Gần tháng nay bỏ bê blog để vào viện chăm bố ốm, hôm
nay tôi mới có dịp trở lại, thấy nhà mình rêu phong quá.
Những điều tôi kể dưới đây không hề mới với thiên hạ, nhưng vẫn là mới đối với tôi. Và tôi cảm thấy có một ước muốn được chia sẻ lên đây, cho nhẹ bớt những buồn bực trong lòng.
Hôn mê sau 14
ngày điều trị viêm họng.
Cách đây gần 2 năm, bố tôi gãy cổ xương đùi, sau một
cú ngã ngồi ở chân cầu thang vì bước hụt. Bác sĩ bảo mổ, thay cái mới. Bố tôi
đã gần 90, nghe thấy mổ là khiếp. Gia đình đưa cụ về nhà, đắp thuốc lá của con
dâu cụ lang Ổi ở số 10, ngõ 80 chùa Láng. Sau 2 tháng thì cụ tôi ngồi dậy tập
đi. Đưa cụ đi chụp X- quang, kết quả xương đã liền.
Lóng ngóng thế nào, mới đây cụ lại oạch phát nữa,
quay lơ trên sàn nhà. Chỗ xương gãy không thấy đau, mà chỉ đau phần thắt lưng,
không ngồi lâu được. Thế nên cụ mới đòi vào viện, để xem xương xẩu có vấn đề gì
không, kết hợp chữa cái bệnh viêm họng và đi tiểu nhiều. Chả gì gần 2 năm nay,
cụ không vào bệnh viện khám khiệc nên nhớ hay sao đó.
Gia đình đưa thẳng cụ vào cấp cứu bệnh viện Hữu nghị
Việt Xô. Chụp chiệc xong xuôi, bác sĩ kết luận: xương cốt cụ không vấn đề gì.
Còn chúng tôi sẽ chuyển cụ lên nội A để chữa cho cụ bệnh viên họng. Cụ bảo:
- Sống rồi! (hóa ra cụ nhầm – tý chết!)
Nội A đông nghịt, chưa có giường. Cụ tôi nằm chỏng
chơ gần một ngày ở phòng cấp cứu. Căng thẳng làm cho huyết áp cụ lên tới 180.
Mặc dù tôi đã đưa y bạ của cụ cho họ, nhưng hình như họ chỉ đọc mỗi thông tin
về cá nhân cụ thì phải. Cụ tôi có tiền sử về huyết áp thất thường và dạ dày
trào ngược, hàng ngày phải chung sống với 2 thứ thuốc đó. Lúc tôi nói thì họ
mới cho cụ uống bổ sung thuốc cao huyết áp.
Đến chiều muộn ở nội A có bệnh nhân ra viện, họ
chuyển cụ tôi lên đó. Nghe bác sĩ nói, cả khoa nội A có 80 giường bệnh thì chỉ
có một giường có nệm cứng (dành cho người đau lưng như cụ tôi), nên họ phải thu
xếp đổi cho cụ tôi cái giường đó. Thấy họ tấp nập chuyển giường, tôi cũng thấy
ngạc nhiên về sự phục vụ tận tình của họ với bệnh nhân. Phải chăng đã có sự
thay đổi lớn trong ngành y tế?
Ngay từ khi mới vào, đã có rất nhiều người hỏi: Có
thuê người chăm sóc không? Người lại mách, đừng tự thuê, cứ nhờ khoa tìm cho.
220.000 đồng/ngày. Tự thuê là 250.000 – 300.000 đồng/ngày.
Chưa biết tình hình cụ tôi lần này thế nào. Mọi khi
nằm viện, phần lớn cụ vẫn tự chăm sóc bản thân, con cái vào thăm chỉ giải quyết
vấn đề tình cảm. Thậm chí không muốn phiền con cái, cụ cứ bảo không cần vào.
Tôi nói:
- Giả
thử một ông nằm viện cả tuần chả ai vào thăm, bác sĩ với bệnh nhân cùng phòng
chắc chắn sẽ đặt dấu hỏi, không biết ông này ăn ở tệ thế nào mà ốm đau chả thấy
gia đình, bạn bè đâu!
Cụ không nói gì, nhưng tôi nghĩ trong thâm tâm cụ
cũng vui. Lần này thì khác, vì cái chân chưa hồi phục nên cụ không tự phục vụ
mình được nữa. Bốn anh chị em tôi đều đã về hưu cả. Bước đầu cứ thay phiên nhau
đem cơm cháo cho cụ. Chắc mỗi cái bệnh viêm họng thì không nằm lâu lắm. Thế nên
không cần thuê người vội. Có lẽ sai lầm là ở chỗ không thuê người.
Những ngày đầu, cụ tôi ăn uống tốt, ăn xong là ngủ
khin khít, mỗi khi con cái đến là nói chuyện rôm rả nhất phòng. Chúng tôi cũng
đoảng, chả hỏi bác sĩ xem có mỗi cái bệnh viêm họng mà sao chữa lâu thế. Hàng
ngày vào cho bố ăn xong chỉ hỏi: bác sĩ nói gì? Lần nào cụ cũng lắc đầu.
Đến ngày thứ 12, cụ bắt đầu biếng ăn. Ngày thứ 13,
cụ ăn rất ít, cử động có phần đờ đẫn. Sáng ngày thứ 14 thì cụ không ăn nữa. Mà
không ăn thì không thể cho uống thuốc được. Cố gắng thuyết phục cụ nuốt, nhưng
cháo cứ vữa ra trong miệng và chảy ra ngoài. Gần trưa thì bác sĩ quyết định đặt
sonde, cho ăn qua mũi. Tôi phóng xe về nhà, xay cháo ra đem vào thì họ đã đặt
sonde xong. Anh trai kể cụ phản ứng điên cuồng, giãy giụa dữ dội nên phải trói
hai tay cụ vào giường. Suốt buổi chiều cụ lảm nhảm ngọng ngịu, nhất định đòi bỏ
ống sonde ra.
Tôi thương bố đứt ruột. Lần đầu tiên vuốt ve tóc bố,
xin bố cố gắng chịu đựng. Đến 10 giờ đêm thì cụ mê man, không còn ý thức được
nữa. Lúc ấy bác sĩ mới vội đưa cụ xuống cấp cứu tại khoa hồi sức tích cực.
Thế là chỉ có mỗi cái bệnh viêm họng, sau 14 ngày
nằm viện thì bố tôi đang từ khỏe mạnh thành ra hôn mê. Không thể hiểu nổi.
***
Chết vì trông
vào bảo hiểm.
Một thời người ta căn cứ vào nơi mua thực phẩm, nơi
khám chữa bệnh, và cả nơi chôn cất nữa, để xác định vị trí của người đó trong
xã hội. Ví dụ:
1/ Nơi mua thực phẩm... thì Tông Đản là number
one. (nhiều người còn chả biết đấy là đâu)
2/ Nơi khám chữa bệnh thì bệnh viện Việt Xô (dân
sự), 108 (quân đội) là number one,
3/ Nơi chôn cất thì Mai Dịch là number oan.
Mục 1 thì xóa sổ lâu rồi.
Mục 2 chỉ còn dành cho mấy ông bà đã về hưu, hết
hơi. Cỡ có tiền, người ta vào bệnh viện tư, bệnh viện Quốc tế, hoặc sang nước
ngoài. Hôm đến phường lĩnh lương hưu, người ta hỏi thăm cụ tôi nằm ở đâu. Nghe
nói ở Việt Xô thì cán bộ phường cười, bảo chỗ đó chỉ nên cho các cụ điều dưỡng,
chứ không nên vào đó khám chữa bệnh. Còn sếp cũ của tôi thì nằm mãi, nghe phán
các loại bệnh, bực mình bay sang Sinh, mới tìm ra bệnh tắc ống mật.
Mục 3 thì có vấn đề. Hôm tôi khai lương hưu của cụ,
blogger Nguyễn Tường Thụy bảo, như thế là cụ có nhiều nợ máu với nhân dân đấy.
Tôi cãi, nếu thế thì cả triệu triệu người có tội. Bác ấy cười bảo: Đúng rồi!
Trong đó có cả anh. Nếu xét theo góc độ nào đó, thì vào Mai Dịch hẳn là có tội
nhiều. Có khi ngây thơ quá cũng là tội.
***
Tuy nhiên không phải ai cũng tỉnh ra, là ở thời buổi cái gì cũng phải kèm “dịch vụ”này, những người khám chữa bệnh theo chế độ bảo
hiểm dường như trở thành gánh nặng và bị rẻ rúng nhất. Ngay cả cái nơi ngày xưa
từng được coi là number one cũng chả thoát. Thuốc ít, chất lượng tồi, máy móc thiết
bị lạc hậu, trình độ chuyên môn thì theo như thiên hạ đồn – chỉ nên là điều
dưỡng viên.
Thế mà những người lớp trước vẫn còn nhiều vị hãnh
diện về một thời được cho là oanh liệt của họ. Phấn đấu chết thôi để đủ tiêu
chuẩn vào khám chữa bệnh ở Việt Xô, cho dù chen chúc còn hơn cả bệnh viện của
Bộ Giao thông vận tải (vốn là bệnh viện của Tổng cục đường sắt) ở đường Láng,
vì như thế nó không oai!
Con người ta chết vì nhiều thứ. Nhưng chết ở bệnh
viện thì ngoài bệnh tật, người ta còn chết thêm vì giải quyết khâu oai hão, hay
chết vì ngây thơ do chỉ trông vào bảo hiểm (như cụ tôi đây).
14 ngày ở nội A, ngay cả bố tôi cũng cảm thấy
được sự thờ ơ, lạnh nhạt của họ. Tôi có
nghe nói người già nằm lâu dễ bị xẹp phổi, nhưng lại quá chủ quan về sức khỏe
của bố, thấy cụ hay nằm thì cứ nghĩ do cụ đau lưng. Nếu bác sĩ yêu cầu người
nhà phải thường xuyên dựng cụ ngồi dậy, hoặc nằm nghiêng để vỗ lưng cho cụ, thì
có lẽ cụ không đến nỗi ngày càng nặng lên như thế này.
Bản chất sự việc nghe có vẻ đơn giản. Ho, có đờm.
Nằm nhiều đờm dãi ứ, không ho ra được. Một trong những lý do nữa họ viện ra là
nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao. Chưa cần nói nguồn bệnh đâu xa, khu vệ sinh của
nhân viên thì sạch bong, nhưng khu vệ sinh của bệnh nhân ngay cạnh đó thì thật
kinh tởm. Ống thoát nước bồn rửa tắc, nước thải chảy tung tóe ngay dưới chân.
Thùng rác có ngọn, đủ các loại tã, bỉm chứa đầy phân. Đấy là nội A, khu cao cấp
nhất nhì bệnh viện Việt Xô (trừ dịch vụ)
Nhưng dù gì thì họ phải có phác đồ điều trị hợp lý,
để chống lại những nguy cơ đó chứ không thể đổ lỗi cho nó được. Tôi không thể
hiểu nổi, không lẽ bệnh tình của bố tôi trong suốt 14 ngày nằm ở nội A, các bác
sĩ không biết nó chỉ xấu đi chứ không hề tốt lên hay sao, mà để đến nỗi cụ hôn
mê như thế mới đi cấp cứu?
Sau khi cấp cứu, bác sĩ nói cụ bị tai biến mạch máu
não (nhồi máu não). Cơn nguy hiểm tạm thời đã qua. Nhưng với căn bệnh này,
không có gì có thể nói trước. Có thể cụ sẽ bị liệt một bộ phận nào đó. Tôi sợ
nhất bố không tỉnh, hoặc có tỉnh nhưng không nghe được, nói được nữa, vì tôi
rất muốn nói lời xin lỗi bố, muốn sửa chữa lỗi lầm để phụng dưỡng bố trong
những năm tháng cuối đời của cụ. Mười ba ngày bố nằm ở phòng hồi sức tích cực
là tôi ở trong bệnh viện từ sáng đến tối. Đêm thì các chị gái thay phiên nhau
trực. Mỗi lần bố mở mắt, đều thấy các con bên cạnh.
Chia sẻ với chị ở đoạn viết cuối "Tôi sợ nhất bố không tỉnh, hoặc có tỉnh nhưng không nghe được, nói được nữa, vì tôi rất muốn nói lời xin lỗi bố, muốn sửa chữa lỗi lầm để phụng dưỡng bố trong những năm tháng cuối đời của cụ."
ReplyDelete• Xin những điều tốt đẹp và mong cụ sớm bình phục. Chợt cứ nhớ lon ton con đường sát bờ đê bụi mù mịt dẫn đến bệnh viện sáng giá thủa nào! Nhiều người sợ vào viện chỉ vì nơi ấy sạch quá, tẩy trùng vệ sinh quá mà nay thì dịch vụ thuê người chăm sóc đông đủ cũng mừng! Tiền, phải rồi. Chả nhẽ bây giờ cứ ốm đau - "đi mà hỏi Nhà nước" ở đâu?!
ReplyDeleteXin chia sẻ nổi đau và sự buồn,lo với người con hiếu thảo. Cầu xin cho cụ thuyên giảm, phục hồi dần, không phải lâm vào tình trạng khó khăn này dài lâu.
ReplyDeleteChung quy cũng chỉ vì tiền mà đau khổ cho mọi người, cho cả nước..việt Nam!
Viêm họng có gì đâu là khó?
Thuốc kháng viêm đúng liều, thuốc xông (họng). Nếu có đàm nhiều thì khuyên bệnh nhân uống nhiều nước giúp làm loãng dịch trong phế quản, hổ trợ bởi dụng cụ giúp hút đàm, dịch từ phế quản cho bệnh nhân, nếu có nhiểm trùng thì dùng trụ sinh...cao lắm tuần lễ là ra về.
Ở nước ngoài, bệnh mà điều trị kiểu này, nằm nhà thương dài hạn thì bệnh nhân tiền đâu chịu cho nổi? Chi phí bác sĩ bệnh viện, thuốc men tùy theo trường hợp, nhưng trung bình phải mất hàng nghìn đô la một ngày, làm sao có tiền mà trả?
Bệnh nhân mổ ruột cao lắm từ năm đến bảy ngày bác sĩ phải cho ra khỏi bệnh viện.
Những bệnh như ông cụ của ChimKiwi, b/s chỉ thử máu xét nghiệm, chụp hình, kê toa, ra về tự đến pharmacy của mình mua thuốc lấy. Có thế mới chịu nổi với chi phí bệnh tật. Chửa theo kiểu VN làm sao bệnh nhân có đủ tiền?
Bệnh nhân có tiền sử hay đang bị cao huyết áp - thực sự đã là bệnh - thì phải luôn uống thuốc đúng theo toa của bác sĩ không được ngừng, phải theo đúng lịch tái khám định kỳ.
Vào b/v đã biết ông cụ có bệnh cao huyết áp đang lúc không có thuốc, b/s điều trị lại không kê toa cho thuốc là để cho bệnh nhân phải tự đương đầu với rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào!
Điều kiện bệnh viện xuống cấp, bị nhiểm trùng, bệnh nhân già, bệnh nhân sức khỏe yếu, phải trải qua giải phẩu, hậu phẩu càng dễ dàng phơi bày cơ thể cho tình trạng nhiểm trùng. Bệnh nhẹ trở thành nặng, không chết, không tàn phế đã là may.
Việt Nam cả nước trên đà hoàn toàn bệ rạc! Cá nhân quan chức thì giàu sụ. Sức khỏe công cộng, đồng bào thì tàn phế, chết thảm hồi nào không hay.
Thảm cảnh xã hội, mất nước...chỉ vì người giỏi làm tớ, người dốt làm thầy! Ông tơ lơ mơ lãnh đạo, người cả nước chết không đủ đất chôn! Bất hạnh này đang xãy ra, nhờ có ông Tàu hàng xóm, tình trạng càng lúc càng trầm trọng!
Không biết chia sẻ gì với chị chỉ cầu chúc cụ mau chóng bình phục. Thân ái !
ReplyDeleteMõ Làng Chờ
Có khi ngây thơ quá cũng là tội.Câu nói ấy rất đúng,cả đất nước này vì cả tin do sự ngây thơ vào ông Liên Xô ấy với tinh thần sau này về già"nghe phèng phèng vác cà mèng đi ăn" ở trại dưỡng lão,khỏi phải lo gì sất nên tới nay vào Việt Xô mới phải chịu thảm cảnh như thế này đấy.Chứ nếu theo con đường của bọn tư bản thì nay đã "giãy chết" đàng hoàng rồi.
ReplyDeleteThôi quay lại chuyện của PB mình xin được sẻ chia sự vất vả bằng tinh thần với PB nhé.Cầu mong Cụ được mau chóng hồi phục!Bài học về sự cả tin của PB là một bài học tốt cho tất cả mọi người đang còn"ngây thơ"vào chân trời hoàng hôn của đảng!
Không biết nói gì hơn để chia sẻ âu lo với Phương Bích bằng lời cầu nguyện Ơn TRời xin cho ông cụ sớm qua được lúc khó khăn và sớm được khỏi bệnh mà không có tai biến nào.
ReplyDeleteNước nghèo, dân nghèo quá đông vì không đủ công việc làm. Để chăm sóc sức khỏe cho dân chúng thiết thực, nên khuyến khích các bác sĩ (chính hiệu) mở phòng mạch tư, thuế vừa phải. Chính phủ làm chủ bệnh viện, bỏ vốn trang bị phương tiện cho tối tân, cho các bác sĩ mướn bệnh viện và các tiện nghi của bệnh viện. Hoặc khuyến khích tư nhân lập công ty phần hùn hữu hạn, mở bệnh viện tư, giữ hai hệ thống song song đồng thời để cạnh tranh nhau, giá cả dịch vụ nhờ thế sẽ giảm hạ cho đỡ khổ dân nghèo.
Hãy ứng dụng kinh tế thị trường trong y tế đồng thời quan tâm để mắt kiểm soát giá dịch vụ của các bác sĩ, như thế giá dịch vụ y tế sẽ không vượt quá khỏi túi tiền của người dân. Nên khuyến khích việc kinh doanh của các pharmacies có đủ điều kiện về kiến thức chuyên môn, dược sĩ chính hiệu, bằng mua tuyệt đối không dùng!
Hãy kiểm soát phẩm chất của mọi sản phẩm dược phẩm của các hảng sản xuất trong nước tối đa và các loại thuốc men nhập cảng. Chú ý nhập cảng các loại thuốc tốt, giá thành hạ từ các nước có uy tín trong sản xuất dược phẩm Ấn, Canada…Dẹp bỏ hệ thống bão hiểm y tế hiện nay.
Bão hiểm y tế phẩm chất tốt có giá quá cao, người dân nghèo không đủ tiền mua bảo hiểm. Để gia tăng thu nhập, công ty bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cùng lúc với phẩm chất bảo hiểm giảm. Thay vì phải dùng đúng thuốc, hảng bảo hiểm chỉ cho phép xử dụng những loại thuốc có phẩm chất kém, giá thành hạ…tình trạng này chẳng khác nào nuôi bệnh thay vì chửa bệnh!
Nước nghèo phải tính theo kiểu nhà nghèo mà thực tế. Nước nghèo, dân đã nghèo, lại bắt chước theo Mỹ thì dân nghèo chỉ có chết! Người lao động Mỹ thu nhập cao mà họ còn phải khổ sở với hệ thống bão hiểm hiện hành, đất nước hãy còn quá thô sơ mà bắt chước theo Mỹ chỉ có chết người dân!
Nên bắt chước những gì đáng bắt chước:
Kỹ thuật sản xuất: Máy móc - Tàu bè - xe cộ - các máy dùng trong nông – lâm – ngư nghiệp đủ loại, phụ tùng điện tử, đồ dùng điện tử , những sản phẩm từ nhựa kỹ nghệ… để làm vệ tinh cho các đại công ty liên quốc gia.
Mau mau thay đổi chế độ, thay đổi luật pháp để hổ trợ cho sản xuất, đời sống…như thế mới làm cho đời sống người dân đi lên từ mức sinh hoạt thực tế hiện nay.
ReplyDeletePhải tập bò rồi mới tập đi…chưa đi đã đòi chạy sao mà không té! Vấp ngã, làm sai, làm bậy chỉ có chết người dân!
Người lãnh đạo phải là những người có giáo dục kinh điển. Dùng người chi có kiến thức văn chương, xã hội điều khiển kỹ nghệ, khoa học là hết sức trái khoáy, nghịch chiều. Dùng người chỉ có bằng giả, bàng dỏm thì trăm họ khốn khổ, điêu linh!
Việt Nam phải làm lại hoàn toàn một hệ thống điều khiển chính quyền mới. Từ mô hình, mục đích, nguyên tắc tổ chức đồng thời với con người. Tiếp tục như hiện nay, cả nước từ chết đến chết.
Lãnh đạo có miễn nhiểm ung thư? Nếu bất ngờ bác sĩ báo tin ông/bà đã bị ung thư, ai chửa cho lãnh đạo? Ra nước ngoài chửa? Khám phá bệnh sớm còn may ra, khám phá bệnh trễ thì coi như đã hết! Lãnh đạo có dư tiền ra nước ngoài chửa bệnh, người dân nghèo đi đâu chửa bệnh?
Làm ơn nhìn xa một chút. Hãy nhìn quá khỏi túi tiền và mâm cơm của mình để thấy nổi đau khổ của người dân nghèo lan tràn khắp nước và căn bệnh ung thư đang hoành hành, mọi thứ tệ nạn đang hoành hành, tấn công người Việt Nam khắp nước từ đủ loại hàng hóa của người bạn vàng bốn tốt đến nổi cướp tài nguyên, cướp đất, cướp biển, cướp đảo, cướp chính quyền của nước mình. Người bạn tốt với mười mấy chử vàng ..khè đang giết cả nước Việt Nam!
Lãnh đạo ơi, sao mà ngu quá vậy? Thế mà lên truyền hình rán học thuộc lòng diễn văn để nói cả buổi, cả ngày ai mà nghe? Nói ý câu sau đá móc câu trước, làm sao ai mà nghe cho được? Ngượng chết!
Thôi đi đừng làm vậy nửa. Phải biết mắc cỡ, phải có lương tâm, phải có hành động thực tế, thích hợp. Bỏ hết đi, làm lại từ đầu đi! Làm lại hiến pháp kể từ đầu. Nhờ ông Liên Hiệp Quốc vào ổng hướng dẫn cho mà làm, làm mới từ đầu, đừng sửa. Đồ lạc xon, đồ lò pế sửa chỉ thêm tốn tiền, xài không được đâu!
Lãnh đạo Việt Nam đang hăm hở học tiếng Tàu để làm việc với Tàu hẳn phải biết câu này:
- Tri túc, tiện túc, hà thời túc.
Biết đủ thì đã đủ. Không biết đủ bao nhiêu cũng không đủ.
Bấy nhiêu đó được rồi, đủ rồi. Hãy ngừng lại, kiểm điểm lại điểm lương tâm. Nếu không, không còn kịp thì giờ hối lỗi! Ngày giờ đã kề cận lắm rồi.
Nước nay đã lên đến bụng, không còn là nước chỉ ở mức trôn. Nước đến trôn mới nhảy chỉ từ chết tới chết, nói chi nước nay đã lên đến bụng!
Vâng, cảm ơn tất cả các bác đã chia sẻ. Hiện giờ cụ tui đã khỏe. Khỏe như thế nào các bác chờ đọc tiếp nhá :))))))))))
ReplyDeleteLâu hôm nay mới vào blog PB, mới biết thời gian qua ông cụ nhà PB ốm và PB vất vả quá. Xin chia sẻ với ông cụ và với PB.
ReplyDeleteMấy năm nay mình bị cái chứng ù tai, cũng vào khám Việt Xô mấy bận nhưng không tìm ra bệnh gì. Bác sỹ khám thường chỉ soi 2 lỗ tai trong tích tắc, hết độ 15 giây, hỏi thêm 2, 3 câu hết độ 30 giây nữa, tất cả không hết một phút. Mình rất ngạc nhiên. Hỏi một số bạn bè, họ bảo: "Có đưa phong bì không?". "Không". "Thế thì phải rồi, kêu gì nữa".
Cô bạn cùng phòng mình kể có đứa cháu lấy vợ Nhật Bổn, một lần vào viện của họ, thấy thầy thuốc tất bật chạy lại đón mà... sợ. Cô này lại có một đứa cháu khác sống bên Mỹ, khi vào viện đẻ, thấy họ chu đáo quá, cũng hoảng, lo không biết phong bì bao nhiêu mới vừa. Đến khi hỏi các bạn sống lâu năm bên ấy ai cũng cười ồ, mới biết là bên miềng có tục ấy.
Thế mới biết giữa thiên đường và bọn giãy chết (sắp xuống địa ngục) khác nhau một trời một vực.
Cảm ơn bác Đào Tiến Thi, giờ cụ khỏe rồi, mới có thời gian bờ lốc bờ leo đấy ạ. Chứ ban đầu tính bỏ blog, không viết nữa, dành thời gian cho bố thôi.
DeleteVâng, có vào cuộc mới thấy rõ bác ạ. Thà hẳn công khai ra ngần này tiền, ưng thì chữa. Đằng này mất thêm tiền mà cứ như đi ăn xin mới khổ nhục bác ạ.