Tôi hỏi bố, tại sao bố đi làm cách mạng?
Thế rồi người Nhật đến. Mỗi khi bắt được ai, bất kể tội gì, họ đều chém tất. Khi chém, họ bắt thanh niên trai tráng trong thị trấn ra xem để khủng bố tinh thần. Bố bảo trông thấy người nước ngoài đến giết dân mình tàn bạo như thế, trong khi người bị bắt bị trói giật cánh khuỷu quỷ trên mặt đất, họ đứng xoạc chân chém theo kiểu võ sĩ đạo, đầu người cứ thế bay lông lốc, cái uất hận tự dưng nó cứ trào ngược lên trong lòng.
Thế là hai người con trai duy nhất trong gia đình, bố
và bác đều đi làm cách mạng! Năm bốn sáu bốn bảy mà bác đã là bí thư tỉnh ủy
cũng không phải xoàng. Bố thì kém hơn, chỉ là bí thư huyện ủy thời chống Pháp.
Nhưng ngày đó đi làm cách mạng chỉ có cái chết cận kề
với bản thân và cả gia đình. Bố đã sống sót để đi đến cuối con đường. Còn bác
thì hy sinh trước ngày “thống nhất” hai miền, khi đi thị sát chiến trường lần
cuối trước khi ra bắc. Mộ chính của bác nằm ở nghĩa trang Mai Dịch, nhưng tại
nghĩa trang Trường Sơn vẫn có ngôi mộ danh dự dành cho vị chính ủy của binh đoàn
559.
Thôi cũng may là bác đã hy sinh, chứ không chắc gì bác
đã tồn tại được trong thời buổi này, vì bác “bôn sê vích “ lắm, bác mà ngay
thẳng quá họ cũng sẽ “đốn” bác như cụ Trần Độ hay những người khác thôi.
Những gì tôi làm, tôi đều chia sẻ với bố và bố đều
hiểu cả. Bố còn sống sót qua hai cuộc chiến tranh đã là điều kỳ diệu. Tôi không
dám đòi hỏi gì hơn ở bố, biết bố rất buồn về thời cuộc, chỉ là bố già rồi nên
lực bất tòng tâm.
Tôi cũng chẳng dám tự nhận mình là dũng cảm gì cho
cam. Nhưng trước những việc ngang tai trái mắt thì không thể im lặng đồng lõa.
Chỉ vì tôi lên tiếng đả đảo kẻ xâm lược đất nước mà chính quyền này đòi giáo
dục tôi ư? Họ muốn tôi cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác, sẽ im lặng trước mối họa
xâm lăng để có lợi cho ai?
Mỉa mai thay những người vốn được mệnh danh là công
bộc, là đầy tớ của nhân dân, trong khi đến bổn phận của mình đối với nhân dân,
với đất nước họ còn chưa làm tròn trách
nhiệm, thì họ lại nhăm nhe giở giọng dạy dỗ và giáo dục nhân dân.
Tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong hàng ngũ những
người xuống đường hô vang những câu đả đảo Trung Quốc xâm lược, hô Hoàng Sa-
Trường Sa – Việt Nam....Trong những người hô đó có cả người già người trẻ, có
đủ các thành phần từ dân thường đến các nhân sĩ trí thức đáng kính. Họ muốn
giáo dục về việc tôi đi biểu tình là gián tiếp muốn giáo dục tất cả những con
người đáng kính đó. Đấy chính là sự ngạo mạn và vô lễ của những người được mệnh
danh là công bộc, là đầy tớ của nhân dân. Thực sự bên trong họ tự cho mình là
cha mẹ dân, chứ không như bề ngoài họ vẫn thơn thớt rao giảng mình là công bộc
của nhân dân.
Quan nhất thời, Dân vạn đại –
giá trị của câu châm ngôn này họ nên luôn ghi nhớ.
* Đây là một comment của thạc sĩ văn chương Đào Tiến Thi trên blog
của tôi:
Biển bị cướp không lo giữ, ngư dân bị đánh không lo
bảo vệ. Giặc ngoại xâm không chống, chỉ lo đi chống người chống ngoại xâm, như
thế có phải là tiếp tay cho giặc không? Thật đáng xấu hổ cho việc làm này của
chính quyền. Xấu hổ trước 90 triệu dân Việt Nam và xấu hổ trước 6 tỷ người
đang sinh sống trên trái đất này. Đây là những vết nhơ mà một số kẻ đã cố tình
bôi lên lịch sử dân tộc này. Còn kẻ khinh bỉ các ông nhất chính là giới cầm
quyền Trung Quốc, kẻ đang tìm mọi cách thôn tính Việt Nam.
Tôi đã in cho bố những bài viết
này cho bố đọc. Bố gật gù bảo, con viết được, comment này cũng được lắm.
Giáo dục gì đâu, đến con chữ còn hổ thẹn với non sông. Những đứa trẻ rách mướp đội sách đến chuồng. Gấm vóc là đây. Hơn nửa thế kỉ trước, các bác tham gia cách mạng, những ước mơ cho đất nước này Đôc lập, Tự do, Hạnh phúc. Tổ quốc tri ân và muôn lòng thành kính. Nhưng bác ơi, con cứ trộm nghĩ, biết thế khi xưa bác theo học ngành Y, khéo bây giờ có phải bạc tỷ trong túi rồi không . .
ReplyDeletePHƯƠNG BÍCH em có người CHA tuyệt vời...chúc mừng em...nhưng nói với bạn miketran nếu bây giờ chỉ cần làm trùm nô bộc cấp phường xã thôi thì kiếm tiền tỷ đút túi là chuyện nhỏ...<mình vừa làm sổ đỏ xin phép xây dựng căn nhà 40m bồi dưỡng cho bọn nô bộc 70 triệu..ra công an phường xin xác nhận để đổi cái cmnd mất mẹ nó 500 nghìn,,không nôn ra cho chúng nó hạch sách đủ điều thôi nôn ra cho chúng ăn vậy..
ReplyDeleteChào Phương Bích- Nữ biểu tình viên Yêu nước- Dũng cảm mà tôi hằng khâm phục yêu mến! Xin phép Phương Bích từ, coment này cho phép tôi được gọi Phương Bích là em và xưng anh cho thân mật và gần gũi Phương Bích nhé. Tôi tuổi Giáp Ngọ- 1954, trước Phương Bích 6 tuổi. Nhập ngũ tháng 4/1972. Là chiến sĩ cảnh vệ thuộc binh trạm 34- Đoàn 559 mà người bác ruột của Phương Bích là Chính ủy Đoàn, cùng Tư lệnh Đoàn- trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Trong ký ức của tôi, Đại Tá- Chính ủy Đặng Tính là một người chỉ huy cao cấp sâu sát với các đơn vị cơ sở, tận tận tình thương yêu chiến sĩ. Tôi cứ ấn tượng mãi hình ảnh vị chính ủy trực tiếp cầm kéo cắt tóc cho chiến sĩ theo kiểu tóc 3 phân (3 cm)- trắng mai- trắng gáy theo điều lệnh QĐND Việt Nam, trong một lần ông xuống thăm và động viên cán bộ- chiến sĩ trong đơn vị, chiến dịch vận chuyển cuối năm 1972. Ông hy sinh ngày 04 tháng 4 năm 1973 trong một lần xuống đơn vị kiểm tra tình hình công tác, thành lập Sư đoàn chủ lực của Binh đoàn (F 473). Mà binh trạm 34 của chúng tôi trở thành một Trung đoàn chủ lực. Tin ông hy sinh đến với những người chiến sĩ binh nhất binh nhì như chúng tôi hơi muộn. Cán bộ chiến sĩ đơn vị ai cũng thương tiếc vị Chính ủy Binh đoàn của mình. Coment này xin được làm một nén tâm nhang kính cẩn dâng lên hương linh của Liệt sĩ Đại Tá- Chính ủy Đặng Tính, người thủ trưởng kính yêu của tôi (chúng tôi) những cựu chiến binh đoàn 559 (Binh đoàn Trường Sơn Anh hùng. Cảm ơn em- Phương Bích.
ReplyDeleteVậy là anh bằng tuổi anh trai em. Em mới phải cảm ơn anh nhiều vì anh đã ủng hộ những việc làm của em đấy ạ.
DeleteDạo Phương Bích mới đi biểu tình bị công an vận động Ông cụ ngăn cản không cho tiếp tục biểu tình nữa tôi đã comment là tuy Ông cụ vẻ bề ngoài không đồng tình nhưng trong lòng chắc tự hào về con gái lắm và thầm mong PB dũng cảm đi theo con đường đã chọn. Bây giờ thì Ông cụ tự hào ra mặt.
ReplyDeletePhuong Bich tuyet voi qua !!!
ReplyDelete