Trong tết,
sức khỏe bố có trục trặc nên chả đi thăm thú ai được, cứ áy náy mãi. Hôm qua
thứ bẩy, mấy anh chị em rủ nhau đến thăm cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, bác Ngô Đức Thọ
và bác Phạm Toàn. Dự định chỉ đến thăm các cụ các bác, mỗi nhà một tý. Ai dè
đến đâu cũng chuyện vui như Tết. Ra khỏi nhà là 12 rưỡi trưa, lòng vòng đến
điểm cuối, là nhà bác Phạm Toàn ở Hồ Tây cũng đã gần 5 giờ chiều. Trong khi đó,
theo “kế hoạch” là 7 giờ tối, mấy anh chị em sẽ đến nhà thờ Thái Hà, dự lễ thắp
nến cầu nguyện cho anh em luật sư Lê Quốc Quân. Mình đành gọi điện về nhà, nói anh
trai cho bố ăn hộ mình. Rốt cục cả bác Phạm Toàn và bác Ngô Đức Thọ cùng đến nhà
thờ Thái Hà cả.
Lần đầu tiên
dự một lễ thắp nến cầu nguyện, thú thực mình không tài nào hiểu nổi những nghi
lễ trong nhà thờ. Nhưng chỉ cần nhìn sự thành kính của cả ngàn con người, mình
thật ngưỡng mộ nềm tin ở nơi họ. Một chị ghé tai mình thì thầm: liệu cộng sản
có thể có được những bài học giáo dục công dân như thế này không?
Hơn 10 giờ
mới về đến nhà, thấy đèn trong phòng bố vẫn sáng. Bố nằm yên, mắt nhìn lên trần
nhà, không nói câu nào ngay cả khi mình đi vào buồng. Mình biết bố không vui,
vì mình nói chỉ đi mấy tiếng rồi về, thế mà đi một mạch mười tiếng đồng hồ
liền. Mình lẳng lặng rót cốc nước để cạnh giường bố, rồi tắt đèn, lui về phòng
mình.
Sáng nay trong lúc dọn buồng cho bố, thấy thái độ của bố trở lại bình thường, mình bèn thủ thỉ:
Sáng nay trong lúc dọn buồng cho bố, thấy thái độ của bố trở lại bình thường, mình bèn thủ thỉ:
- Thỉnh thoảng bố cho con đi giao lưu ngoài
xã hội tý. Cả tết con ở nhà với bố, chả đi thăm ai được. Hôm nay gặp các bác ấy
vui quá, nói chuyện mãi không dứt, rồi lại đến nhà thờ thắp nến cầu nguyện cho “thằng”
luật sư Lê Quốc Quân, cái thằng có lần đến nhà mình, kể về chuyện nó đi học
thạc sĩ luật ở bên Mỹ ấy, bố nhớ nó không?
Bố gật đầu, nét
mặt tươi hơn. Được thể mình bồi thêm, rằng các bác ấy cũng “mê” cái bài của Nguyễn
Đắc Kiên không kém gì bố, bàn luận say sưa lắm…
Ối giời, "gãi đúng chỗ ngứa" nhá, bố lại bắt đầu mở máy, nói mãi về hiện tượng
Nguyễn Đắc Kiên, rằng chắc chắn sẽ còn nhiều người nữa như thế. Rằng nếu không
có lớp trẻ có trí tuệ, can đảm như thế lên tiếng, thì bố chết cũng không nhắm
mắt được.
Hi hi! Thế
là mình biết rồi nhá. Khi nào lỡ về muộn, mình sẽ lại “lôi”chuyện kia ra để “dỗ”
bố. Chắc chắn sẽ được bố tha tội.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=540734962614177&set=a.332484273439248.82962.100000330347757&type=1&theater |
Bữa nào rảnh, ngay trong dịp mùa Chay này, Phương Bích thử tìm đến nhà thờ Thái Hà nghe vài bài giảng về những đề tài về mùa Chay và Phục Sinh thì sẽ hiểu ra tại sao những người có đức tin CG họ sống và hành động như họ đã thể hiện cho chúng ta thấy, còn những nghi thức phụng vụ thì na ná như nhau thôi
ReplyDelete...nhưng tôi mà gặp con bé con đang được mẹ thắp nến dùm trong bức hình trên là bảo đảm tôi sẽ bị chia trí, hệt như bác phó nháy của bức hình trên hehehe
Hình bé gái là tui chụp đóa :)))
DeleteBố bà chứ có phải Bố thiên hạ đâu mà suốt ngày cứ bố nói, bố bảo, bố ăn cơm. Viết lách mà cách dùng đại từ nhân xưng còn không biết sử dụng thì đòi viết lách cái gì nhỉ.
ReplyDeleteChẳng khác đéo gì cái thằng Cộng sản suốt ngày cứ Đảng ta, bác nói, bác dạy, bác bảo. Đảng và Bác nhà mày chứ bác nhà ông à.
Mình với bố là cách nói khi tâm sự theo kiểu độc thoại, hiểu chưa Nặc danh03:31 Ngày 05 tháng 3 năm 2013?
DeleteKể chuyện bố để cho thiên hạ thấy để làm trọn phận con và trách nhiệm với cộng đồng là không dễ dàng. Nếu được sự đồng thuận và cảm thông từ cha mẹ, vợ chồng con cái là điều hạnh phúc, chứ khoe gì chuyện bố ăn, bố nói, bố bảo...? Bố có bảo là bảo với mình, với tôi, chứ bố có bảo với thiên hạ đâu hở? Cách dùng từ hay viết hay dở thế nào, trước khi dạy người hãy về mở sách học lại đi đã Nặc danh03:31 Ngày 05 tháng 3 năm 2013 nhé.
Này ông nặc danh 03:31 ngày 5/3/2013 !
DeleteÔng có biết thế nào là văn tự sự chưa, hơn nữa đây là tài sản cá nhân của chị ấy không phải báo mất tiền mua nhá, ông giỏi thì về blog của ông mà viết xem có ma nào ngó không nhá. Thế mà cũng mở mồm ra được.
Đó là giọt nước tràn ly, sau rất nhiều giọt nước bẩn trong cái ly ấy để đưa tôi đến quyết định cuối cùng “tôi phải ra khỏi Đảng Cộng Sản”.
ReplyDeletehttp://hailuablog.wordpress.com/2013/03/04/ban-ve-pham-tru-dao-duc-trong-khai-niem-ve-su-luong-thien/
NẾU KHÔNG PHẢI THAM ĂN HỐT UỐNG THÌ HÃY RA KHỎI ĐẢNG.
Tôi là người cũng chăm đọc PB . Phải nói công bằng là nhiều bài viết của bạn tốt và hay , song cũng thành thật muốn bạn giảm liều lượng một chút khi nói về chuyện riêng của mình .
ReplyDelete:))))))))
ReplyDeleteXIn lỗi vì bắt bác cứ phải nghe chuyện riêng của PB ở đây, cho dù nó là blog cá nhân. Thực ra tuy nó có vẻ là chuyện riêng, nhưng cũng lại không riêng lắm. Một lần PB than thở, cái câu giỏi việc nước , đảm việc nhà chỉ là nói khoác. Tuy những gì PB đang làm không phải là việc nước non gì, chỉ đơn giản là chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Nhưng để trọn vẹn đôi đường cũng là không dễ dàng gì (khi bố PB gãy chân nằm đó đã hơn một năm nay). Thêm vào đó, để có được sự đồng thuận trong gia đình cũng là điều rất khó khăn. PB không muốn biến blog cá nhân này hoàn toàn trở thành một blog chính trị, chỉ toàn nói về chuyện xã hội. Đôi khi PB mượn những mẩu đối thoại giữa bố con, để truyền tải những thông điệp về quan điểm của cả hai bố con một cách gián tiếp đến người đọc. Đâu phải lúc nào cũng phải hô hào những điều đao to búa lớn? Mong bác đại xá cho
Đã vào xem một blog, người ta gọi là blog cá nhân vì chỉ có 1...khổ chủ (May quá, chưa có chủ trương blog là sở hữu toàn dân, để rồi lại phải có người lãnh đạo hay cưỡng chế. Chỉ có nỗi khổ là nếu... lỡ nổi tiếng như anh BS thì hacker hay phá đám!). Vậy nếu thích những bài viết của cá nhân đó, thì vào đọc,... forum với mọi người cũng biết được nhiều điều hay. Không thích thì chọn blog khác, sao hẹp hòi chỉ trích người ta làm gì.
ReplyDeleteTôi thì cám ơn các blogger, sự can đảm của họ trong thời đại internet, giúp chúng ta...mở mắt, và khai trí. Dân được khai trí, thì xã hội sẽ phải đổi thay.