu cái gia đình túng thiếu ở quê nhà xa tít.
Một hôm, người mẹ chồng của Mai bất ngờ vào phòng con trai và tận mắt chứng kiến cái cảnh cha chồng nàng dâu trên giường trong tư thế không một mảnh vải che thân. Bà đã nổi điên. Phiên tòa xử vụ ly hôn lần đó là theo kế hoạch của bà mẹ chồng. Một là để cắt đứt mối quan hệ loạn luân của cha chồng nàng dâu, hai là đuổi cổ con đĩ về Việt Nam mà không phải phân chia tài sản.
* * *
Như thường lệ, tôi vẫn lân la đến các trụ sở Tòa án để săn tin. Được biết tại xã X, một xã giáp biên với Canpuchia sắp đưa ra xét xử một vụ án "Lây truyền HIV cho người khác" theo Điều 117 của Bộ Luật hình sự. Đến nơi, tôi tá hỏa vì người đứng trước vành móng ngựa lại là Mai.
Sau khi ly dị chồng, cô không dám về nhà vì sợ tai tiếng. Cô đành phải lên vùng biên giới để hành nghề bán bia ôm, kiêm luôn nghề bán dâm. Người mua dâm thường là những người bên kia biên giới. Nghề này đôi khi cũng túng thiếu, nên thỉnh thoảng Mai về tỉnh, vào bệnh viện để bán máu. Một ngày kia, sau khi xét nghiệm máu, người ta đã thông báo cho Mai biết: Cô đã bị nhiễm HIV.
Chán đời, cô sử dụng cái vốn trời cho của mình một cách hợt, buông thả: Một chầu nhậu cũng cho, một bát phở cũng cho, thậm chí cho không chỉ vì ông ấy có chức có quyền ở địa phương.
Tại phiên tòa, trong phần thẩm vấn, vị Hội thẩm nhân dân đặt ra một câu hỏi hết sức ngu ngốc: - Tại sao bị cáo biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn có tình lây nhiễm cho người khác, trong đó có cả đảng viên, cán bộ xã ấp?
Thế là Mai bị tuyên án 5 năm tù. Có lẽ cô cũng không buồn vì án này vẫn còn nhẹ so với án tử đang treo lơ lửng trên đầu cô bởi triệu chứng căn bệnh SIDA ngày càng rõ dần.
* * *
Mấy năm sau. Tôi về Bạc Liêu và được mấy anh bạn đồng nghiệp thết đãi ở Nhà hàng công tử Bạc Liêu. Một đám ma buồn ngang qua. Mấy ông bạn nhanh nhảu, chứng tỏ thạo tin. - Chết vì SIDA đó! Hồi trước gia đình, giòng họ bà này giàu lắm, địa chủ mà! Cháu ba đời của công tử Bạc Liêu. Sau giải phóng, ông già của bà này là trung úy lính Sài Gòn, phải đi học tập cải tạo, rồi chết trong rừng. Mấy chục mẫu ruộng bị nhà nước tịch thu trong đợt cải tạo nông nghiệp ở Miền Nam. Thành ra, đang giàu trở thành nghèo rớt mùng tơi. Nghe lời thiên hạ! Bả lấy một thằng khùng ở Đài Loan để có ba ngàn đô cứu cái gia cảnh đang lâm vô cảnh bần cùng.
Tôi chợt bán tín, bán nghi lao ra xem cái cảnh đưa đám ma. Di ảnh người chết rõ ràng là Mai. Tôi lặng người một lát. Sau đó tôi quay vô đám nhậu và uống nhiều đến mức mấy thằng bạn đồng nghiệp phải bái sư.
* * *
Tổng Biên tập mời tôi lên phòng ông và trả lại bản thảo. Mắt ông đo đỏ, ươn ướt: - Bài này không đăng được, anh hiểu rồi đó! Tôi vác bản thảo về nhà để lên bàn, rồi thắp một nén hương. Đợi cho nhang tàn, tôi đốt bản thảo và lầm thầm mấy câu: - Mai ơi! Đây chỉ là một chút lòng thành với em. Ở suối vàng, mong em thảnh thơi. Mai mốt có đầu thai, em nên chọn những gia đình có công với cách mạng để mà sinh ra. Còn anh, chỉ làm bổn phận của một người cầm bút.
Một thời gian sau, tôi trả Thẻ nhà báo, trả thẻ hội viên Hội nhà báo để cho lòng được thanh thản.



­­­­­

ÔNG THỆ KHÔNG CÓ TƯ CÁCH LÊN ÁN NHÀ BÁO MAI PHAN LỢI!

Bài viết của Đinh Bá Truyền
Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài Phát thanh Sài Gòn hơn 40 năm về trước. Vậy mà ông Thệ hết sức vô sỉ khi cướp công của Chính ủy Bùi Văn Tùng khi cho rằng ông ấy mới là người chấp bút!
Trong một đoạn một đoạn hồi ức của Trung tướng Phạm Xuân Thệ, ông Thệ viết: "Tôi thảo bản tuyên bố: “Tôi - Dương Văn Minh - tổng thống chính quyền Sài Gòn, tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước sức mạnh của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi kêu gọi chính quyền từ trung ương đến địa phương giải tán toàn bộ, trao lại cho quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. Ông ta phản đối chữ “tổng thống”, đòi đổi thành “đại tướng”, tôi không chịu: “Đã nhận chức tổng thống mới một ngày hay một giờ ông cũng là tổng thống”. (*)
Ông Thệ cướp công của ông Tùng bao nhiêu năm cho đến khi một nhân chứng nhà báo người Tây Đức xuất hiện. Đó là Borries Gallasch. Và nhà báo Borries Gallasch đã trả lời một cách chắc chắn rằng: "người đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh chính là ông Bùi Văn Tùng!". (**) Sau đó Hội KH Lịch sử VN vào cuộc và tìm thấy bản thảo do chính tay Chính ủy Bùi Văn Tùng chấp bút đang được lưu trữ tại Bảo tàng Quân đoàn 2. (Lúc đánh vào dinh Độc Lập, ông Tùng là Trung tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 và ông Thệ là Đại úy Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 66).
Ông Thệ vô sỉ cướp công của ông Tùng, nhờ thế, từ Đại úy năm 1975 thăng dần lên tới hàm Trung tướng! Còn ông Tùng thì hồi 1975 đã là Trung tá thâm niên rồi mà 20 năm sau khi về hưu chỉ đeo hàm Đại tá.
Chính ủy Bùi Văn Tùng là người tộc Bùi Văn, một trong 12 tộc Tiền hiền của làng Nại Hiên, Tp Đà Nẵng. Tôi biết Đại tá Tùng khá rõ và đã từng chuyện trò vài lần với ông (vì ông Tùng là bạn thân với cậu ruột của tôi, Đại tá Nguyễn Thanh Sô; cả hai ông đều nhập ngũ cùng một ngày và cùng học trường trung học Lục quân Quảng Ngãi thời kháng Pháp). Ông Tùng có nói với tôi: "thằng Thệ tệ lắm, nó cướp công của người khác thôi!"
Tư cách của ông Thệ tệ như thế thì lấy cái gì mà "lên án" nhà báo Mai Phan Lợi?
 Chú thích
Lời bình: Nếu thế thì chính ông Thệ là người đã làm hoen ố hình ảnh người lính. Trước ông Thệ, vụ ông Bùi Quang Thận tự nhận mình là người trên chiếc xe tăng húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập, đã bị giấu nhẹm suốt 20 năm. Mãi đến năm 1995, khi nữ nhà báo De Mulder sang Việt Nam và chứng minh ra sự thật thì những người trên chiếc xe thực sự húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập mới được dư luận biết đến và vinh danh,


­­­­­



Tuesday, 24 May 2016

Đã là cướp, thì cần gì phép tắc?

Giờ nhà em mới thấy thấm thía câu nói đó.
Nhà em biết sáng nay, bác Nguyễn Quang A được mời đi gặp 1 vị khách rất đặc biệt, mà nhà em đồ rằng đó là tổng thống Obama. Theo bác ấy cho biết, nhà bác ấy bị canh từ mấy hôm nay. Thế nên sáng nay, 6 giờ kém 2 phút, nhà em đã có mặt tại nhà bác Quang A, để xem họ chặn bác ấy kiểu gì. Lúc rẽ vào ngõ, thấy 5-6 thanh niên đang đứng trong ngõ. Vợ bác ấy bảo: khổ chúng nó quá. Đêm hôm ngủ ở đâu?
Vào nhà bác Quang A ngồi chừng dăm phút, thì vợ con bác ấy hộ tống bác ấy đi bộ ra ngoài ngõ. Vợ chồng bác ấy đi trước , nhà em và cả đám thanh niên kia đi sau. Giá có ai đi sau cùng chụp được cảnh này thì hay. Nhưng bác QA bảo chụp trong ngõ thì được, chứ ra ngoài kia là có biển cấm chụp ảnh đấy
(MK! Cấm chụp ảnh trong khu dân cư?)
Ra đến ngoài ngõ, thấy chừng chục thanh niên đứng đó. Họ chắn đường bác ấy, hỏi lấy lệ:
- Bác đi đâu? (lNếu bác ấy bảo tao đi tìm đường cứu nước thì sao nhỉ?)
Vợ bác ấy quắp chặt tay chồng, chu chéo: bác đi đâu chúng mày hỏi làm gì?
Cuộc vật lộn chỉ xảy ra trong vài phút, cách nhà em 1 mét. Chúng lôi được vợ bác ấy ra, và khênh bác ấy lên một chiếc xe 7 chỗ gần đó. Nhà em chỉ còn biết kêu ối ối, rút điện thoại ra chụp lại làm bằng chứng thì chúng nó xô đến, giơ tay định giật đt. Nhà em bảo: tao đã chụp đâu? Định cướp à?
Chúng nó đứng che trước mặt nhà em, nhưng nhà em vẫn nhìn thấy cảnh chúng nhét bác ấy vào xe, rồi đóng cửa lại. Nhà em chỉ còn biết lắp đi lắp lại câu nói: Sao chúng mày phải khổ thế hả? Hả ?
Nhà em bảo một thằng tỏ vẻ rất hung hăng: úi giời, mặt mũi hằm hằm như mới đi đánh giặc về thế kia?
Thấy thằng con bác QA vọt xe máy chạy theo chiếc ô tô bắt cóc bác QA, nhà em cũng vọt theo. Một thằng không đội mũ bảo hiểm, cứ tạt đầu xe nó, thế là nhà em vọt lên, bám theo chiếc xe. Ối giời, xe không biển số các bác ạ. Trắng phớ luôn. Hu hu, nhà em không thể chụp lại được cái biển trắng phớ đó mới đau. Trong tích tắc ở đèn xanh đèn đỏ, nhà em đỗ cạnh chiếc xe, nhìn vào trong, thấy bác QA ngồi ghế sau, giữa 2 thằng. Qua bùng binh cầu chui, xe dông thẳng về phía cầu Đuống, xe đạp điện nhà em ko đua được, đành quay về.
Dù sao đây cũng là một phép thử. Nếu OBM không phản ứng gì, thì cũng không lạ. Với một thằng cướp có nghề, thì cần gì phép tắc?
Nhà em bình rằng:
- Bác đi đâu?
- Tao đi tìm đường cứu nước!
- Không được! Ai cho bác cứu nước mà bác cứu? 

Này thì cứu nước! 
Lên xe!



Sunday, 22 May 2016

Thế là xong! chọn mí chả lựa. Sốt cả ruột!


Đưa mỗi mấy cái ảnh chân dung kèm mươi dòng trích ngang lý lịch mà bảo chọn ra được người có đức có tài...hơ...có mà là thánh!
Đức với tài có phải như cái lông mày, cái lỗ mũi hay cái mồm nằm lù lù trên mặt đâu mà lựa mí chọn dễ thế? ... Có ở ngay bên cạnh nhà người ta đâu, biết đức mí tài của người ta dư nào để mà lựa mí chả chọn? ...
Còn cứ giục là "sáng suốt lựa chọn" nhưng ai dám nhận mình là "sáng suốt" khi mà ngay chính việc đời mình đầy thứ chọn còn nhầm, còn sai thì tài giỏi gì mà xưng xưng đi chọn hộ ai? Vớ vẩn.
Hi hi... Nhưng rồi cuối cùng thì nhà cháu cũng đã chọn xong. Nghe mấy người có học thường bảo "Khi lý trí đã tối tăm thì trái tim phải có trách nhiệm bừng sáng để đưa đường chỉ lối hướng tới tương lai" chứ không thể mất thì giờ mầy mò mãi trong rối bời của cái việc chọn lựa những thứ trừu tượng và tù mù như là tài và đức. Nhà cháu chọn theo nhan sắc. Cứ trai đẹp, gái xinh là nhà cháu chọn, khỏi phải cân nhắc này nọ mất thời gian. Gì chứ nhan sắc nhìn phát ra ngay. Mai kia nhỡ họ có ngu, dốt nhưng lúc chường mặt lên báo, lên tivi nhìn vào thấy cũng không đến nỗi ngứa mắt.
Thôi thì cũng phải chọn ra được người có tý giá trị gì đấy còn hơn là vớ phải loại đéo có ích lợi gì.
Đằng nào thì mình cũng mất tiền đóng thuế!

Bài và ảnh tại link dưới đây.

Tuesday, 17 May 2016

KHÔNG BIẾT - KHÔNG BẦU!

Thời gian này, có quá nhiều sự kiện động trời xảy ra, khiến nhiều người xao lãng, thậm chí quên phứt chuyện bầu cử vào ngày 22/5 tới. Chỉ có một điều người ta nhớ, là chẳng thấy quốc hội, hay bất cứ một ông bà ứng cử viên nào của quốc hội kỳ này, quan tâm đến những nỗi lo của người dân. Không một ai lên tiếng, bày tỏ quan điểm trên các phương tiện truyền thông, nhằm động viên và trấn an dân chúng. Hình như họ coi đây là nhiệm vụ của đảng và chính phủ thì phải.

Cá biển chết. Cá sông cũng chết. Người ta tiếc rẻ nên thu mua cá chết về làm mắm, cá khô, thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân bón..... phát tán đi khắp nơi. Có ai kiểm soát được chuyện kinh khủng này? Nạn ô nhiễm đang trở thành thảm họa về môi trường. Thế mà các vị được cho là đại diện cho dân, lại chỉ chăm chăm lo cho cái ghế của mình?

Có người hỏi tôi: gạch tất chứ?

Tô đáp: gạch tất thì họ sẽ coi đó là phiếu không hợp lệ.

Năm 2011, tôi đi bầu cử, cầm bút gạch tất cả các vị có tên trong phiếu. Không chỉ vì tôi chả biết gì về các vị ấy, ngoài cái bản lý lịch đẹp như mơ dán trên tường, mà tôi chả tin gì vào quốc hội này có thể làm gì cho dân. Tôi gạch chỉ để tỏ thái độ phản kháng của mình, cho dù sự phản kháng đó chả có tác dụng gì. Kết quả bầu cử lúc nào chả đúng quy trình đã được lập ra?

Trong bài "Bầu cử kiểu gì khi tệ ngay từ luật", giáo sư Hoàng Xuân Phú viết:

“Hiến pháp và Luật BCĐBQH đều không quy định công dân bắt buộc phải tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, thì tại sao vẫn tham gia, khi cho rằng bầu cử không thực chất? "

Theo giáo sư, "Đừng ngộ nhận là mình đã biết người ứng cử, sau khi xem bức ảnh màu mè và đọc họ tên cùng mấy dòng trích ngang lý lịch ngắn ngủi treo ở phòng bỏ phiếu. Hay sau khi mình may mắn thuộc vào một vài phần nghìn cử tri được tham gia màn "Hội nghị tiếp xúc cử tri", để nghe mấy lời giới thiệu sơ sài về những người ứng cử. Có lẽ những cử tri nghiêm túc ở Bến Tre, từng tham gia bầu Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa X, và bầu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa XII, đã tưởng rằng họ biết đủ rõ về ông, cho đến ngày ông bị báo chí phanh phui đủ chuyện, khiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải điều tra và kết luận, dẫn tới việc một phần trong số tài sản tham nhũng bị thu hồi.

Đừng tưởng tiếp nhận được thông tin ca ngợi, quảng cáo của đài báo chính thống thì mình đã có được thông tin khách quan và chính xác. Một ví dụ thời sự điển hình, được bao người biết tới, là Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt). Hay đi ô tô mang biển kiểm soát 80B…, rồi nhiều lần xuất hiện trên đài báo chính thống, với quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, lại được nhiều tướng và sĩ quan cấp tá tháp tùng. Vậy thì còn gì để nghi ngờ nữa? Tiếc rằng, với lòng tin ngây thơ, được báo chí chính thống chắp thêm đôi cánh, 6 vạn người đã nhẹ nhàng sa vào cái bẫy bán hàng đa cấp của tên trùm lừa đảo.

Tóm lại, mỗi cử tri trung thực và có tinh thần trách nhiệm cần cân nhắc thận trọng. Chẳng bầu cho những người mình không tín nhiệm đã đành, cũng không thể bầu cho những người mà mình không có đủ hiểu biết về họ. Nói gọn lại, nguyên tắc bầu cử trung thực và có trách nhiệm phải là:  KHÔNG BIẾT - KHÔNG BẦU!

Trong một thông báo mới đây của hàng trăm bà con dân oan Dương Nội, họ tuyên bố sẽ tẩy chay bầu cử bằng cách không đi bầu. Khi nghe điều này, tôi chợt nghĩ đến hàng trăm ngàn cử tri ở miền Trung, đang khốn đốn vì đại nạn cá chết, họ còn lòng dạ nào đi bầu cho những vị đại biểu chỉ vào quốc hội để ngủ, hoặc im lặng ?


Giấc mơ Myanmar - Không phải giấc mơ Chapi!



Một bác dân oan chỗ tôi lúc nào cũng nói, nhà cầm quyền Việt Nam có cả một hệ thống đàn áp khổng lồ gồm công an, quân đội v.v.... nên dân mình không làm gì được đâu.
Tôi bảo, Myanmar thì khác gì? Chính quyền độc tài nào chả có công an, quân đội bảo vệ? Giờ thì hãy nhìn sang Myanmar mà xem. Họ từ một chế độ độc tài hơn 50 năm, giờ trở thành một nước bầu cử tự do, dân chủ, và khí khái trước một Trung Quốc to lớn, hung hăng như thế này đây.


 Nguồn: