Phương Bích tui xin cáo lỗi với các bác thường ghé thăm trang nhà, lâu nay bỏ bê blog, do dạo này bận rộn việc nhà là một nhẽ, nhưng có lẽ lý do chính là phần lớn thời gian, là tui dành cho facebook mất rồi. Vì facebook có thể chia sẻ những vấn đề rất ngắn, và mang tính thời sự cao, không đòi hỏi phải soạn thành bài nghiêm chỉnh (mới bõ công để các bác ghé qua nhà). Rất mong các bác thông cảm ạ.
Nhân chuyện mới đây, dân mạng kháo nhau đang có triển lãm về cuộc "Cải cách ruộng đất" năm năm bảy, Phương Bích tui bỗng ước, giá như Đảng và Nhà nước lại làm một cuộc cải cách ruộng đất nữa, để cho người cày lại có ruộng.
Các bác nghĩ sao ạ?
Nếu có 1 cuộc cải cách ruộng đất nữa thì : ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre, ông Lê Thanh Cung ở Bình Dương ...... toi đời là chắc !
ReplyDeleteChẳng cần nghe và xem tôi đã biết nó như thế nào đối với ông nội tôi ở Hà nam ! ông có VINH DỰ ,được cô hồn cát ĐẢN ưu ái chiếu cố ưu tiên trong đấu tố địa chủ ,và đích thân người cháu trong nhà DO ĐƯỢC đảng và ông hồ dạy dổ và khai phóng trí tuệ ,nên đả đứng ra đấu tố ông nội tôi và ông tôi đả bị giết chết trong cải cách ruộng đất của bè lũ theo maoist ,nhưng quả là trời có mắt sau bao nhiêu năm miền bắc đành phá ác liệt bởi bom đạn ,nhưng dòng họ tôi không ai chết trận hay chết bom cả chỉ duy cái thằng cháu do đảng chỉ đạo là bị bom ném tan xác ,cả họ không ai đến viếng nó ,thật là cái chính sách tàn bạo vô nhân tính trong xã hội loài người mà chỉ có ở 2 đảng là VN và trung khựa
ReplyDeleteĐây, Cải Kách
ReplyDeleteĐồng ý 100%! Có thể chỉ lấy "ruộng" thôi, không sử dụng hình phạt chôn sống, kéo cày & bừa ngang qua đầu
ReplyDeleteLạc hậu rùi cô Bích oy
ReplyDeletedân cày nam h tuyền đi chơi golf, viết dư lày cho dân cày dễ hiểu: chơi gôn
dân cày nữ tuyền đi sờ pa tắm trắng, lột da mặt thoy nhá
dân cày choai choai tóc xanh tóc đỏ tóc vàng đi đập đá xây dựng quê hương...
oài
ReplyDeletecô Bích lại nặng phây, coi nhẹ bờ nốc à?
ReplyDeleteNgười phụ nữ trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị xử tử trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953.
Bà Cát Hanh Long (tên hiệu trong buôn bán giao dịch của bà Năm) sinh năm 1906 vốn là một người đàn bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, từ nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán sắt vụn, bà đã sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng như thói tục của người xưa.
Nhà công thương trẻ tuổi này tham gia Mặt trận Việt Minh ở Hải Phòng. Bà gặp nhiều cán bộ cách mạng sau này có những cương vị quan trọng như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Tuấn Khánh.
Bà Năm cung cấp tài chính cho cách mạng, góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng, thóc gạo, vải vóc, nhà cửa và là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng. Người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Hai con của bà (với hai cái tên ghép thành hiệu của bà là Cát và Hanh) sau đó về tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô, một người bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy - cửa ngõ Thủ đô; một người đã từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu... vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc... Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà cho đến khi...
Thí điểm đầu tiên Cải cách ruộng đất ở huyện Đại Từ, bà Nguyễn Thị Năm lại là địa chủ đầu tiên bị đem ra “xử lý”. Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép, người phụ nữ mới 47 tuổi (1906-1953) này đã bị đem ra xử bắn và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”...chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”. báo Nhân Dân của Đảng hồi đó đã tường thuật vụ án “địa chủ phản động” Nguyễn Thị Năm bị đền tội. Và nếu đọc lại những bài báo ấy, thật nghẹn lòng...
Lâu quá mới tái xuất giang hồ mừng cho chị lắm.
ReplyDeleteTưởng bị NHAP KHO học tập cải tạo TƯ TƯỞNG như Bùi Minh Hằng rồi nữa chứ.
Chúng chưa đem chị ra ĐẤU TỐ là mừng lắm rồi.
ReplyDeleteỞ đó mà TƯƠNG với MỞ (mơ tưởng) rằng thì là "đang theo đỉ" ý lộn! đi theo đảng "giá như Đảng và Nhà nước lại làm một cuộc cải cách ruộng đất nữa, để cho người cày lại có ruộng."
Hê, hê dù sao cũng cám ơn IN TẸC LÉT chứ không thì giờ nầy chúng trói, lôi chị PB ra cho người CM (cắt mạng) mắng nhiết, đấu tố, phản động thê thảm rùi.
Nam Mô A Di Đà.
Diễn biến cụ thể một vụ xử án địa chủ
ReplyDeleteLời kể của một nhân chứng: Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn An, phóng viên đài RFA Phỏng vấn ông Nguyễn Chí Thiện
"Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha..."
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, từng tận mắt chứng kiến một phiên xử của toà án nhân dân tại ngoại thành Hà nội.
Ông Nguyễn Chí Thiện kể: "Hồi làm cải cách ruộng đất ở Thái Hòa ấp, ở đấy có một ông địa chủ, tôi còn nhớ tên là ông Bảy Dần. Ông ta là một người cũng có ruộng đất nhưng không phải giàu lắm đâu anh ạ. Ông ta chỉ có vài chục mẫu ruộng thôi và ông ta còn lại là một ông đồ dạy học nữa.
Chính tôi có đi xem buổi đấu tố cuối cùng đó, nó tổ chức đông người đi lắm, Hà Nội kéo nhau đi rất đông. Tôi đến nơi, lúc bấy giờ tôi cũng len lên được hàng đầu để mà xem. Ông Bảy Dần cũng mặc áo the, cũng ăn mặc tử tế lắm, đội khăn hẳn hoi. Ông ta thế là bị trói vào cột - bị trói vào cột."
Nguyễn An: Tức là đem ra trước tòa án nhân dân phải không ạ?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Gọi là tòa án nhân dân. Trước hết ông ta bị trói vào cột và đàng sau cột độ mươi thước thôi thì có một cái hố đào sẵn. Người ta nói là đào cả hàng tuần trước rồi. Buổi đấu tố hôm đó nó diễn ra cả ngày, từ sáng đến tận khoảng 5, 6 giờ chiều mới kết thúc.
Nguyễn An: Xử thì cứ xử thôi nhưng kết quả thì đã biết trước rồi phải không ạ?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Phải biết trước, chứ còn làm sao mà sống nỗi. Lên đấu tố thì đủ các người lên đấu tố. Sự thật họ đấu tố, tôi phải vô tư mà nói, phải nói thật anh ạ, thì đa phần là phụ nữ. Họ lên đấu tố khiếp lắm, chớ không phải bị cưỡng bức, nghĩa là họ hăng say họ đấu tố.
Trong số hàng mấy chục người lên đấu tố thì cũng có vài ba người là miễn cưỡng. Những người miễn cưỡng thì mình biết ngay, chớ còn những người hăng hái đấu tố, chỉ chỏ vào mặt, cứ lồng lên như những con hổ cái thì nhiều.
(TT)
ReplyDeleteNguyễn An: Theo ông nhận xét thì tự họ họ làm chứ không phải họ bị ép buộc hay là gì cả?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Họ bị kích động nhiều, bị kích động hơn là bị ép buộc anh ạ. Nhưng số người mà sau này họ hăng say lao theo thì đông, chứ còn số người miễn cưỡng lên thì ít thôi.
Nhưng phải nhớ một điều là từ đầu đã có một sự cưỡng bức rồi. Những người hăng say thì không phải là tự họ họ lên đâu, mà họ không lên cũng không được. Qua quá trình kể khổ rồi khơi sâu lòng hận thù thì nhiều người trở thành hận thù thật. Họ lên họ làm việc đó.
Chỉ riêng trong gia đình thôi thì là một sự miễn cưỡng rõ rệt anh ạ. Thí dụ như con dâu mà lên tố bố chẳng hạn, tố là ông ấy hiếp mình thế nọ thế kia thì ăn nói nó có vẻ gượng gạo, không có tinh thần hăng say như những người khác.
Có một điều đặc biệt là, ông ta đã ngoài 60 rồi, mà ông ta vẫn cứ phải xưng cháu hoặc xưng con với bất cứ một người nào lên đấu tố, dù người lên đấu tố chỉ đáng tuổi con ông thôi. Thâm chí tôi còn nhớ một cô con gái lên tố ông ta thì ông ta cũng phải xưng con với người con gái đó - con gái mình đẻ ra đấy ạ.
Bây giờ nói đến tòa án nhân dân mà ngồi xử thì toàn là nông dân thôi, toàn là nông dân họ sắp xếp lên ngồi thôi. Chị làm "chánh án", tôi còn nhớ chị ấy còn mù chữ nữa anh ạ, không biết viết a,b,c thế mà lại lên làm chánh án.
Sau một ngày đấu tố nhục nhã như thế rồi thì họ bắt đầu họ tuyên án. Họ tuyên án với tất cả những tội ác mà địa chủ đã phạm phải, mà toàn bộ là bịa đặt thôi. Người ta tuyên án ông ấy tử hình.
Đặc biệt là trong quá trình đấu tố thì ông địa chủ này không có quyền cãi mà chỉ có quyền bất cứ ai đấu tố thế nào đều chỉ có quyền "nhận tội" - nhận tội lỗi của mình chớ không hề có một lời cãi nào được phép cả.
Nguyễn An: Tức là ai nói gì thì nói, phản ứng duy nhất mà ông được phép là cứ nhận thôi?
Ông Nguyễn Chí Thiện: Và phải nhận ngay lập tức. Họ đã diễn tập nhiều lần rồi anh ạ. Đấy không phải là lần đầu tiên mang ra, trước khi mang ra làm thật như vậy thì đã có những cuộc diễn tập trước đó anh ạ. Diễn tập trong một số nhỏ người để cho ông này phải quen lối phục tùng như thế.
Buổi hôm đó, tôi còn nhớ là sau khi đấu tố xong thì lập tức có 6 anh du kích. 6 anh du kích này đứng cách khoảng độ 2 mét... thế là bắn chết ông ta ngay. Sau khi bắn chết xong thì chặt dây thừng - không phải là cởi nữa mà là chặt dây thừng, lấy con dao chặt dây thừng ra và lôi ông ta ra chỗ cái hố đó. Xin nhớ một điều, không có áo quan anh nhá. Thế là họ vất tụt xuống hố đó là lấp đất ngay lập tức thôi.
Lấp đất xong thì đất ấy cũng không được đấp thành mộ mà đấp bằng như bình thường thôi chớ không đấp gồ lên như một khối u như là một mộ phần anh ạ. Đấy là điều mà tôi chứng kiến tận mắt.
Nhưng tôi muốn nói thêm, chính vì chứng kiến đó cho nên sau này tôi vào tù, tôi nằm nghĩ lại. Để bàn về cải cách ruộng đất thì tôi chỉ làm một bài thơ thôi - đây chính là vụ Bảy Dần:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con - thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội
Đó là lời của cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Giữa đấu trường giăng giối với con.
Tôi làm bài như vậy. Khi tôi đọc bài này cho anh Nguyễn Huy Thiệp nghe ở quán cơm của anh hồi tôi ra tù năm 91-92 thì anh có nói một câu thế này: thôi, ông làm một bài thơ về cải cách ruộng đất như thế cũng đủ rồi.
Nhưng tôi nghĩ là nó không đủ đâu anh ạ. Nó còn rất nhiều chuyện mà chúng ta phải bàn đến.
Một cải cách ruộng đất trong quá khứ là đã quá đủ cho vết thương chưa liền sẹo trong lòng những người mang hệ lụy của nó, chẳng lẽ Phương Bích có ý muốn cào lại vết thương ấy với những tâm hồn cần được an ủi thông cảm ấy hay sao? Tôi đề nghị tên mới cho lần này: Chương trình sửa sai và đổi mới sở hữu ruộng đất vì nông dân.
ReplyDelete..Về cái gọi là "CCRD".
ReplyDeleteTiều rằng,
....
Nhìn vào thiểu số cầm đầu, ,
Trước nghèo xơ xác, nay giàu hơn xưa.
Còn thì đa số đẩy đưa,
Lại rơi xuống duới mức nghèo người ta.
"Giai cấp" thay đổi, như ma.
Làm gì mà có, tầng này lớp kia.
Cổ vũ giai cấp mù loà,
Mờ mờ ảo ảo như người đi đêm.
Ma đưa lối, quỉ dẫn đường,
Cứ chọn những chốn đoạn trường mà đi.
Tiều tiếp,
Nhớ đến Cải Cách năm nào,
Lợi dụng xô đẩy Bần Nông làm càn.
Đến khi xã hội vỡ toang,
Thì lại tuyên bố hoàn toàn” thành công”.
Hôm nay những người tay không,
Co’ được ve vãn như ngày hôm qua?
Ngư tiep,
Giai cấp, định nghĩa, trò hề,
Có 2 con lợn, đã là "Phú nông"!
Một gà, một lợn "Trung nông",
Dã tâm, xô đẩy, Bần Nông làm càn.
Luật pháp không có, bạo tàn ,
Vô sản=vô luật, muôn ngàn đau thương.
Xã hội đổ vỡ, cột rường,
Con tô’ cha me, xóm làng tố nhau..
Tội tình, tài sản, chi đâu?
Hận thù, kết tội, Đội nhà, mớm cho. (1)
Cha Mẹ xưng "Con", Ông to,
Con gọi Cha Mẹ, thằng này con kia..
Dâu "tố" bố chồng, dam^ de^,
Người ở "tố" chủ, lâm ly, trò hề.
Sau màn vở kịch, vụng về,
Đem ra bắn bỏ, không hề thương tâm!.
Đem ra bắn cả ân nhân (2),
Sau lưng súng nổ, thần linh rụng rời.(3)
Trâu bò cày xéo đầu rơi,(4)
Bắn ngay sân cỏ bao người đứng coi.
Sao lai giết, lấy của rồi?
Giết thì vẫn giết, cho rời chân tay..
Tiều tiếp,
Xã hội đau đớn bao năm,
Bàn tay ai đó, ai làm, mà ra?
Hoá ra chẳng phải đâu xa,
Cực quyền xô đẩy, để mà..rảnh tay..
Bạo lực, cổ vũ, giật dây,
Bẻ Măng, Mượn Gió, đấy là châm ngôn..
Bần Cố, đập nát, nông thôn,
Mượn tay giết sạch, không còn chút chi..
46, Liên hiệp, làm vì,(1946),(5)
50, liên lạc, di về Trung Hoa.
Đến khi cửa khẩu mở ra,
Vũ khí, mệnh lệnh, Nga- Hoa tuồn vào..
Chiến tranh với Pháp, lật nhào,
Phóng tay phát động, 53, bắt đầu..(6)
Đánh vào giới học, nhà giàu..
Cực quyền.. toàn trị, ngõ hầu tóm thâu..
Mới hay trăm vạn, bay đầu,
Ho hàng, thân tộc, dãi dầu lầm than..
Mất mạng, chết chóc, lỡ làng,
Một lời xin lỗi không màng đưa ra..
Ngư tiếp vào,
Lại còn triển lãm xa hoa..
Vẫn trò Vú Cả, Cái Loa, lâu nay`.
Đã là cái thứ mặt dầy,
Già Mồm, Gái Đĩ~..suốt ngày tuôn ra..
Đầu đường ra rả cái Loa,
Ngư Tiều vấn đáp, giao thoa với đời.
(1) Đội "Cải Cách". Bắt Xâu, Chuỗi, Rễ, "Cùng ăn, cùng ở, cùng làm". Tập cho đám bần nông kể tội địa chủ, trước khi đem bắn.
(2) Ân nhân Nguyễn Thị Năm cũng bị đem bắn.
(3) Trước khi bi giải đi, Bà Năm biết là sẽ bị giết, có xin dân quân cho biết để bà tụng kinh trước khi chết, nhưng loạt đạn đã nổ ngay sau lưng. (Theo Trần Huy Liệu).
(4) Vùng Thanh Hoá, Hà Tĩnh: còn hành hình theo thời Trung Cổ: chôn xuống đất, chỉ còn chừa đầu rồi cho trâu bò cày qua.
(5)(6) Hầu như không có "Cải cách' năm 46-49.. vì chính phủ lúc đó là Chính phủ Liên Hiêp nhiều thành phần. Chỉ bắt đầu từ 1953, lúc dó không còn là CP Liên hiệp nữa mà là CP Hồ Chí Minh, chính phủ Cộng sản.
Bộ phim sau đây được dựng theo một cốt truyện có thật ở miền Bắc thời Cải Cách Ruộng Đất. Xem xong thì bạn mới hiểu thêm được bộ mặt thật của ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản VN:
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=J-yFyl-gDvg
Xem xong rồi bạn nên nhớ lại bài thơ man di mọi rợ khác máu của đồng chí Tố Hữu, người nổi tiếng là thi nô văn nô bồi bút nâng bi trong thời Cải Cách Ruộng Đất. Chỉ tội nghiệp cho trẻ em và cả người lớn (vì mù thông tin, lười tìm hiểu Internet ...) mà còn xem ông Tố Hữu là người cộng sản chân chính, nhà thơ tài hoa, nhà thơ nhân dân. Tố Hữu ca tụng 2 con quỷ khát máu trùm cộng sản trùm độc tài của Liên Xô là Josef Stalin và của Trung Quốc là Mao Trạch Đông. Hết biết nói sao nữa về mồm miệng của đồng chí thơ nô, văn nô bồi bút Tố Hữu.
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”