Translate

Friday 9 December 2011

Võ dọa bố

Đang ngồi trong buồng, tôi nghe thấy có tiếng rì rầm ngoài phòng khách. Lạ thật, giờ này làm gì có khách nào đến chơi nhỉ? Tôi ngó ra phòng khách, chả thấy ai ngoài bố đang nằm ngủ trưa trên võng, vừa ngủ vừa làu bàu nói gì đó. Đã định quay trở vào, nhưng đúng lúc ấy tôi bỗng nghe thấy bố nói rất rõ: giả rồi.
Chẳng hiểu sao tôi nghĩ ngay cái câu ấy nó liên quan đến tôi. Tôi bèn đứng lại, nhìn vào khuôn mặt bố. Bố đang nói chuyện thật, những tiếng nói trong cơn mơ ngủ không rõ ràng, hệt như người nói ngọng. Nét mặt bố thay đổi liên tục, lông mày nhướng lên, mi mắt hấp háy như cố mở ra. Trong những tiếng nói ú ớ không rõ ràng ấy, tôi lại nghe được câu: đời tôi với bà…
Hóa ra bố đang nói chuyện với mẹ! Bỗng mặt bố nhăn nhúm lại, miệng mếu xệch, rồi từ khóe mắt bố nước mắt ứa ra. Bố đang khóc!
Tôi quay vào buồng, ngồi nhìn trân trân vào màn hình máy tính. Tôi đoán bố nói với mẹ, rằng công an họ đã trả máy tính cho tôi rồi. Tôi đoán bố nghĩ đến chuyện tôi bị bắt, bị đi tù …
Hồi tôi còn bé, bố thường đi công tác biền biệt. Mỗi khi bố về là nhà như có hội. Buổi tối, năm chị em tôi quây quần bên bố, nghe bố kể chuyện gián điệp. Tôi là út ít, thường được ngồi trong lòng bố. Bố nghiêm lắm, cũng đánh con cái khi dạy dỗ. Nhưng bố là người rất chu đáo. Khi tôi đi học về, chỉ cần nhìn mâm cơm là tôi biết ai để phần, chỉ có bố mới để phần tươm tất như thế. Lúc lớn, đi chơi về muộn, bố đã mắc màn sẵn, dắt màn rất cẩn thận, tôi chỉ có việc chui vào ngủ thôi.
Ngày trước, bố được cấp một khẩu súng lục K54. Thỉnh thoảng tôi lại lấy trộm súng ra, thử đóng vai cảnh sát. Cũng nai nịt thắt lưng, lên đạn, chĩa súng vào gương, bóp cò tanh tách, ngắm mình oai thế nào. Một lần sơ sểnh, tôi quên không rút băng đạn ra, thế là xoạch một cái, viên đạn vàng chóe đã nằm trong ổ đạn. Tôi sợ điếng người, không dám nói với bất cứ ai, cứ canh chừng cái khẩu súng để trong tủ, chỉ sợ bố đi công tác lại lôi súng ra lau chùi…Hồi ấy tôi đã học lớp 10 rồi mà còn nghịch thế.
Đến giờ học quân sự, thấy thầy giáo dạy cách tháo đạn, tôi hỏi thầy tháo đạn súng lục có giống súng trường không. Thầy bảo giống, nhưng tôi không yên tâm. Tiết quân sự sau, tôi lén lấy khẩu súng của bố ra, cho vào cặp rồi đem đến lớp thầy nhờ tháo hộ. Thầy hốt hoảng khi nhìn thấy khẩu súng, bảo chưa bao giờ tháo loại súng này. Bọn con trai bu đến xem làm tôi ân hận là mình đã nhờ thầy. Thầy bảo để thầy đem xuống phòng giáo viên thử tháo xem. Lúc thầy đang loay hoay với khẩu súng thì cô hiệu phó đi qua trông thấy, thế là cô hiệu phó tịch thu luôn khẩu súng và báo công an. Sau đó tôi bị gọi lên phòng hiệu phó. Một chú công an trẻ, rất đẹp trai hỏi cung tôi, bắt tôi kê khai tên bạn bè, không tin là tôi không hề chơi với bọn con trai. Trong khi tôi ngồi viết, tôi liếc nhìn chú công an đang tháo đạn ra. Trời đất ơi, nó đơn giản thế mà sao tôi không biết chứ.
Thấy tôi nhìn trộm, chú công an tủm tỉm cười bảo: trước khi học bắn thì phải học cách tháo đạn đã, nữ xạ thủ nhé. Mặc dù đang sợ, tôi vẫn đứng tim trước nụ cười của chú ấy. Sao hồi ấy, tôi yêu các chú công an, các chú bộ đội đến thế.
Rốt cục họ không trả súng cho tôi, bảo về nói bố ra đồn công an nhận lại súng. Tôi đến cơ quan bố, kể lại sự việc với chú trưởng phòng hành chính xong rồi trốn luôn, không dám về nhà nữa.
Tôi đến nhà đứa bạn ngủ. Hôm sau tan học, tôi thấy bố đứng chờ ở cổng trường. Bố không mắng gì, chỉ bảo bố phần cơm rồi, về ăn đi. Thấy tôi đứng im, cúi gầm mặt xuống, bố nhẹ nhàng bảo: Cả đời bố đi làm cách mạng, cũng có khi phạm lỗi nhưng cách mạng cũng không xử bắn bố. Huống hồ là con, con có lỗi thì bố có thể bắn con hay sao mà phải trốn. Thôi về nhà đi, cơm nóng bố ủ trong chăn ấy.
Sau này bố không lần nào nhắc lại chuyện cũ. Tôi lân la hỏi chuyện về khẩu súng thì bố bảo bố đem trả rồi. Thời bình, không cần dùng súng nữa.
Bây giờ tôi không còn là cô gái mười bảy tuổi. Bố cũng đã 89 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời rồi, thế mà tôi đã làm bố khóc trong mơ. Có cái gì đó đau lắm trong tim tôi. Khi gõ những dòng chữ này, nước mắt tôi vẫn nhòe nhoẹt.
Lúc bố thức giấc, tôi thử thăm dò bằng cách bảo bố nói mê loạn xạ. Bố cười buồn, nói bố mơ một giấc mơ đau khổ quá, không muốn kể lại nữa. Sau đó bố bỏ đọc báo, cứ chắp tay trước bụng, ngồi trầm ngâm. Đến bữa bố ăn có lưng bát cơm. Buổi tối bố cũng không xem ti vi, cứ ngồi im lặng trên ghế. Tôi đến bên bố hỏi:
-     Bố sợ con bị bắt à? Thế bố có nghĩ con làm sai điều gì không?
-     Bố không nói con sai, nhưng đối đầu với chính quyền khó lắm con ơi. Họ không bắt con, nhưng họ thiếu gì cách…bố chỉ muốn những năm cuối đời được sống thanh thản, cho đến lúc đi gặp ông bà tổ tiên thôi.
Trái với ý muốn, tôi bắt đầu gắt um lên:
-     Thế ngày xưa, khi bố và bác Tính (*) đi hoạt động cách mạng, nó biết thì nó giết cả nhà. Thế ngày ấy bố và bác Tính có nghĩ đến gia đình không? Bà có ngăn cản bố và bác Tính không? Bây giờ thời bình rồi, có phải kẻ thù đâu mà bố sợ thế. Bố biết con không làm gì sai, thấy họ bắt con trái phép, sao bố không chống gậy đến tận nơi mà hỏi tại sao họ bắt con. Bao nhiêu ý chí ngày xưa của bố đâu hết rồi. Bố bất bình về những gì bố nghe thấy, nhìn thấy ở ngoài xã hội nhưng bố cứ im lặng thì ai biết đấy là đâu, rồi người ta lại nói xã hội luôn có được sự đồng thuận cao. Ít ra yêu cái gì, ghét cái gì thì cũng phải nói chứ. Nếu bố sợ con làm ảnh hưởng đến bố thì để các chị về chăm bố. Bố cứ từ con đi, để con ra ngoài xã hội con tự kiếm sống.
-     Thôi, con nói thế thì bố chịu thua rồi, bố đầu hàng rồi.
Tôi bỏ vào buồng, muốn khóc mà không khóc được. Tôi sẽ phải ân hận suốt đời vì đã dọa bố thế. Làm sao tôi có thể đòi hỏi dũng khí ở một ông già gần 90 tuổi như bố chứ. Không có bố, liệu đời tôi có được như ngày hôm nay không? Cả cuộc đời bố đã lo cho vợ cho con. Bây giờ bố già rồi, không tự lực được nữa thì tôi lại dọa bỏ bố mà đi.
Mặc dù cái cách tôi làm là tàn nhẫn, nhưng nó cũng giống như  một liều thuốc, khiến bố vượt qua được phút yếu đuối của tuổi già. Ngày hôm sau bố còn dậy sớm hơn thường lệ, quét nhà, tưới cây rồi tập thể dục. Bố bảo tôi về Thành Công thay pin đồng hồ cho bố, thái độ vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nhân tiện đi làm thủ tục về hưu, tôi mua một con vịt luộc về, hái lá húng tự trồng trong chậu, pha nước chấm bố ưa thích rồi đứng gỡ thịt cho bố ăn. Hai bố con vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả về đủ thứ chuyện trên đời. Thấy bố khen thịt mềm và ngọt, tôi vui lắm. Hai bố con còn tự thưởng một chai bia về sự “can đảm” của mình.
Cuộc sống trở lại bình thường. Tôi vừa in bài của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu trước quốc hội, truy trách nhiệm của chính phủ về vụ Vinashin cho bố đọc, bố khoái ghê lắm. Nhưng tôi cũng thầm hứa, sẽ cố gắng không tận dụng cái món võ dọa ấy nữa. Thực ra bố luôn ủng hộ tôi đấy chứ, chỉ tại nhè lúc tôi đi vắng, mấy ông công an cứ dùng cái võ to nhỏ tỉ tê thế này thế nọ khiến bố nao núng tý chút thôi. Nhưng cái võ của họ đã không thắng được cái võ của tôi. Đời nào bố nghe họ mà bỏ con gái út ít chấy rận của bố chứ. (Hic! Chấy rận U60 đấy).
(*) Tên anh ruột bố, năm 1946 là bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương …


34 comments:

  1. Không ngờ chúng nói đê tiện như này:
    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/tin-chinh-thuc-ve-viec-chi-bui-thi-minh.html?utm_source=BP_recent

    "mỗi công dân là một người tù dự khuyết" _ Vũ Thư Hiên
    Chị đọc đi và làm cái gì đó cho chị Bùi Hằng.

    Ôi Việt Nam Xạo Hết Chổ Nói (XHCN).

    ReplyDelete
  2. Đời cách mạng ,từ khi tôi đã hiểu ,
    Dấn thân vô là phải chịu tù đầy ,
    Là gươm kề cổ ,súng kề tai.....
    Rất may mắn ,dưới mái trường XHCN chúng ta đã được học ,nhưng chưa trải nghiệm thực tế .Chỉ đau xót là cảnh nồi da nấu thịt mà thôi .Giá mà bị quân thù ,giặc nó bắt,như thời cha ông ta ,thì chúng ta đâu có ân hận gì,đằng này....xót xa lắm các bạn ạ.Chúc các bạn bình an.

    ReplyDelete
  3. "Mặc dù cái cách tôi làm là tàn nhẫn, nhưng nó cũng giống như một liều thuốc, khiến bố vượt qua được phút yếu đuối của tuổi già..."

    Tớ thì nghĩ lòng dũng cảm của những "biểu tình viên" - đặc biệt là các biều tình viên phái nữ - cũng đúng là liều thuốc giúp rất nhiều người vượt qua được sự yếu đuối (dù tuổi chưa già!), trong đó có tớ, Phương Bích ạ!

    ReplyDelete
  4. A,Hale đây rồi ,bữa trước đùa một chút, đừng giận bà già này nha,thấy biệt tăm biệt tích ,lo quá ,giờ thì yên tâm rồi .

    ReplyDelete
  5. Toi chac chan rang ,Co nay tanh tinh giong bo,nhin cach song cua co bay gio ,co the biet dc ,cach song cua ong cu thoi tra tre ,Khg hieu khi co da u100 roi thi co con giong ong co khg.Doc bai viet cua co ve bo ,toi rat vui ,cam dong gan ....khoc,Cam on co ,Chuc co va ong cu luon luon vui manh.Xin loi toi khg biet danh may co dau

    ReplyDelete
  6. Xúc động ngấn nước mắt trước tình cảm của con cho bố và của bố cho con. Lời văn chan chứa yêu thương lẫn nhau. Ông vừa là mẹ vừa là bố của chị vậy.Tôi thấy mình trong đó. Mong ông khỏe.

    ReplyDelete
  7. Tinh than yeu nuoc trong moi gia dinh nguoi Viet van con. Dan toc truong ton, nhan dan moi thuc su la chu nhan muon doi cua Dat Me

    ReplyDelete
  8. Tôi gần đứng tim vì khẩu K54 của cô đấy .
    Hạnh phúc ,đôi khi chỉ là những điều rất giản dị,mà sao khó thế (?)
    (Cô sửa lại một tẹo :GS Nguyễn Minh Thuyết,không phải Bùi)

    ReplyDelete
  9. Không dè PB viết hay thế, cả mấy cái chuyện vào tù nữa. Những gì chân thực bằng vào sống thực, nghĩ thực đều rất đáng quý. PB cứ thực thế mà viết lên thành ra xúc động, mà hay. Cảm ơn PB nhiều. Cho tôi gửi lời kính chúc Cụ sức khỏe.
    Btv: VQL

    ReplyDelete
  10. Đọc xong bài viết của cô, tôi tự hỏi những người tử tế như cô còn ít hay nhiều. Xin cảm ơn cô.

    ReplyDelete
  11. Cảm ơn rất nhiều tất cả các bác đã nhận xét và ủng hộ. Thế mà Phương Bích cứ tự ti, nghĩ bài này riêng tư quá, chả ai hứng thú đọc.

    ReplyDelete
  12. Hay quá chị PB ạ! Đọc bài của chị, tôi đã khóc. Tôi cũng có một người bố như thế.Cụ đã mất Cụ phấn đấu vào Đảng , tin tưởng tuyệt đối vào đảng.Giờ nếu cụ còn sống chắc cụ cũng giống bố của chị. Những gì chân thực , sống thực dù thế nào vẫn chinh phục được người đọc chị ạ ! Chúc chị viết nhiều , hay.

    ReplyDelete
  13. Những kẻ cắn càn10 December 2011 at 16:20

    Nhà cầm quyền đâu có cần người dân biết yêu nước. Họ muốn biến nhân dân thành những lũ nô tì, trung thành đến mù quáng và sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ. Với hình thức lập lờ đánh lận con đen nên chỉ cần người dân phản đối, không bằng lòng với những việc làm vô lý, trái với đạo luật, cửa quyền của chính quyền hoặc đại diện chính quyền từ cấp phường, cấp xã đến cấp nhà nước là họ sẵn sàng quy những người dân này vào tội phản động, chống đối chế độ mặc dù CHẾ ĐỘ và CHÍNH QUYỀN là hai phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau. Tôi không đồng tình với chính quyền không có nghĩa là tôi phản đối chế độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng lên tiếng phản đối dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên tức là phản đối một việc làm cụ thể mà chính quyền đề xuất ra, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của đất nước và đời sống của nhân dân nhưng không có nghĩa là đại tướng chống lại chế độ XHCN.

    ReplyDelete
  14. Cảm động ứa nước mắt trước tình cảm cha con nhà bác PHƯƠNG BÍCH.

    ReplyDelete
  15. Phương Bích viết bài rất có "duyên". Bài nào cũng như một chuyện ngắn, rất nhẹ nhàng và lôi cuốn người đọc.
    Sống thời này nó khổ thế đấy, mất tự do, nghĩa là mất tất cả (vì bác Hồ đã bảo Tự do là quý nhất mà). Mọi công dân VN đều bị CA dòm ngó, cai quản rất chặt. Thật buồn...

    ReplyDelete
  16. Bữa nào uống bia nha.
    "hội con chuột dạo mát hồ Gươm"

    ReplyDelete
  17. Thứ nhất là tu tại gia...
    Mình mà dọa Bố...mình là con hư
    Đối với thiên hạ... vô tư
    Nhưng với cha,mẹ phải từ từ thôi
    Cụ nay hơn tám chục rồi
    Làm sao để cụ thảnh thơi thì làm!
    Còn gần cụ được bao năm?
    Là con gái rượu phải chăm kỹ càng
    Mai sau về cõi Niết Bàn
    Gặp lại cụ cũng đàng hoàng,tư tin
    Không gì hơn được gia đình!
    Đời người ngắn lắm...khuyên mình chữ"ngoan"???

    ReplyDelete
  18. Có rất nhiều người khen lắm rồi..Mình mà bây giờ khen nữa , họ nói mình a dua, và Pro cho tác giả.., nên thôi chỉ muốn nói một câu ngắn gọn..Bạn rất tuyệt vời..hihi

    ReplyDelete
  19. Quả thật khi viết những lòng tâm sự trên, gia chủ cứ ngỡ nó sẽ chìm nghỉm trong dòng thác thông tin thời sự nóng hổi về xã hội, sẽ chẳng ai quan tâm lắm đến chuyện "bếp núc" giữa hai bố con. Thật ngỡ ngàng và vui mừng vì có nhiều nhận xét hơn cả các bài khác.
    Bác T.V.L hay là bác O o???? Đúng thế, đời người ngắn lắm. Đến lúc hối hận, muốn được chăm sóc bố mà chẳng được. Bởi thế PB phải về hưu sớm 4 năm, sợ đến lúc về hưu rồi thì bố đã 93 tuổi, ai biết được trong 4 năm đó chuyện gì sẽ xảy ra. Bác yên tâm, PB sẽ cố không "dọa" bố nữa.

    ReplyDelete
  20. Phương Bích nói... " Phương Bích cứ tự ti, nghĩ bài này riêng tư quá..." .
    Thưa chị: Nó đúng là " riêng tư" nhưng lại quen thuộccho từng nhà từ hơn nuả thế kỷ nay . Nó đã trở thành phổ biến và thành câu chuyện chung mà nhiều thế hệ truởng thành đang cần biết...Nhất là sự chuyễn biến thần kỳ trong tâm tư cuả bố chị là điều mới lạ và đầy sử tính mà một hồi ký mới nói lên hết sự phong phú cuả nó ...

    ReplyDelete
  21. Chị thật hạnh phúc khi có một người cha đáng kính như thế, yêu thương con hết lòng.
    Có lẽ ở tuổi cụ người ta mong được sống thanh bình, nhẹ nhàng, êm ái. Ở tuổi đó họ rất sợ phải nhìn nhận lại những việc làm mà họ cho là đúng nhất là những chuyện như đi làm cách mạng.
    Tôi có một bác họ, hồi xưa cũng làm to lắm, thời khởi nghĩa làm du kích, saulàm bí thư huyện, rồi chức gì đó to lắm ở tỉnh, rồi làm thứ trưởng. Về hưu, có anh con trai thì vợ chồng bỏ nhau, còn mấy chị con gái lấy chồng bình thường, đời sống rất vất vả. Anh con trai vợ chồng bỏ nhau, con anh ấy đang học đến lớp 12 mà học rất giỏi, tự dưng sinh bệnh chết. Đột nhiên bác ấy trở nên mê tín vô cùng (trước đây bác ấy vô thần cũng khủng khiếp luôn), giờ mở miệng ra là thần, thánh, v.v.
    Cô tôi nói có lẽ hồi đi làm cách mạng ông ấy giết nhiều người quá, mà có lẽ giết cả người tốt nên bị oán, sự thực chả biết ra sao, chỉ biết rằng trước khi cháu bác ấy chết, có lần tôi đã chứng kiến cuộc cãi nhau kịch liệt giữa bác và một người mà người đó nói là hồi xưa các ông đi làm cách mạng là vô nghĩa, vì kết cục xã hội mà cách mạng các ông đem lại lại quay về giống hệt thời trước khi các ông đạp đổ nó.

    ReplyDelete
  22. Hic, bạn Yến Phương ui. Hai anh em cụ nhà tôi đều làm công tác đảng, không phải đánh nhau nên cũng chưa bắn phát súng nào, chưa giết 1 ai. Sau này cụ lại làm bên ngành giao thông, xây dựng cầu cống đường xá. Cụ bảo ngày xưa thấy Nhật ác với dân mình quá,lôi thôi là chém liền chứ ko bỏ tù gì hết, thế là đi theo Việt Minh chứ hồi đó gia đình cụ tôi cũng thuộc diện có của ăn của để đấy chứ.

    ReplyDelete
  23. Co PB viet hay qua, cam dong qua khong giong nhu may ten mom chui cha, chui me, chui chu ,bac ho hang, tu ca anh em ruot thit cua minh, duoi vo con ra duong nhung van len mang noi reu rao la nguoi biet tinh yeu nuoc thuong dong bao, nhung ke ay nen hoc chi PB 1 phan thoi la dc roi.

    ReplyDelete
  24. chi oi! chi that tu te, Cau chuc cho cha con chi luon binh an va manh khoe?

    ReplyDelete
  25. Xin lỗi vì mình nhầm phản hồi không phải đến bạn Yến Phương mà là bạn Nặc danh.

    Còn mình không hiểu bạn Yến Phương đang nói với ai, về cái gì? Hình như câu chuyện của bạn chẳng ăn nhập gì với chủ đề của mình. Xin lỗi bạn nhé! Nhà của mình chỉ là nơi để chia sẻ những đồng cảm thôi, không tranh luận. Vì vậy bạn thông cảm nhé.

    ReplyDelete
  26. Đọc nhận xét của Mõ Làng Chờ và Lê Dân Việt tôi thấy đúng quá.
    Tôi nghiệm thấy những người đi làm cách mạng ngày xưa ít người sung sướng, gia đình hoà thuận cả. Người thì có 2 con trai, 2 gái thì 1 con trai nghiện hút, 1 không khôn, như gia đình ông bác mà Mõ Làng Chờ nói cũng vậy, còn lại người thì không bị thế này lại bị thế kia, con cháu sau này cũng chả ra gì, và nhiều người tôi gặp khác nữa cũng vậy, không biết như vậy có phải bị quả báo hay không. Bây giờ lại nhìn thấy cảnh bọn công an đánh đập, giết hại nhân dân, cứ nghĩ sao chúng không sợ quả báo nhỉ?
    Có thể có kẻ cho tôi là hồ đồ, nhưng thực ra tôi suy nghĩ về vấn đề này hàng chục năm rồi nhưng chưa thấy được cái tốt, cái đẹp của chế độ XHCN ở đâu cả, chỉ thấy dân chủ, nhân quyền còn tồi tệ hơn cả thời Pháp.
    Thời xưa người cộng sản ở tù còn có thể mang thư giấu vào bánh, ném từ bên ngoài vào nhà tù, còn bây giờ, đến cái bánh người nhà gửi vào cho thân nhân cũng bị bẻ vụn.
    Người ta nói khi kẻ cướp trở thành vua bao giờ chúng cũng tàn ác hơn, lọc lõi hơn, có phải thế?
    Mỗi khi nghe tin một ai đó bị bắt đi tù vì 'phản động', 'tuyên truyền chống NN XHCN' là tôi lại đắng lòng, mất ngủ hàng mấy đêm, không hiểu sao, chỉ thấy càng căm ghét những kẻ bạo tàn. Không biết tôi có bị dở hơi không.

    ReplyDelete
  27. Chị P.B kính mến!
    Thật sự , bây giờ em mới đọc hết bài viết của chị...Em đọc đi, đọc lại vài lần...Em cũng thật sự xúc động ..Trước tấm chân tình yêu thương..Của Cha già đối với người con Gái như chị..., khi còn nhỏ , có thể mình không hiểu được , tấm lòng hy sinh và yêu thương cao cả của Cha Mẹ..., Nhưng khi có Gia Đình , và có những đứa con thân yêu của mình ra đời ..., mình mới hiểu được .., Tình Yêu thương Bố Mẹ dành cho mình như thế nào..., Với cái tuổi của chị, mà còn được Bố Thân Yêu, em thấy chị Diễm Phúc...Em đang " Ghen" với chị đó..., Bởi vì bây giờ em có muốn cũng không thể..., Người Già họ sống cô đơn lắm chị ạ..nhất là bây Giờ Cụ Ông không còn Cụ Bà..., nên Cụ rất cần chị ( Em chỉ Góp Ý ..Chứ Chị thì hiểu hơn em nhiều rồi ) .., , nên dù chị có đi đâu, làm gì...Chị cũng cần sắp xếp thời gian .., gần bên Cụ Mỗi ngày..., để Cụ vui và cảm thấy Ấm lòng trong những ngày cuối cùng...Chúc Chị Và Bác nhiều An Lành và nhiều may mắn ....Xin Cảm Ơn Chị Và về Bài Viết rất nhiều..
    Hoa Dã Quỳ

    ReplyDelete
  28. Ấy, bạn Hoa Dã Quỳ ơi, mẹ tôi vẫn còn. Chỉ có điều 2 cụ không hợp tính nhau nên sống riêng. Vì bạn không đọc những bài trước nên không rõ đấy. Hic! Đến giờ tôi vẫn còn đang giận cụ bà về vụ cư xử tệ với Bùi Hằng.

    ReplyDelete
  29. Chị Bích còn có người thân chia sẽ. Tôi cô đơn vò võ đây này.

    ReplyDelete
  30. đọc bài của chị PB xong cảm động quá, Bố chị thật là có phước khi được một cô Gái Rượu như chị, Không biết ai đó khi đọc bài của chị viết có nghĩ cho cha mình giàrồi mà phải cô đơn tự lo cho mình từng bữa ăn,còn mẹ già phải lo cơm nước giặt giũ cho mình khi mình đã trưởng thành,có suy nghĩ ra được điều gì không nhỉ?

    ReplyDelete
  31. Điều cãm động nhất ,chua xót nhất , theo mình nghĩ, là chỗ này :

    Tuỡng hy sinh tuổi trẻ mang đến cho con cháu một trời hồng ...đâu ngờ lại hoá thành trời mưa để nay con phải đội mưa... Và con đang ra sức vui vẽ làm lại...
    Cái cay đắng là mà bố và cã thế hệ cuả bố nay mới ngộ ra là chỗ đó...

    ReplyDelete
  32. Nói chuyện theo kiểu Ma ma , phật phật ..Bố ai mà hiểu được...Sao kg nói huỵch tẹt ra cho dễ hiểu

    ReplyDelete
  33. Cố gắng lên...càng chửi , càng Tàn Ác bao nhiêu,,,càng làm nhục người khác bao nhiêu,,,nhất định thắng lợt

    ReplyDelete
  34. Đàn ông Dân Làm Báo anh hùng lắm mà...Nhất là khi bênh vực cho Phụ Nữ, thì chửi Phụ nữ kia ..Nhục đến nỗi ...họ có thể uống thuốc tự tử chết đêm qua rồi...Đó chắc là Đạo đức của một con Người ?????? Nếu như đêm qua họ chết...Chắc giờ vui mừng lắm..., vì ta là một Men rất anh hùng..vì ta mà một con CAM chó điên chết...Đáng đời...nó và cho con nó...vì con nó lớn lắm...đứa nhò nhất 12t rồi đó bạn ạ

    ReplyDelete