Translate

Friday, 15 February 2013

CƯỠNG CHẾ ĐỂ CÓ ĐẤT LÀM CHÙA ?

Đây là một bài tổng hợp một số tư liệu về chùa Bái Đính do tiến sĩ sử và khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên đăng trên facebook cá nhân. Nó hơi dài, nhưng xin bà con chịu khó đọc, vì có khá nhiều tư liệu bổ ích, giúp ta biết thêm phần nào về việc này.

" RẤT MONG BÀ CON HIỂU ĐÚNG RẰNG:
CHỖ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CHÙA, LÀ NƠI THỜ PHẬT, MÀ LÀ ĐIỂM DU LỊCH, MỘT NƠI KINH DOANH."






ENTRY NÀY NHÀ CHÁU VIẾT TỪ NGÀY 10/8/2010 trên Gocsayblog, (đã bị tin tặc phá mất).
May là còn tìm thấy trên mạng, ở:
- http://nhobethoi.multiply.com/journal/item/302/302?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem
- http://tranhung09.blogspot.com/2010/08/cuong-che-e-co-at-lam-chua.html
NHÀ CHÁU ĐƯA LẠI, VÌ BÀ CON ĐANG XÔN XAO ĐI LỄ Ở CÁI GỌI LÀ CHÙA BÁI ĐÍNH.  
CHÙA BÁI ĐÍNH CỔ NẾU CÓ LỄ HỘI CŨNG CHỈ LÀ CỦA DÂN MẤY LÀNG XUNG QUANH LÀ CÙNG. NHƯNG NẾU HỎI BÁC GÚC BẰNG CỤM TỪ "KHAI HỘI CHÙA BÁI ĐÍNH 2013", SAU 0,25 GIÂY SẼ ĐƯỢC 251.000 LINKS.
NĂM NAY, BTC HỘI CÒN MỜI ĐƯỢC CẢ PTT NGUYỄN XUÂN PHÚC VỀ ĐÁNH TRÔNG KHAI HỘI. THẾ LÀ THÀNH QUỐC HỘI (NATIONAL FESTIVAL) DZỒI !
BÀI CŨ, NHÀ CHÁU CHỦ YẾU CHI TIẾT THÊM VÀI HÌNH ẢNH VỀ CÁC TRÍCH DẪN, NGUỒN... VÌ CÓ LINK ĐÃ DIED . 
Lúc 15g46 ngày 08/08/2010, báo Nhân Dân điện tử bài "Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Ninh Bình giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính" :
NDĐT- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc vừa văn bản số 4873/VPCP-NC truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tỉnh Ninh Bình giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính.Công văn ghi rõ: Xét báo cáo số 127/CV/HĐTS-VP1 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc giải phóng mặt bằng khu vực chùa Bái Đính phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện theo đúng pháp luật, bàn giao mặt bằng trong tháng 8 năm 2010 để kịp thời phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI.
Theo ông Phan Tiến Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình, Khu núi chùa Bái Đính là một trong các khu chức năng thuộc khu du lịch sinh thái Tràng An đã được chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 365/CP-KTTH ngày 22-3-2004 và đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt quy hoạch tổng thể tại quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 18-11-2005 nhằm bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị văn hoá, di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, để tiến tới đề nghị UNESCO công nhận khu cố đô Hoa Lư là di sản văn hoá thiên nhiên thế giới.
Tại quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 10-1-2008 của UBND tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch tổng thể với 539 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới, khu công viên văn hoá và học viện phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm thị, hồ phóng sinh,v.v… Trong  số hơn bốn nghìn hộ nông dân nằm trong khu vực dự án đã được chuyển đến nơi ở mới có tiện nghi sinh hoạt khá hơn nhiều so với nơi ở cũ, các gia đình đã ổn định cuộc sống.  
Đ.T 


MỚI CÓ 3 NĂM, LINK GỐC CỦA BÀI TRÊN BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=39&sub=127&article=180846 ĐÃ 'DIED'.
MAY CÒN LƯU Ở http://www.baomoi.com/Thu-tuong-Chinh-phu-yeu-cau-tinh-Ninh-Binh-giai-phong-mat-bang-khu-vuc-chua-Bai-Dinh/122/4676508.epi).

Nhưng hóa ra đây là CHÙA NHÀ NƯỚC xây a?

KHÔNG NHẼ Việt Nam đang quay lại coi Phật giáo là Quốc giáo như cách đây 1.000 năm?

Theo sử sách thì thời bấy giờ, chùa do Vua xây, được gọi là "Đại danh lam".
Nhưng cái gọi là “chùa Bái Đính mới ” chẳng đáng được thế, dù đã lập rất nhiều KỶ LỤC.


Kiến trúc ba tầng mái  là thế  giới của người chết. Nhưng “chùa Bái Đính mới” có cái gọi là Tam quan ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật. Điều đó không chấp nhận được – PGS-TS Trần Lâm Biền.

Đây là nguyên văn tin "Sẽ thực hiện biện pháp cần thiết để bàn giao toàn bộ mặt bằng Khu tâm linh chùa Bái Đính trong tháng 8" trên báo Kinh tế Nông thôn:

06/08/2010 - 01:07:00
Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, đến hết tháng 7/2010, Dự án Khu tâm linh núi chùa Bái Đính đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các tuyến đường giao thông, hệ thống điện, khu tái định cư, hệ thống cây xanh… Trong khu vực chùa đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng điện Tam thế, điện Pháp chủ, điện Quan âm… và các hạng mục công trình phụ trợ khác. Kết quả GPMB tính đến tháng 7/2010, tỉnh đã ban hành 9 Quyết định thu hồi đất với tổng diện tích đất thu hồi là gần 400 ha, với trên 3.800 lượt hộ, tập thể và cá nhân có liên quan. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 139 tỷ đồng.
ẢNH: Ông Phan Tiến Dũng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định sẽ không để các hộ dân thiệt thòi về quyền lợi.
Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn, ông Trương Cộng Hòa cho biết: “Chỉ còn một vướng mắc dẫn tới chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư là hộ ông Nguyễn Văn Phi chưa đồng ý với các phương án đền bù mà Hội đồng giải phóng mặt bằng đưa ra. Mặc dù cả hệ thống chính trị huyện Gia Viễn đã vào cuộc thuyết phục, tuyên truyền vận động và tạo mọi điều kiện tốt nhất, đảm bảo quyền lợi của gia đình ông Phi không bị thiệt thòi”.
Các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình khẳng định: Mặc dù Hội đồng giải phóng mặt bằng có thiếu sót trong việc “chưa áp dụng mức hỗ trợ đất vườn xen kẽ trong khu dân cư, nhưng sai sót đó đã được khắc phục”. Về quy trình, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chế độ chính sách đền bù, bồi thường, tái định cư cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phi về cơ bản đảm bảo đúng quy định.
Trước đó, ngày 13/7/2010, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Công văn số 4873/VPCP – NC gửi UBND tỉnh Ninh Bình, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: “Yêu cầu UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện đúng theo pháp luật, bàn giao mặt bằng trong tháng 8 năm 2010 để kịp thời phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ VI”.
ẢNH: Toàn cảnh buổi Họp báo sáng nay 06/8/2010.
Tại buổi họp báo, ông Đinh Trung Phụng, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình ghi nhận những thông tin phản ánh của báo Kinh tế nông thôn trong suốt thời gian qua đã giúp cho các cơ quan liên quan xem lại cách triển khai và có giải pháp xử lý đảm bảo không bỏ sót quyền lợi hợp pháp của người dân. Hội đồng giải phóng mặt bằng cần rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền thuyết phục người dân. Đặc biệt, cần phối hợp thông tin với báo chí để người dân hiểu rõ, hiểu đúng, tạo sự đồng thuận trong dư luận.
Kết luận buổi họp báo, ông Phan Tiến Dũng, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định: “Dự án Khu tâm linh núi chùa Bái Đính không chỉ của riêng Ninh Bình mà có ý nghĩa to lớn với cả đất nước. Trong khi triển khai giải phóng mặt bằng và đền bù không tránh khỏi những thiếu sót do nhiều nguyên nhân. Song những thiếu sót đã được khắc phục kịp thời không để ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người dân. Đối với trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Phi, từ ngày 06/8/2010, UBND tỉnh sẽ không giải quyết đơn thư, kiến nghị của hộ ông Phi”.
Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết, công tác tuyên truyền, thuyết phục đã thực hiện tốt, hơn 3.800 hộ dân đã tự giác nhận đền bù và bàn giao mặt bằng để thi công kịp tiến độ đề ra. Thời gian tới, công tác tuyên truyền vẫn cần phải được duy trì ngay cả sau khi các hộ đã nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng.Đức Thành .
Cụ thể thế nào thật khó biết.
Chỉ biết rằng đến mức PHẢI HỌP BÁO thì chuyện chắc chắn là... CÓ CHUYỆN.

TUY NHIÊN, CHỈ LIỆT KÊ LẠI theo nhandan.com.vn (17:51 ngày 04/7/2009- http://www.baomoi.com/Xu-ly-nghiem-nhung-truong-hop-xay-dung-trai-phep-tai-khu-du-lich-Bai-Dinh/148/2905842.epi) và Kinh tế Nông thôn (http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/bandoc/2010/8/24350.html) thì đã thấy việc quy hoạch ở đây là CHƯA TỪNG TRÊN KHẮP CÕI TA BÀ NÀY :
– Ngày 31/3/2006 UBND tỉnh Ninh Bình quyết định số 675/QĐ-UBND về việc thu hồi đất, giao đất để giải phóng mặt bằng xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính tại xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn- Ninh Bình) với diện tích 18,8 ha. Trên diện tích đất thu hồi không hề hộ dân nào phải di dời chỗ ở bởi nơi đây là đất rừng.
– Ngày 03/4/2006, UBND tỉnh lại Quyết định số 697/QĐ-UBND về việc thu hồi 177.353m2 đất thuộc xã Gia Sinh, trong đó 106.879m2 đất của 251 hộ gia đình và 65.474m2 đất do UBND xã Gia Sinh quản lý. 
– Ngày 11/9/2006, UBND tỉnh Ninh Bình lại ra quyết định số 1879/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính lên tới 390 ha.
- Ngày 07/9/2007, UBND tỉnh Ninh Bình lại tiếp tục ra Quyết định số 2105/QĐ-UBND phê duyệt mở rộng thêm 91,74ha, tức là tổng diện tích quy hoạch lên đến 481,74ha.
– Ngày 10/01/2008, UBND tỉnh lại ra Quyết định số 62/QĐ-UBND với nội dung tiếp tục mở rộng diện tích thêm 57,46ha và tổng diện tích quy hoạch lúc này lên đến 539,2ha.
Từ 18,8ha năm 2006, chỉ 2 năm sau, khu quy hoạch PHÌNH LÊN đến 539,2ha (TỨC LÀ GẤP GẦN 29 LẦN). Mô Phật !



Nói về việc điều chỉnh quy hoạch, Phó chủ tịch UBND xã Gia Sinh Ngô Xuân Hưởng than thở: “Việc điều chỉnh quy hoạch cứ thay đổi liên tục đã gây nhiều khó khăn cho chính quyền xã và tạo tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân”.Đến lúc này người dân vẫn thắc mắc, liệu UBND tỉnh đã dừng quy hoạch tại đây hay trong nay mai sẽ tiếp tục điều chỉnh và người dân tiếp tục phải chạy? Sự phập phù trong quy hoạch khu di tích chùa Bái Đính đã khiến hàng trăm hộ dân xã Gia Sinh phải sống trong cảnh bất an... ("Xây dựng khu chùa Bái Đính, Ninh Bình: Nhập nhằng chuyện quy hoạch"- http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=18630)
Từ chỗ chỉ lấy đất rừng đến chỗ phải di dân.
KHÔNG CHỈ THẾ, nhiều địa điểm được quy hoạch làm khu tái định cư (cho dân vùng bị ảnh hưởng của trận lụt lịch sử năm 1985 làm vỡ đê sông Hoàng Long), nhưng rồi sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, khu tái định cư lại nằm trong phần diện tích quy hoạch cho khu chùa Bái Đính mới.
Chưa an cư đã phải... chạy
Theo đơn đề nghị gửi Báo Kinh tế nông thôn của nhân dân thôn Thuận Phong, xã Gia Sinh (Gia Viễn), thôn Thuận Phong trước đây là thôn An Thái, xã Gia Tiến (Gia Viễn), vốn nằm ngoài đê sông Hoàng Long. Năm 1985, trận lụt lịch sử làm vỡ đê sông Hoàng Long gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Năm 1987, người dân thôn An Thái di cư về khu vực thôn Thuận Phong. ông Phạm Văn Thắng, người trong thôn nhớ lại: “Khi ấy vì lợi ích chung trong công tác phòng chống lũ lụt mà chúng tôi tuân thủ nghiêm chỉnh lệnh di cư. Khi lên bờ chúng tôi chỉ được hỗ trợ về đất ở nên gặp rất nhiều khó khăn”.
Đầu năm 2006, UBND tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 675/QĐ-UBND “Về việc thu hồi đất, giao đất để bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng khu tâm linh chùa Bái Đính, tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn”. Đến năm 2007, UBND tỉnh lại tiếp tục duyệt quy hoạch xây dựng chùa Bái Đính và hình thành Khu du lịch sinh thái Tràng An. Tuy chưa nhận được văn bản thông báo chính thức nào nhưng khi nghe “phong thanh” nằm trong diện tích quy hoạch khiến người dân Thuận Phong không khỏi hoang mang, lo lắng. ông Nguyễn Xuân Sinh (thôn Thuận Phong), bức xúc: “Chúng tôi di cư lên đây phải vượt qua rất nhiều khó khăn, cuộc sống mới dần ổn định. Thế mà, đùng một cái chúng tôi lại phải di cư đi nơi khác”.
Điều làm người dân lo lắng hiện nay là, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi, giao đất bồi thường từ tháng 3/2006, nhưng đến nay đã hơn 3 năm trôi qua, người dân thôn Thuận Phong vẫn chưa biết mình đi đâu, về đâu (!?). Cũng có một, hai địa điểm được quy hoạch làm khu tái định cư, nhưng rồi sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, khu tái định cư lại nằm trong phần diện tích quy hoạch chùa Bái Đính.
("Xây dựng khu chùa Bái Đính, Ninh Bình: Nhập nhằng chuyện quy hoạch"- http://www.kinhtenongthon.com.vn/printContent.aspx?ID=18630)
Các tiêu cực trong việc GPMB ở đây thậm chí từng dẫn tới việc "43 cây bồ đề ở khu vực chùa Bái Đính bị chặt phá" :

Trưởng phòng hình sự công an tỉnh Ninh Bình cho biết, có 43 cây bồ đề loại nhỏ cao hơn đầu người đã bị chặt phá với dụng ý xấu chứ không vì mục đích kinh tế.
Còn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gia Viễn cho hay, đang có nhiều giả thiết về nguyên nhân, có khả năng đây chỉ là mâu thuẫn cá nhân, hoặc quá trình đền bù giải phóng mặt bằng có nhiều điểm chưa thống nhất, dẫn tới đối tượng này bức xúc, quấy phá.
(http://www.vietnamplus.vn/Home/43-cay-bo-de-o-khu-vuc-chua-Bai-Dinh-bi-chat-pha/20099/18062.vnplus)

TỔ TIÊN ĐÃ DẠY:
"DÙ XÂY 9 BẬC PHÙ ĐỒ ( Phù đồ là phiên âm chữ Stupa=Tháp/Chùa)
CHẲNG BẰNG LÀM PHÚC CỨU CHO 1 NGƯỜI"
NHÀ CHÁU CHO RẰNG ĐỂ LÀM CHÙA MÀ PHẢI DÙNG ĐẾN BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỂ LẤY ĐẤT THÌ THÀ ĐỪNG LÀM CÒN HƠN ! PHẬT NÀO LẠI VỀ ĐẤY MÀ CÚNG VỚI BÁI !
VÀ NHỮNG AI ĐẾN ĐÓ LỄ PHẬT CÓ BIẾT CHUYỆN CHÙA ẤY ĐƯỢC DỰNG TRÊN ĐẤT CƯỠNG CHẾ?


TUY NHIÊN, CHÍNH BÁO NHÂN DÂN ĐÃ VIẾT RẤT CỤ THỂ VÀ CHÍNH XÁC: KHU NÀY TÊN LÀ “KHU DU LỊCH TÂM LINH”.
MỘT KHÁI NIỆM THẬT QUÁI DỊ!

Nhưng đó cũng là tên gọi 1 khu TO LỚN VÀ NHẢM NHÍ KHÔNG KÉM ở tỉnh Bình Dương: "Lạc cảnh Đại Nam", của 'cá nhân' ông Dũng “lò vôi”.
VÀ NÓ ĐANG ĐƯỢC PHÁT TRIỂN, ĐỂ CÓ: "5 điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Việt Nam"- http://giaitri.tinmoi.vn/5-diem-du-lich-tam-linh-hap-dan-o-viet-nam-d3640.html
RẤT MONG BÀ CON HIỂU ĐÚNG RẰNG:
CHỖ ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CHÙA, LÀ NƠI THỜ PHẬT, MÀ LÀ ĐIỂM DU LỊCH, MỘT NƠI KINH DOANH.
Theo quy hoạch này, tổng diện tích khu du lịch Bái Đính lên đến 539,2 ha. Trong đó, mở rộng phía bắc đến sông Hoàng Long, phía nam mở rộng thêm khu tái định cư đồi Hang Thanh, phía đông nam mở rộng đến Áng Nhồi, phía tây giáp tuyến đường 8. Khu du lịch Bái Đính có tám khu chức năng chính, đó là khu chùa Bái Đính mới, rộng 80 ha; chùa Bái Đính cũ 27 ha; khu công viên văn hóa và Học viện Phật giáo 30,28 ha; khu đón tiếp du khách và các đại biểu; đất giao thông, bãi đỗ xe gần 43 ha; hồ Đàm thị và hồ Phóng sinh 143,7 ha; khu cây xanh cách ly và bảo tồn 121,03 ha; khu dân cư 70 ha. (nhandan.com.vn - 17:51 04-07-2009 - http://www.baomoi.com/Xu-ly-nghiem-nhung-truong-hop-xay-dung-trai-phep-tai-khu-du-lich-Bai-Dinh/148/2905842.epi)
CHÙA BÁI ĐÍNH THẬT, HÌNH NHƯ VẪN CÒN, NHƯNG NHỎ XÍU XIU VÀ Ở TÍT PHÍA TRONG.
AI MUỐN LỄ PHẬT XIN HÃY TÌM HỎI MÀ VÀO ĐẤY !
THẾ THÔI Ạ !
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !!!

P/S: NÊN XEM THÊM "Đừng xóa sổ chùa của tổ tiên" (http://bee.net.vn/channel/1988/201007/GSTS-Tran-Lam-Bie-Dung-xoa-so-chua-cua-to-tien-1760453/) 
.BONUS: -  ĐỀN CUÔNG, THÀNH HỒ & CHÙA BÁI ĐÍNH
... Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng, tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về Bái Đính, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
Con đường dẫn vào chùa Bái Đính cứ hun hút lao vào núi. Vừa đụng một khu vườn mang tên “vườn cây doanh nhân” thì mấy gã thanh niên (ăn mặc luộm thuộm như đám ma cô) lao ra chặn xe. Cái gì vậy? Mua vé! Ừ thì vé, 24.000 đồng. Thêm mấy cậu nữa chặn tiếp. Cái gì nữa? Muốn có “đường riêng” lên tận đỉnh chùa thì thêm 200.000 đồng nữa. Thế tiền vé kia là cái gì? Đó chỉ là cái vé “vất” xe giữa bãi.
Những hình ảnh làm tiền trắng trợn ngay từ lúc bẻ vô lăng đánh xe vào cổng chùa.
Bãi giữ xe, mua vé, nhưng chả có ma nào giữ. Vứt xe giữa một bãi đất đá lổn ngổn, mênh mông. Một đại công trường. Người ta đang bạt núi làm chùa. Chùa đang xây chưa xong và chưa có sư. Nhưng những dòng người khắp nơi đã ngùn ngụt kéo về. Hành khất ngồi vất vưởng. Thùng công đức nhiều vô thiên lủng. Trong khu chùa thượng, ngay bên bức tượng Phật mạ vàng (nghe nói to nhất Đông Nam Á), người ta đã đặt mấy bàn thu tiền “công đức”.

Cô hướng dẫn viên dặn chúng tôi: Khi vào cầu khấn chi thì trước khi kêu tên cha mẹ vợ con và tên mình thì phải xướng tên ông Trường trước. Tôi hỏi ông Trường nào, là bố đẻ ra Phật à và tại sao phải xướng tên ổng trước? Cô bé hướng dẫn có đeo bảng tên nơi cổ (và hô tiền thù lao 150.000 đồng) thản nhiên trả lời như được cài âm sẵn: đó là ông Trường, giám đốc công ty đã bỏ ra hơn 4.000 tỷ đồng xây chùa này.

Leo tới khu vực sân thượng thì đụng một khu… núi đá. Đó là những tảng đá đục khắc la liệt tên các vị nguyên thủ và hàng trung ương ủy viên từng quá bước vãn chùa xong… trồng cây lưu niệm.
Đã có quá nhiều điều tiếng về cấu trúc cũng như những kỷ lục của ngôi chùa Bái Đính new này. Có thể, với nhiều người, Bái Đính new cùng vô vàn những kỷ lục quái gở, lố bịch kia là… chốn thiêng của Phật. Nhưng với tôi, đó là nơi người ta đang kinh doanh Phật, đang bán Phật và nhạo báng Phật. Tôi không nhìn thấy Phật, không nhìn ra Phật, cho dù trong chùa nghe nói đã có xá lợi phật, xá lợi được rước từ Ấn Độ lên chuyên cơ về đây với những nghi thức đậm chất khoe mẽ. Tôi thích và cảm ở một thứ Phật tĩnh tại, khiêm nhường giản đơn như cây cỏ.

Trước khi rời Bái Đính new, ngồi tám chuyện với mấy bà hàng nước trước bãi đỗ xe. Lạ thật, mấy bà cứ luôn miệng “cam đoan” với chúng tôi rằng không phải ông Trường bỏ tiền ra xây chùa đâu, mà đó là tiền nhà nước đấy.
Chẳng biết thực hư thế nào. Bái Đính new là công ty TNHH chùa của ông Trường hay là ngôi chùa nhà nước ?

Cũng rất lạ khi suốt một tiếng leo chùa, không thấy Alec nói gì. Phạm Xuân Nguyên thì ngay từ đầu đã ngồi bệt dưới cổng, rủ lên thì lắc đầu ngoày ngoạy: tớ vào một lần rồi, giờ chả muốn vào nữa!
Thoát khỏi chùa với tâm trạng bực bội. Vậy mà những dòng người cứ chen ngược hổn hển leo núi, miệng nam mô. Tôi đã đến nhiều nơi và hốt hoảng nhận ra điều này: Tại sao những năm gần đây người ta xây chùa nhiều đến kinh hoàng. Tại sao những Thành Hồ, Đền Cuông vắng lặng. Tại sao những dòng người lại ngùn ngụt kéo về những ngôi chùa mới như Bái Đính new, quì rạp cúi lạy lớp lớp trong những ngôi chùa đền- miếu mạo thời thượng made in đại gia không tích tăm gốc gác?
http://www.truongduynhat.vn/den-cuong-thanh-ho-chua-bai-dinh/

3 comments:

  1. Tôi không coi Bái đính là chùa thờ Phật. Tôi chưa đến và đã tự hứa sẽ không bao giờ đến chùa Bái đính mới này và khuyến khích con cháu cũng không đến đó.

    Từ cung cách xây dựng và vận hành, người tinh ý sẽ thấy ngay đúng ra Bái đính mới chỉ là nơi người ta kinh doanh du lịch. Thực chất, chủ đầu tư là ông Dũng gì đó, giám đốc công ty Xuân Trường (?) ở Ninh Bình đã dựa trên thế lực liên kết chính trị để lấy đất xây chùa rồi lợi dụng tín ngưỡng của dân đến lễ để thu tiền.

    Chùa Bái Đính cổ có giá trị văn hóa và lịch sử thật thì nằm sâu trong núi ở cách chùa Bái đính mới giả hiệu vài km. Vì lợi nhuận, quan chức và doanh nghiệp nhũng nhiễu ở Ninh Bình đã thay trắng đổi đen, lăng xê cái giả mạo và che dấu cái giá trị văn hóa lịch sử thật của dân tộc.

    ReplyDelete
  2. Buôn thần bán thánh lợi nhuận hơn cả buôn vua

    ReplyDelete
  3. Nghĩ đời mà chán cho đời
    Buôn vua bán chúa như thời hỗn mang.
    Buôn thần bán thánh rõ ràng
    Lãi hơn ma túy, ngang hàng buôn dâm.
    Thần phật nào còn cái tâm
    Cho chúng nó chết để dân được nhờ.

    ReplyDelete