Câu chuyện thứ nhất
Người Việt mấy ai không biết cái câu “đau đẻ chờ sáng giăng”?
Hồi ở phòng tôi có đứa nghỉ đẻ, nhờ tôi làm cái đơn, rồi đem xuống văn phòng “xin phép” hộ nó. Tôi ngồi nghĩ mãi, chả biết vào đề thế nào, gửi ai? Thôi thì đường ở “mồm” mình, tôi bèn xuống gặp ông phó chánh văn phòng để hỏi cách thức. Ai dè ông ấy chu chéo lên bảo: ai bảo làm đơn?
Nhưng đúng là từ trước, tôi vẫn nghe thấy mấy đứa con gái đã từng nghỉ đẻ, bảo phải làm đơn trước khi nghỉ đẻ mà lị. Ông phó chánh là người khá cổ hủ, dính vào mấy cái thứ vặt vãnh này là ông ấy cứ dãy nảy lên. Ông ấy bảo, đã xin thì có thể cho hoặc không cho. Nếu vậy, không đồng ý thì nghĩa là không được đẻ à? Trước đây làm đơn xin ai thì anh không biết, nhưng anh là anh không có ký cọt cái gì sất.
Hơ hơ! Đúng thế thật, nghe có lý quá. Thế mà từ xưa tới nay, chả hiểu ai lại nghĩ ra được cái thủ tục oái oăm đến thế cơ chứ?
Đến cuối tháng, tôi đem bảng chấm công xuống phòng tài chính. Như thường lệ, cô thủ quỹ hỏi:
- Thế đơn nghỉ đẻ của chị ấy đâu ạ?
Tôi bèn thuật lại câu chuyện trên. Nhưng cô ấy vẫn cứ là băn khoăn lắm. Thế ra Bảo hiểm, người ta hỏi thì biết làm thế nào?
Thế chẳng lẽ đây là lần đầu tiên, có người nghỉ đẻ ở Việt Nam chắc? Tôi bảo tôi không biết! Nếu cô ấy muốn, thì đi mà hỏi văn phòng – là nơi từ xưa đến nay, tất tật các kiểu nghỉ phép, nghỉ không lương, nghỉ ma chay, cưới hỏi…đều phải qua đó. Nhưng rồi tôi cũng bảo: thì trong bảng chấm công đã có chấm là nghỉ đẻ rồi, đằng nào chả phải làm chế độ cho nó. Khi nào làm chế độ, khắc có giấy chứng sinh, rồi khai sinh vân vân…Nếu bên bảo hiểm họ vặn vẹo hẵng hay. Mà họ có hỏi thì cứ xin họ hướng dẫn cách làm đơn, có thế thôi.
Mọi chuyện ổn cả. Nghĩa là chẳng cần phải làm đơn xin xỏ. Đến ngày đến tháng, đứa bé khắc chui ra mà chả cần ai cho phép. Và thế là từ đấy, chị em ở cơ quan tôi chẳng ai phải làm đơn xin nghỉ đẻ nữa. Lẽ ra tôi phải bắt chúng nó khao tôi một chầu mới đúng.
Câu chuyện thứ hai
Tôi đang đi trên đường thì gặp đèn đỏ. Thì đương nhiên là tất cả mọi người đứng chờ. Thời gian là vàng bạc. Ai nấy đều chăm chắm nhìn vào cái cột đèn báo hiệu, để sẵn sàng vọt lẹ. Ấy thế mà đèn xanh bật lên rồi, những người đứng phía trước chẳng hiểu tại sao cứ đứng chôn chân tại chỗ. Tôi đứng đằng sau, sốt ruột hét tướng lên:
- Đi đi chứ, làm sao thế?
Vẫn chả ai động đậy gì, bên kia đường xe cộ đang ào ào lao sang. Tôi cáu thực sự, rồi bỗng nhất loạt mọi người rồ ga phóng lên. Hóa ra có một chú công an đứng lơ ngơ ngay ở giữa, bên làn đường của tôi. Chú ấy còn ngoái lại nhìn mọi người đang đứng im phăng phắc, mà chả ra hiệu gì cả. Sau rồi chắc chú ấy cũng đoán được nên lùi lại về phía vỉa hè, thế là mấy vị đi đầu mới dám tiến lên. Tôi lầm bầm chửi rủa suốt dọc đường, làm sao mà khốn khổ thế kia chứ, đèn xanh rồi mà không dám đi. Mà mắc mớ gì cái chú công an kia lại đứng giữa đường (không phải giữa ngã tư nhé), khiến bà con ta hãi thế. Thế mới biết cái nỗi sợ của người ta nó lớn đến mức nào. Lẽ ra chú chỉ cần ngoắc cái tay một cái là bà con ta hiểu ý ngay. Nhưng dù sao thì chú đứng giữa đường thế cũng nguy hiểm lắm. Có bữa tôi thấy có một chú cong hết cả người, để tránh một vị phóng xe qua sát sàn sạt.
Thế cũng có nghĩa là chỉ cần thấy bóng các chú công an, những người nào manh nha có ý đồ vi phạm giao thông chắc cũng sẽ thôi ngay thôi. Nắm bắt được tâm lý đó, một số chú bây giờ không đứng hiên ngang giữa đường nữa, mà chuyển sang đứng cách ngã tư khoảng mươi mét, chỗ rẽ tay phải khi có đèn đỏ. Khối kẻ thiếu ý thức dính bẫy. Phải có biển “Đèn đỏ được phép rẽ phải” thì mới rẽ nhá, không là được chú công an hỏi thăm ngay đấy.
Câu chuyện thứ ba
Tôi không rõ ở nước ta, có bao nhiêu người biết về điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ?
Lại nói về chuyện tôi bị công an bắt đưa vào Hỏa Lò, một ông cùng tổ dân phố tỏ vẻ rất thông cảm:
- Chú cũng đã bảo với mọi người rồi, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.
Tôi ngạc nhiên nhìn ông ấy, hỏi gặng:
- Dại thế nào hả chú?
- Thì đấy! Nhà nước không cho mình đi biểu tình mà mình vẫn cứ đi, thế là dại chứ còn gì.
A! Vậy là họ cũng biết tôi bị bắt là vì đi biểu tình! Chứ lại bảo tôi bị bắt vì gây rối trật tự công cộng, như cái lệnh bắt giữ tôi nó ghi vậy thì đúng là chả ai tin.
Bình thường trong cuộc sống, mấy ai đi tìm hiểu mình có quyền này quyền nọ hay không đâu. Chỉ khi nào thực sự vướng vào vụ này việc nọ, người ta mới đi tìm thầy tìm thợ để hỏi han. Ví như tôi, hiểu rằng mình có quyền đấy, nhưng giải thích bằng những lập luận chặt chẽ, như bác giáo sư Hoàng Xuân Phú viết trong bài “Quyền biểu tình của công dân” thì chịu. Chắc bác Phú bác ấy giải thích luật theo logic của toán học, cho nên nó cực kỳ rõ ràng và dễ hiểu. Một kẻ trình độ lèng tèng như tôi, đọc vào cứ là thấy sáng rỡ như ban ngày. Và nói thực là khi ở trong trụ sở công an quận Hoàn Kiếm, tôi cũng đã tận dụng ngay cái món võ ấy để thực hành trong cuộc đấu lý với mấy tay điều tra viên. Tôi không biết họ biết rõ dân có cái quyền đó? Hay họ sợ cái oai là viện sĩ hai viện hàn lâm của bác Hoàng Xuân Phú, mà tôi hãnh diện trương ra? Hay vì ngán phải nghe tôi nói về nguyên nhân việc tôi đi “gây rối” - vì tôi hay tranh thủ tố thêm chuyện xã hội lắm? Nên những cuộc làm việc giữa tôi với các điều tra viên thường là kết thúc nhanh chóng, chỉ khoảng nửa tiếng là cùng. Phần lớn thời gian của tôi trong trụ sở công an quận Hoàn Kiếm là chờ đợi.
Năm 1994, tôi có thời gian làm công tác giải phóng mặt bằng ở một Ban quản lý dự án về xây dựng đường xá. Hồi đấy công việc này khá mới mẻ, nên người ta cứ vừa làm vừa lần mò, vừa hoàn thiện dần. Trong quá trình làm, cứ nghe mọi người nói căn cứ vào cái 203 của Hội đồng bộ trưởng mà chả hiểu đó là cái gì. Sau mới biết đó là nghị định về hành lang bảo vệ đường bộ của Hội đồng bộ trưởng – tức là Chính phủ bây giờ - ban hành từ năm 1982. Theo nghị định đó, thì trong phạm vi 20 mét từ chân taluy đường quốc lộ, không được xây xướng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc gì sất. Với cầu cống thì hành lang đó tối thiểu là 30 mét.
Tôi thắc mắc với sếp tôi, tại sao nghị định ban hành từ mười mấy năm trước, mà người ta vẫn xây nhà cửa, công sở sát lề đường thế ạ? Và tại sao bây giờ vẫn phải tuyên truyền, thông báo về cái nghị định đã ban hành từ cái đời tám hoánh nào, đến các địa phương nằm trong khu vực Dự án thế ạ?
Hóa ra suốt bao nhiêu năm, chả ai phổ biến cái nghị định ấy xuống đến từng địa phương cả. Hoặc có phổ biến nhưng chẳng ai thi hành. Thế nên không cứ người dân, mà cả trụ sở cơ quan cũng cứ vô tư bám sát các con đường huyết mạch hay không huyết mạch, để mà làm ăn, mà sinh sống. Chính quyền cũng cứ vô tư giải quyết thủ tục cấp đất đai cho dân. Đến bây giờ thì Dự án è cổ ra lấy tiền ngân sách mà đền bù đất đai, nhà cửa ruộng vườn… Tôi tham gia đoàn kiểm kê, đếm từ cây chanh bé tẹo đến bụi chuối mới trồng, tất cả đều là tiền cả đấy. Ôi trời, chuyện về “giải phóng mặt bằng” thì phải viết thành truyện mới kể hết được.
Dần dần tôi mới võ vẽ đôi điều, về cái quy trình đi của các loại văn bản giấy tờ, từ cao nhất là Luật, cho đến nghị định, thông tư, quyết định này nọ. Nhưng cái chính là làm sao người dân biết được những cái luật này, nghị định kia chứ.
Tỷ dụ như ngày trước, khi có luật giao thông, người ta phải tổ chức phổ biến đến tận từng cơ quan, trường học v.v…
Nói xa nói gần, lại nói về cái quyền biểu tình, không phổ biến rộng rãi thì dân làm sao mà biết được? Tôi dám chắc ngay tại thời điểm này, rất nhiều công chức, hay viên chức đang làm trong các cơ quan nhà nước, cũng chẳng biết Hiến pháp Việt Nam đã cho mình cái quyền biểu tình hẳn hoi. Vậy thì ông chú cùng tổ dân phố với tôi, về hưu hai chục năm có lẻ, không biết được ông ý cũng có quyền biểu tình như tôi cũng phải thôi.
Hôm chủ nhật vừa rồi, ngồi uống nước ở Thủy Tạ, có cả mấy anh công an quận Hoàn Kiếm và công an thành phố ngồi cùng. Tôi tranh thủ hỏi anh công an quận Hoàn Kiếm tên người ký quyết định tạm giữ tôi ngày 21/8 vừa qua, và rằng tôi có được quyền giữ 1 bản quyết định đó không. Sau khi giải thích qua loa chẳng mà cho tôi biết thêm thông tin gì, anh công an ở quận bảo tôi:
- Chị Bích ạ, chị cũng nên thông cảm cho chúng tôi…
Qua 10 cuộc biểu tình, tôi chưa quen mặt anh ấy. Anh ấy nói năng cũng nhẹ nhàng, không hùng hổ, hống hách như mấy anh đi dẹp người biểu tình chúng tôi. Tôi cười lắc đầu:
- Các anh còng tay tôi, giam tôi vào Hỏa Lò như tội phạm rồi nói tôi thông cảm thì nói thực là khó quá. Tôi biết các anh phải làm nhiệm vụ, nhưng làm nhiệm vụ cũng có nhiều cách…
Anh ấy lảng ngay sang chuyện khác, hoặc câu chuyên liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại. Mỗi khi cuộc nói chuyện có xu hướng đi vào tranh luận như việc tại sao ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, tại sao lại hốt hoảng khi thấy người dân giăng lá cờ Tổ quốc ra là anh ấy né tránh ngay, chỉ cười miễn cưỡng rồi nói sang chuyện khác.
Chả là tôi bị thất lạc mất lá cờ từ cuộc biểu tình ngày 14/8. Thế mà có người nhớ, chủ nhật vừa rồi đem ra Bờ Hồ trả lại cho tôi. Tôi và Mình Hằng mặc áo dài, mỗi người cầm một bên lá cờ giăng ra để chụp ảnh. Thế là ngay lập tức các anh xúm lại, to tiếng có, nhẹ nhàng có, ra sức khuyên chúng tôi cất lá cờ đi, khuyên chúng tôi về đi. Buồn là chừng nào chúng tôi chưa rời khỏi Bờ Hồ là các anh ấy còn phải ở đó trông chừng chúng tôi. Thậm chí chúng tôi đi ăn trưa các anh cũng cho người bám theo chúng tôi. Các anh khổ mà chúng tôi cũng chả sung sướng gì. Tiền người dân chúng tôi đóng thuế, để trả lương cho các anh đi theo dõi chúng tôi thế này thì thực là lãng phí quá?
Rồi khi anh ấy bảo đảng và chính phủ cũng đang rất quan tâm đến vấn đề chủ quyền… tôi lại bảo nhưng dân chúng tôi đâu có biết. Hãy cho dân chúng tôi biết sự quan tâm ấy như thế nào đi. Anh ấy lại bảo đấy là bí mật quốc gia, không phải cái gì cũng nói công khai được. Tôi nói thẳng đó chỉ là ngụy biện, việc đối nội đối ngoại cần phải có sự khôn khéo của người lãnh đạo đất nước. Chính phủ không làm được điều đó thì là chính phủ kém. Chắc anh ấy ngạc nhiên lắm khi một người dân quèn như tôi mà dám nói như vậy, hoặc là anh ấy chả thèm tranh luận với đàn bà…Thế thì làm sao anh ấy hiểu được tại sao tôi đi biểu tình!
Tôi bỗng nhớ đến những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa;”. Dân chúng tôi bây giờ cũng trông chờ nhà nước lên tiếng như trời hạn trông mưa như thế. Nhưng tin tức ngoài biển khơi kia vẫn hàng ngày làm ruột gan con dân nước Việt ta như có lửa đốt, vậy mà nhà nước thì vẫn cứ nhất quyết im lặng giữ bí mật quốc gia….Bí mật cái gì khi trên mạng Trung Quốc báo chí họ công khai hết cả chủ trương đường lối của mình? Thực hư thế nào thì không ai biết. Vậy là dân mình thấy thế chỉ biết tức nổ ruột, thì phải xuống đường biểu tình để mà phản đối chứ!
Cứ cho là Hiến pháp đã cho người dân quyền biểu tình đi, nhưng vẫn cần phải có luật để thực hiện? Nào cần phải học hành cao siêu gì mới hiểu được, mọi nhu cầu của cuộc sống cứ diễn ra theo chiều quay của kim đồng hồ. Đôi khi văn bản này vừa ban hành ra đã bất cập rồi. Lại phải sửa đổi, thay thế cho phù hợp với thực tế. Nói như bác Phú ấy, không có luật thì người ta vẫn cứ phải ăn, phải ngủ, phải sống như thường. Sao họ cứ nói thay người dân chúng tôi là không có nhu cầu biểu tình thế nhỉ?
Thằng Trung Quốc nó xả súng vào những người lính tay không tấc sắt của mình, ngang nhiên cướp bóc tài sản của ngư dân mình, cấm đoán dân mình đi lại trên biển của mình v.v… mà lại bảo dân chúng tôi không có nhu cầu phản đối, đả đảo? Hiến pháp cho dân có quyền biểu tình từ năm 1992. Luật có thể không ra, chứ dân vẫn có nhu cầu biểu tình. Nó khác gì cơn đau đẻ suốt 19 năm nay mà giăng vẫn chửa sáng vậy. Phiên tòa nào có thể kết tội người dân, chỉ vì họ biểu tình phản đối những kẻ xâm lược?
Tuyệt thật! Lối viết của chị Phương Bích đọc thú vị lắm!
ReplyDeleteTôi mới đi cày về, tính ghé vô quán chị trước kiếm cái gì "lót dạ" đã rồi mới qua bác Diện uống trà. He he, không ngờ được chị mời luôn một lúc ba tô phở, ý lộn, ba câu chuyện!
Hic, bà xã tôi mà đau đẻ tới 19 năm thì chắc tôi... đi tu luôn quá!
Vái trời cho Quốc Hội ta sớm ban hành một luật biều tình "coi được", để chị Phương Bích nhà ta được thấy... trăng sáng vườn trầu! Hi hi!
Chị gài cái thế này thì chết nhà nước ta sao? Luật sẽ được ra nhưng không biết một, hai, hay ba bốn năm gì đó.......thiệt tình :-)
ReplyDeleteThú thật mà nói, những người đang cầm quyền không phải ngu hay dốt gì mà không thấy tình cảnh trước mắt. Tôi nghĩ họ hoàn toàn biết được họ phải cải thiện, phải thay đổi để hợp với trào lưư, và hòa mình vào thế giới. Tuy nhiên, có lẽ quyền lực bị phân tán. Không có một người hay một tiếng nói thực sự có quyền để mà làm một quyết định thẳng thừng và dứt khoác. Tình trạng này càng kéo dài thì dân đen còn khổ.
Giản đơn là vậy mà tiếc rằng chỉ có Đảng và những người thi hành công vụ là không biết thôi ! Ôi tôi thoáng nghĩ tối thời Trung cổ đã qua ...
ReplyDeletePhương Bích viết hay quá!
ReplyDeleteNãy xem thời sự thấy ông Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri, có nói về biển đông, nghe chướng quá tôi hét toáng lên, xuống đi!
Làm người nhà tôi phải chuyển kênh khác, bữa cơm tối mất cả ngon, khổ thế đấy chị Bích ạ.
Ôi nhục thay cái đảng chính quền này.cả đảng và chính quyền VN đều sợ 2BÀ.
ReplyDeleteChị PB cho em trình bầy nhé.VN có bao nhiêu ĐS quán&LS quán trên khắp thế giới,đi theo nó là cả bộ máy kồng kềnh.tiền của dân mình bỏ ra nuôi bọn nó đấy,khi về nước còn đc yêu tiên mua hàng miễn thuế kể cả ôtô.64 tỉnh thành nhân lên bao nhiêu các giám đốc các sở,các phó giám đốc,các trưởng phòng trực thuộc các bộ.rồi là bí thư tỉnh ủy,các huện ủy,các xã ủy.rồi hội đồng nhân dân tỉnh các huyện các xã,rồi chủ tịch UBND tỉnh,chủ tịch huyện,chủ tịch xã.đi theo mỗi 1 tỉnh là hàng trăm thằng cấp phó theo hàng dọc từ tỉnh xuống xã.đấy là em chưa kể các cấp trung ương,các bộ và ngang bộ.các bộ trưởng &các thứ trưởng thì nhiều như lợn con.vì làm sao ở nông thôn người nông dân vẫn nghèo.kakakkkkkkkkkkkaicũngbít.
ReplyDeleteBà bạn già của mình sắc hơn dao bổ cau
ReplyDeleteHà hà, hay tuyệt chị à.
ReplyDeleteAquapham
Có vẻ nhiều giăng rồi mà vẫn còn sắc lẻm !
ReplyDeleteÔi, Phương Bích càng viết càng hay. Tuyệt thật!
ReplyDeleteBài viết của chị quá hay, rất sâu sắc. Chị nói rất đúng, đau đẻ mà chờ sáng trăng? Nếu chúng ta không cùng nhau quyết tâm "đốt đuốc" thì có lẽ sẽ không chỉ là nửa tháng, một tháng mới đến mùa trăng mà chắc phải là "muôn năm", muôn năm như trên cái khẩu hiệu nhạt thếch và hão huyền đang được treo đầy rẫy kia.
ReplyDeleteXã hội này nhiều kẻ có quyền có chức đã đang và sẽ buôn ốc. Nhạt nhẽo!
ReplyDeleteMay mà còn chị gái, viết bài này em bái phục, hay lắm chị ạ!
Chúc mừng chị!
Bây giờ mà có luật cho người dân xuông đường biểu tình thoải mái thì ngày mai trên báo chí của TQ nó lại viết cụ thể là ông lãnh đạo nào của VN đc chúng nó hối lộ cái gì thì có mà " Ngĩa Lộ " hết àh .
ReplyDeleteCảm ơn Phương Bích. Đúng là miệng lưỡi Hồ Xuân Hương, rất sắc, rất đích đáng.
ReplyDeleteBà liệu hồn đấy, đừng có theo cái lũ trí thức dở hơi phản động mà viết lách lung tung lăng nhăng, ăn đòn có ngày.
ReplyDeleteViết theo chỉ đạo thì chồng con có tiền lương, viết như bà chỉ chọc ngoáy, vớ vẩn cho đi HỎa lò viết vĩnh viễn, xét xử tội gì chả được.
Em hãy tìm con đường lương thiện làm ăn.
ReplyDelete"Hùm chết để da người ta chết để tiếng", kiếm ăn kiều "phản trắc" của bọn yêu nước chí phèo như tụ tập hổn láo chỉ chuốc vạ vào thân và nhất định bị vạch mặt nhục nhã...
Xưa này bọn ăn cướp mà la lối lương thiện thì thường không có răng ăn cháo...người ta bẻ gãy hết răng bọn bố láo...
Kiểu góp ý của Chế Trung Hiếu ko được văn hóa cho lắm - "bà liệu hồn đấy"!
ReplyDeleteSao ko chỉ cho tôi thấy những gì tôi viết ko đúng đi. A! Xét xử tội gì chả được - thế là rõ rồi nhé.
CÒn anh nặc danh, anh cho rằng tôi kiếm ăn cái gì ở đây? Sao suy bụng ta ra bụng người thế. Trời đất, ko nói lý mà chỉ sặc mùi đe dọa bạo lực! Tôi dị ứng nhất với cái trò sử dụng sức mạnh nắm đấm. Nên nhớ nếu anh dùng nắm đấm với người này, sẽ có người khỏe hơn nói chuyện với anh bằng nắm đấm. Lúc đó anh sẽ hiểu.
20.10 chị ạ, ngày phụ nữ Việt Nam, em chúc chị nhiều điều tốt lành may mắn và sức khỏe chị nhé!
ReplyDeleteHi hi, ngày Phụ Nữ Việt Nam, chạy vô đây tặng Phương Bích bó hoa... online! (ở xa quá làm sao tặng hoa thật được :) )
ReplyDeleteMến chúc chị vạn điều tốt lành.
Còm cho bài của mình thì ko hay lắm, nhưng vẫn muốn cảm ơn nhiều lắm bạn Hale và các anh chị em đã có lòng yêu mến và ủng hộ mình. Thương mến mọi người nhiều.
ReplyDeletePhương Bích ơi. (Hi hi, tôi với chị cùng tuổi, cơ mà chị sinh trước tôi vài tháng). Thôi, từ nay cho tôi gọi tên thôi được không, chứ kêu "chị" hoài thì e chị (...hic, lại "chị") trách là khách sáo.
ReplyDeleteHôm nọ tôi đúng là "xúi dại" Phương Bích và Minh Hằng quay trở lại Hỏa Lò thăm các bạn tù! Hic, đúng là cái miệng tôi ăn mắm ăn muối! Các bác Công An Hoàn Kiếm chiều ý ngay, cho Minh Hằng đi trước, mà lại có xe hơi 7 chỗ đón đi đàng hoàng như bà lớn ý! (Hi hi, lại còn phái mấy ông to khỏe "bưng" đi nữa, chắc tại không kịp chuẩn bị võng với lọng "rước nàng về dinh"!) :))
Thôi tôi không dám xúi dại nữa. Phương Bích còn phải túc trực ở nhà lo cho ông cụ! Kính chúc cụ luôn khỏe, sống lâu cùng con cháu và được tận mắt chứng kiến những ngày vui mới của quê hương.
Tôi sắp được nghỉ 2 tuần (bên này gọi là vacation), cũng sẽ bận túi bụi và chạy tùm lum không khác ngày làm việc, nhưng tôi định tranh thủ dịp nghỉ này viết "chùm bài" (hi hi, oai hông?) có tựa là: "Đọc lại Bước Chân Vào Chốn Lao Tù của Phương Bích". Phương Bích có cho tôi đăng ké vào blog của bạn hông? Giống như là quán cơm Phương Bích lâu lâu "đổi món", cho phép nhạc công vào làm văn nghệ góp vui vậy mà? (Khoe với Phương Bích và các bác, tôi từng làm nhạc công thâm niên quân vụ đó nghen, từng vác cái đàn đi tưng tưng khắp Sè Gòn hoa lệ).
Tôi thuộc cái týp... lắm mồm, nên đã viết là viết tràng giang đại hải, he he, chỉ sợ Phương Bích mất thời gian duyệt bài rồi lại rủa: đàn ông gì mà lắm chuyện thía không biết! :)
Thân gửi bạn Ha Le
ReplyDeleteCó được người đồng cảm với mình là một trong những điều quý giá nhất trong cuộc sống. Rất muốn đọc chùm bài của bạn. Tôi rất nhớ câu chuyện bạn ngồi kỳ cạch gõ lại một cuốn sách mà bạn e không mang được theo, tôi trân trọng điều đó lắm. Nếu có thể, cho tôi đọc những bài viết khác của bạn được không?