Translate

Wednesday, 20 March 2013

Một ngày để nhớ

Tuy là dân toán, nhưng giáo sư Hoàng Xuân Phú lại là người chụp ảnh khá đẹp, có cả tài làm thơ, đặc biệt có những bài viết cực kỳ sắc về mảng xã hội. Với tư duy của một nhà toán học, ông phân tích các vấn để một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc triết, để người bình thường nhất cũng có thể hiểu một cách dễ dàng. Đó là điều không phải ai cũng làm được. 
Hân hạnh quen biết ông qua những cuộc biểu tình, tôi không dám "khoe" là được đôi lần "hầu" chuyện ông, sợ thiên hạ giễu mình là bon chen. Vả lại, ông cũng chẳng thích mấy blogger hay "bô bô cái miệng". 
Lần này giáo sư chỉ viết một bài tường thuật bình thường, về một buổi lễ tưởng niệm đơn sơ nhưng đầy ắp tình người.  Giữa khoảng không bao la của trời đất, những mái đầu xanh kề bên những mái đầu bạc, cùng nhìn về một hướng. Không có quá khứ, sao có tương lai? Thắp được nén hương, dâng được những cánh hoa..., lòng tất cả những người bên bờ sông hôm ấy như trút được phần nào nỗi day dứt, ít nhiều đều cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản trong lòng.
Xin dẫn bài tường thuật của giáo sư Hoàng Xuân Phú cùng những bức ảnh do chính tay ông chụp.





Sáng ngày 17/3/2013, chúng tôi rủ nhau tổ chức một buổi tưởng niệm các đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía bắc, nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Trung Quốc buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2-3/1979. Để có được những giờ phút tâm linh yên tĩnh nhất, chúng tôi chọn bờ sông Hồng, đoạn chảy qua Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Nơi đó không thuộc phạm trù "nơi công cộng" theo định nghĩa tại Thông tư số 09/2005/TT-BCA, nên về lý thì "họ" không thể viện dẫn Nghị định số 38-2005-NĐ-CP để cản trở "tập trung đông người". Tuy nhiên, thực tế cho thấy "họ" không cần lý, mà chỉ "thích thế" là đã có thể ra tay... Thành thử, để khỏi hỏng việc như hôm 17/2/2013, chúng tôi kín đáo chuẩn bị và chỉ báo cho rất ít người biết để tham gia.


10h30 chúng tôi đến địa điểm đã chọn. Thật ấm lòng khi thấy mấy thanh niên mặc áo phông in bản đồ Tổ quốc, với hình trái tim ở vị trí hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và lời khẳng định "Nhân dân không quên!"


Các bạn trẻ rất nhiệt tình, luôn tự giác, xông xáo, lo toan.


Một chỗ cao hơn hẳn xung quanh được chọn để đặt bàn bày lễ vật.


Sắp lễ gần xong, thì phát hiện ra chỗ cao nhất lại là chỗ bẩn nhất. Không thể chọn đống phế thải làm nơi bày tỏ tình cảm thiêng liêng, nên đành phải… "tự diễn biến". Và tuổi trẻ đóng vai trò xung kích trong mọi đổi thay.


Không dễ tìm ra chỗ sạch sẽ trên bờ sông quê hương đã đầy rác rưởi, nhưng không phải là không có. Và nơi thấp nhất lại là nơi sạch nhất.


Mỗi người góp một tay khi "nhà có việc".


Không chọn một vòng hoa lớn – có thể hoành tráng, nhưng lại dễ hư hỏng và phảng phất cô đơn, mà làm 12 vòng hoa nhỏ - giản dị nhưng ấm cúng trong đội hình tập thể, tượng trưng cho một tiểu đội, và xếp thành hàng ngay ngắn, như các chiến sĩ trước giờ ra trận thuở nào. Một quy định được chấp hành nghiệm ngặt: Vòng hoa chỉ được kết từ thực vật, tuyệt đối không sử dụng hoa giả, xốp và các vật liệu có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường. Như vậy vừa trọn vẹn về tâm linh, vừa không để "họ" có cớ cản phá.


Đẹp dáng xung phong.


Dày dạn và thận trọng, anh Ba Sàm (tức Nguyễn Hữu Vình) thăm dò đáy sông…


… để rồi tác nghiệp.


Đúng 11h00, buổi lễ tưởng niệm bắt đầu.


Đại tá Nguyễn Đăng Quang tuyên bố lý do.


Người người chìm trong nỗi nhớ.




Nghẹn ngào trong sâu thẳm


Gửi lửa lòng qua ngọn lửa hồng


Mỗi người thắp một nén hương






Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy lặng lẽ, chậm rãi hơn hẳn thường lệ…


… đợi đến lượt mình, rồi cắm 3 nén hương ở 3 nơi.


Phải chăng, với người cựu chiến binh ấy, thì sự hy sinh của đồng đội quá nhiều nên không thể gộp chung làm một?


Các cựu chiến binh Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Quang A tưởng nhớ đồng đội.


Trao chút lòng thành


Vấn vương trong khói


Gửi tình theo gió


Công đoạn chuẩn bị cuối cùng…


… là cài lên mỗi vòng hoa một quyển lịch bỏ túi…


… in hình cô gái. Tại sao chúng tôi lại làm như vậy? Trong những năm tháng nghèo đói ấy, người ở lại thường tặng cho người ra trận chút quà nho nhỏ làm kỷ niệm, trong đó hay có quyển lịch. Và những chàng trai chưa kịp yêu, chưa một lần cầm tay con gái, thích cất giữ trong ví một tấm ảnh người đẹp hoàn toàn xa lạ, như thể đó là chân dung người yêu của mình. Chính vì thế, chúng tôi chọn những quyển lịch bỏ túi in hình người đẹp, cài lên vòng hoa, như thể dúi vào túi chàng trai ra trận.


Lúc tiễn đưa


Hương tỏa khói nhạt nhòa nước mắt


Bỗng Phương Bích reo lên…


Các Anh đã hiển linh!


Tiễn biệt


Thẳng tắp như hàng quân ra trận thuở nào


Những cánh hồng thắm được rải xuống mặt sông Hồng, như những giọt lệ của "cô gái nhà bên thẹn thùng chưa giám nói".


Lần chia tay này chúng tôi không giám vẫy


Chỉ lặng nhìn


Lặng nhìn


Dần khuất bóng


Xa xa


Để kỷ niệm một ngày đáng nhớ, cựu chiến binh quân đội Nguyễn Anh Dũng đề nghị chụp chung với cựu chiến binh công an Nguyễn Đăng Quang một kiểu "lực lượng vũ trang". Tôi hỏi: "Lực lượng vũ trang của ai?" Các anh cười hiền lành: "Của Nhân dân!"


Chẳng hiểu anh Ba Sàm có nghĩ mình cũng là cựu chiến binh hay không, mà cũng chen vào giữa. Với đôi bàn chân lấm bùn, anh có vẻ đại diện cho bà con nông dân… Văn Giang. Giáo sư Nguyễn Đông Yên và Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng áp sát hai bên. Họ đại diện cho nhân dân, dang tay đùm bọc "lực lượng vũ trang của nhân dân".


Trước lúc chia tay


Giáo sư Nguyễn Đông Yên đề nghị "đổi ca phó nháy", để tôi xuất hiện một lần trong ảnh.


Hà Nội, 20/3/2013
http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=readwriting&w=MotNgayDeNho-20130320

4 comments:

  1. Lãnh đạo VN chỉ biết tham ăn hốt uống thì làm sao dạy bảo con cháu họ đây, khà khà ai mà trọng cái thứ cha mẹ tham ăn hốt uống xấu xa nịnh bợ bao giờ?

    ReplyDelete
  2. ÔNG ĐẶNG QUỐC BẢO ĐÃ KHUYÊN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VN NHỮNG GÌ?
    http://leanhhungblog.blogspot.no/2013/03/ong-ang-quoc-bao-khuyen-cac-nha-lanh-ao.html?
    Chế độ ngu dân như hiện nay thì VN không lệ thuộc Tàu thì cũng lệ thuộc các nước khác mà thôi-thậm chí lệ thuộc cả chính các nước Asean thì mới đau. Chế độ ngu dân chỉ tạo ra người lao động làm thuê mà thôi, các chủ DNTN hiện nay thì cũng quá kém không có khả năng quản lý và kinh doanh nên phá sản đang chờ họ-chưa phá sản vì đang được ngân hàng ưu đãi(muốn được ngân hàng ưu đãi thì cũng phải có giá, khà khà chế độ này thì thằng nào cũng ăn, ăn cho tàn mạt đất nước tự sướng này).

    ReplyDelete
  3. Bao nhiêu đời nay những bông hoa trên đất nước này cần cả nước mắt để chắt chiu những tinh túy cho một dân tộc không bao giờ chịu nô lệ. Như những người lính năm xưa biết hiến mình cho đất nước, hoa làm bạn với những người ở lại, lặng lẽ và trôi dạt theo dòng sông tưởng nhớ đến các anh. Coi những tấm hình, thế mà căm phẫn. Trên mảnh đất nhiều ngang trái này, sự tử tế của con người cũng phải kín đáo và né tránh. Có sự vô lý nào hơn như thế không?

    Đã đành không một lời tưởng niệm đến những mất mát, đau thương ngày ấy. Giở tờ báo lại thấy trang trước nào anh em, đồng chí. Dù có bình thản như cái vại nước ít ra nó còn có tích sự chứ những kẻ vô ơn kia chỉ kéo dài thêm nỗi đau âm ỉ của cả một dân tộc. Rồi nghĩ, đến khi đất nước này chôn bọn bán nước là miếu mộ, nhà thờ hoành tráng chúng nó đã tung tiền tự xây cho chúng hết rồi!

    Chỉ tội nhân dân là những người lắm thiệt thòi mãi thôi . .

    ReplyDelete
  4. Rat xuc dong! Cam on cac bac, cac anh va cac chi!

    ReplyDelete