Translate

Thursday, 30 May 2013

Dân với đại biểu quốc hội ư? Còn cách xa nhau lắm lắm...


Chuyện cũ kể lại thôi. Đôi khi cái khó khăn nhất lại đến từ phía bạn không ngờ tới. Bạn hăm hở viết thư gửi cho người đại diện của bạn, mọi việc viết thư, dán phong bì xong xuôi, chỉ mỗi việc điền cái địa chỉ của người đại diện cho bạn là xong. Cứ tưởng anh Gúc gồ là nhất, gõ một nhát là sao Hỏa cũng hiện ra ngay cho bạn. Thế mà riêng cái địa chỉ của các đại biểu quốc hội Việt Nam, thì đến anh Gúc gồ cũng bó tay.com

Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng soạn thảo (gọi tắt là KN72) gửi lên Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã loan tải trên mạng từ tháng ngày 4/2/2013. Có lẽ đây là lần đầu tiên ở nước ta, người dân vượt qua một sự mặc định ngầm bấy lâu nay là theo kiểu “đảng cử, dân bầu”, để giành lấy tiếng nói của mình. Có thể so với gần 90 triệu người dân Việt Nam, thì con số gần 15 ngàn người ký vào KN 72 là quá ít ỏi, nhưng nó giá trị ở chỗ là đó mới là tiếng nói chủ động của người dân, chứ không phó mặc cho “đảng và nhà nước lo” nữa. Và nếu so với số Đại biểu Quốc hội là 500 người thì đó là một con số không nhỏ. 

Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn các đại biểu của dân sẽ đọc được KN 72 trước khi kỳ họp Quốc hội năm nay bắt đầu, các nhân sĩ, trí thức muốn gửi kiến nghị này đến tận tay từng đại biểu quốc hội. Đương nhiên việc gửi thư, kèm với KN72 cho 500 đại biểu Quốc hội trong cả nước thì phải nhờ đến cánh “quần chúng” hỗ trợ.

Yêu cầu gửi thư rất gấp, chỉ trong hai ngày là phải gửi xong, để cho các đại biểu Quốc hội còn có thì giờ ngâm cứu. Giáo sư Chu Hảo nhờ Xuân Diện và nhóm bạn bè làm giúp công việc văn thư này. Đương nhiên chúng tôi vui vẻ làm ngay tức thì. 

Nói thì đơn giản, đến lúc bắt tay vào rồi mới thấy khó đủ thứ. Việc gấp nên chỉ huy động được dăm bảy người đến giúp. Gọi được người rồi lại lo tìm địa điểm để làm. Nghĩ mãi mới ra nhà KTS Trần Thanh Vân là lý tưởng nhất. May mà chị Vân có nhà và chị nhận lời ngay.

Từ việc photo 500 bản KN 72, kèm theo 500 lá thư ngỏ của các bác nhân sĩ trí thức, cho đến tìm được danh sách 500 đại biểu của 63 tỉnh thành, chả khó khăn gì - loáng cái là xong. Tất cả bọn chúng tôi bò ra ghi đủ tên 500 vị đại biểu vào thư, rồi nhặt cả “thóc và gạo” cho vào từng phong bì.

Lâu ngày quen gõ bàn phím, ko cầm đến bút nên ai nấy đều mỏi nhừ cả tay. Có người bảo nên in tên và địa chỉ ra rồi cắt dán đơn giản hơn. Nhưng tôi từng làm văn thư trái mùa hơn mươi năm nên biết, riêng việc cắt dán ngần ấy cả tên người gửi lẫn người nhận rồi quyết dán thì còn lâu “gấp tỷ”.

Lúc đầu khi thắc mắc về địa chỉ các đại biểu Quốc hội, Xuân Diện nói: Yên trí, trên mạng khắc có hết! Đến lúc vào mạng, tìm toát mồ hôi chả thấy bóng nhạn tăm cá nào. Chả nhẽ 500 ông đại biểu tàng hình à? Địa chỉ nhà riêng thì còn bảo sợ bọn khủng bố (rõ là chỉ sợ hão - ở Việt Nam bói đâu ra bọn khủng bố?), nhưng địa chỉ cơ quan làm việc cũng lại cũng không có nốt là sao?

Tìm ngược tìm xuôi mãi không ra, Xuân Diện bèn bốc máy hỏi thầy của hắn là giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, xem các đại biểu Quốc hội hoặc các UB của Quốc hội có cuốn sổ danh bạ địa chỉ không. Hi hi! Hóa ra ngay cả giáo sư cũng không có cuốn danh bạ ấy. Có lẽ đây là nguyên tắc giữ bí mật của Quốc hội chăng?

Hu hu! Đến bác Thuyết cũng chả biết thì dân chúng tôi làm sao mà biết được đây hở giời? Tôi chợt nghĩ đến những người dân khốn khổ, khi bị chính quyền “bắt nạt” thì quay ra cầu cứu Quốc hội. Nhưng với tình trạng như thế này thì làm sao tiếng kếu cứu của người dân đến được tai Quốc hội đây? Tôi nhớ đến những cuộc vi hành bí mật của các đại biểu xuống địa phương (hay còn gọi là tiếp xúc cử tri). Nói là bí mật vì cả đời tôi chưa bao giờ được nghe địa phương thông báo, về chuyện có ông bà đại biểu quốc hội nào đó về tiếp xúc cử tri.

Mà có tiếp xúc cử tri, thì người ta cũng chỉ cho các đại biểu ưu tú của cử tri diện kiến đại biểu Quốc hội thôi. Các đại biểu cử tri ưu tú này lại được ngấm ngầm chỉ định, chứ có bao giờ dân được họp để bầu ra cử tri đại diện cho mình đâu? 

Không lẽ tắc tị? Mọi người đành chọn phương án, gửi tất về đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh thành. Vừa gửi vừa run, sợ văn thư nó thấy “nhạy cảm”, lại bỏ vào sọt rác thì khốn! Nhưng tôi bảo, bố bảo văn thư dám bỏ sọt rác, vì đây là thư phát chuyển nhanh, người nhận phải ký tên đàng hoàng. Mà văn thư chỉ là người chuyển thư, chả dại gì mà họ làm vậy. Chỉ có điều tréo ngoe là các vị đại biểu thường ứng cử khác với địa phương mình sinh sống, và nếu thế, các đoàn đại biểu tỉnh thành lại phải gửi một lần nữa đến nơi các vị ấy cư trú. Ví dụ ông Dương Trung Quốc sống và làm việc tại Hà Nội, nhưng chúng tôi lại phải gửi về đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai cho ông ấy chẳng hạn, rất rắc rối và bất tiện.

Mất gần hai ngày giời chúng tôi mới viết xong 500 cái phong bì con, tra vào 63 cái phong bì to, viết thêm 63 cái phiếu phát chuyển nhanh. Vừa làm vừa soát đi soát lại để tránh nhầm lẫn. 

Mấy hôm sau, qua kiểm chứng thì thấy rải rác một số vị đại biểu quốc hội cộm cán ở các nơi đã nhận được tài liệu trên. Hy vọng là 500 vị kể cả cộm cán hay không cũng nhận đủ cả. Giờ chỉ còn chờ xem các vị ấy có lên tiếng hay không, và có lên tiếng một cách xứng đáng với vai trò là đại biểu thực sự của nhân dân hay không. Cái này thì riêng cá nhân tôi không mấy lạc quan. Tuy nhiên tôi thấy việc gửi vẫn cứ phải gửi, kẻo có một ngày, các vị ấy phải trả lời trước tòa án nào đó, các vị ấy lại chối đây đẩy, bảo có thấy các ông bà nhân dân nói gì đâu?

Qua một lần tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội bằng văn thư như thế này, tôi lại thấy con đường để tiếng nói của người dân đến được với các vị đại biểu của mình còn vất vả và xa xôi lắm. Chả biết các vị ấy nói giời nói bể gì ở trong quốc hội, chứ việc quản lý nhà nước yếu kém, không hiệu quả của chính quyền thể hiện quá rõ ngay cả trên các phương tiện thông tin truyền thông hàng ngày. Vậy vai trò giám sát của các vị ấy có được sử dụng tý nào không, hay thực chất cũng chỉ là trò vừa đá bóng vừa thỏi còi mà thôi? (cùng chịu sự lãnh đạo của đảng cả mà).

Hai ngày mới hoàn thành công việc, sẽ là sơ suất nếu không có lời cảm ơn chị Trần Thanh Vân, đã cho mượn tư gia và đãi chúng tôi một bữa trưa thịnh soạn.

ảnh.JPG 

Xem ảnh trong thư 
Hình ảnh: Nhachịvan

12 comments:

  1. • Cứ bảo tại sao nhân dân luôn đầy ắp nguyện vọng. Có mấy ai thực sự nghiêm túc với bốn chữ "Trách nhiệm Đại biểu" với dân đâu? Xin một cuộc hẹn; gặp trực tiếp để đóng góp ý kiến và thực hiện quyền & nghĩa vụ công dân (của 9 người) ngày nào mà các vị ấy cũng tìm đủ mọi lý do lảng tránh đấy thôi. Theo tôi, nếu muốn Bản HP mới hình thức và có giá trị thẩm mỹ lâu dài, cách hay nhất là cứ dùng mật vụ và công an để ngày đêm bảo vệ nó . .

    ReplyDelete
  2. Trần Dân Đen31 May 2013 at 03:21

    Nếu xa, thì xán lại gần
    Để cho Đại biểu thấy quần ...chúng ta
    Thấy rồi ... Đại biểu vẫn xa
    Thì thôi - khuyên bạn : vứt cha cái quần !

    ReplyDelete
  3. Làm chi cho tốn công,tốn tiền...dân đã gởi nhiều kiến nghị đến chủ tịch TTS thì có được trả lời đâu! Hàng ngày vào mạng chỉ thấy toàn tham nhủng,trộm cướp,kinh tế kiệt quệ, mất chủ quyền biển đảo,doanh nghiệp phá sản,giáo dục,y tế....toàn cảnh đen tối ko có lối ra! Nhiều khi tôi hối hận vì biết internet ,nếu sống như một người ngu dốt ko chừng hay hơn, chứ bây giờ như người bị stress quá nặng!!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete
  4. Công việc này hoàn thành từ ngày 16/4 mà đến hôm nay Phương Bích mới "Chuyện cũ kể lại" hi hi

    Mà PB còn quên không kể chuyện suốt buổi tối hôm trước Xuân Diện lập nhóm chat để bàn bạc công việc và huy động nhân lực vui đáo để đó nha.

    ReplyDelete
  5. Ở Pháp, ở Mỹ, Úc…ở toàn thế giới văn minh tiến bộ nói chung, mỗi đại diện dân cử có văn phòng, có số điện thoại, có địa chỉ email. Văn phòng luôn có phụ tá thay mặt, có thư ký, ai muốn gữi ý kiến cứ thoải mái gữi 24/24 giờ. Muốn gặp cứ gọi điện thoại cho văn phòng làm cuộc hẹn. Mọi việc sau khi trình bày, người đại diện dân cử nhận hồ sơ ý kiến, cho biết vấn đề sẽ được đem ra thảo luận với các giới chức liên hệ vào thời điểm nào, kết quả ra sao sẽ thông báo cho người có ý kiến đề nghị, khiếu nại được biết, có ý kiến gì thêm sẽ nói chuyện sau.

    Bất cứ ai có ý kiến, để nghị…tiến trình này diễn ra cũng sẽ đúng y như thế. Nếu để cho công chúng có lời phàn nàn, dị nghị thì kỳ bầu cử kế tiếp bão đãm ông nghị hay bà nghị này sẽ về nhà nghỉ cho khỏe để sau đó làm đơn đi xin job khác, làm gì cũng được nếu chủ chịu thu nhận, nhưng khu vực công cử thì đã vĩnh viễn đóng cửa với anh Smith, chị Catherine, hay ông Ổi, bà Xoài này rồi!

    Ở Việt Nam, năm trăm người được nhà nước cs này gọi là đại biểu quốc hội và chính năm trăm ông nội này tự nhận là đại biểu thực ra là năm trăm anh cộng sản tự nhận càn là đại diện dân chứ có dân nào mà bầu cho anh? Dân có bầu cho anh nào thì anh ấy đều là cộng sản cả! Có anh, chị nào trong số năm trăm ông nội được tự ý ra ứng cử đâu?

    Nếu người ta tự ý bỏ tiền ra ứng cử, công lao nặn tim, nặn óc tìm ra kế sách phục vụ tốt nhất cho đồng bào lại còn phải tốn tiền tranh cử nên khi đắc cử thì người ta phải làm việc sao cho tốt để xứng với đồng tiền, công lao người ta đã bỏ ra; người ta phải làm việc trong tính cách hoàn toàn khác cơ!

    Năm trăm ông, bà nội này vì là đồ quốc doanh nên phẩm chất quốc doanh, làm việc theo tinh thần quốc doanh (nhưng lãnh lương thiệt tình, lại còn chê lương ít, không đủ chi tiêu, còn đòi tăng nhiều thêm nữa!) báo hại quần chúng nhân dân nào được các ông nội, bà nội này đại diện chờ đợi, tìm kiếm cho ra các ông bà…. ná thở! Kinh nghiệm cụ thể các đoàn thể công dân gương mẫu hổ trợ kiến nghị 72 đã tìm kiếm chết bỏ mà có thấy địa chỉ của các ông bà đại biểu nào đâu!

    Tìm không thấy là phải, vì họ đâu có phải là dân cử thường, họ là “đại biểu quốc hội”, lớn lắm. Họ là những ông nội, bà nội của dân… lận mà!

    Nước Việt Nam xưa, ý dân là ý Trời, Hội Nghị Diên Hồng. Nước Việt Nam, miền nam cách đây hơn 37 năm, dân cử là làm việc, phục vụ cho nhân dân để đòi hỏi quyền lợi cho công chúng, đồng bào, đồng thời kiểm soát chính quyền. Thế giới hiện nay, người muốn có chức vụ dân cử phải hiểu rõ chính một lá phiếu của người dân là một chử ký đồng ý mướn mình vào chức vụ. Làm không xong, đang có hàng chục anh, chị khác đang đứng xếp hàng chờ thay thế mình đây.

    Dân chủ là thế đấy, chả bảo đảng cộng sản sao không khoái DÂN ChỦ. Dân chủ có rồi, anh, chị làm việc ở đâu? Ai mướn các ông nội, bà nội? Quen ăn trên ngồi trốc lâu rồi, bước xuống bán cháo, bán bánh mì, bánh bao… ai chịu?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn còn thiếu cái món nhận được thơ báo cáo tình hình của các vị này gửi tới tấp tới mình.

      Delete
  6. Công việc dân cử là bão vệ, bênh vực quyền lợi của dân chúng, kiểm soát xem chính quyền có làm việc không? Làm có đúng luật không? Tu chính luật cũ không còn hợp thời, soạn thảo luật mới định hướng sự tiến bộ của xã hội, quốc gia, có thế mới đúng là đại diện dân cử, đại biểu quốc hội.

    Làm việc như quốc hội Việt Nam xhcn hiện nay, dân oan đến khiếu kiện, đại biểu trốn mất! Dân chúng đói khổ, oan trái chất chồng, nổi loan khắp nước, chả thấy các ông các bà quốc hội đưa ra kế sách nào giúp dân, ngoại trừ chê bai dân trí Việt Nam thấp (!) và đòi xiết chặt thêm sự kiểm soát của đảng cộng sản!

    Những người này có biết quốc hội lập ra để làm gì không? Nhiệm vụ đại diện dân để là để làm gì không?

    Nếu cho ra bài trắc nghiệm a,b,c,d khoanh 100 câu hỏi, không chắc các ông các bà nghị... trả lời đúng 30 câu, 30/100 điểm!

    Quốc Hội như thế nên gọi là gì? Đề nghị bà con ta bỏ bớt dấu nặng cho quốc hội này và nên gọi nó là QUỐC... HÔI thay vì là quốc hội!

    Các con người của trụ sở này nên gọi là ĐẠI BIỂU QUỐC... HÔI cho đúng với chức năng mà những người này đang làm!

    Trong tinh thần dân chủ, người đề xuất ý kiến rất mong được lắng nghe ý kiến quý vị cao nhân và của dư luận công chúng, bà con.

    ReplyDelete
  7. thì cái nước mình nó vậy,không chịu cũng đành...chỉ tiếc tiền mình đóng thuế để nuôi mấy thằng ngu(mình không nói 100%!)

    ReplyDelete
  8. Sống ở xứ "thiên đàng" thì còn có ý kiến ý cò gì nữa, mọi chuyện đã có đảng và nhà nước "no" rồi. Chỉ ở cái xứ tư bản mọi rợ nầy, dân cứ đều đều nhận thư của các dân biểu, nghị viên hội đồng thành phố, đọc mệt quá!

    ReplyDelete
  9. Lần Từng Bữa31 May 2013 at 20:14

    C Bích viết thì không cần chỉnh nữa rùi. Em đang lo chủ nhật này cánh cán bộ khu phố kết hợp với đám....lăng nhăn có cho c Bích ra khỏi nhà ko nữa??? Trước khi biết thì chúc c sức khỏe,có nhiều thời gian luyện kĩ năng lạng lách,cắt đuôi... để ra khỏi nhà c nhé !

    ReplyDelete
  10. Nói chung VN sẽ làm nô lệ cho Tàu cộng, lãnh đạo dĩ nhiên cũng chỉ quỳ gối trước Tàu.

    ReplyDelete
  11. Ở các nước theo thể chế tự do dân chủ thì các dân biểu quốc hội đúng là thay mặt cho cử tri trong địa hạt của mình nên họ biết phải làm gì khi cử tri cần. Còn tại Việt Nam ta thì dân biểu quốc hội chỉ là biến tướng của các quan chức do đảng chỉ định qua món hàng mã lá phiếu bầu. Cho nên ta chẳng có gì phải đặt câu hỏi có nên hay không yêu cầu họ can thiệp vào những bức xúc do phía chính quyền gây ra cho dân(xổ toẹt vào nó). Cách tốt nhất là khi Côn an đến khám nhà, các chị em trong nhà bỏ quần đi cho bọn họ nhìn thấy chúng mà chạy

    ReplyDelete