Translate

Tuesday 20 August 2013

Ăn mày bệnh viện - Không có tiền thì sẽ hy sinh!



Từ ăn mày là chỉ kẻ đi ăn xin thiên hạ. Nhưng ăn mày ở bệnh viện lại là kẻ xin được cho thiên hạ, xin được hầu thiên hạ. May phúc người ta nhận cho còn có cơ hội sống. Nếu nhận rồi mà vẫn chết thì là tại số, tại tuổi già, tại bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Còn khi người ta không nhận, bảo việc khám chữa bệnh là của thày thuốc thì phải coi chừng. Nghe chị bộ trưởng Tiến nói, bệnh nhân làm hư thày thuốc bằng phong bì, nói thực chả ai dám liều lĩnh tin vào lời chị ấy nói. Nếu không có phong bì, thì chỉ nội lo không, bệnh nhân cũng đủ ốm thêm rồi. Một chị người nhà tôi, vốn làm trong bệnh viện 103, là người của bệnh viện hẳn hoi mà khi mổ ở đấy cũng rải phong bì từ cô hộ lý trở lên. Mà đưa khi phong bì cũng nào có được đàng hoàng?  Hoặc là dấm dúi, hoặc là nét mặt cộng với lời nói cũng đầy vẻ nịnh nọt. Chả nịnh? Nhờ người ta cứu chữa cho mình (cho dù cũng chả phải nhờ suông)  lại chả phải nịnh?

Bấy lâu nay tôi cứ băn khoăn, ở Việt Nam, có hai loại “nhân” có thể không chết ngay tức thì, nếu chỉ trông vào “chế độ” mà không có sự giúp đỡ về vật chất của gia đình là tù nhân và bệnh nhân, nhưng họ sẽ chết từ từ. Biết rằng con người ta khó sống được bằng cái “chế độ” ăn ở của tù nhân, chế độ khám chữa bệnh bằng bảo hiểm của bệnh nhân, nên người thân phải tìm mọi cách để giúp họ sống sót.

Thế người nghèo, không có tiền thì làm sao?

Một người trả lời: thì sẽ hy sinh!

 ***

Người ta chỉ khi đứt tay mới thấy đau. Thấy thiên hạ đau đớn, khổ sở, có cảm thông cũng chỉ được phần nào. Cho đến khi nếm trải, ta mới thấy thực sự thấm thía. Những ngày vạ vật ở bệnh viện, tôi nghĩ thế này mình đã thấy khổ, vậy những người nghèo không có tiền còn thê thảm đến đâu. Có lần tôi đi thăm người bệnh ở khoa u bướu bệnh viện Bạch Mai. Mùa đông, trời lại mưa. Hành lang chỉ chừa hai hàng gạch (40cm) làm lối đi, lép nhép nước mưa đen sì. Hai bên lối đi không còn một chỗ trống, không chỉ người nhà mà cả người bệnh trải những tấm bìa carton lên sàn hành lang để nằm. Thật kinh khủng!

***

Sáng từ 8 đến 11 giờ, chiều từ 1 đến 4 giờ là giờ của thày thuốc với bệnh nhân. Trong quãng thời gian đó, người nhà phải ra ngoài. Xen kẽ 2 giờ chiều gọi người nhà vào lau rửa cho bệnh nhân. Đến 3 giờ lại đuổi ra. 4 giờ lại vào. 8 giờ lại đuổi ra để khóa cửa. Mỗi bệnh chỉ được một người nhà ở lại trông. Người nhà bệnh nhân không được nằm, chỉ ngồi trên 1 cái ghế của bệnh viện, không được đem theo ghế ở nhà đến. Nếu người nhà cứ đi đi về về, thì chỉ nội đi lại không cũng hết ngày. Ở lại trong bệnh viện cả ngày thì ngồi ở đâu?

Về cũng không được, phải túc trực ở ngoài để nếu bệnh nhân có vấn đề gì, thày thuốc còn gọi vào! Đôi khi được gọi vào chỉ là bệnh nhân vô thức ị ra giường, người nhà “được” vào dọn.

Thế là cứ vạ vật bất cứ chỗ nào. Nếu chỗ ngồi là ghế đá thì cũng chẳng đủ  cho tất cả người nhà và người giúp việc vào chăm sóc bệnh nhân. Vậy là người ta ngồi phệt ở sảnh các tầng. Sáng ra các bác sĩ giao ban về, áo blu trắng tinh tươm, cười nói ồn ào ngang qua đám người nhà ngồi vạ vật như lũ ăn mày ở các sảnh. Không biết các thày thuốc cao quý nghĩ gì, nhưng sau đó mấy tay bảo vệ vào đuổi mọi người ra ngoài. Lại lũ lĩ xách đồ lề lếch thếch ra ngoài, lê lết ở các ghế đá đặt ngay bên cạnh các thùng rác. Đến giờ được gọi vào chăm sóc bệnh nhân lại ùa vào, rối rít tít mù cho ăn, cho ị, lau chùi cho bệnh nhân. Xong đến giờ lại lũ lĩ kéo nhau ra cho bác sĩ khóa cửa. Bệnh nhân nào ị không đúng giờ, người nhà cũng được đặc cách cho vào dọn trong giờ cấm. Không biết bệnh nhân nào độc thân, không có người nhà thì bệnh viện xử lý thế nào? Không lẽ để họ ngập trong phân?

Rõ ràng chuyện ở các bệnh viện hiện nay, lực lượng chăm sóc bệnh nhân là không thể thiếu. Như vậy ngoài đội ngũ thày thuốc, bệnh nhân, bệnh viện còn gánh thêm một lượng người đáng kể đi theo chăm sóc bệnh nhân. Nhưng người ta chỉ biết sử dụng họ như những lao công, mà không cần biết làm thế nào để họ có đủ sức để chăm sóc bệnh nhân. Dường như đó là việc của bệnh nhân. Và dường như họ cũng quên mất một điều, nguồn nhiễm bệnh từ chính những người chăm sóc bệnh nhân không chuyên này cũng khá cao, khi họ thường lê la nằm ngồi ở những khu vực không đảm bảo vệ sinh ở trong bệnh viện, rồi lại vào chăm sóc bệnh nhân như thường. Khả năng lây nhiễm cũng không loại trừ, việc các bác sĩ và điều dưỡng viên khi khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhân, cũng chỉ dùng cùng một đôi găng tay.

Vậy mới nói, người nào không có tiền thì sẽ hy sinh! Và bệnh viện thì vô can! Ở nước ta, dường như chưa một bệnh viện nào phải chịu trách nhiệm, về một cái chết oan nào.

***

Ngày trước, mỗi khi ra viện, bố tôi bao giờ cũng chuẩn bị ít phong bì, làm động tác cảm ơn những người đã chữa bệnh cho mình. Thành lệ rồi, hỏi nhau chán rồi, người khác có, mình không có – áy náy lắm.

Thực ra việc cảm ơn cũng phải thôi. Tuy rằng chữa bệnh cho bệnh nhân là việc của thày thuốc, cũng như dạy học sinh là việc của nhà giáo, nhưng người ta vẫn thường cảm ơn những người đã cứu chữa, hay truyền dạy kiến thức cho mình. Đó cũng là phải đạo. Mình không có bu gà, con cá như ở quê thì thay bằng cái phong bì cũng được. Mà bây giờ cái gì chả cần phải phong bì? Kiểu nói vui: Đánh đổ phong kiến để được phong bì!

Chết cái là trước đây thì thường cảm ơn sau, nhưng bây giờ “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay “Vật chất quyết định ý thức”. Có phải là không có cảm ơn đâu, nhưng mình chết vì không nhạy bén với sự thay đổi của thời cuộc là cái thủ tục “đầu tiên” rất quan trọng. Tôi nghĩ, đâu chỉ có lương của thày thuốc mới không đủ sống? Cả xã hội bây giờ nó thế. Nhưng không thể vì vậy mà thiếu trách nhiệm đến mức để người bệnh như thế được.

Tôi cảm nhận được lý do của sự thờ ơ và lạnh nhạt đó. Mặc dù tôi căm giận lắm, nhưng các anh chị tôi cứ bảo: Thôi bỏ đi! Vì bố đi. May mắn là xuống đến cấp cứu, bác sĩ bảo họng của cụ tôi không bị liệt, nếu không sẽ phải mở khí quản.

Ngày thứ ba, cụ tỉnh. Đau đớn và bất lực hiện rõ trên nét mặt cụ. Cái may lại trở thành nỗi khổ là cụ cảm nhận được hết, không giống những người khác mê man bất tỉnh nằm bên cạnh, chả biết đau đớn là gì. Bác sĩ nói, qua sự giãy đạp của cụ chứng tỏ nội lực của cụ vẫn còn tốt lắm. Có lẽ do cụ chưa phạm nhiều tội ác nên giời thương. Sau 5 ngày, cụ tôi được bỏ ống thở máy, chỉ thở ô xy thêm vài ngày nữa. Tôi ngao ngán nghĩ đến ngày, họ sẽ chuyển trả cụ tôi về lại nội A.

Thấy sức khỏe của cụ tôi tiến triển tốt, những người bên cạnh vừa mừng cho tôi, vừa buồn se sắt khi nghĩ về tình cảnh của người nhà mình. Một cậu nói: chúng em rất ân hận là đưa ông vào viện. Những ngày đầu vào viện, hai ông bà còn ngồi bón cho nhau ăn, vừa ăn vừa nói chuyện tình cảm lắm. Mấy hôm sau yếu đi, rồi hôn mê cho đến giờ. Liệt não rồi, không hy vọng gì nữa. Cả nhà không ai ngờ nhanh đến thế!

Bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu nói, hiện giờ sức khỏe cụ tôi đã ổn, chỉ còn viêm họng nữa thôi, và họ sẽ chuyển cụ tôi về nội A để điều trị tiếp. Mới chỉ nghe thế tôi đã phát khiếp. Tôi đã tính đưa cụ tôi về nhà, có gì thì sẽ mời bác sĩ đến....Trong khi còn đang suy tính, thì có người mách ông lang Sinh ở 135 Đốc Ngữ, chữa bệnh hay lắm. Tôi quyết ngay. Mấy ông anh tôi còn sợ nội A họ tự ái, nên khuyên cứ để bố lên đó hai ba hôm cho đúng quy trình. Nhưng tôi kiên quyết không nghe, bảo 14 ngày ở đó chưa đủ hay sao?

Khi gia đình tôi đề xuất cho bố tôi ra viện thẳng từ khoa hồi sức tích cực, họ đồng ý. Bố tôi biết được về nhà, mừng như trẻ nhỏ, tinh thần phấn chấn hẳn, hợp tác toàn diện! Trước khi về, tôi chủ động hỏi một bác sĩ, bao giờ thì rút được ống xông? Bác sĩ bảo phải theo dõi khoảng một hai tuần nữa, tập cho uống và ăn cháo loãng qua miệng. Khi nào ăn uống được bình thường rồi mới rút ống xông.

Tôi răm rắp nghe theo, nhưng chưa hết một thìa nước cụ đã sặc tím cả mặt mày. Thử thêm vài lần cũng không được, tôi hoang mang lắm. Khi bác sĩ Phạm Hồng Sơn hỏi thăm sức khỏe của bố tôi, tôi mới trình bày hoàn cảnh như thế, như thế. Bác sĩ ngạc nhiên, bảo đương nhiên là không thể ăn uống bình thường bằng miệng, khi vẫn cắm ống xông ở mũi được.

Sao cùng là bác sĩ mà mỗi người nói một kiểu thế nhỉ? Nhưng tôi vẫn tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn hơn, vì cảm nhận thấy nó logic. Cẩn thận hỏi thêm cô em cũng là bác sĩ đã về hưu, cô ấy cũng nói giống bác sĩ Sơn. Thế là tôi mạnh dạn rút ống xông ra cho cụ. Và thế là từ đó đến nay, cụ tôi đã ăn uống trở lại bình thường, thậm chí còn tự ngồi dậy được để tập đi nữa. Và thế là may mắn quá. Nhiều người bảo cụ tôi đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vâng đúng là như thế đấy ạ. Phúc đức quá!

12 comments:

  1. Mừng cho ông cụ nhà chị và cả gia đình chị đã thoát khỏi... bệnh viện.
    Vào viện sợ quá đi mất.

    ReplyDelete
  2. Xin chúc mừng cho ông cụ, cho tác giả và cho gia đình. Cũng may nhờ vào sự sáng suốt của Chimkiwi đã rút ống ra, nếu không thì kinh nghiệm này ông cụ và gia đình sẽ đem theo mãi mãi vào thiên thu.

    Chỉ riêng về lĩnh vực y tế, cấu trúc xã hội của Việt Nam chẳng những đã quá lạc hậu lại đã rã rệu đến mức không còn rã rệu nào hơn. Hậu quả là mọi người trong toàn xã hội phải gánh chịu!

    Con người của ngành ý tế với chức năng lương y như từ mẫu giờ đây chỉ còn lại có một chử: Tiền!

    Lương tri con người của ngành y tế đã trở thành vô cảm, chai sạn, dững dưng trước cái chết của đồng loại, đồng bào mình.
    Khi cả ngành y của một nước có 86 triệu dân, đông gấp 5.5 lần dân số của nước Do Thái mà như thế thì hậu quả chết chóc cho cả xã hội sẽ lên đến đâu?

    Cấp trung ương chính phủ đâu? Nhiệm vụ là gì? Họ đang mãi bận bịu vì cái gì? Tiền? Chức vụ? Nhiệm vụ chính trị? Bận bịu về những vấn đề chính trị tức là bận bịu toan tính làm sao để giữ cho được chức vụ cá nhân và bè đảng!

    Cấu trúc chính quyền, con người của chính quyền hiện tại đã hết thuốc chửa! Người bình dân gọi trường hợp này là “thầy chạy”, thầy thuốc đã chạy! Không còn cách chi chửa trị được nữa!

    Để thay đổi cuộc sống của đồng bào khắp nơi trong nước, phải thay đổi ngay bức tranh đen tối hiện nay của Việt Nam. “Ông nhà nước” thì không bao giờ muốn có cuộc thay đổi vì thay đổi làm ông mất đi vị thế đem lại lợi tức ông mơ ước cả đời ông mới có. Vì thế giúp ông vơ vào, quơ hốt thẳng tay! Làm cuộc thay đổi cho toàn dân hiện nay chỉ còn là công việc của toàn dân.

    Toàn dân không làm thì không còn ai làm cho mình nữa. Đừng trông cậy vào đảng phái, Đảng phái chỉ là các nhóm nhỏ trong xã hội. Với mưu mô của những người đã dày dạn chiến trường lừa đảo đang nắm vị trí thống soái hiện trường, người ta tung ra những đòn phép, không xen vào khuấy rối, lùng bắt được thì tung những chiêu lừa đảo, dụ khị các đảng phái khác vào tròng bằng những hứa hẹn chia sẻ quyền lợi để sau cùng tay lừa đảo quốc tế sẽ lại làm vua, ào ào lãnh đạo, chỉ đạo bằng những lời của anh bán thuốc sơn đông mãi võ!

    Bà con cứ uống thuốc của tôi đi. Thuốc này uống vào nhất định sẽ hết mọi bệnh nan y. Anh bán thuốc sơn đông ở ngoài chợ chỉ cần nói có thế mà không nói rõ bệnh của bệnh nhân gây ra do nguyên nhân gì, thuốc anh bán uống vào sẽ tác động ra sao đến các mô, các tế bào, cấu trúc mô, cấu trúc tế bào, cấu trúc các tế bào thần kinh, và nguyên nhân gây bệnh ra sao, các thử nghiệm lâm sàng của thuốc đã áp dụng trên bao nhiêu người tham gia thử nghiệm. Tỷ lệ khỏi bệnh ra sao, thuốc có những phản ứng phụ nào, cơ thể con người có chịu đựng nổi những phản ứng phụ ấy của thuốc hay không? Những điều ấy anh bán cao đơn hoàn tán không bao giờ nói! Vì anh đâu có biết cách chửa, anh đâu có muốn chửa bệnh cho đồng bào, anh chỉ muốn chửa bệnh tham ăn, phàm ăn đến thành nghiện ăn. Ăn bất cứ thứ gì cũng được của anh!

    Anh muốn lúc nào anh cũng làm cha thiên hạ dù anh dốt đến không còn ai dốt hơn anh! Ở anh chỉ có mỗi một cái tài nổi cộm nhất, sáng chói nhất: Lừa đảo!

    Cá nhân bà con không bao giờ làm nổi sự thay đổi ấy. đảng phái cũng không thể nào làm nổi công việc ấy. Nhưng lương tâm cộng đồng, lương tâm xã hội làm được công việc ấy. Hãy tìm đến lương tâm cộng đồng, lương tâm xã hội.

    Lương tâm xã hội còn lại ở đâu trong thời buổi nhiểu nhương, loạn lạc này?
    Hiện nay ai cũng biết lương tâm xã hội còn lại chỉ là ở lương tâm của cộng đồng các tôn giáo lớn; cũng là của đồng bào Việt Nam ta thôi. Hãy cùng nhau thúc đẩy lương tâm xã hội, lương tâm cộng đồng.

    Hãy cùng nhau xoay trở cho thật nhanh, vì cái chết vẫn đang lừng lững tiến đến với mọi người không trừ ai, càng già chừng nào, càng nghèo chừng nào, nguy cơ càng lớn chừng ấy, nguy cơ đang đến từng giờ. Chứng kiến tận mắt của tác giả ở bệnh viện ung bướu thật hải hùng! Cơn ác mộng càng lúc càng hải hùng hơn…

    Lãnh đạo hiện nay là những người có mắt như mù, có tai như điếc. Đừng nhắm mắt trao phó số phận của mình, của người thân yêu cho những người vừa mù, vừa điếc cố tình như thế!

    ReplyDelete
  3. Công bình mà nói cho chính xác thì 2 lãnh vực giáo dục và y tế là
    điều kiện cốt lõi cho một đất nước phát triển.Nếu 2 lãnh vực này
    yếu kém,tồi tệ thì nươc đó chắc chắn thế nào cũng lụn bại mà đi đến diệt vong,không thể tránh khỏi !
    Khổ nổi là thể chế độc tài lại làm ngược lại vì họ muốn nhân dân
    mãi ngu dốt và không được khoẻ mạnh qúa để đối kháng lại họ ! Đó
    là điều phi lý nhưng được thực tế chứng minh là đúng.
    Đó là lý do tại sao giáo dục cứ loay hoay và bị kềm chế trong vòng
    chính trị phục vụ độc đảng độc tài với đủ ban bệ của đảng CS.để dễ
    chi phối và định hướng giới học sinh-sinh viên !
    Sau hơn mấy chục năm thống nhất,thử hỏi họ đã xây được bao nhiêu
    bệnh viện hoành tráng so với những công trình phục vụ giới giàu
    có gọi là tư bản đó như sân gôn và khu du lịch sinh thái ? Người
    làm chính trị đang được nhiều người hy vọng là NBThanh mà tuyên
    bố là VN.cần cả trăm sân gôn nữa cơ đấy ??? Chính trị gia kiểu này
    rất khác với đa số chính khách các nước trên thế giới !

    ReplyDelete
  4. Chúc mừng chị và gia đình. Chúc cụ sống lâu khỏe mạnh . Chữa bệnh cho người nhà, có lẽ cũng phải tham khảo nhiều ý kiến của bác sĩ, để quyết định hướng điều trị.

    ReplyDelete
  5. Mừng Cụ đã bình phục nhưng lại buồn cho người nhà mình có tới gần 90 triệu người đang bị nằm trong Viện ung bướu với mức chẩn đoán như ông Phiêu chẩn đoán là"giai đoạn cuối" mà tiền lại đang nợ chồng nợ chất hàng tỷ USD.Không biết làm sao đây,mong sao được"giãy chết" cho khỏe thôi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng vậy, hơn tám mươi lăm triệu người Việt Nam trong nước bao gồm thành viên của đủ thứ đảng phái được chẩn đoán tất cả đều bị ung thư Trung cộng! Kẻ đang phát bệnh, người đang ở thời kỳ tiền ung thư! Tất cả đều nhờ những vị lãnh đạo cộng sản có chủ tâm thân, sẵn sàng bán và đã bán nước cho Tàu phù cộng sản!

      Delete
  6. • BV chả mấy khác thời chiến; không khéo lại vào sinh ra tử! Ra thế, chung qui cũng chỉ vì tiền. Giá mà nửa phần lương hậu hĩnh của năm bảy ông Phó trong các bộ ngành, tỉnh thành lãng phí mỗi năm dành tuyển mộ thêm những "thiên thần" y tá thì bệnh nhân bệnh viện cả nước cũng đỡ khổ bao nhiêu. Thôi cũng mừng, cụ lại chập chững những bước đi dưới ánh nắng mặt trời: Nơi con người đều bình đẳng như nhau!

    ReplyDelete
  7. Chuyện cái phong bì “đi trước” tôi xin kể PB nghe câu chuyện này của chính bản thân tôi.

    Tôi là bộ đội. Trước lúc về hưu tôi vẫn khám, chữa bệnh trong BV quân đội (108) theo chế độ tại ngũ nên cũng ít tiêu cực. Lúc về hưu, tôi vẫn vào BV quân đội khám chữa bệnh nhưng theo tiêu chuẩn BHXH. Tôi vẫn theo nếp suy nghĩ cũ, nghĩa là vô tư, không quan tâm đến “phong bì đi trước là phong bì khôn”… do vậy phải trả giá!

    Nghe người ta bảo ngoài 50, 60 tuổi cần nội soi trực/đại tràng để phát hiện polyp, cắt bỏ chúng trước khi chúng có thể gây ung thư. Ngày đầu tôi nội soi trực tràng, phát hiện thấy polyp thật. BS kết luận có polyp, song không cho cắt ngay, để bệnh nhân “suy nghĩ”. Khi thanh toán theo chế độ bảo hiểm (chỉ trả 5% tổng chi phí) thấy nhân viên bảo hiểm của BV tính tiền phải trả cho nội soi trực tràng trên 400.000 đ. (trong hóa đơn vẫn ghi là chỉ tính 5%). Tôi nhẩm tính chi phí cho nội soi trực tràng lên tới hơn 8 triệu đồng! Thấy bất hợp lý, tôi hỏi BHXH quân đội, họ chỉ dẫn hỏi lại BV. Kết quả là họ phải trả lại cho tôi hơn 300 ngàn đ. Nếu là người nông dân bình thường, chắc chắn họ mất oan mấy trăm ngàn đồng!

    Mấy ngày sau tôi đề nghị BV cho nội soi đại tràng. Không biết bên Bảo hiểm có liên lạc lại với bên nội soi không mà lần này họ hành tôi ghê quá! Tôi đến gần như là những người đầu tiên, nhưng chỉ thấy bác sĩ ra gọi “người nhà” vào khám. Tôi nghĩ “làm nghề nào, ăn nghề đó” thôi thì họ là “người nhà” được ưu tiên là đúng, mình ráng chờ vậy. Đến 9h chỉ còn lại tôi và một cụ già (những người ít tiền hoặc không biết “thủ tục trước” như tôi). Tôi nhường cụ già vào trước. Đến lượt tôi người ta cho một sinh viên thực tập để “hành hạ” tôi! Các ca trước mỗi người vào nội soi chỉ mất khoảng 20 đến 25 phút, riêng tôi cô SV thực tập “quần tôi” mất 90 phút vẫn không xong. Sau đó có thêm cậu SV thực tập khác giúp sức vẫn không nội soi đến tận cùng. Đến gần 11h trưa, BS trực chính hôm đó mới xắn tay áo vào, chỉ 10 phút sau là xong.

    Thông thường các ca khác khi phát hiện polyp là cho cắt ngay sau khi soi xong. Riêng trường hợp của tôi BS bảo:
    - Thôi nghỉ, bác “đi ăn” đi đã (sau này tôi mới hiểu “đi ăn”)
    Thật thà, tôi xin phép đi ăn. Chính BS đó lại quát tôi:
    - Hết giờ rồi còn đi ăn gì nữa!
    Biết là tôi không hiểu “đi ăn”, nên BS đành bảo tôi lên bàn soi để cắt Polyp. Trước lúc lên bàn soi, một cậu y sĩ trẻ trong kíp làm việc đành mở bài ngửa, rỉ tai tôi:
    - Bon em làm đây là làm thêm, xong việc bác phải bồi dưỡng cho bọn em.
    Tôi vui vẻ bảo:
    - Tốt thôi, không vấn đề gì.
    Trong mấy phút polyp trực tràng được cắt bỏ bằng phương pháp đốt cháy. BS lại bảo:
    - Thôi “đi ăn đi”!
    Đúng theo lời hứa, tôi dúi cho cậu y sĩ trẻ 500.000 đ bảo là bồi dưỡng cho cả kíp làm việc. Lúc ra khỏi cửa lại gặp BS lúc nãy, lần này BS lại bảo:
    - Từ nay đến 11h đêm không được ăn uống gì đâu. Trước lúc đi ngủ ăn một ít cháo loãng.
    Đến lúc này tôi mới hiểu hai từ “đi ăn” của BS bảo tôi trong suốt ca làm việc!

    Trở lại câu chuyện của PB về trường hợp Cụ nhà, kính mừng Cụ tai qua, nạn khỏi. Kính chúc Cụ sức khỏe trở lại bình thường để còn chứng kiến sự “đổi thay” của đất nước!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dù bất cứ lý do nào, em cũng không thể chấp nhận y đức của thày thuốc như vậy được. Với tính mạng con người mà họ còn thế, thì những chuyện khác, họ còn làm tiền đến đâu.

      Delete

  8. Vụ án Bradley Manning và WikiLeaks.

    Theo như tiết lộ của WikiLeaks thì Bradley Manning nhận 35 năm tù vì tội tiết lộ bí mật. Cũng như ở Việt Nam có nhiều người bi kết tội như Bradley Manning. Ở trong nước hay ở ngoài nước mọi người đều cho rằng đó là phi lý của chính phủ Việt Nam. Bây giờ chúng ta nhìn qua vụ án của Bradley Manning. Câu hỏi đặt ra rằng Bradley Manning đã tiết lộ cái gì và cái đó có ý nghĩa gì. Tại sao chính phủ Mỹ cho đó là bí mật, tại sao lại sợ nó.

    Mấy năm gần đây có rất nhiều nhà báo và phóng viên bị chết mà không biết nguyên nhân. Chính Bradley Manning đã đưa một phần ra ánh sáng cho mọi người biết ( Xem video phía dưới ). Câu trả là chính phủ Mỹ là một kẻ giết người mà nhiều người chưa nhìn ra sự thật và chính phủ Mỹ sợ sự thật đó. Tại sao lại sợ, bở vì nó chứng minh chính phủ Mỹ là kẻ giết người.

    Chúng ta có thể nói Bradley Manning là người dũng cảm. Nếu không nhân loại sẽ chẳng biết được sự thật.

    http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=5rXPrfnU3G0#t=961



    ReplyDelete
    Replies
    1. Buồn cười cho cái ý kiến của ông này !
      Tiết lộ bí mật quốc gia khác hoàn toàn với tiết lộ những
      việc chẳng có gì bí mật của chế dộ CS.mà họ hay có thói
      quen hình sự hóa để bất tội giam tù người dân thường.
      Điển hình thư của Võ Văn Kiệt cũng là...bí mật quốc gia
      nhưng bác Hà Sĩ Phu bị buộc tội hay nhà thơ Hoàng Hưng
      mang trong tay tập thơ Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm cũng bị
      tù tội mấy tháng !!!
      Bác ND 16:23 nghĩ thế có hợp lý và hợp tình không mà còn
      "lên lớp" cào bằng bí mật quốc gia cơ chứ ?

      Delete
  9. Khắp mọi nơi dưới gầm trời này chỉ có VN xã hội chủ nghĩa là mới có được ý thức và phong cách phục vụ bệnh nhân như ngành y tế. Chỉ có Trung cộng mới có ngành y tế lấy cơ quan nội tạng của tội nhân! Khi con tàu tổ quốc tan rả, con người chỉ còn biết có tiền!

    Khi con người chỉ còn biết có tiền, quốc gia ấy đang tan rả. Việt Nam đang tan rã, không còn sửa chửa gì được nữa. Phải thay đổi chế độ hiện nay bằng một chế độ mới với con người mới, phục vụ cho quốc gia, dân tộc trong một tinh thần hoàn toàn mới với những mục tiêu thực tiển, phù hợp với tình hình sinh hoạt của Việt Nam trong toàn cảnh sinh hoạt của thế giới.

    Hãy chấm dứt kỹ nguyên của những lời kêu gọi rỗng tuếch, mơ hồ của chế độ cộng sản càng sớm càng tốt. Chế độ này còn đó một ngày, người dân Việt Nam còn đau khổ, chết chóc vì nó một ngày!

    ReplyDelete