Cho tôi mượn câu hát trong bài "Lên ngàn":
Hò ơi, em
chèo thuyền đi "cất Lờ bát quái" thay chồng, thay chồng nuôi i ì
con.....
Cuộc sống là những lớp sóng mới đè lên lớp sóng cũ. Bất cứ sự kiện nào dù chấn động đến mấy, cũng đến hồi lùi vào dĩ vãng. Trong lần chúng tôi đi Thái Bình, thăm mộ cụ Nguyễn Hữu Đang và cụ Trần Độ, “bác tài” căn giờ, chọn đường về qua mạn Hải Phòng, để cả nhóm ghé thăm cống Rộc, nơi xảy ra “trận đánh đẹp” lừng lẫy năm nào của công an Hải Phòng, xem những nàng dâu họ Đoàn thay chồng nuôi con, gánh vác việc nhà ra sao.
Cuộc sống là những lớp sóng mới đè lên lớp sóng cũ. Bất cứ sự kiện nào dù chấn động đến mấy, cũng đến hồi lùi vào dĩ vãng. Trong lần chúng tôi đi Thái Bình, thăm mộ cụ Nguyễn Hữu Đang và cụ Trần Độ, “bác tài” căn giờ, chọn đường về qua mạn Hải Phòng, để cả nhóm ghé thăm cống Rộc, nơi xảy ra “trận đánh đẹp” lừng lẫy năm nào của công an Hải Phòng, xem những nàng dâu họ Đoàn thay chồng nuôi con, gánh vác việc nhà ra sao.
Đi tắt tiết
kiệm được nửa đường, nhưng đường quá xấu nên xe chúng tôi tới cống Rộc hơi muộn.
Còn đang loay hoay định hướng trên đê thì thấy cô Hiền (vợ Đoàn Văn Quý) lượn
xe máy đến sát bên, cười toe toét. Xe chúng tôi đi theo Hiền rẽ xuống một con
đường nhỏ. Đến khu nhà của tổng đội thanh niên thì phải xuống đi bộ. Thương (vợ
Đoàn Văn Vươn) cũng đã ra đón chúng tôi. Hai chị em họ đi xe máy, chở tôi và chị
Sông Quê vào đầm trước. Đôi lúc phía trước gần như không nhìn thấy đường đâu, vậy
mà xe cứ lao vun vút. Hiền vừa lái xe vừa cười, bảo trước đây, khi đèo luật sư
Trần Đình Triển vào thăm đầm, ông ấy cứ la bai bải, bắt dừng xe lại để ông xuống
đi bộ. Thực ra con đường độc đạo lát bê tông tuy có bề rộng là 60cm, nhưng do cỏ
dại 2 bên che gần kín đường, khiến cho người lạ cảm giác nó chỉ rộng chừng
20cm, nên chúng tôi vẫn sợ điếng người khi ngồi sau xe 2 chị em Thương, Hiền. Cỏ
lau hai bên quất ràn rạt vào ống chân.
Đi chừng
hai cây số thì vào đến nơi. Lúc này nắng đã gần tắt hẳn. Chúng tôi đi loanh
quanh khám phá “đại bản doanh” của anh em họ Đoàn. Nhìn không giống ảnh chụp
trên mạng, phần do mùa này cây cỏ mọc um tùm, che lấp cảnh vật, phần do cuộc sống
đã phần nào “Hồi sinh” …
Hóa ra gần
như phần lớn hệ thống đê quai, từ thân đê chính dẫn xuống đầm đều do anh em Đoàn
Văn Vươn làm nên. Khu đất có nhà của tổng đội thanh niên đóng là “mua” lại trên
phần diện tích đã được giao cho nhà Đoàn Văn Vươn. Theo tài liệu trong
Wikipedia tiếng Việt, thì “ Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển
để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè,
người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển,
bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần
theo bố mẹ ra đầm”.
Nghe thì
đơn giản, nhưng nếu nhìn ngoài thực địa, không dễ hình dung nổi để tạo nên cơ
ngơi này, người ta phải mất bao nhiêu TÂM và SỨC ? Ít ra đối với tôi, những người
kiến tạo và gìn giữ được mảnh đất này là những người có chút gì đó “Phi thường”.
Liệu bà mẹ có tình cờ đặt tên cho con trai là "Vươn" không?
Khu “đại bản
doanh” nằm ở cạnh cống phai, mùa này cây cối xung quanh mọc um
tùm. Khi nhà Quý và Vươn đều bị lực lượng cưỡng chế phá mất, những người đàn
ông trụ cột đi tù, còn lại đàn bà và trẻ con co cụm lại với nhau, căng bạt làm
lều ở tạm. Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng bèn xúm lại dựng cho họ cái lều, vách và mái đều bằng fibrociment, gá vào bức tường còn sót lại. Cái lều này chỉ che được
phần nào mưa nắng, chứ chả ngăn được gió rét lùa. Chừng năm sau, chính gia đình
ông Khanh, Trưởng ban cưỡng chế gia đình Vươn Quý cùng văn phòng luật sư Hưng
Giang (nhận bào chữa cho ông Khanh) đã khắc phục hậu quả bằng cách giúp tiền
cho chị em Thương Hiền xây một cái nhà cấp 4, dựng trên nền đất cũ của nhà
Vươn. Rõ là kẻ xây, người phá, rồi lại kẻ phá người xây!
Cho đến
nay, chị em Thương Hiền và các con vẫn ở trong cái nhà cấp 4 đó. Hàng ngày, những
người đàn bà dậy sớm, đi nhặt Lờ cũ, đặt Lờ mới. Gom hải sản chở ra chợ
bán. Chiều tối lại đi rải Lờ. Nghe chỉ có thế tưởng đơn giản, nhưng mấy chục
héc ta đầm mà chỉ có 2 người đàn bà và một cậu em trai phụ giúp thì đúng là làm
không hết việc.
Có lẽ tôi
là người yếu bóng vía, nên thấy chỉ có 2 người đàn bà, 3 đứa trẻ và mấy con chó
sống ở đây thì hãi quá. Quen mấy thì quen, những lúc mưa to gió lớn, cảm giác
con người nơi đây sao mà nhỏ bé quá chừng. Tôi hỏi biển đâu, mọi người chỉ về
phía rừng bần, bảo ở phía sau rừng cây đó.
Chuyện mãi
cũng đến lúc chia tay. Lúc chở chúng tôi quay ra đã hơn 8 rưỡi tối. Tôi ngạc
nhiên khi thấy cô Hiền chở tuốt lên đê, vào làng. Hóa ra chị em nhà họ muốn
khoe thành quả của mình. Đó là một ngôi nhà 6 phòng, mới xây 1 tầng nhưng rất
khang trang. Hiền kể, khi làm xong nhà này, một đoàn nhà báo cùng với chính quyền
địa phương kéo nhau vào hỏi han, ra ý các chị đâu có phải nghèo khổ gì? Em trả
lời, mới chỉ hơn một năm các anh không nhiễu nhương gì, chúng tôi đã làm được
căn nhà này, thì nói thật là nếu không bị cưỡng chế, khó dễ thì gần hai chục
năm khai phá, chúng tôi thừa sức làm vài chục cái nhà như thế này chứ chả phải
một cái thôi đâu. Thế là tất cả họ im lặng, kéo nhau đi.
Tôi sửng sốt
nhìn người phụ nữ mảnh dẻ trước mặt.
Tiếc là lúc
ấy, tôi lại không chụp một bức ảnh nào về ngôi nhà. Có lẽ tôi vẫn bị ảnh hưởng
bởi tâm lý, phải giấu diếm kẻo “họ” biết, lại gây phiền nhiễu cho gia đình họ…Nếu
như anh em Đoàn Văn Vươn sống ở châu Mỹ, hay châu Úc…. hẳn họ sẽ là những chủ
trang trại rất giàu có. Người Việt ta không thiếu gì người biết làm giàu một
cách chân chính. Nếu không bị trói buộc, bị kìm hãm bởi những chính sách quản
lý kém cỏi của nhà nước, chắc chắn nhiều người Việt không hề thua kém thiên hạ.
Ra về, tôi
cứ nghĩ ngợi mãi, đó là phương pháp đấu tranh và kết quả mang lại.
Đoàn Văn
Vươn cũng đã từng đeo đuổi việc khiếu kiện. Nhưng anh ta sớm nhìn thấy kết quả
vô vọng của việc khiếu kiện, nên đã quyết định biến nó thành một vụ án hình sự,
để đánh thức và thu hút sự quan tâm của một bộ máy vô cảm, vô trách nhiệm đến
khủng khiếp. Không phải ai cũng dám làm như Đoàn Văn Vươn. Cái giá cho 5 năm tù
của anh em Vươn Quý là thay đổi được cả một chủ trương thu hồi đất của các chủ
đầm trong khu vực, giữ được đất cho vợ con mình và cho cả bao nhiêu người. Nếu
ngày đó Đoàn Văn Vươn không quyết định nổ súng, hẳn giờ này anh ta đang ở số 1
Ngô Thì Nhậm, cùng với bà con dân oan cả nước.
Liêu nhà nước
và dân oan có cùng nhận ra nguy cơ tiềm ẩn, đằng sau các vụ án oan sai thế này?
CHÙM ẢNH SƯU TẦM TRÊN GOOGLE
Nhìn những bức ảnh trên, để thấy khối lượng đắp đê lấn biển của anh em Đoàn Văn Vươn, không chỉ cho cá nhân họ, mà là một cống hiến cho cả xã hội.
CHÙM ẢNH CHỤP TRONG CHUYẾN ĐI
Hoàng hôn trên đầm Vươn |
Ra về |
│ An ủi phần nào! Giá cứ để đại gia đình họ tiếp tục đổ mồ hôi, máu và nước mắt thì ngay nay các quan khối dịp ăn chặn. Báo chí quốc doanh lại vô tư ngợi ca đảng. Rằng thì là Nhà nước ta quanh năm suốt tháng không ngại lợi ích trước mắt, lợi ích nhóm mà chỉ vì lợi ích cho dân, cho dân tộc và QG. Like ♦
ReplyDeleteXin chia sẻ những thông tin vui vui bình dị với gia đình anh em Vươn Quý, cám ơn anh Vươn đã tạo ra tiếng bom chấn động. Nhưng có lẽ cần nhiều nhiều tiếng bom như thế nữa...
ReplyDeleteTất cả những thằng côn an côn đồ tham gia vào cươdp đầm Vươn thì đều gặp quả báo, vài thằng to mất mạng rồi.
ReplyDeletevì anh em Quý , Vươn là người sinh ra và lớn len trong lòng miền Bắc XHCN chứ là dân miền Nam thì cũng bị chụp cho cái mũ là do bọn phản động xui khiến rồi. Thé là dính vào chính trị thì ở tù càng lâu hơn
DeleteKhông có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do.Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức
DeleteThật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy
Cảm phục cái cứng cỏi tháo vát của những người phụ nữ nhà Vươn. Cầu An lành cho đầm Vươn!
ReplyDeleteCảm ơn chị Phương Bích đã lặn lội mang về cho chúng tôi niềm vui, niềm tin vào cái kết có hậu cho những người lương thiện! Hồi anh Vươn gặp nạn, tôi đã khóc rất nhiều mỗi khi nhìn ảnh hai chị Thương, Hiền (tôi cũng có gửi chút quà khi trang Tếu quyên góp giúp gia đình anh Vươn...). Cảm phục lòng can đảm, tinh thần bất khuất của hai người vợ, hai người mẹ! Chúc hai chị chân cứng đá mềm. Mong sớm được nhìn thấy anh Vươn, anh Quý trở về bên con đê lấn biển!
ReplyDeleteBội phục, bội phục muôn phần gia đình Đoàn Văn Vươn
ReplyDeleteBôi phục đám phóng viên đã "tái hồi Kim Trọng" Cống Rộc !
Bọn khốn cố tình giam giữ người hiền lương trong vòng lao lý !
Trời chu đất diệt hết bọn tham quyền cố vị, với bọn tham nhũng !
Lại Mạnh Cường
Cam-on Phuong-Bich da co Bai Viet nay!
ReplyDeleteVan Ha.
Thử hỏi trên khắp đất nước này, toàn một lũ ngu dốt, không có trình độ ngồi trên đầu muôn dân thì làm sao có công lý, hay nói cách khác, công lý bị bẻ cong. Buồn cho người dân Việt nhũng tháng năm này!
ReplyDeleteVề cái gọi là “ Ngày Độc Lập” đến Đoàn Văn Vươn
ReplyDeleteTháng Tám thời tiết hanh hanh,
Ngư Tiều rỗi rãi, ngồi nhàn hoạ thơ.
Ngư răng`, ôn lại chuyện xưa,
Bẩy chục năm đã, mà như hôm nào.
Uống thêm vài chén rượu đào,
Ngâm thi ôn cổ, để trao với đời.
Tiều rằng..
Thế rồi hết sự can qua,
Đại chiến vừa dứt, chẳng ra thế nào. (Đại chiến thứ Hai)
Chủ Quyền các nước đổi trao,
Nhật thua, Pháp cũng ào ào đổ theo.
Phong trào dân chủ dâng cao,
Trần Trọng Kim được, Nguyễn vua trao quyền (1)
Cụ là học giả, người hiền,
Xây nền Dân chủ, đầu tiên nước nhà.
Nhưng rồi việc đã xảy ra,
Môt nhóm Quá Khích, đã ra tay liền.
Tháng 8, Công chức Mit-tinh,
Ủng hộ chính phủ họ Trần mới lên.
Biểu tình, len lỏi, Việt Minh,
Dã tâm, quyết cướp chính quyền đầu tiên.
Cờ đỏ, súng bắn chỉ thiên,
Vào dinh Thống đốc, xuất trình Hậu thư (2).
Đòi giao quyền bính, khư khư,
Cũng đòi Độc Lập, nhưng như thế nào.
Chương trình của họ ra sao,
Mười năm sau đó đã ba rõ mười.
Họ theo Xô viết tháng Mười.
Cổ vũ giai cấp, xét người Địch-Ta.
Tuyên truyền ra rả cái loa,
Nhân danh giai cấp, chẳng hoà với ai.
Tuyên truyền, mật ngọt, rỉ tai,
Những tầng lớp dưới, nhiều nguời đi theo.
Một người xưng “Bac” dẫn đầu,
Tuyên bố "Độc Lập”, sau là "Tự do”.
Chẳng ai lý luận quanh co,
Chẳng ai biết được phía sau bức man`.
Bên ngoài, khéo léo , hỏi han,
Bên trong bạo lực, muôn ngàn chết oan.
Đâu ai biết được, một người,
Phương Đông, Trường Đảng, thực hành ra sao.
Quảng Châu, Trung Quốc năm nào,
Liên hệ mât thiết, phong trào Trung Hoa.
Ngư tiếp lời`…
45, Độc Lập đã rao, (1945) (3)
Nhưng Pháp, Mỹ biết , họ giao nhầm người.
Họ biết thân thế một người,
Chúng ta không biết, nhiều đời lầm to.
“Bac” nha` tông tích lộ ra,
Pháp, Mỹ công kích, Cộng Hoà không tha.
Rồi thì chinh chiến nổ ra,
Súng ống Xô viết, Trung hoa đổ vao`.
Tiều rằng , con` nhớ năm nào,
Nồi da cháo thịt khắp vùng Trung du.
Hàng triệu, chạy loạn, tản cư,
Quốc-Cộng tranh chấp, đã như thế nào.
Rồi thì Geneva ra sao,
Chia đôi nửa nước, đồng bào bỏ đi.
Rồi thì chiến tranh cận kề,
Ba mươi năm nữa, đánh về Miền Nam.
Vũ khí, súng ống gửi sang,
Nồi da cháo thịt, chết ba triệu người.
Xo^-Trung ca tụng, hết lời,
Việt nam, trò nhỏ, “hay” hơn Anh, Thầy.
…
Ngư tiếp,
Đến nay, mọi sự đã bày,
Đấu tranh Quốc-Cộng, bay nay xoay vần.
Người Mỹ, Độc lập, ân cần,
Nhưng gặp Cộng sản, cũng lần cho xa…
Chiến tranh 9 năm nổ ra..
Cũng vì Cộng sản, mà ra thế nay`…
Vì tồn tại, môt nhóm nguòi,
Mà cả dân tộc, mấy đời bể dâu..
(1) Bảo Đại giao cho Trần Trọng Kim lập nội các chính phủ dân chủ đầu tiên của Viêt nam.
(2) Một người tên là Nghĩa, cán bộ Việt minh, vào phủ Khâm sai, trước ngày 19-8-45, khư khư đòi giao quyền hành. Vì họ nghĩ có chủ nghĩa và Nga, Tàu đứng sau họ.
(3) Độc lập đã được Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố tháng 3, 1945, không phải đợi đến tháng 8.
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển
ReplyDeletetương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có
khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn
Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm
quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót
lòng” – Vũ Ngọc Hoàng, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư. trăn trở.
Tổng giám đốc người Nhật: Việt Nam là thuộc địa của Trung Quốc
ReplyDeleteĐây là câu nói của một ông giám đốc người Nhật, nói trước hàng chục quan khách Việt Nam trong một phòng hội thảo của một khách sạn 5 sao. Câu nói ấy làm hết thảy các vị doanh nhân, nhà khoa học, thậm chí là cả những viên chức nhà nước trong khán phòng sững sờ.
XIN PHÉP PHƯƠNG BÍCH, TÔI XIN ĐƯỢC LẤY CÁI ẢNH ĐẦM VƯƠN LÀM NÀN HÌNH MÁY TÍNH ĐỂ KHÔNG BỊ LÃNG QUÊN !
ReplyDeleteKhu nha cu – Đoàn Văn Vươn
ReplyDeleteLặng lẽ, âm thầm, từng vuông tôm anh bám trụ lâu nay
Độc ác, vô tình, đồng nuôi tôm chúng quyêt chiếm từ anh
Đâu vườn rau cũ bên những vuông tôm, nhà kia đã tan xao xác nỗi lòng
Những ô cửa nhỏ xinh tháng năm đâu còn
Nhớ ngày gian khó xô nước chia đôi
Vườn xanh bếp rêu đơn sơ bữa cơm chiều
Những vui buồn ngày ấy bên nhau ngỡ bền lâu
Khu vườn đâu nữa, anh chốn xa xăm, bạn bè xưa ghé thăm, những chuyện cũ đau buồn
Cầu tre chông chênh bờ ao chênh vênh vắng anh
Khu nhà đâu nữa ký ức rêu phong
Một mình em đêm đêm nghe tiếng chim trời
Từng đêm bâng khuâng, từng đêm chơi vơi, anh đâu rồi?
Từng đêm bâng khuâng, từng đêm chơi vơi, anh đâu rồi?
Một tiếng bom rền, một cơ ngơi đã hóa thành hư không
Một tiếng bom rền, đồng nuôi tôm phút chốc hóa đồng hoang.
Đâu còn róc rách tiếng nước thay ao
Đồng nuôi vắng anh tôm cá không còn
Thêm mỗi mùa lại thấy bước chân thưa dần
Đâu còn kiên nhẫn, anh quyết ra tay
Trò chơi bất công, anh cô thế vô tù
Anh vô tình thành danh - Nhân dân nhớ về anh.
Rất cảm động khi nghe PB kể về chuyến đi thăm gia đình hai chị Thương , Hiền ở Cống Rộc.Xin chúc gia đình các chị luôn bình an,mạnh khỏe,đón chờ ngày xum họp.Cám ơn PB !
ReplyDeleteTừ vụ ĐVV mà có trang gu gồ tienlang2014, vào xem thấy tranh luận rất được , vậy mà bây giờ lại là trang gần như chuyên viết về nội chiến của 1 số nước , hiện đang viết nhiều về uc rai ...Chắc là muốn nói đến sự đau đớn của nội chiến , nhưng TẠI SAO lại có nội chiến ? Có phải là vì đa đảng ? hay là sự chán ghét của dân đối với nhà cầm quyền ?
ReplyDeleteLiệu có phải đây là hậu quả của sự đu dây của nhà nước UCr khi vừa muốn gia nhập EU, vào NATO ...lại vừa muốn liên minh chặt với Nga ...Dù sao cũng là bài học cho nước nào đó với viễn cảnh chỉ một sự tuyên bố là bán đảo Crim trở thành thuộc Nga !
Dẫu bị dập vùi cỡ nào đi nữa thì những con người có nghị lực, có ý chí nhất định sẽ vươn lên. Hai chị Thương, Hiền và gia đình anh Vươn anh Quý nhất định sẽ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Tôi xin nói lời bái phục các chị và cám ơn nhà báo Phương Bích đã đem đến cho chúng tôi về sự thật này.
ReplyDelete