Vậy là sau bao nhiêu năm im ắng mỗi khi ngày 17-2 đến, hôm qua và hôm nay,đúng dịp kỷ niệm 34 năm cuộc chiến đấu chống quân bành trướng Bắc Kinh xâm lược Việt Nam, báo chí đã có thể gọi đích danh “Trung Quốc xâm lược” mà không ngán gì cái thòng lọng “16 chữ vàng -4 tốt” treo lơ lửng trên đầu.
Phải cảm ơn các đồng nghiệp báo Thanh Niên đã dũng cảm có bài phỏng vấn thiếu tướng Lê Văn Cương, ý kiến của tướng Cương cũng là ý nguyện của đông đảo người dân Việt trước sự im lặng bao nhiêu năm qua về cuộc chiến tranh năm 1979 và kéo dài thêm gần 10 năm tiếp đó.
Bài phỏng vấn đại tá Nguyễn Mạnh Hà trên Tuổi Trẻ sáng nay (18-2) cũng nhấn mạnh thêm một điều khác: “Là một người nghiên cứu lịch sử, nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.
Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.”
Sau nhiều năm lòng dân ấm ức trong im lặng, cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1979 được nhắc lại công khai, gọi đích danh “quân xâm lược Trung Quốc” chứ không là “tàu lạ, nước lạ” đã mang lại sự phấn khích cho bạn đọc, nghĩ kỹ cũng thấy “lạ”, bởi chỉ cần gọi đúng tên một sự việc thôi đã được cho là dũng cảm-điều này khiến tôi nhớ đến ý một câu thơ ai đó :“Thời chúng tôi đang sống thật lạ lùng /chỉ sống lương thiện thôi đã là người dũng cảm”. Chỉ cần lương thiện là dũng cảm, chỉ cần nói đúng tên sự việc là dũng cảm, biết như thế để hiểu hơn niềm vui sướng của hàng vạn bạn đọc trong ngày hôm qua khi dòng chữ “Quân bành trướng (quân xâm lược) Trung Quốc điềm tĩnh xuất hiện trên những trang báo .
Nhưng cuộc chiến tranh biên giới ấy không chỉ được nhớ đến trong một ngày, không chỉ nhắc trong một bài và càng không chỉ nằm trên chữ nghĩa. Những ngày qua,trên mạng xã hội chúng tôi biết có nhiều bạn trẻ, cùng với gia đình lang thang qua những nghĩa trang nơi biên ải để khói nhang cho những nấm mồ người lính hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc.
Những nén nhang của lòng dân, những chữ nghĩa gọi tên các anh có thể khiến các anh ấm lòng một chút dưới thẳm sâu đất đai kia. Nhưng có lẻ mơ ước lớn nhất của người lính không phải được nhắc tên hay vinh danh chiến công. Đất nước lâm nguy, họ lên đường ra trận, từ thuở vua Hùng đánh giặc Ân, những nông dân của nước Văn Lang cũng lên đường như thế, thuở Quang Trung đánh quân Thanh cũng thế, và năm 1979 những người lính Việt cũng cứ như thế lên đường. Không ai muốn chiến tranh, bởi bây giờ có chiến tranh xảy ra, người lên đường đầu tiên cũng là con em “áo vải” . Hy sinh đầu tiên cũng là họ, như tổ tiên xưa máu đã thấm bao áo vải cờ đào. (Chuyện đời , áo vải luôn chết trước, và áo gấm …chết sau (!)
Cái điều, vì nó người lính hy sinh, chính là độc lập tự do, là cơm no áo ấm cho cha mẹ mình, gia đình mình, đồng bào mình.
Mong ước ấy là mảnh đất của cha mẹ mình không bị lấy đi để thay bằng dự án sân golf rồi sau đó ban cho những đồng tiền với giá đền bù rẻ mạt.
Mong ước ấy là trường học con cháu mình không phải lợp bằng bạt nhựa che chắn gió mưa mà phải khang trang nhà ngói tường xây.
Mong ước ấy là những em bé nơi lớp học bản xa không phải đu dây qua sông trong khi người ta mãi mê với dự án cao tốc ngàn vạn tỷ đồng.
…
Cứ lên những bản làng, những điểm trường rẻo cao biên cương, bạn sẽ thấy khát vọng được đổi bằng của máu xương người lính năm xưa,có nhiều nơi giờ vẫn chỉ là khát vọng!
Nhiều năm qua, chúng tôi đã lặng lẽ đến với những điểm trường biên ải xa thẳm ấy, không chỉ là món quà nhỏ cho học sinh và thầy cô giáo (thật lòng là chỉ như muối bỏ bể ) không chỉ là những suất học bổng “Gần lại với biên cương” dành cho con em cán bộ chiến sĩ biên phòng, không chỉ là những mái ấm bán trú hay ngôi trường mầm non được xây lên từ tấm lòng những bạn đọc thân yêu của Tuổi Trẻ!
Chúng tôi hiểu làm như thế cũng là góp một chút tâm nguyện của mình trang trãi cùng khát vọng mang theo của những người lính trước lúc hy sinh.
Bạn đã đi dọc biên giới phía Bắc, nhất là từ Lao Cai lên Lũng Pô-đúng điểm đầu tiên sông Hồng chảy vào đất Việt chưa? Bạn sẽ thấy dọc theo bờ sông Hồng, nhìn sang đất Trung Quốc phía bờ bên kia với con đường cao tốc bề thế từ Côn Minh chạy về Hà Khẩu như khoe sự giàu mạnh của họ, bạn sẽ như tôi, thấm thía nỗi buồn của những con đường biên ải phía ta, những bản làng nghèo khó bên đất Việt.
Chăm lo cho biên ải phía Bắc cũng là để trao gửi thêm tin yêu với những đứa trẻ mà sau này lớn lên, các em sẽ là những người lính đầu tiên cầm súng bảo vệ cột mốc, bảo vệ bản làng của mình-và điều ấy cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bình yên cho chúng ta, những người vốn đang sống ở “tuyến sau”!
Vì thế, nhắc nhớ và tưởng niệm, khi ngày hôm nay gọi đích danh tên kẻ thù “Trung Quốc xâm lược” là điều đáng trân trọng.
Nhưng càng trân trọng hơn khi chúng ta dành nhiều hơn nữa sự chăm sóc cho những đời dân đang sống nơi biên ải, bởi với những người lính đã không tiếc gì tuổi trẻ của mình, cuộc đời của mình , có lẻ, với các anh, chỉ một cành hoa sim gói gém trĩu nặng tấm lòng thành thật biết ơn với máu xương đổ xuống là đã đủ.
Không ai phủ nhận rằng nhiều năm qua, chúng ta đã dồn nhiều công sức cho cuộc sống dân sinh nơi biên ải, nhiều bản làng có điện, có đường, có trường, có trạm…nhưng dường như những đầu tư ấy không tương xứng với sự hy sinh của chính những người dân nơi đây cho đất nước.
Chỉ cần có được một phần rất nhỏ , cỡ chừng 1% trong số tiền thất thoát, lãng phí , nợ nần của các tập đoàn kinh tế “nắm đấm thép” được thống kê và nêu ra, hẳn các em bé vùng cao đã có một môi trường học tập khác, bữa cơm khác…Chỉ 30% con số ấy, hệ thống giao thông vùng cao biên giới sẽ không thua kém hệ thống giao thông phía làng giềng đối diện bên kia sông Hồng, và chỉ cần 50%...Mà thôi, “nếu” làm gì khi “với những chữ nếu người ta có thể bỏ Paris vào lọ”!...
Chuyện quan trọng nhất là phải làm cho những bản làng biên ải ấy ấm no hơn.
Bữa cơm mỗi ngày của các em có nhiều cơm và nhiều thịt thay cho nồi mèn mén.
Tấm áo ấm mùa đông sẽ đủ ấm thay cho bếp lửa sưởi khói mù chống rét.
Chỉ vậy thôi, và đấy chính là sự tưởng niệm cần thiết!
Đừng nói chi mấy chuyện xa xôi với thiên đường mộng ảo thi ca “Núi rừng có điện thay sao/Nông thôn có máy làm trâu thay người ” hay hứa hẹn “….Ngày mai về lại thôn hương /Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về/ Ngày mai rộn rã sơn khê/ Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng…”
Lòng dân vốn bao dung nên hay tin vào những hứa hẹn.
Lòng dân cũng dễ hứng khởi, đôi chỉ vì một nụ hoa mà không để ý cả một mùa giá rét đang còn!
Vậy thôi, bạn ạ!
(ảnh: (1) Một “phòng học” ở huyện biên giới Mường Nhé-Điện Biên/
(2)Từ Lũng Pô (Lao Cai) nhìn sang đường cao tốc Côn Minh –Hà Khẩu của TQ bên kia bờ sông Hồng/
(3) Những đứa trẻ ở xã biên giới Tá Pạ-huyện Mường Tè-Lai Châu)
Bà con ta cần đọc để biết.
ReplyDeleteHiến pháp tốt nhất cho Việt nam là hiến pháp được thực hiện dưới dự bão trợ của Liên Hiệp Quốc. Hãy kêu gọi Liên Hiệp Quốc gữi quân đội bão vệ hòa bình vào Việt Nam:
http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/23783-gii-phap-khn-cp-thit-thc-cho-tinh-hinh-tuyt-vng-ca-vit-nam
Nguyệt nhà em xem video clip trên Internet thì thấy các sai nha như công an, dân phòng, anh ninh làm khó ngăn chận các vị đem hoa huơng ở các nơi mà xúc động.
ReplyDeleteChúng ta lên án bọn Trung Quốc xâm luợc như thế, nhưng kẻ trong nhà cõng rắn Tàu Cộng vào nhà cắn nguời nhà nhân dân VN thì cũng phải lên án luôn bọn này cho CÔNG BẰNG, làm một bài học cảnh giác với nội thù.
Thêm bằng chứng là đảng CSVN và nhà nuớc ta xem trọng ý thức hệ Cộng sản và sự tồn tại của đảng CSVN quan trọng hơn nhân dân và tổ quốc VN, kể cả đồng bào VNCH máu mủ khi xưa thời chiến tranh VN!
Thế cho nên cho dù các đồng chí vô sản anh em Trung Quốc vĩ đại có ăn hiếp VN hay xâm chiếm đất biển VN, nhưng đổi lại các đồng chí anh em Trung Quốc vĩ đại và đảng cộng sản Trung Quốc vĩ đại giúp hộ đảng CSVN và nhà nuớc ta giữ vững địa vị thống trị độc tôn là quan trọng hơn. Xem video clip Nguyệt nhà em không giận những viên công an, an ninh, dân phòng làm khó các vị tới dâng hoa, tuởng niệm, nhưng Nguyệt nhà em trách cứ những kẻ cầm quyền cấp trên ngồi trong bóng tối mà ra lệnh cho bọn công an, an ninh, dân phòng cản trở các vị tới dâng hoa tưởng niệm đấy.
Thế cho nên chủ tịch Hồ Chí Minh bảo "Ai sai thì sai lầm, chớ đồng chí Xit Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông chẳng hề sai lầm !?. Thế cho nên đồng chí tổng bí thư Lê Duẫn từng bảo "Ta đánh Mỹ Ngụy là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc". Và thế cho nên đồng chí Hoàng Tùng uỷ viên TW đảng CSVN trưởng ban khoa giáo TW bảo (theo ông Hà Văn Thịnh thuật lại trên đài RFA, hay hỏi ông Hà Sỹ Phu thì rõ) bảo "Bây giờ ta bận đánh Mỹ Ngụy, nên ta giao Hoàng Sa cho bạn (Trung Quốc) giữ hộ, khi chúng ta thống nhất đất nước thì khi ấy bạn (Trung Quốc) sẽ trả lại Hoàng Sa cho ta. Thà giao Hoàng Sa cho Trung Quốc giữ hộ, còn hơn là để cho bọn ngụy Sài Gòn quản lý" !?
Dịp Đại hội 18 ĐCS Tr|x|ng Q|x|ốc người ta thấy bốn chữ: "Thành tựu huy hoàng" treo khắp mọi nơi. Xem ra, chúng ta vẫn tự xưng đâu thua kém họ. Những chiêu thức tuyên truyền ngập tràn phố mà ánh hào quang chói lọi ấy không soi đến được những vùng biên nghèo khó. Đây!- những lớp học trống toang, những đứa trẻ trần truồng trong giá rét . . Tội thế!
ReplyDelete