TRẢ ƠN !
Bài đăng trên blog của bác Bùi Văn Bồng. Đọc xong thấy nghẹn trong cổ họng.
* MINH TÂM
Hơn ba chục năm tôi mới gặp Trạch.
Trận đánh thị xã Phước Long tháng 01-75, lão hứng trọn trái M79 nát tươm hai
chân. Ai cũng tưởng lão ngoẻo rồi. Vậy mà bây giờ lão từ Thái Bình tìm đến nhà
tôi tận Sài Gòn trên chiếc xe lăn.
- Có việc cần lắm tao mới phải đến. Chứ lết nửa cái thân tàn
này hơn nghìn cây số nhếch nhác lắm!
Trạch vẫn nói bằng giọng bỗ bã, rồi
cười móm mém, hai hàm răng chỉ còn vài chiếc, khuôn mặt nhăn nheo, đen đúa
tương phản với mái tóc bạc. Trạch gần bằng tuổi tôi, ngoại lục tuần mà nhìn lão
hom hem hơn ông cụ ngoài bảy mươi. Tôi hỏi có việc gì? Trạch chậm rãi mở ba-lô
con cóc nhàu nát lôi ra một bọc giấy ở đáy ba-lô. Tôi nói:
- Nhờ xác minh
quá trình công tác trong quân đội chớ gì? Đang có đợt làm chính cho người
có công đấy. Ông thì xứng đáng quá đi chứ! Trận Phước
Long đã được thưởng huân chương chiến công hạng nhất cơ mà...
Trạch nói:
- Đời mình một nửa đã chôn ở
Phước Long rồi, còn một nửa nay mai chôn nốt ở Thái Bình, cần huân chương huân
chước làm gì? Vào đây là vì thằng con cần phải nhờ đồng đội giúp đỡ...
Hình như khó khăn lắm Trạch
mới thốt ra được mấy câu cuối. Giọng lão nghẹn ứ. Hơn ba chục năm trước Trạch
đã từng bắn liền ba phát B40 trúng 3 xe tăng, bị thương nát cả hai chân mặt
lão vẫn rắn đanh chứ có yếu đuối như vậy đâu. Cà đơn vị gọi là Trạch lì.
Lão cũng hơi gàn, lại bướng, nói năng bỗ bã, nhưng tính thẳng băng và đối
với đồng đội chí cốt.Tôi hỏi :
- Con cái thế nào mà phải nhờ đồng
đội?
Trạch uống nước, hút thuôc rồi kể.
Hôm đánh Phước Long lão bị thương , tưởng ngẻo , nhưng nhờ đồng đội nhiệt tình
đưa vào quân y gấp , được truyền máu nên sống sót. Sài Gòn giải phóng lão
vẫn nằm chết dí trong bệnh viện, chả biết hòn ngọc viễn đông nó như thế nào. Rồi
lão được đưa ra Bắc, an dưỡng ở trại thương binh Thái Bình. Cứ nghĩ
gửi nửa tấm thân tàn ở đây đến chết. Nào ngờ một cô thương binh
cụt tay, mất một mắt cũng vào an dưỡng. Cùng cảnh ngộ thế là
thương nhau, nên vợ chồng. Địa phương ưu tiên cho vợ chồng Trạch làm nhân
viên thu lệ phí chợ. Vợ chồng ăn ở với nhau, ba lần đẻ chỉ nuôi được một.
Trạch đặt tên con là Phước. Thì có phước mới có vợ và có đứa con nối
dõi, chứ không thì nửa cái thân tàn chết không có người chống gậy. Trạch
nói thế. Và lão bảo:
- Tớ đặt tên con là Phước
cũng là để kỷ niệm trận đánh cuối cùng đời lính!
Vợ chồng lão Trạch kiếm được đồng
nào dồn cho con ăn học hết . Nhờ trời, thằng Phước hay ăn chóng lớn,
và chăm ngoan, học giỏi. Thấm thoát đã lên đại học, tốt nghiệp kỹ sư cầu
đường loại ưu. Nhưng ra trường xin việc không chỗ nào nhận. Phải có chức,
có quyền , hoặc có nhiều tiền. Vợ chồng Trạch đào đâu ra? Có
thằng cò đòi 10 triệu chạy cho một chỗ , vợ chồng Trạch thế chấp hai quyển
sổ thương binh lấy 10 triệu đưa cho nó. Nó cầm tiền xong là biến.
Thằng Phước đành ra chợ thu lệ phí với bố mẹ. Nhìn con
thất vọng , Trạch đau như đứt từng khúc ruột. Đêm nào Trạch cũng sang hàng xóm
xem nhờ tivi, mong nơi nào đăng tin cần kỹ sư cầu đường .
Cách đây một tuần, Trạch tình cờ nhận ra tôi và Mạnh xuất hiện trên
TV. Lão biết Mạnh đang làm Tồng giám đốc một công ty xây dựng, và đang cần
tuyển kỹ sư , nên vào xin việc cho con.
Trạch nói với tôi:
-
Mừng quá suốt đêm không chợp mắt , mong trời
sáng đi gặp chúng mày!
Tôi nói vui:
- Nếu không chắc quên
béng tụi tôi rồi?
Trạch cười khầng khậc, nói như kẻ
mắc lỗi:
- Cái thân tôi, tôi còn quên
nữa là. Ông biết không? Nhiều đêm nằm mơ cứ tưởng mình còn chân, vùng dậy
chạy, thế là té nhào , đổ máu đầu. Mới gần sáu chục , nhưng cực quá
đâm đãng trí mất rồi!
Tôi cảm thấy thương người bạn đã
từng sống chết với mình. Còn nhớ mùa mưa năm 1968, đơn vị hành quân vào
B2. Đói, sốt rét tả tơi. Càng vào sâu anh em rơi rớt càng nhiều. Một
chiều, đến bãi khách thấy thiếu Mạnh, Trạch vứt ba-lô, xách AK quay lại đường
cũ. Đêm ấy Trạch không về. Sáng hôm sau đơn vị hành quân tiếp, bỏ Trạch
và Mạnh lại. Ai cũng nghĩ hai đứa “rụng” rồi. Nhưng ba hôm sau, đơn
vị đang nghỉ ở bờ sông Xe-băng-Hiêng, thì Trạch cõng Mạnh về. Mạnh
chỉ còn là một cái xác thoi thóp, xám ngoét. Trạch đã mò mẫm ba ngày đêm
mới tìm thấy Mạnh trong rừng sâu. Trên đường Trường Sơn ngày ấy biết
bao người lính như Mạnh, bỏ xác âm thầm vì đồng đội không quay lại tìm…
Tôi sốt sắng điện thoại báo
tin cho Mạnh. Tôi tưởng Mạnh mừng lắm , nhưng Mạnh lại tỏ ra
lạnh nhạt. Mạnh hỏi tôi:
- Lão Trạch còn sống à?
Tôi nói cho Mạnh biết nguyện
vọng của Trạch, và ngỏ ý đưa Trạch đến nhà Mạnh chơi. Mạnh nói mai đưa Trạch
đến văn phòng công ty.
Trạch vuốt ve cẩn thận tờ đơn xin việc và
cái bằng kỹ sư của con. Nhà tôi chỉ cách Văn phòng công ty Mạnh hơn cây số.
Tôi đặt nửa tấm thân người bạn lính quắt queo nhẹ bỗng lên cái xe
lăn, rồi đẩy đi gặp đồng đội cũ . Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp,
người xe như nêm, Trạch chả thèm để ý, cứ luôn mồm hỏi :
- Sắp đến chưa?
- Đừng sốt ruột, thế nào thằng
Mạnh cũng nhận con ông!
Tôi trấn an Trạch nhưng
trong lòng cảm thấy hơi băn khoăn. Vì Mạnh tỏ ra lạnh nhạt . Lẽ ra
Mạnh phải vui mừng vì gặp lại người đã cứu sống mình . Chính Mạnh
đã từng xúc động phát biểu trên TV về đền ơn đáp nghĩa
cơ mà...
Mạnh ra tận cửa, ôm choàng
lấy Trạch, đón chúng tôi vào phòng khách. Tôi cảm thấy mối nghi ngại
trong lòng mình dịu đi.
Chuyện trò thăm hỏi vồn vã
xong, Mạnh mời chúng tôi sang phòng bên. Một bàn tiệc thịnh soạn đã dọn sẵn.
Ngoài Mạnh và chúng tôi còn có cán bộ công ty của Mạnh va phóng viên đài truyền
hình. Mạnh giới thiệu Trạch , không quên nhắc lại những chiến công của
người đồng đội cũ. Rồi ôm hôn Trạch thắm thiết trước ống kính Camera. Nước mắt
Trạch ràn rụa chảy xuống hai gò má nhăn nheo. Phóng viên quay xong cảnh cảm
động đó, nhận phong bì rồi tếch thẳng. Chúng tôi cụng ly , rôm rả chuyện trò. Bỗng
Mạnh ghé tai tôi hỏi:
- Cậu còn nhớ chuyện lão Trạch
ngửi súng không?
Tôi giật mình khi nghe Mạnh nhắc
chuyện đó , mặt lạnh như tiền. Số là vào mùa hè năm 70, đơn vị làm nhiệm vụ chốt
chặn đoạn quốc lộ Lộc Ninh đi Snun. Chiều chiều từng tiểu đội cắt rừng ra mặt lộ
chôn mìn rồi mai phục. Xe tải, xe bọc thép của quân đội Việt Nam cộng
hòa thường qua lại đoạn đường đó. Đơn vị chôn mìn rồi phục kích, khi xe đối
phương trúng mìn, bắn bồi tiếp mấy phát B40. Thời kỳ đầu hiệu suất chiến đấu rất
cao. Nhưng sau đối phương cảnh giác, cho biệt kích lùng sục, và
công binh rà mìn rất kỹ trước các cuộc hành quân. Các tiểu đội đi phục mấy
đêm liền đều trắng tay, gùi mìn đi lại gùi về. Riêng tiểu đội Mạnh
đi lần nào thắng lần đó. Mạnh báo công: Đã cho nổ mìn lật nhào 10 xe bọc thép
và bắn cháy 15 xe khác. Tiểu đội trưởng Mạnh được đề nghị tặng danh hiệu
dũng sĩ diệt xe tăng. Trạch nghi ngờ thành tích của Mạnh, đã phát biểu công
khai trong sinh hoạt đại đội. Nhưng Mạnh cho rằng Trạch “ghen ăn”. Đại đội trưởng,
chính trị viên vừa không tin, vừa ghét Trạch, bởi Trạch
nói bậy làm giảm ý thành tích của đơn vị...
Buổi sáng hôm ấy, tiểu đội Mạnh
đi phục về, báo cáo đã bắn ba xe bọc thép bằng súng B40. Chính trị viên đại đội
đang định biểu dương thì Trạch nhảy xổ ra. Trạch giật khẩu
B40 trong tay Mạnh, hỏi:
- Bắn bằng khẩu B40 này à?
- Đúng! Mạnh đáp.
Trạch liền kề mũi vào nòng súng
hít mạnh. Rồi lão dí nòng súng đó vào mũi đại đội trưởng, chính trị viên đại đội
nói:
-
Các ông ngửi đi!
Đại đội trưởng, chính trị viên
không hiểu Trạch giở trò gì, nhưng cũng ngửi nòng súng. Chờ hai người ngửi xong
Trạch hỏi:
- Các thủ trưởng có thấy thối
không?
- Không! Hai người cùng
đáp.
Trạch thò ngóng tay ngoáy
vào nòng khầu súng B40,rồi giơ lên cho mọi người nhìn thấy bụi bám
đen xì, và hỏi:
- Khẩu súng này chưa lau! Đúng
không?
- Đúng!
Trạch mới chỉ mặt Mạnh hỏi :
- Mày bảo đã bắn ba phát đúng
không?
- Đúng!
Bấy giờ Trạch mới nói rành rọt :
-
Những thằng bắn B40 đều biết, chỉ bắn một phát,
nòng súng đã thối hoắc. Không tin cứ bắn thử. Đồng chí Mạnh bắn ba phát , chưa
lau chùi , mà nòng súng không thối.
Nói xong, Trạch ra gốc cây, xách
ba quả đạn B40 vào để trước mặt chính trị viên
- Đây là ba quả đạn tiểu đội đồng
chí Mạnh vứt đi rồi báo cáo đã bắn cháy ba xe bọc thép!
Thì ra suốt đêm qua Trạch đã bám
theo tiểu đội Mạnh để điều tra việc làm gian dối của Mạnh. Trước bằng chứng
không thể chối cãi, Mạnh phải thú thực đã nhiều lần báo cáo láo
thành tích. Mạnh cảnh cáo, bị bị gạch tên trong danh sách đề nghị khen
thưởng...
Đã hơn ba mươi năm mà Mạnh còn nhớ
và thù Trạch. Tôi nói với Mạnh:
- Quên chuyện cũ đi. Đó cũng là
bài học Trạch dạy ông để có được ngày hôm nay. Tôi nghĩ điều ông cần phải
nhớ là Trạch đã cứu ông , không chì một mà hai lần. Không có Trạch
thì ông bỏ xác ở Trường Sơn rồi. Và trong trận Phước Long , Trạch
đã lấy thân che cho ông . Nó hứng trọn trái M79, mất nừa thân thể...
Mạnh cười nhạt:
- Ông khỏi nhắc. Tôi sẽ trả ơn
hắn!
Nói rồi Mạnh móc túi lấy chiếc
phong bao đã chuẩn bị sẵn bước tới bên Trạch. Một tay Mạnh ôm vai Trạch
, một tay cầm cái phong bao giơ lên. Mạnh nói giọng xúc động:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây! Tôi
có ngày hôm nay là nhờ nhân dân đùm bọc, đặc biệt là những người đồng đội
như anh Trạch đậy. Tôi có một chút quà xin đến đáp lại anh Trạch.
Mạnh trao cái phong bao cho Trạch.
Trạch cầm đặt xuống bàn. Và nói:
- Tôi xin cảm ơn đồng chí Mạnh!
- Trạch không bỗ bã theo thói quen, mà nói rất nghiêm túc, giọng
rưng rưng xúc động - Tôi từ quê vào đây tìm đồng đội cũ chì có một việc
nhờ đồng đội giúp. Vợ chồng có mỗi cháu Phước. Cháu tốt nghiệp đại học
giao thông, nhưng hơn hai năm nay chưa xin được việc làm. Tôi mong đồng
chí Mạnh và các đồng chí cưu mang cháu cháu vào làm ở công ty...
Lão Trạch run run đưa cái đơn xin
việc và cái bằng tốt nghiệp của con mình cho Mạnh. Tôi nhìn Mạnh như cầu khẩn Mạnh
cầm lấy. Nhưng Mạnh không cầm . Mạnh nhếch mép cười từ chối khéo:
- Anh Trạch thông cảm! Công ty
đang cổ phần hóa nên không nhận thêm người. Anh chịu khó xin việc nơi khác cho
cháu vậy.
Rồi Mạnh vỗ mạnh vào vai Trạch,
phá lên cười, nói bỗ bã:
-
Vả lại nhựa đường còn thối hơn nòng súng
B40 anh Trạch ạ!
Những cán bộ dưới quyền Mạnh cất
tiếng cười tán thưởng câu nói đùa vừa ác ý vừa vô duyên của sếp. Những
khuôn mặt no nê, nhầy nhụa phả ra toàn hơi rượu, nhìn bẩn thỉu như những
đống phân. Trạch nhìn Mạnh, nhìn những khuôn mặt đó. Anh
chợt hiểu ra tất cả. Chúng nó thù dai như đỉa nhưng nhanh
chóng quên ơn . Bất đắc dĩ chúng nó phải bớt xén tiền ăn cắp của dân để bố
thí cho mình gọi là đền ơn đáp nghĩa, làm mầu làm mè với thiên hạ, để xuê
xoa che giấu tội lỗi, để tục lừa dối, chứ không hề nghĩ đến trách
nhiệm đối với con mình. Mình đã đổ máu để cứu bọn lưu manh.
Trạch cầm chiếc phong bao ném thẳng
vào mặt Mạnh. Những tờ đô la bay tứ tung, dính vào khuôn mặt
nhờn mỡ của Mạnh và đồng bọn. Rồi Trạch lết ra chiếc xe lăn. Anh không nhờ
tôi bế lên xe, cũng không chờ tôi cùng về. Anh dùng hai bàn tay gầy quắt queo vần
bánh xe lăn . Tôi cảm thấy tim mình buốt nhói.
M T (Tác giả gửi BVB)
Ảnh trên facebook
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=881606261851299&set=a.564150830263512.133024.100000058013347&type=1&theater |
Báo cáo các bác: nếu ngày nào đó chiến tranh xảy ra thì chắc chắn là cháu chuồn cho mau. Không phải cháu hèn. Bố cháu đã đổ máu để cứu những thằng như thằng Mạnh, cháu chẳng dại gì đổ máu lần nữa để cứu bố con thằng Mạnh. Để sau chiến tranh lại làm trâu ngựa cho chúng nó.
ReplyDeleteĐẲNG CẤP CỦA MỘT DÂN TỘC.
DeleteDương Hoài Linh
Lâu nay chúng ta hay nói đến lòng tự hào dân tộc mà quên rằng một dân tộc còn có "đẳng cấp". Trong một trận đấu bóng đá, BLV hay nói "cầu thủ ấy ở một đẳng cấp khác" nhưng trong cuộc sống hàng ngày ta ít khi suy nghĩ đến điều này.
Chẳng hạn hành động ở lại lượm rác của khán giả Nhật sau một trận đấu ở World Cup đã chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Việc 200 người lính cứu hỏa Mỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ trong ngày 11/9và mới đây là việc bác sĩ Brantley bị nhiễm Ebola cũng chứng tỏ họ ở một đẳng cấp khác. Tuy vậy đẳng cấp dân tộc không chỉ đến từ những hành động đặc biệt mà còn xuất phát từ những việc rất đời thường.
Chế độ CSVN lâu nay đã ru ngủ thế hệ trẻ Việt Nam vào những niềm tự hào giả tạo. Theo Huy Đức năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: "Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 2 đế quốc to". Thủ tướng Thái Lan đáp lời: "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả". Chỉ một câu nói đã đánh giá được tầm vóc của hai nhà lãnh đạo của hai nước. Chính niềm tự hào này đã đẻ ra những con người cuồng trí,mang lá cờ đỏ đi khoe khắp thế giới. Trong khi ở một góc độ khách quan, một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi: "Tao không nghĩ nước mày đã đánh thắng mấy đế quốc to, tao nghĩ nước mày đã đuổi đi những nền văn minh của nhân loại". Hóa ra niềm tự hào giành độc lập của Việt Nam trong con mắt người nước ngoài chẳng đáng giá lấy một xu. Bởi vì thực tế là giá con gái Việt Nam ở Hàn Quốc được niêm yết công khai thành nhiều loại cho đàn ông Hàn chọn lựa. Và hình ảnh mấy chục cô gái Việt khỏa thân để bọn buôn người định giá vẫn là một vết nhục khó chối cãi. Vậy thì khoe sự hiếu chiến của mình ra để làm gì?
Như vậy đẳng cấp của dân tộc đến từ sự văn minh trong quan hệ đối xử giữa người với người. Đây là giá trị có tính trường tồn. Đây là điều mà Nguyễn Trường Tộ và sau đó là Phan Châu Trinh đã nhận ra được. Các cụ đã đặt nền móng và khuyến khích một phong trào Tây Du. Bởi các cụ hiểu một anh nông dân không thể thoáng chốc lột phèn để trở thành nhà quý tộc. Sự cao quý chỉ đến từ việc học. Nhưng phải bắt đầu từ việc khai phá ý thức.
(TT)
DeleteĐáng tiếc là chế độ CS luôn ca ngợi giai cấp công nông và đả phá quý tộc, tư sản. Đây là một hành động kéo lùi lại đẳng cấp dân tộc. Bởi khi họ ra giữa thế giới họ mới nhận thấy người nước ngoài nhìn mình với cặp mắt như thế nào. Có những việc tưởng như đơn giản nhưng một anh nông dân không thể làm nổi.
Đó là việc dùng xong một tờ giấy gói phải cuốn lại bỏ vào túi áo, quần chờ gặp thùng rác mới vứt bỏ.
Đó là việc thấy người ta đi trước một bước chân phải dừng lại nhường đường.
Đó là việc luôn nói "cám ơn", "xin lỗi" ngay cả khi mình không có lỗi.
Đó là việc giữ im lặng ở nơi công cộng, xếp hàng ở những nơi cần xếp hàng. Bởi lẽ khi ra ngoài trên trán anh không có khắc mấy chữ là anh vừa đánh thắng mấy đế quốc to, người ta chỉ biết là anh ăn to, nói to, khạc nhổ to...mà thôi. Đừng phê phán sự kỳ thị bởi chính mình làm cho người khác kỳ thị.
Thế nhưng đây là một loại văn hóa từ lâu bị bỏ quên. Quên lâu đến nỗi mà khi có một dân tộc khác chỉ làm cái việc đơn giản là cúi đầu nhặt rác thôi thì cả dân tộc mình đã ồ lên khen ngợi, ngưỡng mộ cho rằng còn lâu mình mới làm nổi.
Quên, chỉ vì cả dân tộc chỉ thích làm anh nông dân vô học hơn là làm ông quý tộc cao quý.
Quên, chỉ vì không thèm đếm xỉa đến những việc bình thường khiến cả xã hội là một bãi rác, nhà nhà là những đống rác và mỗi người là một chiếc thùng rác di động.
Quên, vì chỉ luôn nghĩ đến lý tưởng độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh còn phần còn lại chỉ là đồ... rác.
Có thể có người nói rằng "đẳng cấp" không thể sinh ra từ nghèo đói. Một thể chế chính trị bất công không thể tạo ra một dân tộc có đẳng cấp. Phải phá trước mới xây sau. Nhưng họ lại quên rằng nếu xây cái mới trên những vật liệu cũ thì cũng như không. Căn nhà lại sụp nữa. Cho nên phải vừa phá vừa xây.
Nhưng phải thừa nhận một điều rằng, hơn 80 năm qua nếu không có các cuộc cách mạng của giai cấp công nông, với phong trào Tây học và chí cầu tiến, đẳng cấp của dân tộc Việt không xuống đến mức thấp như thế. Khi tấm hộ chiếu Việt luôn bị săm soi khi qua cửa hải quan các nước. Khi các tấm bảng "coi chừng người Việt ăn cắp" vẫn còn đầy trên thế giới. Khi những ngài "Giăng giăc ê rô", "Việt Nam, Cu Ba thay nhau canh giữ thế giới", các sứ thần "Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ" ngày một nhiều, ngày một hạ thấp bảng tín dụng đẳng cấp của dân tộc.
Có lẽ cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ
chừng nào khỉ vẫn còn chưa muốn đứng thẳng trên hai chân để làm người.
những thằng ấy mới làm CM được
ReplyDeleteNguyen nghia hai chu Cach-mang co y-nghia tot-dep Ban a, pha-huy cai cu, cai xau de xay-dung cai Moi dep-de hon, nhan-ban hon...Nhung thang ay chi ham-ho khi duoc ke khac loi-dung de thuc-hien hanh-vi tuoc-doat cua thien-ha, chi de thoat ngheo bang tat-ca su do-ky cua minh bat-ke phuong-tien mien doat duoc muc-dich !
DeleteĐây là sản phẩm của nền giáo dục thiếu tính nhân bản.Chúng không muốn mang ơn chứ không phải là chóng quên.
ReplyDeleteToi thay them dieu nay, mot nguoi gian-tra trong chien-tranh (thanh-tich ma), khi lam an trong hoa-binh cung se co nhung tro gian-tra khong khac duoc, vi the ten Manh khong quen duoc tro ma-quy ngay xua bi ong dong-doi Trach "phuc-kich" vach mat, thi bay-gio con trai ong Trach "nam"trong cong-ty cua han...thi biet dau duoc chuyen cu lap lai ! Boi vay han vua ghet vua so !
DeleteThật thấm, thật xót!
ReplyDeleteKinh quá ! Nhưng vẫn chưa hãi bằng chuyện bây giờ.
ReplyDeleteĐó là hiện nay chúng nó ăn kít T+ mà vẫn chối đây đẩy.
Có ai dám ngửi mồm chúng và kêu thối hơn kít chăng ?
MẸ ĐÂU NGỜ
ReplyDeleteBùi Minh Quốc
Mẹ đã bao phen đưa ngực gầy
Lẳng lặng chịu những trận đòn chí mạng
Sau lưng mẹ là Tổ Quốc mình trong khổ nạn
Là những đứa con nằm vùng mẹ nuôi giấu ngày đêm
Có những đứa mẹ chưa kịp nhìn rõ mặt biết tên
Chỉ biết nó là Cách mạng
Mẹ đâu ngờ
Mẹ đâu ngờ
Sau lưng mình từ máu đẫm trồi lên
Trồi lên
Chiếc ghế
Có thằng con thoát chết vụ khui hầm
Trở về ngồi chễm chệ
Cái mặt nó bây giờ mới đạo mạo làm sao
Nói năng đứng ngồi quan trọng
Thâm tâm chỉ nghiền ngẫm cách nào
Êm nhất
Lẹ nhất
Cho mỗi ngày chiếc ghế thêm cao
Cao
cao
cao
Đến tận chỗ không còn nghe tiếng cuộc đời oan trái
Không còn thấy trên con đường gập ghềnh của Tổ Quốc đau thương
Có người mẹ tóc bạc chân trần oằn lưng dưới chồng đơn khiếu nại
Nặng hơn dãy Trường Sơn.
Đà lạt 18.08.1988
(Bài đã đăng trên báo Thanh Niên số kỷ niệm ngày quốc khánh 02.09.1988)
Mẹ ngẩn ngơ đi…
ReplyDeleteBùi Minh Quốc
Những đứa con xưa mẹ nuôi giấu dưới hầm
Nay đua nhau xây nhà bạc tỉ
Và tuyên bố xanh rờn:
gia tài xin của mẹ
Mẹ ngẩn ngơ đi đầu trời cuối bể:
– Có ai tầm chiếc cuốc mòn?
– Có ai tầm chiếc cuốc mòn?
– Có ai?
Có ai?
Này chiếc cuốc mòn
Ta đổi ngàn vàng che mặt cho con.
con ong trach van co the tu dung len di bang hai ban chan va lam viec bang doi tay ma, can gi phai lam viec gi cho nhung thang nhu manh. lam voi chung roi thi se hoc nhung thu gian tra, an tan pha hai va cu tuong dong do la giai quyet duoc tat ca thoi.ai noi rang trong hang ngu chung no thieu nhung ke gian tra ngoc dau lam quan nhon. chung con thoi hon cac thay ma tham nhung thoi my nguy.
ReplyDeleteĐọc xong thấy nghẹn đắng ! Cuộc đời này nhưng kẻ như thế này không ít .
ReplyDeleteVâng , chúng nó quên ơn người đồng đội đã xả thân cứu mạng sống của chúng song có những tên mặt dày , khốn nạn hơn đã quên đi sự hy sinh xương máu của cả một dân tộc để bây giờ sau khi quyền lực đã về tay , sẵn sàng bán rẻ quyền lợi dân tộc để vinh thân phì gia
ReplyDeleteNgười tốt không thể sống nổi trong chế độ cộng sản.
ReplyDeleteNgười lương thiện không thể làm việc chung với cộng sản.
Với cha mẹ, anh em mà cộng sản còn rứt ruột đem đấu tố để được tiếp tục làm đảng viên mà hưởng bổng lộc từ những đầu lĩnh ban cho cá nhân mình, Trường Chinh đã làm như thế. Trên khắp miền bắc năm xưa và trên khắp nước năm nay còn khối anh cũng làm tương tự như thế. Nên nói tình đồng chí với cộng sản chỉ là lời thơn thớt đầu môi. Chỉ khi đụng việc mới biết ai mới là bạn tốt, xấu thật lòng. Đây là trường hợp của hai anh Trạch và Mạnh.
Nói chi tới tình đồng chí giữa những người lính chiến với nhau, tình đồng chí giữa các lãnh tụ là những tấm gương tình về “tình đồng chí” sáng chói: Đồng chí Giáp nói xấu đồng chí Ba Duẫn với “bác” Hồ. Bác Hồ nói xấu đồng chí Giáp với đồng chí Ba Duẫn. Đồng chí Giáp nói xấu đồng chí Trường Chinh. Đồng chí Trường Chinh tố giác đồng chí Giáp là mật thám cho Pháp. Đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an) lên án đồng chí Giáp là phản quốc, là trưởng mạng lưới gián điệp cho nước ngoài (Liên Xô)…Lãnh tụ cách mạng là bác Hồ trừng trị các đảng viên cộng sản trung kiên trong “vụ án xét lại chống đảng” chỉ vì thân Liên Xô!
Cộng sản Việt Nam, Cộng sản Liên Xô, cộng sản Trung quốc… cộng sản nào cũng là cộng sản anh em, tình đồng chí thắm thiết, sao lại thanh trừng cộng sản thân Liên Xô mà không thanh trừng cộng sản thân Trung quốc? Vậy cộng sản Việt Nam là cộng sản nào? Ắt hẳn cộng sản Việt Nam là cộng sản Trung quốc? Phải thân Trung quốc mới là cộng sản, còn thân Liến Xô là phải trừng trị. Một đống người cộng sản thân Liên Xô đã bị bác Hồ, Lê Đức Thọ, Trường Chinh…trừng trị trong vụ án xét lại chống đảng! Vì thân Liên Xô thì tạm thời chấp nhận sống chung hòa bình, thì không có chiến tranh “giải phóng miền nam” mà như thế thì trái với quyết tâm phải chiếm miền nam đem về cho Trung quốc rồi! Như thế thì làm sao không trừng trị phe thân Liên Xô cho được?
Trên đây là chuyện của năm xưa và tình đồng chí cộng sản là như vậy đấy. Còn chuyện của cộng sản Việt Nam bây giờ, trên dưới năm mươi ngàn chiến sĩ nam có, nử có, bộ đội có đảng viên cộng sản có, bị lính Trung quốc tàn sát, hãm hiếp và giết chết trên biên giới. Gần trăm chiến sĩ hải quân bị tàu chiến Trung quốc thảm sát ở Gạc Ma trong khi ai nấy không một tấc sắt trong tay. Mấy mươi chiến sĩ hải quân khác cũng bị Trung quốc thảm sát ở Trường Sa. Chuyện xãy ra năm 1979, 1984, thời gian hãy còn chưa lâu…thế mà những kẻ còn sống sót nay trở thành lãnh đạo đã vội đành lòng quên khuấy đi mất tình bạn chiến đấu hôm nào. Đã thế, còn ra lệnh đục bỏ bia mộ, không ai được đốt nhang, không được tưởng niệm ngày giổ! Các đồng chí lãnh đạo nhất định quên đứt tình đồng chí, tình bạn chiến đấu keo sơn để kéo nhau súng sính cả bọn lên đường sang Bắc Kinh dự đại yến với người bạn vàng bốn tốt đã từng tắm máu chiến sĩ, đảng viên cộng sản Việt Nam, những đồng chí của họ! Tiền bạc, địa vị cá nhân trên hết. Nước non, tình nghĩa anh em, tình đồng chí cộng sản là như thế đấy!
Đau lắm, nhưng thôi đừng buồn anh Trạch ơi, chuyện con người cộng sản là như vậy đấy, đã biết mà tiếp tục phẩn hận, u uất là mình tự dày vò mình chỉ vì chuyện thế gian vốn bạc như vôi, đâu có đáng để mình buồn, có phải không anh?
ReplyDeleteChuyện của anh là chuyện tình đồng chí của con người cộng sản, chuyện con người thì nó là như vậy đấy. Còn chuyện của thiêng liêng, của trời cao thì khác, rất khác. Hoàng Thiên bất phụ hảo nhân tâm. Trời cao không phụ kẻ có lòng. Ác lai thì ác báo. Chuyện đời có vay thì phải có trả. Anh hãy đọc mẩu tin dưới đây được thu nhặt từ các trang báo lề dân. Hãy đọc và suy nghĩ kỹ để thấy những ai sống cho đời sống duy vật chất là sai lầm trầm trọng. Nghiệp báo ứng không ai tránh khỏi. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng con muổi cũng khó lọt. Đừng thèm buồn Trạch nhé. Hãy giữ cho lòng mình thanh thản để xem con tạo xoay vần.
Tin cóp nhặt, Dân Báo:
“Ông Trọng tuyên bố: Đập Chuột, Giữ Bình.
Người khác thì bảo: Đập Chuột, Giữ bình…phong
Người thì bàn lá thư của bà Bảy Vân lên án đại tướng Vỏ Nguyên Giáp không tiếc lời
Có người thì phân tích ông Thanh (Phùng) và các tướng quân đội đi Bắc Kinh là về chầu… thiên tử!
Còn em thì điếc cái đầu. Em mang về đây bài viết em đọc được đâu đó bên DLB, bác xem coi ý kiến thể nào…Quê hương là chum khế ngọt (hay chua lè?) nhưng thú thật, nếu em có thể mang vợ con em ra đi khỏi Việt Nam được lúc này thì đó là hạnh phúc nhất đời của em!
“Thế là sau cùng quốc hội cộng sản đã không nhận đơn của phong trào CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT của nhân dân và cũng không trả lời điều lo âu lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại của toàn dân Việt Nam trên khắp ba miền bắc, trung, nam!
Dù cộng sản không trả lời nhưng không nhận đơn của đoàn người Chúng Tôi Muốn Biết về Hiệp Định Thành Đô cũng là một cách cộng sản bán nước trả lời rồi vậy. Im lặng tức là đồng ý. Cộng sản im lặng xác nhận rằng chúng đã bán nước!
Cái kim trong bọc lâu ngày tất nhiên phải trồi ra. Bán nước là sự kiện động trời, là tin kinh khủng, sét đánh ngang mày đối với mọi người, mọi nhà Việt Nam... cộng sản đã dấu kín được trong hai mươi bốn năm dài (1990 – 2014) nhưng chúng không thể dấu kín tội ác bán nước mãi mãi được. Hiện nay và thái độ phản ứng của cộng sản cho thấy là chúng không còn dấu diếm được ai nữa!
Nay, trước thanh thiên bạch nhựt, Thái độ của cộng sản về chủ quyền đất nước, số phận con người Việt Nam nay đã rõ. Những ai trước đây còn nghi ngờ về việc cộng sản bán nước có bán nước hay không giờ đây đã toại nguyện điều mình muốn biết:
ReplyDelete1- Nước Việt Nam đã bị cộng sản bán cho Tàu cộng!
2- Toàn dân Việt Nam đã bị cộng sản bán cho Tàu cộng!
3- Toàn dân Việt Nam nay là một đoàn nô lệ trùng trùng điệp điệp của Tàu cộng bao gồm tám mươi sáu triệu người tính cả dân và đảng viên của đảng cộng sản; dân số nô lệ Việt Nam còn đông hơn hai miền đông, tây nước Đức hùng mạnh nhập lại!
Đã chủ tâm bán nước, một việc làm ghê gớm, tất nhiên cộng sản phải im lặng hành động…như một bán đồ của riêng trong túi của mình! Còn đập chuột, diệt đối lập để giử bình thì ngược lại, phải chuẩn bị dư luận đầy đủ để còn phát động phê bình, tự phê.
Phê bình phải phê bình từ trên xuống, từ dưới lên, phê bình từ ngoài dân vào, có thế mới phê! Đảng cộng sản “của ta” có thế mới trong sạch.Phải phê bình như thế nào để sau khi CHIẾN DỊCH THANH TRỪNG hoàn tất, đảng cộng sản chỉ còn lại toàn phe ta, tức phe của đương kim thánh thượng. Phe “nó” thì nhất định phải cho đi đứt. Phải diệt trừ hậu hoạn cho dứt… nọc!
Tàu cộng hiện nay đang ráo riết diệt trừ tham nhũng, ráo riết diệt trừ đối lập – như Hồ Chí Minh đã làm năm 1967 ở Hà Nội, VỤ ÁN XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG, tức những người cộng sản theo Liên Xô - để củng cố địa vị của phe Tập Cận Bình, thánh thượng đương thời. Tàu cộng cũng sẽ ráo riết làm như vậy ở Việt Nam để củng cố quyền lực của chúng đối với người Việt Nam. Chúng sẽ:
1- Diệt tham nhũng
2- Trừ đối lập đến tận gốc.
Lá thư ký tên Nguyễn Thị Vân (được biết là của bà Bảy Vân viết?) lên án Vỏ Nguyễn Giáp không tiếc lời:
“Tội làm gián điệp cho Pháp, tội đứng đầu mạng lưới gián điệp cho Nga (vụ xét lại chống đảng cộng sản), tội cướp công người khác và các tội khác của Vỏ Nguyễn Giáp đáng ra phải tử hình mới đáng”. Vợ tổng bí thư Lê Duẩn tố cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trang 2,3… trang 13…Dân Làm Báo.
Theo bà Vân (?) tội của Vỏ Nguyễn Giáp đáng ra phải xử tử hình, thế thì những đàn em đông đảo của ông Giáp trong quân đội, trong đảng cộng sản, trong bộ máy nhà nước thì sao? Phải xử thế nào cho đáng tội của từng người?
ReplyDeleteHồ Chí Minh là gián điệp do Liên Xô huấn luyện, mở rộng phong trào cộng sản cho Nga, và là kẻ bán nước và bán nhân dân Việt Nam đặc biệt là cho Tàu cộng.
Chính Mao Trạch Đông đã dùng tay Hồ Chí Minh đẩy dân ta hai miền nam bắc lăn xả vào bắn giết lẫn nhau trong hơn nửa thế kỷ, hơn ba triệu người đã chết trong chiến tranh, hàng triệu người đã chết sau chiến tranh. Dân số Việt Nam đa số là người nghèo và không biết đã có bao nhiêu triệu người đã chết trong âm thầm. Hiện nay người nghèo đang tiếp tục chết vì đói nghèo, thiếu thốn cơm ăn, thiếu thốn thuốc men khi bệnh tật. Nhưng trên tất cả là toàn dân Việt Nam giờ đây đã mất nước về tay Tàu cộng!
Với những tội ác lớn lao như thế, Hồ Chí Minh là một tên tội đồ của toàn dân tộc Việt Nam. Tàu cộng là kẻ đang xâm lăng, chiếm đóng nhiều phần lãnh thổ của Việt Nam và cũng chính Tàu cộng đang cai trị Việt Nam, Thực tế là như vậy, nhưng vì sao giữa giờ phút tang tóc này của toàn dân Việt Nam lại có sự xuất hiện lá thư ký tên của bà Bảy Vân (?) hết lời ca ngợi “cha” Hồ kính yêu và kể lể công ơn trời biển của Tàu cộng trong chiến tranh Việt Nam đồng thời lên án nặng nề Vỏ Nguyễn Giáp? (Vợ tổng bí thư Lê Duẩn tố cáo đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trang 6…Dân Làm Báo)
Không phải ngẩu nhiên mà có lá thư bà Nguyễn Thị Vân ca ngợi Hồ Chí Minh, kể công trời biển của Tàu cộng đồng thời lên án Vỏ Nguyên Giáp hết lời và cũng không phải ngẩu nhiên mà tên Nguyễn Phú Trọng lại tuyên bố việc “đập chuột, giữ bình”. Hai việc này có sự liên hệ với cùng một mục tiêu.
HAI SỰ VIỆC:
1- Đập chuột để giữ cái bình cộng sản
2- Diệt trừ đối lập cũng để giữ cái bình cộng sản
MỘT MỤC TIÊU CHUNG:
Củng cố và làm cho nhà nước của ngụy quyền Hán cộng ở Việt Nam còn duy nhất chỉ một phe của Hán cộng. Có như thế nhà nước ngụy quyền Hán cộng trên đất Việt Nam mới vững chắc được dài lâu!
Nặng nề lên án Vỏ Nguyên Giáp và liền sau đó là công khai tuyên bố dự án Đập Chuột - Giữ Bình của Nguyễn Phú Trọng, hai việc trên đây xuất hiện tuy trước, sau nhưng cùng một thời điểm và nhắm vào mục tiêu chuẩn bị dư luận cho cuộc.thanh lọc đảng cộng sản sắp đến. CHỈNH ĐẢNG – THANH LỌC ĐẢNG đồng nghĩa với THANH TRỪNG ĐẢNG VIÊN.
Chuẩn bị dư luận trước khi có những biến cố thảm sát nội bộ kinh thiên động địa của đảng là ngón nhà nghề Tàu cộng từ thời Mao truyền lại. Tập Cân Bình nay đang áp dụng lại bài học của Mao, chuyện gì xãy ra ở trên phần đất của Tàu cộng sản cũng sẽ xãy ra trên đất Việt Nam vì theo giao ước trên giấy tờ hai bên đã ký từ năm 1990, Hiệp Ước Thành Đô:
ReplyDelete“Việt Nam là một khu tự trị dưới sự cai trị trực tiếp của Bắc Kinh và là một thành phần trong cộng đồng văn minh Trung Hoa!”
Phong trào Đập Chuột – Giữ Bình, Diệt Đối Lập để thanh lọc đảng viên, củng cố đảng cộng sản đang bắt đầu chuyển động…
1- Điều gì sẽ xãy ra cho đảng viên cộng sản trong đại hội đang đến?
2- Các đảng viên lâu năm hay mới vào đảng cộng sản nghĩ gì về CUỘC THANH TRỪNG ĐẢNG CỘNG SẢN SẮP ĐẾN?
3- Các đảng viên chủ tâm bán nước cho Tàu nghĩ gì và các đảng viên là đối tượng ám chỉ bóng gió của lá thư ký tên của bà Bảy Vân, vợ Lê Duẫn nghĩ gì?
4- Lá thư nói trên thực sự ai là tác giả?”
Sắp tới đây, ai sống, ai chết, ai buồn hơn ai?
Hy sinh cả một đời cho NÓ, để kết cục nó đối với mình như thế đấy!
Đây là "sống chiến đấu học tập theo gương bác Hồ vũ đại" ấy mà.
ReplyDeleteDù sao, bác Trạch cũng còn sống, chư không như bà CÁT HANH LONG ân nhân của bác! đảng.
Bị đấu tố trong CCRĐ năm xưa.
Bác Trạch chiaw chết là mừng rùi.
Bác Cường kính mến, tôi rất thích những bài thơ của BMQ, vì đó là những tiếng lòng, những cảm xúc rất chân thực của nhà thơ trước những cảnh đời mà ông chứng kiến, ông vui, ông hạnh phúc ta biết, ông đau đớn, xót xa ta hay, thơ ông quá chân thực như con người ông, tôi có đọc một bài nói về ông đó là cn hồn nhiên, yêu cs, yêu đất nước, yêu lý tưởng, yêu con người cho đến ngày ông tỉnh ngộ ra mọi điều đang xảy ra trên đất nước này đã phụ tình yêu hồn hậu của ông, đến mức ông đã phải thốt lên: Quay mặt đâu cũng phải ghìm cơn mửa, cả một thời đểu cáng đã lên ngôi! Vì sao và vì điều gì để một cn trong sáng chỉ biết yêu thơ phải cay đắng đên như vậy, chắc bác biết rồi đấy!
ReplyDeleteTrời ơi đến giờ bà chủ blog Phương Bích mới update để biết đường hồi âm lại người cùng chí hướng tên Huệ :-) !
DeleteNếu tôi nhớ không lầm lời bài thơ Huệ víêt là của TRẠCH GẦM !
Thơ ông này đúng là những tiếng gầm thét đầy phẫn nỗ, chen lẫn tiếng chửi thề vang trời dậy đất dành cho CS
Thức Tỉnh
Ai dạy con…
Đi làm ăn cướp
Ăn cướp có ngày không đất để chôn
Ai dạy con…
Đi làm thằng bán nước
Bán cả sơn hà, nhục nhã nào hơn
…
Đảng lừa nhân dân đi làm cách mạng
Dân chúng Miền Nam đội lúa vô bưng
Đảng hể hả cười trên máu xương dân tộc
Chôn Quê Hương xuống vực thẳm đại đồng
…
Đầy tớ nhân dân
Đảng vẫu mặt ngồi trong cửa cao nhà rộng
Hạnh phúc nhân dân
Đảng phát khố thay quần
Đảng cướp sức dân dữ hơn lũ cướp
Đảng lạy giặc Tàu dâng đất cầu vinh
…
Con bây giờ…
Cầm chén cơm chan máu
Đổi họ thay tên quên mất cội nguồn
Tuổi trẻ ngày xưa cho là yêu nước
Để bây giờ …
Nhìn nước mất nhà tan
Cầm súng trên tay…
Súng còn thức tỉnh
Con mù câm bám theo lũ bạo tàn
Quay về đi con cùng người yêu nước
Để đảng cướp còn…
Là… mất cả Giang San
Trạch Gầm
*
Lão Móc [laomoc45@yahoo.com] viết bài dưới đây giới thiệu bài thơ chửi CS te tua của Trạch Gầm
[tríc]
Tôi có người bạn tù ở chung trại tù VC ở Hoàng Liên Sơn là anh Nguyễn Đức Trạch. Bạn ta là con của bà nhà văn Tùng Long, anh của nhà văn Nguyễn Đức Lập. Là một cựu sĩ quan Quân Báo của QLVNCH nhưng anh ta rất hiền lành. Ít ai ngờ anh ta lại là nhà thơ Trạch Gầm, tác giả bài thơ “Cho Tao Chửi Mày Một Tiếng” có nội dung như sau:
“Đụ má, cho tao chửi mày một tiếng
Đất của Ông Cha sao mầy cắt cho Tàu
Ngậm phải củ gì mà mầy cứng miệng
Đảng của Mầy, chết mẹ… đảng tào lao.
Chế độ mầy vài triệu tay cầm súng
Cầm súng làm gì chẳng lẽ hiếp dân
Tao không tin lính lại hèn đến thế
Lại rụng rời… trước ách ngoại xâm.
Mầy vỗ ngực. Anh hùng đầy trước ngõ
Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin
Mội liền răng à thì ra vậy đó
Nó cạp mầy, mầy thin thít lặng thinh.
Ông Cha mình bốn ngàn năm dựng nước
Một ngàn năm đánh tan tác giặc Tàu
Thân phận mầy cũng là Lê là Nguyễn
Hà cớ gì… mầy hèn đến thế sao.
Chuyện mầy làm Toàn Dân đau như thiến
Mấy chết rồi, tao nghĩ chẳng đất chôn
Hãy tỉnh lại ôm linh hồn sông núi
Cứ đà nầy… chết tiệt còn sướng hơn.
Đàn gảy tai trâu… xem chừng vô ích
Giờ mầy nghe tao chửi còn hơn không.”
[hết trích]
Xin lỗi hai bác, 12 ngày qua, giờ tôi mới lại vào blog đây ạ
DeleteXin blog chủ cứ tự nhiên ... như người Hà Lội :-) !
DeleteBận việc thì cứ làm cho song, rồi lo cho blog sau !
Miễn là đừng bỏ bê blog đã dầy công thực hiện !
"Chúng nó thù dai như đỉa" và man rợ đến cùng cực
ReplyDeleteDưới đây, là một lá thư của một cựu quân nhân thương binh Việt Nam Cộng Hòa (ở Úc) gửi cho một người bạn lính cùng khóa 4/72B SQTB Đồng Đế (đang ở Hoa Kỳ)…
Một lá thư bình thường như hàng ngàn lá thư khác, duy có điều mà tác giả muốn kể lại: chứng kiến tận mắt, nghe tận tai, những thảm cảnh bi thương, của các thương bệnh binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, sáng ngày 01/05/1975, sau khi Bắc quân vào Saigon.
Sydney, cuối tháng 11 năm 2013.
Cường “dù” thân,
Cái số tao với mày có “cái duyên” gặp gỡ nhiều lần, mặc dù hai thằng ở hai đơn vị khác nhau, cách xa nhau hàng trăm cây số.
Lần gặp gỡ đầu tiên ở quân trường Đồng Đế, một trung tâm huấn luyện thép, lúc đó, chỉ biết nhau thôi vì mày ở trung đội 1, còn tao thì trung đội 4, một trung đội luôn được “vinh dự” vác súng nặng. Cho đến khi hai đứa được lệnh vác ba lô súng đạn đi công tác chiến tranh chính trị “Chiến Dịch Hòa Đàm Ba Lê“năm 1973 đợt 1 tại Phan Lý Chàm, một quận lỵ của tỉnh Bình Thuận, tình cờ được sắp xếp trong cùng nhóm, đến lúc đó mới thật sự chơi thân với nhau… Khi còn trong “quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, thì mày mang cái tên là Cường “Pilot”, vì cái mộng “lơ lửng trên không“ của mày, nhưng mộng không thành, cuối khóa đành tình nguyện về Nhảy Dù cho có chút hơi hám của AIR…
Thế rồi, ngày tháng trôi qua mau, ngày tụi mình gắn “quai chảo” cũng tới, các tân sĩ quan bùi ngùi chia tay mỗi đứa về đơn vị mà mình đã chọn. Riêng cái nhóm tụi mình còn có thể gặp nhau tại SaiGon, mỗi đứa có 15 ngày phép ngắn ngủi… Sau đó, tao về trình diện trường Công Binh Bình Dương, còn mày thì về Bộ Tư Lệnh Dù Hoàng Hoa Thám, học khóa nhảy dù trước khi về trình diện tiểu đoàn 8 Nhảy Dù…
Kể từ đó, tao cứ đinh ninh rằng, tao và mày rất khó mà có cơ hội gặp lại… nhưng tại “cái duyên” nên tao và mày lại gặp nhau vài lần nữa cho đến cái ngày đen tối nhất của QLVNCH… ngày cuối cùng 30 tháng 4 năm 75.
Gặp mày lần thứ hai, tao đang theo học Công Binh ở Bình Dương, vì cũng gần Saigon nên cứ 2 tuần được cho về phép cuối tuần… Tao thật bàng hoàng khi nhận được tin mày bị thương: 1 mảnh sơn pháo 130 ly chém vào đầu gối chân phải ở mặt trận Thường Đức, tao vội đến nhà thăm mày… Cứ như thế tao và mày vẫn còn gặp nhau 2, 3 lần nữa…cho đến khi tao tốt nghiệp khóa căn bản Công Binh về trình diện tiểu đoàn 7 Công Binh của sư đoàn 7 Bộ Binh, bộ Tư Lệnh đóng tại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, tỉnh Định Tường, do Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam làm Tư Lệnh. Kể từ đó, tao và mày cũng như các bạn cùng trang lứa, mỗi đứa một phương trời, đi làm nhiệm vụ của người trai thời chiến chinh… rất khó có cái cơ hội gặp gỡ lại nhau tại Saigon…
(TT)
ReplyDeleteTháng 2/1975 tao bị thương nặng, trong khi trung đội tao làm nhiệm vụ mở đường, tiếp tế đạn pháo binh cùng các quân cụ cho miền sâu, nằm sát biên giới Việt Miên. Được trực thăng tản thương về Tổng Y Viện Cộng Hòa Saigon điều trị. .
Lúc đó, tình hình chiến sự ngày càng bi đát, các thương bệnh binh từ khắp nơi đổ về Tổng Y Viện ngày càng nhiều… Rồi tin tức được báo chí, đài phát thanh đăng tải và thông tin về cuộc di tản của quân đoàn 2… tức là vùng cao nguyên Pleiku, Ban Mê Thuột rơi vào tay địch quân… tiếp theo là mất vùng 1, tất cả các đơn vị thiện chiến, chủ lực của VNCH lần lượt di tản về phía Nam…
Một lần nữa, tao gặp lại mày thật tình cờ, lúc mày vào tái khám vết thương cũ tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, cũng nhân dịp này, mày đến thăm tao, sau khi đến nhà tao hỏi thăm được biết tao đang nằm điều trị tại đây…
Chiến sự ngày càng khốc liệt, VC bắt đầu bao vây Saigon, pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất, cũng may, không có trái nào lạc vào Tổng Y Viện… Đêm ngày 29/04 và ngày 30/04 các thương binh VC từ các mật khu và ven đô được đem về tràn ngập trong Tổng Y Viện, phe ta lẫn phe địch đều nằm chật kín các hành lang bệnh viện, đau đớn, kêu la và… chờ tử thần đến đưa đi, vì các Bác Sĩ cùng Y Tá, nhân viên đều đã bỏ chạy khỏi Tổng Y Viện…
Sáng ngày 1/05/ 1975, từ trên lầu 3 khu tổng quát, tao đã chứng kiến VC chạy vào cổng Tổng Y Viện bằng 2 xe Jeep treo cờ Mặt Trận GP, ngừng trước cửa văn phòng của Chỉ Huy Trưởng Tổng Y Viện CH, dẫn vị Y sĩ Chuẩn Tướng (không nhớ tên) lên xe Jeep và chở đi mất tiêu. Sau một thông báo bằng loa phát thanh, tất cả các thương bệnh binh VNCH đều phải rời khỏi bệnh viện trong thời hạn 1 ngày… Thế là một quang cảnh hoảng loạn đã xảy ra… Các thương bệnh binh VNCH, người còn đi được hoặc may mắn còn chút sức tàn dắt díu các thương binh bạn khập khiễng rời khỏi nơi điều trị…
Còn lại, là thương bệnh binh bị thương nặng, cảnh những người này rời đi mới chính là cảnh thê thảm nhất mà tao đã nhìn thấy trong suốt cuộc chiến Quốc Cộng, họ bò lê bò lết dưới đất, bông băng dính đầy máu mủ, quét trên mặt đất, dính đầy bùn đất, vết thương lở lói, máu mủ vẫn còn rỉ ra ngoài, nhưng tất cả đều cố gắng trong sự tuyệt vọng cùng cực, cố bò, lết từng tấc đất ra cổng Tổng Y Viện Cộng Hòa… Đến đây, tao thật không dám nghĩ tiếp: “Cuộc sống của họ ra sao, nếu như ra khỏi được Tổng Y Viện và sống dưới một chế độ thù địch?”
Cường “dù” thân,
Tao viết cũng đã khá dài, với mục đích nhắc mày và nhắc ngay chính bản thân tao, dù có hơi muộn màng, các thương phế binh VNCH còn kẹt lại quê nhà: “Chính là những người chúng ta phải tri ân, vinh danh họ đã hy sinh một phần thân thể cho Tổ Quốc, hiện đang oằn mình trước sự sống cơ cực dưới một chế độ CS, không chút quan tâm mà còn thù hằn, đày ải những con người đáng thương này.”
Thân,
“Cao Bồi” TPB Phạm Trinh Viên (Sydney, Úc)
Cụ Võ Nguyên Giáp quả là nhìn xa trông rộng: cụ biết trước rằng muốn được yên nghỉ ngàn thu thì phải về quê nằm trong lòng nhân dân, chứ nằm ở Mai Dịch thì chắc chắn sẽ không được yên.
ReplyDeleteChu Văn Biên, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tỉnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng: ‘Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại’…”
ReplyDeletecực kỳ kinh hải - có ai biết mồ của thằng Chu văn Biên không ?,hay đến đào lên đi ! khốn nạn quá !!!
Lãnh đạo VN sợ con cháu họ đói-nên họ tìm mọi cách để kiếm tiền thôi, tài sản ăn 10 đời chưa hết vẫn không ngừng "tham ăn hốt uống". Họ tưởng đâu để nhiều tiền là vợ con sẽ kính trọng họ và con cháu có nhiều tiền sẽ sống an toàn?. Trong cơ chế này thì con cháu họ không lấy gì đảm bảo giữ được tài sản sau này cả khi mà mấy "ông bà tham ăn" của họ chết đi. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại cũng đủ hại con cháu họ rồi
ReplyDelete100 năm nữa không ai nhớ Lê Duẫn, Nguyễn văn Linh, Đổ Mười, Nguyến Phú Trọng, Phùng quang Thanh là ai? Con cháu mấy người này nhớ giữ mình lúc đó nha. Nhà cầm quyền lúc đó chỉ cần cướp tài sản của con cháu mấy nhà này là đủ giàu có.
http://www.triethocduongpho.com/2014/10/21/ban-ve-nguoi-ban-than-rat-than-cua-viet-nam/
ReplyDeleteSự tàn ác một cách thiển cận khiến Trung Quốc chỉ sử dụng được một phần sức mạnh của mình, còn tính duy lợi hẹp hòi lại tạo ra sự ích kỷ. Biết bao tinh hoa của cả một nền văn hóa đồ sộ phải bị chôn vùi, cái gì cũng chỉ giữ cho riêng mình, biết bao bí quyết bị thất truyền. Y học cổ truyền Trung Quốc khiến cho cả thế giới phải khâm phục, nhưng nếu không có thói quen “dấu nghề” đó thì nó còn rực rỡ đến thế nào nữa? Tôi nghĩ sẽ gấp trăm lần lúc này. Chính sự ích kỷ đó thể hiện một tầm nhìn hạn hẹp ngăn cản bước tiến của dân tộc này và vì thế tuy rộng lớn, giàu có, tràn đầy nội lực nhưng nó cũng rơi vào sự trầm luân và làm mồi cho những dân tộc lão luyện hơn.
VN chỉ sinh ra toàn lãnh đạo chỉ biết lo cho thân mình và con mình, còn cháu chắt sống trong chế độ độc tài thì kệ mẹ nó.
ReplyDeleteSau này con cháu có bị chính nhà cầm quyền cướp tài sản cũng kệ vì ta (PQT, NTD, LeDuan, LDA, NPT) đã chết rồi có sống lại đâu mà lo..
Không hiểu sao tôi không nhập được vào phần trả lời của bác LMC, đành trả lời bác dưới này ạ. Thưa bác LMC, đó là 2 câu thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc hiện sống tại Đà Lạt bác ạ, bài thơ có tên " Bài thơ tháng tám".
ReplyDeleteHuệ thân ái,
DeleteCám ơn Huệ đã kiên nhẫn thuyết phục cái đầu già bất trị của tôi :-) !
Để tỏ dấu ăn năn phục thiện và chia xẻ với mọi người bài thơ hay trên,
tôi xin post ở đây nguyên văn bài thơ ái quốc này. Cám ơn Huệ nhiều lắm.
Cám ơn blog chủ tao sân chơi cho chúng tôi vui chơi và học tập lẫn nhau :-) !
BÀI THƠ THÁNG TÁM
Các anh - những người Tháng Tám
Các anh đâu rồi ? thấm mệt rồi chăng ?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
"Thế sự du du..." thật giả nhập nhằng!...
Có lẽ nào ? Có lẽ nào ? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân ?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh ?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành ?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời
Các anh đâu rồi ?
Những người Tháng Tám
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do ?
Dân tộc từng sống chết chẳng so đo
Quyết không làm nô lệ
Sao hôm nay Người đành cam chịu thế
Mặc thân phận mình dưới ách tà gian
"Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than..."
Câu hát cũ lòng tôi rỉ máu
Kìa em gái Trường Sơn hiện hồn về nhìn tôi đau đáu
Tháng tám ơi! Tháng Tám nước non mình
Tôi lại đi, lầm lũi cuộc hành trình
Chỉ có thế thôi! Thơ
Với cường quyền
Ðối mặt
Sống trong tôi là triệu người đã khuất
Ðang thét đòi món nợ: Tự Do!
(19-8-1994)
Huê thân thương,
ReplyDeleteĐừng buồn khi trục trặc kỹ thuật, bởi đó như tâm bệnh nắng mưa của trời đất !
Ngày nào blog chủ Phương Bích còn chịu chơi, bọn mình chơi tới bến luôn nhé !
Bổng dưng lại nổi hứng thích đọc thơ cụ Trần Tế Xương Huệ à !
Nhớ người xa
Trần Tế Xương
Ta nhớ người xa cách núi sông.
Người xa, xa có nhớ ta không?
Sao đương vui vẻ ra buồn bã?
Vừa mới quen nhau đã lạnh lùng.
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng;
Khi riêng, riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là trai gái,
Một ngọn đèn xanh, trống điểm thùng.
Rất xin lỗi bác Lại Mạnh Cường và các bác, dao này Phương Bích ít vào blog quá. Thành thật xin lỗi các bác.
DeleteBác Cường kính mến! Tôi thấy bác am hiểu và tinh thông mọi điều : Kinh tế, chính trị và cả văn hóa văn nghệ, thơ ca nữa, đợt này chị PB bận nhiều công chuyện khiến bác hơi buồn, thế thì bác rẽ qua nhà bác Hiệu Minh thử xem, tôi thấy các bác bên ấy bàn lắm chuyện hay và ai cũng học rộng hiểu nhiều khiến tôi rất khâm phục, có nhiều bác cũng ở xa quê hương như bác đấy. Bác thử sang xem sao?
ReplyDeleteHue ui,
DeleteHie^n ko^ o? nha, mu*o*n ma'y tra loi bang chu Viet ko^ dau^'
Lo*~ "ie^u" blogger Phuong Bich rui`, hihihihihi :-) !
JUST KIDDING :-)) ! Like PB nhe^u na('m !
Ho^?ng muo^n bo? bo^` nha` đi cho*i cho^~ kha'c
Bác LMC, bác chép bài thơ tháng tám ra tôi đọc lại nó mà thấy từng vần thơ ứa máu, cứa vào tim gan, mặc dù tôi chỉ là lũ hậu sinh sau này, chẳng biết CMT8 nó ra làm sao, chỉ đọc qua sách vở. Không biết có ai cảm nhận như tôi không?
ReplyDeleteHue men,
ReplyDeletetoi cung song xa xu nhu Bac Cuong nhung o dong au
Toi rat dong cam voi Hue va Bac Cuong.
toi cung mong chi Phuong Bich thuong xuyen cap nhap blog
Cám ơn TH bratis nhiều nhé :-) !
DeleteTôi có lắm người quen cũ mới
lẫn cả người thương ở Đông Âu :-) !
TH bratis ở xứ nào vậy, có thể bật mí chăng ?
Mong phản hồi và chúc mãi mãi trẻ đẹp nhớ :-) !
Ôi, lâu quá mới ghé qua chỗ chị PB, lại có thêm cả bác TH bratis và bác Cường đồng cảm với tâm trạng tôi, cảm ơn các bác nhiều nhiều!
ReplyDelete