Translate

Tuesday, 19 November 2013

Mẹ đã phong bì cho cô chưa?


Có một cô giáo tự vấn trên facebook:

-        Ngày 20/11 – nên tự hào hay tủi hổ?

-        Nên tự hào cô ơi.

Chắc đó là đồng nghiệp, và cũng là học sinh cũ của cô giáo trả lời.

Hàng năm ở Việt Nam, thiên hạ tưng bừng với ngày này. Thày cô thì hớn hở đón nhận hoa, quà hoặc phong bì và những lời chúc tụng. Phụ huynh thì méo mặt lo đi lễ lạt các thày cô. Con cô bạn tôi mới 7 tuổi mà đã biết giục mẹ:

-        Mẹ đã phong bì cho cô chưa? Các bạn khác có hết cả rồi đấy!

Không ai biết có bao nhiêu phụ huynh không đưa phong bì cho các thày cô bao giờ (hoặc con mình quá giỏi, hoặc nghèo quá không có phong bì).  

Tôi nghĩ về câu trả lời trên của cô bạn nọ như thế này, bản thân cái ngày đó không nói lên điều gì, nhất là ngày nói về nghề giáo Việt Nam. Bấy lâu nay, báo chí “chính thống” nói rất nhiều về những vấn nạn trong ngành giáo dục Việt Nam. Học sinh học nhiều, nhưng kiến thức đem lại chả bao nhiêu. Cái gì cũng làm theo mẫu. Học toán theo công thức đã đành, học văn cũng theo mẫu thì khác gì chuyện tiếu lâm, rằng có anh học trò vịnh con ngựa hay nên được quan thưởng tiền:

Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi

(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)

Anh khác bắt chước, vịnh bà cụ theo “mẫu” thì lại bị quan đánh đòn.

Bà cụ mao như tuyết...
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.

Một cô gái được tiếng là học giỏi, ra đi làm rồi mà không thể trả lời câu hỏi của tôi: 

-     Quân đội phải trung thành với ai?

Một cô giáo đứng trên bục giảng, phân tích cho học sinh nguyên nhân của nạn nhân chất độc màu da cam là do người Mỹ đem lại từ hơn ba chục năm trước, nhưng lại lờ tịt đi (hoặc quên) những mối hiểm họa trước mắt về sự đầu độc từ hàng hóa Tàu, đang hiện hữu khắp nơi trong cuộc sống. Cái đó cũng là thành tích của ngày nhà giáo đó ư?

Một nền giáo dục giáo điều, chỉ đào tạo nên những bộ máy cứng nhắc, chỉ biết đi theo lối đi đã được định sẵn. Cái đó giáo sư Ngô Bảo Châu đã nói một câu mang tính rất “khoa học”, đi theo lề là thói quen của bầy cừu!

Tôi nói điều này không nhằm vơ đũa cả nắm. Tôi biết vẫn còn nhiều thày cô rất trăn trở với nghề, mong muốn truyền đạt cho học sinh nhiều kiến thức hơn. Song chính họ cũng đang bị cái vòng kim cô "Mẫu" trói buộc rất ngặt nghèo. Chỉ cần họ đi chệch khỏi "đường lối" là bị để ý, bị kiểm điểm, thậm chí có thể bị gán cho cái từ "phản động". 

Có nên đặt ra ngày này ngày nọ một cách hình thức thế không? Đặt ra chỉ để lễ lạt tốn kém, phiền nhiễu mà không đem lại cho con người sự tôn kính thì cũng lại chỉ là giáo điều thôi.




12 comments:

  1. Bài viết rất hay.

    Không cần ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, không cần nhớ ơn những thầy cô đã dậy dỗ mình vì họ nhận lương để dậy.

    Không cần ngày thương binh liệt sỹ 27/7, không cần nhớ ơn những những người đã ngã xuống vì độc lập, chủ quyền đất nước vì nếu làm nô lệ thì có khi còn sướng hơn.

    Không cần nhớ ơn bố mẹ vì do họ thích "xxx nhau" nên mới có mình chứ chẳng có công ơn gì đâu. Còn nuôi lớn là chuyện đương nhiên, đẻ ra thì phải nuôi chứ, lúc chia thừa kế mà không công bằng mình gọi "hàng xóm tổ chức quốc tế" vào "can thiệp".

    Túm lại là ta chỉ nên biết ơn bản thân ta thôi, các cụ gọi đức tính tốt đẹp này là "vô ơn, bạc nghĩa". Cứ nghĩ đến con cái mình mà học được cái "đức tính" này thì "rùng cả mình".

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hiểu cạn thế?

      Không lẽ các nước trên thế giới không có ngày nhà giáo, thì không ai biết ơn người truyền bá kiến thức cho mình?

      Đây là một statuts của một bạn trên facebook:

      Người thầy trung bình chỉ biết nói,
      Người thầy giỏi biết giải thích,
      Người thầy xuất chúng biết minh họa,
      Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.

      William A. Warrd

      Delete
    2. Nói thêm điều này, kẻ vô ơn nhất là kẻ đã bắn vào ân nhân của mình, đàn áp những người đã cưu mang che trở mình khi còn ẩn trong dân. Lịch sử còn ghi chép hết cả đó.

      Không vơ đua cả nắm, nhưng những chuyện như thế này không ít. Cô giáo chửi học sinh, bắt học sinh liếm ghế và còn bao nhiêu chuyện đáng xấu hổ khác. Nếu tôn vinh, hãy tôn vinh những thày cô xứng đáng được kính trọng.

      Delete
    3. ☻Trước nay tôi vẫn nghĩ thầm; commenting trên blog là chỗ xớ rớ ở trên mạng. Hay nói đúng ra, là cái nơi tri âm dành cho những người thấp cổ bé họng trong một xã hội vàng thau lẫn lộn. May ra giúp ta trút bỏ đôi điều bức xúc bấy lâu. Ấy thế mà gần đây, hầu như ngày nào chú 'thuong dan' cũng chui vào nơi này để tự hạ thấp mình; hẳn rằng phải có một dụng ý gì đó chứ ai lại ngu thế? Hic . .

      Delete
  2. Trên thế giới hầu như nước nào cũng có ngày nhà giáo chị PB ạ (Mỹ là tuần đầu của tháng 5, Anh và Đức là ngày 5/10). Ngày Quốc tế các Nhà giáo được UNESCO chọn từ năm 1994 là ngày 5/10 (http://en.wikipedia.org/wiki/World_Teachers%27_Day)

    Việt Nam mình tôn sư trọng đạo nên từ năm 1982 đã chọn ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Quan điểm của chị thật hay, thật độc đáo. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, chị vừa đi viếng vừa cho đăng 1 loạt các comment bịa đặt về Đại tướng. Đến hôm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam, chị lại đặt câu hỏi là có cần ngày này không khi chỉ có một số rất rất nhỏ thầy cô giáo không tốt. Còn rất rất nhiều các thầy cô giáo dù viêm họng vẫn cố đứng trên bục giảng, hay nhịn đói dành phần ăn cho học trò miền núi, đi đón học sinh mà bị lũ cuốn chắc không đáng để nhìn nhận công sức.

    Thưa chị, với mức lương của giáo viên hiện nay (riêng vùng cao thì còn đặt biệt khó khăn), các thầy các cô đã rất vất vả dậy con cái chúng ta, có thể nói công ơn của các thầy các cô là “rõ như ban ngày” và được các cụ đúc kết bằng câu “không thầy đố mày làm nên” hay “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Ngày xưa chúng tôi gọi đùa là ngày “hiến cam các nhà giáo” vì lớp nào cũng góp tiền mua cam biếu thầy cô giáo, tấm lòng thật chân thành.

    Công lao các thầy cô giáo như vậy mà chị PB lại đặt vấn đề bỏ đi cái ngày tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với những công lao của các thầy cô giáo, quả nhiên chị rất “đặc biệt”, rất có “cá tính”.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không có cái thói chỉ thích khen, không thích chê, nên vẫn đăng cả cmt của bạn đó thôi?

      Bạn bảo chỉ có một số rất nhỏ các thầy cô không tốt, nhưng tôi lại thấy rất nhiều. Đi đến đâu, gặp ai cũng nghe ca thán về việc con cái họ học như một con vẹt. Các phụ huynh rất bức xúc nhưng bất lực. Ít nhiều thầy cô giáo còn có lương tâm cũng biết, nhưng lực bất tòng tâm. Bạn nghĩ thế là tự ru ngủ mình đó.

      Không chỉ ngành giáo dục, rất nhiều người nhận ra 2 ngành được cho là cứu người (y tế) và trồng người (giáo dục) ở nước ta hỏng trầm trọng. Thậm chí người ta còn nhái câu lương y kiêm từ mẫu thành lương y kiêm mẹ mìn đấy. Đó là kết quả tất yếu của một thể chế chính trị mà người ta cho là dột từ nóc dột xuống đó bạn ạ.

      Delete
  3. Chị thấy có đúng là ngoài Việt Nam ta có ngày Nhà giáo mà rất nhiều nước khác và quốc tế (UNESCO) cũng tôn vinh ngày "giáo điều" này không?

    Có lẽ là sự khác biệt về số ít và số nhiều. Tôi thì thầy nhiều điều tốt còn chị thì thấy nhiều điều xấu.

    3 đứa nhỏ của tôi đi học, ngày hôm nay mỗi cháu mang 1 bó hoa đến tặng cô giáo, rất trong sáng và chân thành, tự các cháu sẽ thấy sự tôn trọng của bố mẹ với thầy cô. Năm kia, đứa thứ 2 phải mổ tim, Bác sỹ Hùng ở BV Bạch mai (Bàn tay Vàng về mổ tim) mổ cho cháu, sau ca mổ, tôi có đến cảm ơn Bác sỹ Hùng nhưng Bác sỹ đã từ chối quà của gia đình nói 1 câu rất nhẹ nhàng "gia đình để mua thuốc cho cháu". Sau này, tôi được biết thêm một số thầy thuốc và thầy giáo nữa, tôi hiểu tại sao có 2 nghề được gọi là thầy, và tại sao 2 nghề đó là nghề để tại phúc đức nhiều cho con cháu. Sự hy sinh của những người theo nghề đó là rất lớn (những người thầy thuốc, thầy giáo khác với những QUAN quản lý nghề thuốc, QUAN giáo dục). Và thực tế là đến tận ngày nay rất nhiều nhà muốn có con dâu làm nghề giáo và con trai làm bác sỹ.

    Thể chế chính trị, đảng cộng sản dột hay không dột thì tùy chị đánh giá, hoặc vì chính quyền, vì đảng cộng sản nên đạo đức xuống cấp cũng không sao. Nhưng, đặt vấn đề bỏ cái ngày tôn vinh những người thầy dậy dỗ mình, dậy dỗ con cái mình thì tôi thấy là hơi vô ơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. ☻ Chết thật. Nói đến giáo dục người ta thường nhắc đến đạo đức, một kẻ không đủ tư cách thì lại loạn bàn về giáo dục! Chả hiểu thế nào. Mình vốn rất trân trọng những ưu tư và nhận xét của mọi người vào đây. Nhưng cứ mỗi bận thấy bóng dáng thuong dan hay nông dân gì đó là đánh mất đi chút xíu thiện chí để sống, một chút đạo lý để làm người. Về bản chất, cc càng nói càng để lộ thêm cái sự nói leo, tư duy đã được thuần hóa khuất hiện theo những sáo ngữ nhà nước! Cổ súy cho lớp hào quang mà quanh năm thì quẩn quanh với con nợ!

      Từ cái đơn nhỏ trả chi cho việc 'định hướng' cho đến khi không còn gì nữa thì bỏ túi đất cát, ruộng vườn rồi chia chác cho đất nước ngày thêm suy kiệt. Những đứa trẻ vùng thấp vùng cao thay nhau thành những nạn nhân non dại nhất nước trước thiên nhiên chứ đừng nói đến thiên tai, lũ lụt bởi sự tắc trách trong điều hành, từ y tế đến giáo dục . . mà miệng thì vẫn rêu rao; ấy là bởi khó khăn chung chứ đâu phải cái ghế mà bọn tôi vẫn tựa vì phải mất tiền mua?

      Nổi trôi, câm nín hết chín tháng mười ngày sau đó ca hát để làm DLV, có khi nào cô/ chú (cc) muốn hét vào cái màn hình tự trách mình đang sống và viết về giáo dục, về y đức chỉ vì tấm huân chương với tiền? Moa ngồi đấm ngực cho một ảo tưởng đẹp đẽ và tính chính danh đây nè!

      Delete
    2. Đây là một cmt trên fb của tôi:

      “Mình nhớ cách đây hơn gần 60 trước mình đi học cho đến năm 71 mình mới nghĩ học ,thế mà chưa bao giờ nghe cái tên 20/11 thế chắc thế hệ mình thuộc loại vô ơn bạc nghĩa ? Nhưng có một điều mà Mình không thể quên được ,đó là mỗi khi thầy giáo đi qua tất cả học sinh đều đứng nghiêm dở nón cúi đầu khi thầy đi qua xong mới đội nón , bây giờ có ngày 20/11 nhưng học trò gặp thầy mặt bơ bơ, có trường hợp hỏi chào qua loa rồi rủ thầy đi uống ca phê hút thuốc lá rất thân tình , có khi còn rủ thầy đi nhậu hát karaoke...”

      Nghĩa là trước khi có ngày 20/11, dân ta hay bất cứ dân tộc nào trên thế giới vẫm kính trọng những thầy cô giáo thực sự có tâm, và mẫu mực. Nó chỉ trở nên giáo điều khi nhiều người làm hoen ố nó, hủy hoại nó. Đến các nhà lãnh đạo của ngành giáo dục còn phải thất vọng thì làm sao tôi có thể hy vọng?

      Tôi rất hiểu lý do bạn thấy nhiều điều tốt và tôi thấy nhiều điều xấu, vì tôi là người nhìn thấy nhiều cảnh ngang trái hơn bạn chăng? Chẳng có ngày 20/11 thì người ta vẫn kính trọng những thày cô đáng kính thôi. Thế nào là vô ơn lại phải định nghĩa lại từ đó. Tôi thì nhìn thấy nhiều kẻ vô ơn bằng hành động, chứ ko chỉ lời nói đâu bạn ạ.

      Sau thời kỳ bao cấp, nghề giáo, nghề y, nghề công an và nhiều nghề khác được một số người theo đuổi vì kinh tế nhiều hơn là yêu nghề. Tôi dám khẳng định điều đó với bạn đó.

      Có một bài tôi muốn gửi bạn đọc, nhưng dài quá nên tôi sẽ gửi riêng thành bài khác nhé.

      Delete
  4. @ mike tran,
    Thường dân tôi đã nhiều lần nói là mong ông mike tran đừng xồ vào tôi nữa. Tôi không biết môn ngoại ngữ "ẳng ẳng" của ông. Xin tha cho tôi.

    Chừng nào comment của ông có dẫn chứng hoặc chỉ được ra cái sai của tôi thì ta trao đổi tiếp. Nếu cả lò nhà ông vẫn không tìm được cái sai của thường dân thì ông cứ tiếp tục "ẳng ẳng" và tôi thì tiếp tục không hiểu gì.

    Thế nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Chừng nào comment của ông có dẫn chứng hoặc chỉ được ra cái sai của tôi thì ta trao đổi tiếp"

      XIN mạng phép trả lời dùm mike tran

      CÁI SAI của bạn là không đi sát với thực tế đời sống người dân, nhất là dân nghèo, dân oan, CHE MẮT BỊT TAI cố gắng TÔ HỒNG 1 chế độ VÔ NHÂN mà chính nơi sinh ra nó là LX đã bỏ SỌT RÁC cách đây hơn 20 NĂM.
      Và bị thế giới NGUYỀN RỦA là chế độ VÔ NHÂN, DIỆT CHỦNG chống nhân loại.

      Như vậy đủ để "chỉ được ra cái sai của" bạn CHƯA ạ???

      NẾU cảm thấy chưa đủ thì XIN tiếp tục ẲNG tiếp cho vui.
      Híc, híc.

      Delete
  5. Chuyện thật 100% đây này: " Onng Chú ruột của Tôi cắt trĩ nở bệnh viện đa khoa NB. Mấy ông con bỏ phong bao 300k bồi dưỡng BS ... Nhưng BS không nhận!? và nói giọng lương y như từ mẫu: Để bồi dưỡng cho Cụ, cụ già yếu, bọn mình không nhận đâu. Mấy chú nhà quê tưởng BS thật lòng, cất PB đi. Về phòng bệnh nói chuyện với người nhà các bệnh nhân khác thì ai cũng cười và bảo: Họ chê ít đấy, đừng có liều để cụ lên bàn mổ mà BS chưa nhận PB. Nghe lời khuyên của những người cùng cảnh ngộ mấy ông em tôi tăng lượng ruột PB gấp 3 lần so với lần đầu... Thì quả nhiên BS không từ chối nữa và cảm ơn !!!

    ReplyDelete