Translate

Friday 25 October 2013

TIẾNG THÉT HAY ĐÊM ĐEN?

Trong hội họa, có một bức tranh tên là “Tiếng thét”, nổi tiếng lắm. Tôi nhìn vào bức tranh như một kẻ mù dở, chả thấy gì ngoài một khuôn mặt méo mó, và một cái miệng cũng méo mó.

Ảnh của Trần Thạch Linh.

Tôi chợt nghĩ, sao không có một bức tranh tên là  “Đêm đen” hay “Bóng tối” nhỉ? Và nhìn vào cái bức tranh đen kịt ấy, người ta có thể nghe được nhiều tiếng thét?

Việc bà con H’mong  kéo nhau về Hà Nội kêu oan gì đó, tôi nghĩ là chuyện cực chẳng đã. Thấy bà con vạ vật, một số người dân ở Hà Nội không cầm lòng để cho họ chết theo kiểu “nhân đạo”, nên cố gắng giúp họ cầm hơi, để có sức chờ đợi câu trả lời từ phía nhà cầm quyền.

Chiều qua, có người nhờ tôi đem đến cho họ mấy chục cuộn giấy vệ sinh. Tôi mang ra đúng vào lúc bà con đang ăn cơm. Nhìn bữa ăn của họ mà rớt nước mắt. Cứ mỗi “mâm” gần chục người ngồi xổm trên sân vườn hoa, ở giữa là một chậu cơm và một chậu canh. Canh là mỳ tôm nấu với rau muống. Mỗi người một cái thìa, xúc cơm lên miệng xong là chiêu thêm một ngụm canh.

Hình ảnh

Tôi rời khỏi vườn hoa khi trời nhá nhem tối, nước mắt giàn giụa, không ngờ ở thế kỷ này vẫn còn người khổ thế, cho dù đó là bà con dân tộc. Cứ là người dân tộc thì phải chịu khổ quen à?
Tôi đạp xe một vòng quanh Hồ Tây. Hào hứng hơn khi nghĩ ra cách bổ sung vào bữa ăn cho bà con, đó là món lạc rang muối. Lúc về lại đi qua chỗ bà con H’mong tá túc, thấy tối đen như mực. Ra là người ta cắt điện!

Đang khấp khởi nghĩ đến ngày mai, đem lạc ra cho bà con thì đến đêm, mạng loan tin khẩn cấp: công an đã hốt tất cả bà con lên xe buýt rồi!

Cư dân mạng kêu trời, gọi nhau ý ới, xem có ai ứng cứu được cho bà con không. Đúng lúc đó, điện chung cư nhà tôi tắt phụt. Tôi ngẩn ngơ, nằm nghĩ miên man, tưởng tượng ra những gì có thể xảy ra trong đêm tối ở vườn hoa. Hẳn là huyên náo lắm, bi thương lắm !

Sáng nay đi qua đó, thấy người dân thủ đô vẫn khiêu vũ giải trí như mọi ngày. Chỗ bà con H’mong tá túc hôm qua vẫn thấy bếp củi đỏ lửa, vẫn thấy một dãy lều ổ chuột. 

Không hiểu sao tôi lại thấy mừng rỡ. Tưởng vẫn còn ai đó "sống sót" và trụ lại. Đến gần hóa ra không phải. Đó là những dân oan kỳ cựu được cho tồn tại, chỉ bà con dân tộc là bị hốt đi thôi.

Hình ảnh
Ở trên là ảnh "bác" và sự nghiệp của chúng ta. Nhìn ảnh thấy mỉa mai và cay đắng thay....

A ! Như vậy, yếu tố “nhạy cảm” ở đây là đông người, chứ không phải cá nhân lẻ tẻ. Tôi hỏi một người phụ nữ chuyện đêm qua. Bà ấy kể đêm tối như thế mà họ bắt được tất. Họ soi đèn pin, soát từng lều, chả sót mống nào.

Tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này. Việc dân oan đến ăn ở tại vườn hoa, làm nhếch nhác hình ảnh của thủ đô là điều không nên. Việc cần làm là truy tìm nguyên nhân để giải quyết triệt để, chứ không phải chờ đến đêm tối, mới ập vào bắt bớ, hoặc đuổi họ ra khỏi vườn hoa, hoặc đẩy họ trở về địa phương là xong. Một khi không giải quyết được khâu "nguồn cơn", họ sẽ lại trở lại nơi này, sẽ trở thành dân oan kỳ cựu như bao người khác.


Cho dù là cưỡng chế, sao không tiến hành ban ngày cho đàng hoàng, mà phải chờ đến đêm tối? Phải chăng nhờ bóng đêm để che giấu và xóa nhòa tất cả những gì tồi tệ nhất? Tha hồ đánh đập, kẹp cổ người dân như thế này trước bàn dân thiên hạ?

(các góc nhìn của một bức ảnh, do blogger JB Nguyễn Hữu Vinh chụp, trong ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân ngày 2/10/2013 - ngăn chặn người dân đi dự phiên tòa công khai)
Thêm chú thích
Hình ảnh

***

Tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này. Mọi sự trên đời đều bắt đầu từ đầu nguồn. 

Rừng đầu nguồn vững chắc, thì không xảy ra lũ quét? 
Nguồn nhân lực tốt, chất lượng công việc sẽ hoàn hảo?
..........

Tương tự, trung ương là một dạng quyền lực nguồn. Khi ở dưới không làm được, thì trung ương là cấp cao nhất, có thể giải quyết mọi vấn đề (kiểu như sơ thẩm rồi đến phúc thẩm, giám đốc thẩm chẳng hạn?). Vậy tại sao rất nhiều việc, cấp cơ sở đã không giải quyết được, phải đưa lên trung ương, thì trung ương lại đá về cơ sở? Thậm chí khi trung ương quyết định, cơ sở vẫn bất tuân là sao? Điều này khiến cho người dân có thể đặt dấu hỏi, bản thân trung ương hoặc cũng kém, hoặc không “gương mẫu” nên dưới không phục, không tuân?

Việc cưỡng chế bà con dân tộc H’mong đêm qua, nếu không nói là khuất tất thì cũng là không đàng hoàng. Bản chất người dân tộc là hiền lành, đàn áp những con người lành như đất ấy là điều đáng hổ thẹn.

Hà Nội ngày 24/10/2013

7 comments:

  1. Rừng đầu nguồn đã trọc nên nước dồn về đầy ắp đồng bằng.Nguồn TW đã trọc(sau sự ra đi của Đại tướng)nên bà con dân oan cả đại"dân tộc"đầy ắp Thủ đô

    ReplyDelete
  2. Hà Nội ngày nay những người còn giữ được lương tâm công chính thì đau lòng. Người dân trong xã hội thì uất ức, phẩn nộ và mọi người đang chìm ngập trong đau khổ. Những kẻ đứng đầu chế độ và bộ phận tay sai ngập ngụa trong hoan lạc của tiền bạc, chức vụ, và tội lỗi.

    Kẻ được thời cảm thấy hãnh diện sống kiếp đảo điên, những kẻ đứng đầu chế độ, tay sai và những kẻ được thời đang say sưa múa hát bên thân xác dật dờ của đồng loại. Múa hát được bên xác người là những kẻ đã mất bản tính con người, họ đã mất linh hồn! Họ đang lội trong bãi lầy mênh mông của tội lỗi với bộ não chứa toàn những ý tưởng tội lỗi, bệnh hoạn.

    Họ có thể múa được bên cạnh những người dân oan khốn khổ. Họ có thể làm đủ mọi điều tội lỗi vì họ không còn khả năng nhận biết thế nào là tội lỗi. Múa được bên xác người chỉ có thể là những con người của chế độ cộng sản!

    Khi tội lỗi con người lên cao, giờ trừng phạt của Thượng Đế phải đến. Thượng Đế đã hủy diệt Pompei, Sodome vì tội lỗi con người hai thành phố ấy. Xin ghi nhớ. Anh em đồng bào xin nhớ.

    ReplyDelete
  3. Ông bà ta đã cho con cháu biết: "Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển"
    Hê! Hê! Hê! thế mà lại quá đúng với cái chính quyền cộng sản hiện thời, cái bọn gọi là đầu não của đảng bây giờ tịt hết các chiêu trò lừa dân, dối tổ tiên rồi. Chỉ còn biết đem bọn đầu trâu mặt ngựa của họ ra để còn tiếp tục ăn(thịt chó Đảng), hít(chân dài, chân ngắn), ngửa mặt than với thở... tiếc vì sự đã xảy ra. Còn lại là dấu chấm hết to tướng.
    Anh Lú ơi, sao bây giờ
    Lú quá thế, từ giải phóng tới nay
    Ta đau đầu dài dài
    Từ giải phóng tới nay ta chỉ còn rêm xương.

    ReplyDelete
  4. Kg nói kg đành. Nhưng nói chả quan chó nào bận tâm. Buồn! Mệt!

    ReplyDelete
  5. Đào Tiến Thi25 October 2013 at 19:51

    Thương quá nước tôi dân tôi.
    Cảm phục Phương Bich và chị Hiền Giang, vừa hiên ngang đấu tranh vừa hết lòng giúp đỡ các nạn nhân.

    ReplyDelete
  6. "Miếng khi đói, bằng gói khi no"

    Muối lạc rang, món ăn của người nghèo, tuy không phải là sơn hào hải vị nhưng với những người dân oan Hmong khốn khổ lạc loài giữa chốn phồn hoa đô hội mà xa lạ kia hẳn sẽ mang vị ngọt bùi khác thường

    Làm phước gặp may, người viết lên tâm sự này hẳn sẽ được ơn trên ban phước "gấp 10 lần " vì đã không quay lưng lại với nhưng kẻ bé mọn nhất trong xã hội. Tấm gương này dù nhỏ nhưng ý nghĩa vô chừng, mong sẽ có nhiều người học theo

    ReplyDelete