Translate

Tuesday 19 November 2013

Đến Thượng đế cũng phải chửi!


Xét về khoa học, chửi là một phản xạ rất tự nhiên, khi gặp một tình huống gây bực mình nào đó. Thậm chí người ta tự chửi cả chính mình khi mắc lỗi.

Trong các cuộc tranh luận trên mạng, các còm sĩ chửi chế độ cũ (VNCH), chế độ mới (XHCH), rồi quay ra chửi nhau cũng kinh lắm. Nhưng nếu tổ chức thi chửi tục, tôi đoán các còm sĩ yêu chế độ XHCN sẽ thắng về mức độ tục.

Một còm sĩ yêu XHCN có vẻ lịch sự , tỏ ý chê các còm đối phương là chửi tục, bảo thế là đủ biết các vị là “hạng” người nào. Người mở miệng ra gọi người khác là “hạng” thì có hơn gì?

Tôi hỏi còm sĩ đó, bạn đã xem phim “Đến Thượng đế cũng phải cười” chưa?

Sống ở Việt Nam bây giờ, thấy quan tham nhũng “ăn” kinh quá, cảnh sát giao thông làm “mãi lộ” trắng trợn quá, cướp giết hiếp nhiều quá... thì đến Thượng đế cũng phải chửi ấy chứ huống chi là người thường.

Một ví dụ, đọc xong cái này, bạn sẽ chửi ai?

Kỳ án 'trộm cắp cổ vật': Những chuyện giờ mới kể
TP - Công dân Nguyễn Quý Đoan sẽ mãi mãi không bao giờ quên ngày 28/6/2006. Sau gần 3 năm bị tạm giam, TAND tỉnh Bắc Giang quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn cho ông Đoan và các bị cáo khác, tạm đình chỉ xét xử, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Vụ án sau đó được đình chỉ với lý do “hết thời hạn điều tra”.
Chín người bị khởi tố

Trong các năm 2001 - 2003, liên tiếp xảy ra 7 vụ mất trộm tại các đình, chùa thuộc tỉnh Bắc Giang. Tài sản bị mất gồm 27 pho tượng, 12 bát bửu, 1 câu đối, 1 hậu bành, 2 bộ sắc phong, 1 mâm đài, 1 bát hương, 1 chân đèn nến, tổng trị giá khoảng hơn bốn trăm triệu đồng.
Vụ án “trộm cắp tài sản” được Công an một số huyện khởi tố, sau đó nhập về Công an tỉnh Bắc Giang điều tra. Tổng cộng có 9 người bị khởi tố bị can, một trong số đó được tại ngoại, còn lại bị tạm giam.
Ông Nguyễn Quý Đoan (SN 1980, trú tại Bắc Ninh) là người đầu tiên bị bắt, ngày 21/9/2003. Không hiểu điều tra viên Công an Bắc Giang khéo “động viên” kiểu gì mà ông Đoan sau khi tự nhận ăn cắp tượng Phật trong chùa, đã… “tồng tộc” khai ra những đồng phạm khác.
Từ lời khai của ông Đoan, ngày 19/11/2003, Công an Bắc Giang bắt tiếp ông Phan Hữu Hường (SN 1952, quê Hà Tây); ngày 20/11/2003, bắt tiếp ông Lê Văn Thương (SN 1973, ở Hà Nội); ngày 2/12/2003, bắt tiếp ông Phạm Mạnh Hùng (SN 1968, Hà Nội).
Vẫn từ lời khai ông Đoan, sang năm 2004, Công an Bắc Giang khởi tố tiếp 4 người, và đầu năm 2005, khởi tố thêm một người. Những người bị khởi tố sau này đều không nhận tội. Căn cứ để Công an Bắc Giang bắt họ chỉ là… lời khai của ông Đoan.
Phiên tòa nhiều kịch tính

Ngày 19/6/2006, chỉ 8 bị cáo ra trước vành móng ngựa. Một người đã chết khi bị giam giữ, là ông Phan Hữu Hường. Hầu hết bị cáo sức khỏe rất xấu. Nhiều người phải có 2 cảnh sát dìu hai bên mới đi được.
Tham gia giải oan cho các bị cáo vụ án này, Tiền Phong kịp thời đăng tải những bài điều tra về vụ án. Đáng chú ý là bài báo “Chứng cứ gỡ tội có ngay trong hồ sơ”, các PV chứng minh toàn bộ “vật chứng” thu được như 1 chiếc kìm cộng lực, 5 chiếc bao tải, 2 pho tượng… đều không liên quan đến vụ án. Những vấn đề Tiền Phong nêu ra, sau đó đã được nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Người bị khởi tố sau cùng là bà Nguyễn Thúy Lan (SN 1951, ở Hà Nội) tố cáo: Khi bà bị bắt đưa lên trại giam Kế ở Bắc Giang, người ta đưa ông Hường ra để “nhận diện” bà. Ông Hường khi này đã yếu lắm rồi. Ông nhìn bà Lan lắc đầu bảo không phải. Thế là ông bị đá vào ngực, vào mặt. Bà Lan hét lên “Người ta già như thế, tại sao đánh người ta đau vậy”, rồi chạy lại ôm lấy ông Hường…
Không chỉ riêng bị cáo Lan, tất cả các bị cáo ra trước tòa đều kêu oan, và tố cáo bị mớm cung, bức cung, nhục hình. Bị cáo Đăng tố cáo bị đánh gẫy răng, nhưng khi khám thương buộc phải khai là ngã. Bị cáo Hùng tố cáo bị còng tay treo ngược lên, trên cổ tay còn vết sẹo. Bị cáo Thương trước khi ký vào các bản cung nhận tội đã ghi BC, MC, GT; trước tòa, ông Thương giải thích các chữ này là “bức cung”, “mớm cung”, “ghép tội”.
Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã vạch ra hàng loạt vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố. Họ cũng vạch ra hàng loạt mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo, họ chứng minh vật chứng thu giữ được không liên quan đến vụ án, đặc biệt là việc có dấu hiệu bức cung, nhục hình…
Bị cáo quan trọng nhất!

Trước khi ra tòa, được điều tra viên “động viên, thuyết phục”, ông Đoan ký giấy từ chối luật sư. Kết thúc ngày xử đầu tiên, bị 2 cảnh sát kẹp nách đưa đi, ông Đoan cố ngoái lại: “Mời cho em luật sư với chị ơi”. Từ lời khẩn cầu của ông Đoan, luật sư Mỹ Hà đã giúp ông Đoan có được luật sư bào chữa, là ông Nguyễn Việt Hùng (cả hai cùng thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).
Ông Đoan nhờ luật sư Hùng kiếm cho mấy quyển lịch tay, có cả ngày âm và ngày dương, những năm 2001 - 2003. Sau khi đối chiếu ngày tháng, ông Đoan không chỉ tố cáo bị mớm cung, nhục hình, mà còn khẳng định cái ngày cáo trạng ghi ông đi từ Bắc Ninh về Hà Nội dẫn đồng bọn lên Bắc Giang ăn cắp, ông đang ở xã Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh, khâm liệm cho một người đàn ông trong làng.
Buổi tối hôm ông Đoan có lời khai trên, PV Tiền Phong đi cùng các luật sư về xã Mão Điền. Loanh quanh hỏi thăm làng trên xóm dưới, khoảng 21 giờ đêm, các PV và luật sư mới gặp được một góa phụ. Chị cho biết, chồng chị mất ngày đó, tháng đó, gia đình đã nhờ ông Đoan khâm liệm cho chồng chị.
Hôm sau, nhân chứng quan trọng này được các luật sư đưa đến tòa. Lời trình bày của chị là một trong những tình tiết quan trọng để HĐXX tuyên hoãn tòa, trả hồ sơ cho yêu cầu điều tra bổ sung.
Chỉ vì “hết thời hạn”?!

Sau phiên tòa trên, Viện KSND tỉnh Bắc Giang đã trả hồ sơ cho Công an tỉnh này điều tra bổ sung, với 10 yêu cầu đặt ra.
Ngày 13/2/2007, Công an Bắc Giang có bản kết luận điều tra bổ sung. Nhiều yêu cầu của tòa án bị lờ đi, nếu có đề cập thì cũng nói nước đôi. Chẳng hạn, 2 pho tượng được coi là vật chứng của vụ án, kết quả điều tra bổ sung vẫn cho rằng đây là “hai pho tượng A Nan và Ca Diếp” (thực ra là tượng Nam Tào và Bắc Đẩu), song thừa nhận đây “không phải cổ vật”, “đối chiếu kỹ với hồ sơ về chi tiết nhỏ thì không đảm bảo căn cứ vững chắc để khẳng định đó là hai pho tượng của chùa Khám Lạng”.
Có một số tình tiết, kết luận điều tra bổ sung thừa nhận việc điều tra trước đó đã sai. Chẳng hạn 2 chiếc ô tô của bị cáo Hùng, kết luận điều tra ban đầu cho rằng các đối tượng sử dụng để đi ăn trộm, kết luận điều tra bổ sung làm rõ bị cáo Hùng mua sau thời điểm các vụ trộm xảy ra. Một số cuộc điện thoại kết luận điều tra ban đầu cho rằng các bị cáo đã gọi cho nhau, kết quả điều tra bổ sung cho biết tra “list” điện thoại thì không có…
Thay vì nhận định không có căn cứ để cột tội, kết luận điều tra bổ sung đưa ra lý do khác để đình chỉ vụ án: “Mặc dù đến nay không có tài liệu nào để khẳng định các bị can trên là ngoại phạm, nhưng theo quy định pháp luật, trong trường hợp hết thời hạn điều tra không đủ chứng cứ để kết tội thì phải đình chỉ điều tra và phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho các bị can”.

Những mảnh đời phiêu bạt…

Ông Dương Văn Trung hôm ra tòa gầy như xác ve, là một trong những bị cáo ốm yếu nhất. Được trả tự do, ông Trung vào thẳng BV. Hết tây y chuyển sang đông y, ông Trung hồi phục, tăng 10 cân, bằng đúng trước khi bị bắt. Mọi chuyện tưởng ổn, ngờ đâu béo bệu. Bên trong, tim gan phèo phổi hỏng hết, không thuốc nào lại được. Ông Trung mất đến nay được 3 năm.
Ông Lê Văn Thương được tha về cũng vào thẳng BV. Sức khỏe khá lên, ông về nơi hành nghề trước khi bị bắt, thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, thì ở đấy đã có người khác đến thay ông rồi. Xã không cho đăng ký hộ khẩu. Ông Thương thành kẻ không nhà, đi ở nhờ ông thầy ở quận Hoàng Mai.
Ông Dương Phúc Thịnh bộ đội xuất ngũ, nghệ nhân cây cảnh, có vườn cây hoành tráng cạnh sông Tô (Hà Nội), ra tù vườn cây tan hoang. Ngày ở tù, ông Thịnh ốm nặng được điều trị tại Bệnh viện Bắc Giang. Vợ ông lên thăm thấy chồng bị cùm chân cùng một gã “AIDS”. Ông Thịnh được tha về, vợ không dám gần, cứ thế tình cảm nhạt phai, dẫn đến tan đàn sẻ nghé…
Ông Phạm Mạnh Hùng ra tù thất nghiệp. Mua tờ báo “Mua & Bán” đọc mục “Việc cần người”, thấy có Cty tuyển nhân viên, làm nghề thu nợ. Ông Hùng vội nộp hồ sơ, phỏng vấn, trúng luôn. Đi làm 20 ngày thì công an bắt cả Cty vì đòi nợ trái pháp luật, ông Hùng là nhân viên hạng bét cũng không thoát.
Ông Nguyễn Quý Đoan không cha, không mẹ, nguyên là trẻ rơi, sống ở chùa. Khi bị bắt, ông Đoan đang ở chùa làng Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh). Ra tù, ông Đoan về lại chỗ cũ, người ta không nhập khẩu. Đành nơi này ít hôm, nơi kia ít hôm, nương tựa vào những ông thầy từng dạy dỗ ông Đoan, ông Đoan gọi là “bố”…
Chuyện xin lỗi, bồi thường?

Sau khi vụ án đình chỉ, những người bị oan trên đây nhận được giấy của Viện KSND tỉnh Bắc Giang, do bà Bùi Thị Ngân, Trưởng phòng 2, thừa lệnh Viện trưởng ký, mời họ đến bàn chuyện bồi thường. Họ đến, hý hoáy làm đơn theo hướng dẫn của bà Ngân. Mấy tháng sau lại được mời đến “làm lại đơn”… Rốt cuộc họ phải khởi kiện ra tòa, tốn rất nhiều công sức, mới lấy được số tiền bồi thường ít ỏi.
Ông Đoan đến hôm nay chưa nhận được thông tin về chuyện bồi thường. Ông Đoan kể: “Tôi viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình, gửi đến Viện KSND tỉnh Bắc Giang và Viện KSNDTC rất nhiều lần. Trong đơn, tôi nêu rõ đánh đập ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh. Họ đốt ny-lon nhỏ vào chỗ kín của tôi, hiện vẫn còn chi chít vết sẹo. Riêng ông kiểm sát viên Nam đập một con gián, nhét vào mồm tôi. Không chịu nổi, tôi phải khai bậy cho người này, người kia”.
“Kết quả giải quyết đơn tố cáo của ông sao rồi?”. Nghe PV Tiền Phong hỏi vậy, ông Đoan buồn bã đáp: “Tôi không nhận được văn bản trả lời nào cả”.
Đinh Anh Tuấn




6 comments:

  1. Nghèo khổ không phải là một cái tội, mà là hoàn cảnh đáng thương, nhưng Nguyễn Tất Thành vì cảnh đói khổ bản thân, đã mưu sinh bằng cách bán đứng đất nước cho những kẻ đại gian, đại ác, đã rước Các Mác, Lê Nin, Mao Trạch Đông vào Việt Nam sát hại dân ta; đồng bào miền bắc ta bị Tàu cộng sản tổ chức cho cộng sản sát hại tràn lan để cướp đất, cướp ruộng làm nên xã hội cộng sản, lớp phải bỏ làng quê, mồ mả ông bà, bảy tám trăm ngàn người phải bỏ chạy vào miền nam. Những đồng bào còn lại chúng dìm đến tận cùng của sự đói khổ, sợ hải...còn nói gì đến văn hóa. Đấy là chuyện ngày qua.

    Hôm nay, may thay, đồng bào miền bắc đang có một thế hệ mới của những người trẻ hiểu biết tiền phong, đội bóng NO- U và một số người lớn tuổi đã nhận ra thân phận của mình trong chế độ cộng sản âm u đầy dẫy những áp bức, oan nghiệt.

    Đồng bào, anh chị em đang cố gắng hết sức mình để thoát khỏi thân phận bị cầm tù, đày đọa. Không phải bản thân họ bị cầm tù mà cả đời con, đời cháu của họ cũng bị cộng sản cầm tù!

    Họ đang cố gắng hết sức để ra khỏi nhà tù cộng sản. Đáng mừng thay cho nhận thức đứng đắn và quyết tâm của đồng bào, hãy cố giúp họ, đồng bào Việt Nam khắp thế giới đang cố hết sức để giúp họ.

    Những người như vậy hiện nay,về số lượng tuy chưa nhiều, nhưng ánh bình minh vừa hé báo hiệu ngày mới đang đến. Thế hệ đàn anh sẽ nâng đỡ thế hệ nối tiếp, liên tiếp mở rộng, mở rộng mãi.

    Khi người ta chưa biết, có nói bao nhiêu người ta vẫn không tin. Khi người ta bắt đầu biết, nhìn thấy, đã biết sự thật thì không ai, không thế lực nào có thể cầm tù được ý chí con người.

    Thế giới thay đổi trong từng ngày. Nhu cầu thay đổi của thế giới như dòng thác đổ, ai không thay đổi được, những người ấy, những hảng buôn ấy phải đóng cữa, dẹp tiệm, bị gạt ra bên lề sự sống. Người cộng sản cũng thế, ai đeo bám chế độ cộng sản đều sẽ bị gạt ra ngoài lề xã hội. Mất hết những gì mình có, có thể sẽ mất hơn thế nữa.

    Con người luôn tiến hóa để có cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn, văn minh hơn. Con người không tiến hóa từ loài vượn để đi lên vượn! Cách đặt vấn đề của Darwin năm xưa hoàn toàn không có căn cứ khoa học chút nào!

    Không thể căn cứ hình dáng bên ngoài để kết luận nguyên nhân của sự tiến hóa đến từ đâu. Tiến hóa con người bắt nguồn từ gen, yếu tố di truyền.
    Chỉ Gen của con người mới phát triển thành con người với những chức năng trí tuệ. Với chức năng trí tuệ và nhu cầu phát triển, nhu cầu giáo dục đã giúp nâng sự hiểu biết của con người lên những tầm cao luôn luôn mới; nhu cầu phát triển của con người không bao giờ dừng lại mà nó luôn luôn lớn mạnh.

    Chúng ta tin tưởng ở ngày mai của đồng bào miền bắc. Đã gần thế kỹ chìm đắm trong đau khổ tận cùng. Tất cả cũng chỉ vì chế độ cộng sản, hậu quả mà Nguyễn Tất Thành trên đường mưu sinh bản thân đã để lại cho người Việt Nam, cả nước với rất nhiều thế hệ nạn nhân!

    Đã đến lúc mọi người Việt Nam cùng nhau chấm dứt mọi hậu quả mà Nguyễn Tất Thành, tức người có một tên gọi khác là Hồ Chí Minh... để lại. Việc ấy đang xãy ra trên khắp nước Việt Nam hiện nay.

    Chế độ cộng sản như con đập mỏng manh đang rạn nứt, lỗ mọt, lỗ mội ở quá nhiều chổ, không còn hy vọng gì ngăn được dòng chảy với lượng nước khổng lồ là chín mươi triệu người dân Việt Nam đang ầm ầm xô đập vào cấu trúc bằng đất sét, cốt tre của chế độ cộng sản.

    ReplyDelete
  2. có sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt cho nên mới có những chuyện cười vãi đ a í này! đảng CSVN cuang vunh muôn năm!

    ReplyDelete
  3. Tôi không biết chị Bích quê đâu, nhưng là một người sinh ra và lớn lên tại nông thôn tôi hiểu văn hoá chửi của người Việt.
    Ở làng, thỉnh thoảng bà con chòm xóm lại được nghe tiếng chửi réo rắt, có vần có điệu của người bị mất gà.
    Tổ sư bố con mồm tanh miệng thối,...mày ăn gà nhà bà mày qua sông đắm đò...v.v
    Lúc đó tôi cảm thấy rất khó chịu.
    Bây giờ tự dưng nghĩ lại
    Phải chăng cái văn hoá người Việt ta nó thế, trơ lì, khốn nạn, nên phải chửi như chó mới động đậy cái lòng tự trọng?
    Thế nên hôm nay đọc cái tai tờ "D.M Bộ trưởng" mình cũng thấy tán đồng
    Có nhiều "chí thức" Việt thời XHCN - Đ.m cái từ này - chỉ thích những lời ngọt ngào, phỉnh nịnh và giả dối, thường thấy khó chịu khi ai đó góp ý có phần gay gắt. Các vị đó thường nhỏ nhẹ kêu gọi "lòng tự trọng" tinh thần "tương thân tương ái" mà đoái hoài đến vận mệnh dân tộc, tình đồng loại mà có "văn hoá từ chức".
    Vậy nhưng những lời nhỏ nhẹ của các vị ấy có ai nghe?
    Tôi đã nói rồi, đó là văn hoá người Việt mà
    Hôm nay đọc tin về thuỷ điện xả lũ mà chả chó nào nhận trách nhiệm dù chỉ là một lời xin lỗi
    Tin nhà máy vỡ hồ chứa bùn đỏ làm ô nhiễm cả một vùng biển cũng chả chó nào nó nhận lỗi.
    Nghĩ về vụ khai thác boxit.
    Đọc bài chị Bùi Hằng kể về công an Thuỵ Khuê hành hung dân oan
    Có lẽ mời bà bị mất gà đại diện ra làm bài chăng?
    "Tổ sư bố cái thằng... tướng. Mày ăn gì mà ngu hơn con khuyển nhà bà. Tổ sư cha cái thằng x, y, z mày đàn áp dân oan. Mày không sợ quả báo hay sao...?"
    Không biết có động đậy được chút tự trọng của ai đó không?

    ReplyDelete
  4. Đến lành như BỤT cũng phải chửi chứ đừng nói tới dân.

    ReplyDelete
  5. • Chả biết ai nghĩ ra Chửi. Nhưng nếu Chửi chỉ thuần túy là giác cảm thôi thì cũng chả là cái đếch gì so với khối đứa trâng tráo, vô liêm sỉ trong và ngoài blog này. Họ vẫn tư duy; cứ cố quên đi thì chẳng có gì sất! Thế nên, lại vác cái mõm lợn vô đây dù có phải nghe chửi mà kiếm sống! Thảm.

    ReplyDelete
  6. dlv....lại vác cái mõm lợn vô đây dù có phải nghe chửi mà kiếm sống! ok

    ReplyDelete