Tôi đọc bài này và nhớ đến bố con Người Buôn Gió. Không ngờ bên trong vẻ phong trần của người đàn ông này lại là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng nhân ái đến thế.
Con ong lượn mấy hôm trong nhà. Tí Hớn dõi mắt theo con ong đang bay, mặt bợt ra vì sợ. Mỗi lần ong lượn sát xuống gần là Tí Hớn nháo nhào tìm chỗ nấp, Tí Hớn nhảy bổ vào lòng bà rồi nhào ra sau lưng bố, miệng lắp bắp:
Ong đấy, sợ lắm, đốt đấy, sợ lắm.
Ong lượn mấy hôm thì tìm được chỗ ưng ý làm tổ, ngay mép cửa sổ, nơi Tí Hớn hay đứng dòm xuống đường. Thì ra đó là một con ong mẹ đang làm tổ để đẻ. Ong rất chăm và nhanh. Mấy hôm đã được cái tổ xinh xinh bằng ngón tay cái người lớn. Cái tổ có 12 ngăn, trong mỗi ngăn có mẩu trắng bằng đầu que tăm, không biết có phải là trứng không. Hàng ngày buổi sớm ong bay đi, đến chiều lại bay về. Nhưng ong không bay đi cả buổi mất hút, mà nó bay đi một chốc lại tha cái gì về loay hoay bên tổ.
Tí Hớn nhìn ong có vẻ khiếp, nhưng mấy hôm không thấy ong làm gì mình. Tí Hớn mon men đến gần ngước mắt nhìn ong quát.
- Ong, ong!
Con ong giật mình thì phải, nó rời cái tổ bay một vòng. Tí Hớn ba chân bốn cẳng bổ nhào tìm chỗ nấp, miệng la:
- Ong cắn, ong cắn rồi.
Mẹ Tí Hớn bảo bố Tí Hớn:
- Mình dứt cái tổ ong đi, có ngày nó đốt con đấy.
Bố Tí Hớn ậm ừ rồi lặng thinh. Mẹ Tí Hớn thấy mấy hôm cái tổ ong còn nguyên, gắt. Bố Tí Hớn nói:
- Ong nó đang nuôi con, dứt đi tội lắm.
- Để nó đốt con mình thì sao anh...
Bố Tí Hớn chẳng nói gì, ôm Tí Hớn vào lòng nói với con:
- Ong đấy, ong mẹ đang nuôi ong bé đấy Tí Hớn ạ.
Trời mưa, sấm sét ầm ĩ, bố Tí Hớn không thấy ong mẹ về. Bố mở toang cửa sổ nói để cho mát, bố nói thích hơi nước mưa phả vào nhà. Mọi người nghĩ bố lẩn thẩn. Bố ôm Tí Hớn ngồi trông mép cửa sổ. Mưa càng ngày càng ào ạt như thác đổ, sấm nổ rền khiến Tí Hớn rúc đầu vào ngực bố khép nép. Lát sau Tí Hớn ngủ ngon lành trong lòng bố.
Bố Tí Hớn ngồi ôm con trong lòng, ngóng cửa sổ đợi ong mẹ về. Cơn mưa đã tạnh từ lâu. Bố gượng nhẹ tìm thế đứng dậy tay vẫn ôm con. Bố bế Tí Hớn sang phòng ngủ rồi quay lại, pha chè, châm thuốc hút. Ánh lửa lập loè soi thấp thoáng khuôn mặt đầy lo âu, trắc ẩn. Bố nhìn đăm đăm về mép cửa sổ, nhìn vào cái tổ ong có những con ong non như con sâu đang nằm thiêm thiếp ngủ. Nếu ong mẹ không về thì chúng ra sao, nghĩ đến đó bố Tí Hớn rùng mình.
Bố Tí Hớn không phải là người lẩn thẩn mà tại vì bố đang nghĩ đến những cuộc đi, những con người đi mãi không về. Những con người có con nhỏ, có mẹ già, có vợ dại hay cả những con người chưa có gia đình, chưa một lần yêu. Bố thấy trong đêm mưa này, ngoài cửa sổ đằng kia là những ngọn đồi đất, trên ngọn đồi đó có những nấm mộ của những người sinh ra lớn lên dưới xuôi, họ lớn lên vào đời. Và giông tố cuộc đời đưa họ rời quê hương. Họ sống một cuộc đời cực khổ, tranh giành, đâm chém nhau vì một miếng thịt bằng hai ngón tay, một chỗ nằm gần cửa sổ, ốm đau, bệnh tật. Đủ thứ có ở đây đang dồn lại đưa con người ấy ra đi vĩnh viễn khỏi thế gian. Xác họ vùi trên đồi cằn trong chiếc quan tài bằng thứ gỗ tồi tệ, chẳng được bào cho nhẵn nhụi, cong vênh. Những ngọn đồi mãi nhấp nhô như nước mắt bà mẹ khóc con chảy trên đôi gò má nhăn nheo.
Sáng sau ong vẫn chưa về, bố tần ngần đứng nhìn tổ ong, Tí Hớn đã dậy đến bên bố. Nhìn theo bố một lúc, Tí Hớn hỏi bố:
- Bố! Bố, ong đâu?
Bố Tí Hớn đặt tay lên đầu con xoa nhẹ, bố nói với Tí Hớn mà như nói với mình:
- Ong chưa về con ạ, ong mẹ không về thì ong con sẽ bị đói đấy, không được ti mẹ, ong con đói.
Tí Hớn làm bộ khóc nhè, trễ miệng kêu:
- Ong con đói, ong con khóc è è!
Đến chiều tối ong mẹ không về, bố Tí Hớn đã biết điều gì xảy ra. Cơn bão hôm qua đã giết chết ong mẹ. Chỉ có cái chết mới khiến ong mẹ không về được tổ với ong con. Bố Tí Hớn thôi không nhìn tổ ong nữa, bố ôm Tí Hớn vào lòng ru, tiếng ru của bố nghèn nghẹn như người đang ốm:
- À ơi, con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con...
Tí Hớn ngái ngủ, khi cơn ngủ sắp tới, Tí Hớn còn lải nhải theo bố câu cuối
- Au òng ò on, au òng ò on.
Ngày 06.12.2007, 10:09 (GMT+7)
Bùi Minh Huấn
------------------------------
Bùi Minh Huấn là tên thật của Tí Hớn, bài viết này viết lúc Tí Hớn 3 tuổi đăng trên báo SGTT. Giờ Tí Hớn đã biết mở máy tính đánh tìm kiếm Nguoibuongio để đọc những bài bố viết.
Hôm qua gọi điện cho Tí Hớn nói.
- bác Hằng bị bắt đi tù rồi con ạ.
Tí Hớn.
- Sao lại bắt bác ý, bác ý có làm gì đâu, bác ý chỉ biểu tình nói Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam thôi mà lại bắt bác ý.
Trả lời con.
- Bố cũng không biết nữa con à, con học ngoan, nhiều điểm 10 nhé, bố yêu con lắm.
Tí Hớn.
- Con được nhiều điểm 10 lắm, bố đừng đi biểu tình nhé, lại bị bắt như bác Hằng đấy. Con yêu bố.
- Bố yêu con, con ở nhà ngoan, nghe lời mẹ nhé, rồi bố về mua xe đạp cho con.
- Sang năm con tự đạp xe đến trường,không cần mẹ đưa nữa, các anh chị lớp 3 đến trường đi xe đạp đấy
- Ừ thôi con ngủ đi, bố chào con nhé.
Nguồn: http://sgtt.vn/Nguyet-san/Chi-tiet/86202/Con-ong-thang-be-va-con-mua.html
Những câu chuyện của bố con LÁI GIÓ lúc nào cũng thấm đẫm tình người và đầy tình NHÂN VĂN .......Hy vọng sau này TÍ HỚN lớn lên thì môi trường sống của các con đã được Thanh lọc XANH SACH ĐẸP ......
ReplyDeleteLê Dũng nói : "Con gái của Bố sẽ thành người tử tế".
ReplyDeleteMình tin cả con Lái Gió và Lê Dũng sẽ thành người tử tế
Em đang buồn vì sự thờ ơ, vô cảm không chỉ ở ngoài xã hội mà ở chính ngay trong gia đình mình. Cảm ơn tấm lòng của 2 bác. Em thật mừng khi đón nhận những tiếng nói đồng cảm vô cùng ít ỏi trong hàng vạn hàng triệu con người.
ReplyDeleteMình buồn ta cũng chả vui
ReplyDeleteQua...thức khuya quá nay vùi ngủ trưa
Ước gì trở lại ngày xưa
Mình chưa là vợ ta chưa là chồng
Cùng là"bộ đội phòng không"
"Cùng trong một tiếng tơ đồng"vui sao???
Ồ, xin chào bác Ỡm ờ. Lâu lâu được tranh luận, không được "ỡm ờ" cũng thấy khí buồn. Bác vẫn khỏe đấy chứ? Không đối thơ với bác được sao mà chán thế. Bác có bài thơ nào hay cho tui đọc với. Ngày trước tui hay sưu tầm những bài thơ ngắn,ví dụ như:
ReplyDeleteBuồn đau là biển cả
Vui sướng là ngọc châu
Khi lặn xuống mò ngọc châu dưới biển
E giữa vời - Tan nát - Biết đâu!
Mong bác năng ghé chơi nhà. Cứ gì phải là "gì" hả bác? Đem lại cho nhau những niềm vui nho nhỏ, dù là trên không gian ảo này cũng là đang quý phải không bác?
Chúc bác sức khỏe và bằng an.
Chiều nay ngồi uống cà phê...
ReplyDeleteHồ Con Rùa... bỗng nhớ về Hồ Gươm
Nhớ khuôn mặt"ấy" dễ thương
Hồn hậu giản dị,quật cường hiên ngang...
Thế là lòng lại xốn xang
Vơ vẩn chẳng biết là đang nghĩ...gì...
Giật mình...bạn mắng"đồ si"
"Người ta thì thế...ông thì...thôi đi!"
Thầy vỡ lòng ơi, gì mà quật cường? Gì mà hiên ngang chứ?
ReplyDeleteCó một cháu nào đó nhận xét rất thật: cháu chả thấy cô Phương Bích dũng cảm lắm. Chuyện bình thường ấy mà.
Đúng vậy, sao những chuyện bình thường như thế mà lại cứ khen ngợi làm vậy. Tui không sợ mình bị ru ngủ,chỉ thấy buồn thôi.
Hic! Hổng dễ thương đâu. Tui được mệnh danh là ớt. Nghĩa là rất đanh đá và ghê gớm.
Xin hỏi bác có biết Đoàn Thị Lam Luyến không vậy? Nếu biết thì hay quá.
Uí giời ui!tui quá rành Đ.T.L.L ấy chứ !nhưng còn một nữ sỹ nữa cũng bạo dạn và đằm thắm đến dung dị với đời thường là Phạm Thị Hoài!P.B tìm mà đọc nhé!Cá nhân tui thì tui thích Xuân Quỳnh và Phan Thị Thanh Nhàn hơn, lý do vì sao thì chịu chẳng biết nữa...mấy bữa nữa nhân ngày giỗ mối tình đầu thời học trò tui sẽ gửi cho đằng ấy một bài thơ tui viết từ năm 1972 khi người ấy mất tại Khâm Thiên ngày 27/12/1972.Dưới đây là 4 câu thơ cuối:
ReplyDeleteBé yêu H.N bởi Tò he,
Bởi bánh su sê,sấu và me...
Nay càng yêu hơn vì một lẽ:
Có máu người yêu thấm phố hè!
Cảm ơn bác Thầy vỡ lòng. Vậy hẳn bác hơn tuổi Phương Bích. Xin phép được xưng em với bác nhé.
ReplyDeleteCó thể hiểu bác cũng là nhà thơ?
Thú thực em không hay đọc thơ lắm. Thích văn học hơn. Nhưng nếu sưu tầm được câu thơ nào hay cũng vẫn ghi chép lại. Bác có nhớ câu thơ này của ai không?
Mai chị về em gửi gì không?
Mai chị về nhớ em má hồng.
Đường đi không gió sao lòng lạnh
Bụi vượt ngang đầu mong nhớ mong...
Email của em là phuongbich06@gmail.com
Bác gửi vào hộp thư của em nhé.
Mà em cũng thích thơ Xuân Quỳnh bác ạ. Ước gì cuộc sống bình yên, em có thời gian để mà đọc thơ với bác.
Xin khất P.B một tuần nha!Sớm mai tui phải đi công chuyện xa Sài Gòn khoảng 5,6 ngày chắc thứ hai tới 19/12 mới về.mong P.B thông cảm!bye bye see you again!
ReplyDeleteVâng chào bác. Hẹn gặp lại bác Thầy vỡ lòng!
ReplyDelete