Translate

Tuesday 29 January 2013

Giấy công nhận gia đình văn hóa.


Một chị ngó vào cửa sổ, hậm hực:

- Nhà em có nhận được giấy công nhận gia đình văn hóa không?
- Không! Thế mọi người có cái đó à?
Ha ha! Mình đoán là vì mình đi biểu tình, nên gia đình mình không được công nhận là gia đình văn hóa đây.
- Thế sao?
- Mịa! Viết cái giấy như cức. Thon lỏn mỗi câu: gia đình A có văn hóa - chả biết A là ông hay bà, già hay trẻ. Tao cũng lên chức ông chức bà rồi chớ bộ. Lúc đầu không để ý, cầm lấy là xếp vào một góc. Ban nãy rảnh lôi ra ngắm, thấy tức thì cứ đi ra đi vào, lẩm bẩm một mình. Đứa con bực mình, bảo mẹ nhận hay không nhận thì thôi, chứ gì mà cứ ngồi lẩm bẩm như khấn tiên sư ấy thế?
- Nó nói đúng đấy. Kêu cái gì? Chị đem cái giấy ấy ra giả cho phường, bảo các vị ban cho người ta cái văn hóa thì văn hóa các vị phải cao hơn tui chớ. Các vị viết trống không thế này là xách mé nhá. Không có văn hóa cũng chả chết ai nhá.
Hi hi! Bà chị quày quả ra về, bảo nhất định chiều tao đem ra phường giả.
Ngồi ngẫm thế này, gia đình văn hóa là viết tắt câu gia đình có văn hóa. Vậy nhà mình không có cái giấy đó, nghĩa là gia đình mình không có văn hóa!

Hô hô! Ngộ quá ta. Gia đình không có văn hóa, thì người trong gia đình đó cũng không có văn hóa. Nghĩa là từ ít tuổi nhất như mình cũng đã năm mươi ba, cho đến cao tuổi nhất là chín mươi mốt như bố mình cũng là không có văn hóa nốt!
Ừ thì tuổi tác không nói lên chuyện có văn hóa hay không. Nhưng dám chắc gia đình mình không kém văn hóa hơn ai lắm. Vẫn được chính quyền và bà con dân phố kính trọng.
Rồi xem ra cái giấy đó cũng chỉ là chuyện hình thức thôi. Người viết cái giấy đó có lẽ cũng sơ suất, không để ý nên mới bỏ sót chữ ông (bà) đằng trước cái tên người chủ gia đình được công nhận. Rồi người ký cái giấy cũng sơ suất, không để ý đến “lỗi thằng đánh máy”.
Thực ra xưa nay, mình chả để ý đến mấy cái danh hiệu khen tặng này của chính quyền. Bởi có nó hay không có nó, gia đình mình cũng chẳng xấu hay tốt hơn trong con mắt mọi người. Nhưng thế mới thấy từ cái sơ suất nhỏ, cho thấy hoặc là có lỗ hổng căn bản trong quá trình rèn giũa văn hóa ứng xử trong xã hội, hoặc là trong tư tưởng của các vị công bộc của dân có cái trịnh thượng, xách mé, vốn tồn tại chỉ trong giao tiếp ngoài đời, nay bắt đầu thể hiện cả trên giấy khen tặng? Rốt cuộc, trong khi người chưa đủ văn hóa lại đi công nhận văn hóa cho người khác. Ngay cả việc khen tặng, hay công nhận danh hiệu này, thành tích nọ giờ đây nó cũng trở thành một thứ theo chủ nghĩa hình thức, vừa giả dối vừa tốn kém tiền của. Mình dám chắc rằng, những thứ hình thức này không hề là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, hoàn thiện lối sống lành mạnh cho người dân. 


20 comments:

  1. Cái chuyện này cũng tựa hồ như chuyện trước đây cán bộ phường điịnh tổ chức giáo dục công dân cho Phương Bích, biết chuyện này ngày đó mình đã lên tiếng, nếu họ đến giáo dục cho Phương Bích mình sẽ đến đó tham gia cùng Phương Bích giáo dục pháp luật lại cho họ.
    Ô sao mình lại không làm được điều đó nhỉ, cách đây 40 năm ngày mình mới 20 tuổi, vừa tốt nghiệp sư phạm mình tham gia dạy BTVH lên lớp dạy cho cả Chủ tịch, Bí thư huyện ủy. Ngày đó thiếu giáo viên hầu như giáo viên nào cũng đều phải dạy thêm môn Giáo dục công dân, mà dạy môn GDCD là dạy đạo đức, xây dựng nhân cách và giáo dục pháp luật của Nhà nướccho học sinh mà lại.

    ReplyDelete
  2. Phương Bích này : Vừa rồi bà xã nhà mình đi họp xom trở về cũng mang theo một tấm bằng Văn hóa . Chưa váo tới nhà mình đã bảo trả ngay , thế là bà xã nhà mình chẳng bết phản ứng sao nữa đành cho đứa trẻ mang đi chơi chứ mình cũng chẳng buồn để trả nữa . Mình chỉ thấy rằng nó thực sự chẳng chút xứng đáng nào được đứng trong căn nhà của mình nên tống khứ càng sớm càng tốt.chính ba cái giấy khen và bằng khen này mà thảm họa xã hội ở cái đất nước này thê thảm đến vậy.

    ReplyDelete
  3. Chủ nghĩa hình thức của người Nhật trong nghệ thuật ẩm thực như cách tiếp trà, xếp hoa, chơi chữ . . cũng đáng yêu lắm chứ! Chỉ tiếc khi được nâng cấp để phục vụ văn hóa và ý đồ chính trị, nó biến thành một sự giả tạo đạo đức, có hệ thống và tốn kém . .

    Rất vớ vẩn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi đồng ý với bạn điều này. Nói thật, tôi thấy không tự nhiên và sao sao ấy, khi có người khúm núm, cuối rạp người để chào hoặc phục vụ mình.
      Thích văn hóa Tây Phương nơi tôi sinh sống hơn. Chả cần phải khúm núm gì cả, nhưng ngược lại cung cách phục vụ thì tuyệt vời và điêu luyện, bài bản

      Delete
    2. Vâng, nhất là sự sòng phẳng và bình đẳng cả trong ngôn ngữ. Chính cái sự cảm kích chân thành ấy nếu có thêm một chút tình phương Đông như bonsai, cây kiểng ta thấy tự nó đằm thắm hơn . .

      Delete
    3. Exactly. Còn nhớ vào khoảng đầu thập niên 70. Với sự phát triển vượt bậc của Nhật, có một số không ít người đã tiên đoán rằng nước Nhật sẽ có khả năng vượt Mỹ về kinh tế. Nhưng điều đó đã không trở thành sự thật vì:
      - Những phong tục tập quán rườm rà, câu nệ này. Đành rằng có những điều về bản sắc dân tộc nên giử. Nhưng không nên quá gò bó như thế. Và quan trọng là phải mở lòng ra để đón tiếp những cái hay của các quốc gia khác để sửa đổi.
      - Một điều khác để chứng tỏ cho điều trên: Người Nhật không giỏi tiếng Anh, nghe nói vì tinh thần dân tộc cao, cho nên không muốn học hỏi. và dùng bất kỳ ngoại ngữ nào khác ngoài tiếng Nhật.
      Như vậy tinh thần dân tộc đã đặt đúng chổ? Trung Quốc hiện nay sẽ còn nhiều điều đáng bàn hơn nữa để ghị lại sự phát triển của đất nước này. Vì thế, có lẻ sẽ còn là một thời gian dài (hoặc không thể nào) để vượt mặt Mỹ...:-)

      Delete
  4. Ngày 21-11-1988, khi trả lời phỏng vấn báo Văn Nghệ, Nguyễn Minh Châu cho rằng “chúng ta đã tự trói mình”. Ông nói: “Cái lỗi lớn nhất của mỗi người chúng ta là đã khiếp hãi trước cái xấu và cái ác. Và, lâu dần dường như không làm gì được thì chúng ta coi như không có nó – cuộc đời không có cái xấu và cái ác đang hoành hành, đang chi phối số phận con người, coi như cuộc đời không có oan khiên, oan khuất”.BTC

    ReplyDelete
  5. Mần thuê cho Pờ mu 129 January 2013 at 23:00

    Bà chị cựu PMU1 cho tấm hình làm bằng đê !

    ReplyDelete
  6. Hóa ra PB bằng tuổi mình. Thế mà trông trẻ thế..:-). Có lẻ không có nợ máu với nhân dân như một số người nên được vậy. Chúc mừng. Cố gắng giử thế nhé.
    PS: Nhìn được từ tầm hình lúc trước chụp chung với nhóm bạn cách đây vài tháng

    ReplyDelete
  7. thợ săn độc tài30 January 2013 at 06:45

    Không biết bao giờ mới cấp giấy "Chính quyền có văn hóa"? haha! Căn cứ vào thực tế thì cái này cần cấp hơn là giấy "gia đình văn hóa"

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bia miệng của nhân dân là "giấy chứng nhận" có văn hóa hùng hồn nhất cho mấy ông chính quyền và có tiêu chí sau đây:
      - Ông nào bị dân chửi nhiều= Văn hóa kém
      - Ông nào không được nói đến= Văn hóa trung bình (có thể là nghị gật)
      - Ông nào được dân khen= Văn hóa tốt
      Tiếc thay. Dường như tiêu chí thứ 3 bấy lâu nay chưa ai được nhận...:-)

      Delete
  8. Có giấy ấy à? Tôi chưa hề được nhận.

    ReplyDelete
  9. Trung Quốc là thằng bạn quá tốt của Việt Nam.
    Ai bảo PB cứ đi biểu tình phản đối TQ,nên gia đình Phương Bích không được công nhận là gia đình văn hoá là đúng thôi.Không được gia đình văn hoá còn là nhẹ đấy,khối người phản đối TQ còn bị qui là phản động,cho vào trại giáo dục hoặc tống vào tù như chơi.
    Tôi được tặng một huân chương hạng nhì trong cuộc chiến 1979 chống quân TQ xâm lược,tôi đang lo cứ đà này nay mai bị thu hồi lại cũng nên.
    Chấn Phong.

    ReplyDelete
  10. Đan Mạch cái nhà mày, Tiên sư cái nhà mày! Mày là mày hỗn lắm nhá!
    Cở như mày là, là.... đồ vô văn hóa nhá!
    Còn tao đấy nhé! Nói cho mà biết nhá! Vừa được phong là gia đình văn hóa đấy nhá! Tổ sư cha cái đồ vô văn hóa nhà mày!

    ReplyDelete
    Replies
    1. A! Động chạm rồi. Đúng là có văn hóa có khác nhỉ :)))))))

      Delete
    2. văn hóa 3 xu..:-)

      Delete
    3. Nặc danh 20:23. Ai cũng có cái quyền ngu tối và bội thực văn hóa, bạn không nên xúc phạm và nóng vội chà đạp lên cái quyền ấy . .

      Delete
  11. http://nvh38.blogspot.com/2013/01/mong-uoc-au-xuan.html

    ReplyDelete