Translate

Thursday, 5 July 2012

Văn tế đất quê hương

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Vụ việc trên đã khiến dư luận bức xúc, nhất là khi có nhiều ý kiến cho rằng vụ cưỡng chế nói trên là không đúng nguyên tắc pháp lý và hàng chục bức ảnh cùng video đăng tải trên báo và các trang mạng cho thấy lực lượng cưỡng chế đã đánh người dân trong quá trình cưỡng chế.

Nguyễn Việt Hùng


Hỡi ơi !
Súng nổ đất rền;
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn nuôi nổi các con;
Một trận cướp đất cày, thế là mất còn đâu ngô lúa.



Nhớ linh xưa
Cui cút làm ăn;
Toan lo nghèo khó,
Chưa quen dự án, đâu tới chung cư
Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Bán đất, bán vườn, chuyển nhà, tái cư, mắt chưa từng ngó.

Tiếng phong hạc phập phồng mấy mươi tháng chờ đền bù như trời hạn trông mưa;
Mùi tiền bạc mù quáng đã bao năm, thói ăn bớt trả dân không thỏa đáng.

Bữa thấy xe tải chạy rầm rầm, phải đến đưa đơn;
Ngày xem xe ủi chạy đen sì, nên ra phản đối.

Một tấc đất cha ông, há để ai đến cướp lấy đi;
Bao thế hệ tương lai, đâu dung lũ vì tiền cướp đất.

Nào đợi ai sáng suốt ở trên, phen này xin ra sức tự cường
Chẳng có vua sáng, quan hiền, chuyến này lấy tấm thân ra mà giữ đất
Khá thương thay!
Sáng sớm ra thấy quân cơ (động), quân vệ, theo xe bồng súng diễn binh;
Thức suốt đêm chỉ phụ nữ, người già, vì sinh kế mà đem thân bảo vệ


Mười tám ban võ nghệ, chẳng tấc sắt trong tay;
Phía bên kia quân lính, trận đồ bày bố sẵn.
Ngoài mũ bảo hiểm phòng khi tai nạn, làm sao chống được súng ống
Chỉ áo vài khẩu trang làm sao phòng được hơi cay lựu đạn
Chỉ vài tiếng hô vang của lãnh đạo, cũng đốt xong nhà chưa giải tỏa kia;
Chỉ mấy cú dùi cui bọn dân quân, cũng khiến người vô tội đầu sưng máu chảy.

Chi sợ quan quân súng to súng sỏ, vẫn kiên cường đứng vững, coi chúng cũng như không;
Nào sợ công an bắn đạn nhỏ, đạn to, giữ cửa giữ nhà, liều mình như chẳng có.

Kẻ đấm ngang, bọn đá ngược, làm cho dân thất đảm hồn kinh;
Bọn hè trước, lũ ó sau, xua già trẻ gái trai trốn chạy.

Ôi!
Những tưởng quan quân vì nước vì dân, đâu biết lũ bất nhân độc ác.
Một lòng tin tưởng vào chính quyền, nào hay lãnh đạo làm ngơ;
Trăm năm gìn giữ hương hỏa tổ tiên, không biết được đồng tiền khuynh đảo

Nhìn sông Hồng chảy, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
Chân cầu Thanh Trì, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.

Chẳng phải ăn cướp, ăn trộm phương nào, mà dân chúng biết đường phòng bị
Vốn là công an, quân đội nhà mình, sớm đánh úp dân đành chịu trận

Nhưng nghĩ rằng:
Tấc đấc ngọn rau ơn chúa, dùng cung cấp cho thành phố quanh ta;
Bát cơm manh áo cháu con, giờ nó cướp thành tay trắng

Vì ai khiến quan quân khó nhọc, thành thù của dân;
Vì ai xui nhà cửa tan tành, dân phiêu bạt xứ.

Sống làm chi theo quân giải tỏa, quẳng bát hương, xua máy ủi, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính cơ động, bắt phụ nữ, đánh thanh niên, nhìn càng thêm hổ.
Thà dâng đất đai làm trường dạy học, xây công viên cho trẻ vui chơi
Còn hơn đem hương hỏa làm chung cư, cho bọn nhà giàu phè phỡn.

Ôi thôi thôi!
Chốn Kinh Kì nghìn năm lương tướng minh quân, tấm lòng son dân còn trông ngóng;
Nơi Phố Hiền vạn thủa cần lao, cam chịu, vì kinh đô xả lũ chẳng tiếc mình.

Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, giờ các con bị bắt ở phương nào;
Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, anh bị đánh hội đồng trước ngõ.

Ôi!
Một trận khói tan,
Nghìn năm nhục nhã.

Binh tướng nó hãy đóng bên sông Cái, ngồi liên hoan mừng chiến thắng dân đen;
Ông cha ta còn ở đất Phụng Công, ai cứu được tương tai không sinh kế.

Mất đất rồi lấy gì mà canh cư, dân khốn khổ một huyện tiếng oán than
Mất cửa nhà vợ con lưu lạc, người tha phương mấy tỉnh tủi hờn

Sống giữ đất, chết cũng giữ đất, linh hồn về với tổ tiên, muôn kiếp nguyện được nằm lại đất kia;
Sống ở quê, chết cũng ở quê, thân xác cùng con cháu, dẫu thành ma cũng bóp chết bọn cướp này
Nước mắt lương dân lau chẳng ráo,thương vì hai chữ ngu dân;
Cây hương đồng bào thắp thêm thơm, cám bởi một câu thời thế.

Hỡi ôi, thương thay!
Có linh xin hưởng.

mathanninh.blogspot.com/2012/04/van-te-at-que-huong.html

Ngày còn đi học, hay khóc khi đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nay một lần nữa lại ứa nước mắt khi đọc bài này. Vốn vẫn buồn và thẹn vì chẳng giúp gì được bà con nông dân, nay muốn cảm ơn tác giả bài văn tế này rất nhiều.

18 comments:

  1. Những bài tế rồi sẽ đi vào LỊCH SỬ !

    ReplyDelete
  2. "Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
    Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

    Hơn trăm năm trước, chưa có computer, internet... mà Cụ Đồ Chiểu dù mù lòa chỉ với bút lông bút sắt và tấm lòng son chính trực còn làm được vậy. Ngày nay, lớp hậu sinh chúng ta há lại chịu thua, không tiếp nối được chí Cha Ông. Xin chia sẻ cùng PB nỗi "buồn và thẹn vì chẳng giúp gì được bà con nông dân". Thực ra Bạn đã, đang và sẽ còn làm được nhiều đấy chứ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Diên Hồng ơi, "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm" chứ không phải là thẳm. Có thể là do lỗi chính tả thôi, nhưng có bác Nặc danh nào nhắc điểm này mà lời lẽ không được thiện ý nên PB không post ra đây.

      Delete
    2. Vâng, cảm ơn PB đã sửa lỗi dùm, biết thêm lỗi của mình. "Học thày không tày học bạn" là vậy. Nhân tiện buôn dưa thêm chút để xả xì-trét, chắc Bạn cho phép . Ngày xưa, thời Cụ Đồ Chiểu, chỉ có "mấy thằng gian" để Cụ đâm. Còn ngày nay, "lũ gian tà" sao nhung nhúc, nên mới có chuyện giữa ban ngày ban mặt, lại ở chốn đông người mà Bạn bị giật điện thoại. Lũ mặt người dạ thú này, chỉ một người "đâm" chắc không xuể, phải nhiều người cùng chung tay góp sức mới đặng. Phải không Bạn ?

      Delete
  3. Mình cũng vậy, giống y chang Phương Bích : Ngày còn đi học, mỗi khi đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mình lại nghẹn ngào, có khi còn giàn giụa nước mắt. Nay lại ứa nước mắt khi đọc bài này.
    Thấy bà con nông dân mất đất phải chịu cảnh khốn cùng mình mà mình chẳng giúp được gì nên lúc nào cũng cảm thấy như người có lỗi, nay đọc bài Văn tế đất quê hương mình cũng muốn nói lời cảm ơn tác giả Nguyễn Việt Hùng.

    Cảm ơn Phương Bích post bài!

    ReplyDelete
  4. Nguyễn Quang Lập5 July 2012 at 17:32

    Chị cóp bài để lẫn chú thích ảnh vào bài rất khó đọc, gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm. Chị chỉnh lại bài một chút đi. Bài này hay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ vâng, em sơ suất quá. Em đã sửa lại rồi, cảm ơn bác Nguyễn Quang Lập ạ

      Delete
  5. Bài văn tế hay quá, cám ơn TG Việt Hùng, cám ơn Phương Bích.

    ReplyDelete
  6. Đào Tiến Thi6 July 2012 at 06:43

    Hồi lớp 7 (L9 bây giờ), lần đầu tiên học bài này, tôi chưa thấy hay, vì từ ngữ địa phương khá lủng củng, cô giáo giảng lại tù mù thêm. Lên L9 (L11 bây giờ), học lần thứ hai, hình dung được bối cảnh lịch sử của nó, mới bắt đầu cảm nhận nỗi đau và cảm phục người nghĩa sỹ nông dân. Cứ thế về sau thấm thía dần. Cách đây mấy năm báo chí um xùm về chuyện có một nữ sinh đi thi HS giỏi quốc gia, gặp đề phân tích bài này, nó không hiểu gì, đã không làm được, còn lu loa là tại sao lại bắt HS học những bài như thế, nói về một thời kỳ "xa lắc" như thế, chẳng liên quan gì đến cuộc sống hôm nay,... Đám văn nô (vốn đốt và thù các nhà giáo) nhân thể phụ họa theo, có người đòi bỏ bài này ra khỏi chương trình. GS. Nguyễn Minh Thuyết, PGS. Đỗ Ngọc Thống cố giảng giải cho họ nhưng cũng không lại đám đông. Thế mới biết là cái sự mất gốc đã nặng lắm.
    Cũng phải nói lời thông cảm với em HS nọ. Nó có nguyên do là cái lối dạy văn véo von trong nhà trường, HS làm văn dù chẳng thấy gì vẫn cứ khen lấy khen để, cốt lấy điểm. Em HS thì kia không chịu làm thế. Cũng chính do cái lối văn theo điệu sáo đó nên HS (và cả GV) ngày nay học văn mà không cần biết sử. Bài văn tế của cụ Đồ Chiểu nếu không hình dung được cái bối cảnh BI HÙNG nửa sau thế kỷ XIX của dân tộc sẽ không cảm nhận được gì. Trong cái sự quên sử dân tộc, có cả sự quên có ý thức đấy.

    ReplyDelete
  7. Than ôi!
    Các người không phải là vua, là quan
    Không ăn lương – tiền thuế của dân, tự móc tiền túi mình
    Mà nghĩ được, viết được những điều chí lý!
    Giúp dân nhìn thấy sự thống khổ của mình
    Thức tỉnh lương tâm những người còn chút nghĩa khí
    Đoàn kết đấu tranh dành quyền được nói
    Quyền được sống, được làm giàu cho mình,
    Quyền được mưu cầu hạnh phúc…

    Xin thán phục các người biết xả thân vì đất nước
    Trong lúc lâm nguy.

    ReplyDelete
  8. Xông vào liều mình như chẳng có
    Đạp rào lướt tới coi bố,mẹ vợ có cũng như không...
    Thời trai trẻ của lũ chúng tôi khi định cưa cô nào là lại lẩm bẩm 2 câu phóng tác trên để lấy dũng khí mà mạnh dạn bước vào nhà nàng...ÔI!NGÀY XƯA NAY CÒN ĐÂU...

    ReplyDelete
  9. SINH NHÂN V.G6 July 2012 at 22:37

    Ơ hay!ở Văn Giang tôi mọi người vẫn sống nhăn răng ra mà sao các vị lại nhại Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của cụ Đồ Chiểu ra thành bài tế dân Văn Giang chúng tôi là lí do làm sao?Làm gì thì cũng phải suy nghĩ một tí chứ.MONG CÁC VỊ TỪ NAY THẬT THẬN TRỌNG CHO CHÚNG TÔI NHỜ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. SINH NHÂN V.G22:37 Ngày 06 tháng 7 năm 2012

      Tôi thiết nghĩ đây là bài văn Tế cho đất đai của những người dân bị cướp đoạt, thương cho những người dân trong hành trình đi tìm lại đất trong những ngày tháng qua.

      Delete
    2. Lục Vân Tiên7 July 2012 at 10:56

      Với loại người "sống nhăn răng" như thực vật này (thiểu năng não, tim hóa đá) có lẽ PB không cần phải trả lời thì hơn.

      Delete
  10. Vào account của ông Lập thấy đề: " This account has been suspended " . Please hướng dẩn làm sao vào đươc "Quechoa".
    Thanks .

    ReplyDelete
  11. Xin lỗi gia chủ blog!đã ai chết đâu mà cái tay phóng tác dốt nát nó cứ gào lên kêu Linh tam tứ đại nhà nó về mà hưởng...
    Đúng là ngữ dốt hơn Bò
    Tế người đang sống...muốn no đòn thù?
    Ngu cũng dăm,bẩy đường ngu
    Ngu như tác giả Hùng ngu...quá rồi!
    Có thể B.P không đăng còm này nhưng nhờ B.P cũng chịu khó kiểm duyệt những bài viết kém...như cái bài văn tế rỏm này...

    ReplyDelete
  12. Đăng chứ sao không đăng? Tôi chỉ xóa những còm chửi bới tục tĩu. Tuy nhiên tôi không tán thành việc miệt thị và cho người khác là ngu hơn mình. Bài này chính tôi tự đem về nhà. Cái thông thái của người này chưa chắc đã là sự thông thái của người khác. Mình chửi người khác ngu thì họ cũng thể chửi lại mình là còn ngu "rực rỡ" hơn thế ấy chứ.
    Bạn bảo đã ai chết đâu mà gào...?
    Trước hết tên bài đã nói rất rõ - Văn tế đất quê hương!
    Đất còn thì người còn. Mất đất, con người ta không chết thì cũng chỉ là kẻ nô lệ - rồi cũng sẽ chết theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chứ đâu chỉ là cái chết thông thường là hết thở.

    ReplyDelete
  13. PB khong can ton thoi gian voi "ND 09:47-08/07" lam gi.doc cau Y viet "Te nguoi dang song...muon no don thu"Chi co bon con do,du dang moi hu doa "...no don thu" ten nay la Dang Vien,hoc het lop 10 BTVH biet gi ve Van Te...

    ReplyDelete