Translate

Thursday, 22 August 2013

Tôi là một bà già nhiều chuyện?




Sáng đi bộ ra chợ cóc trong khu chung cư để mua mấy mớ rau, thấy vắng tẻo. Hóa ra các bà bán hàng đang thập thò ở các ngách, sau lùm cây, chân cầu thang, hàng họ tấp cả dưới chân.

Hiểu rồi! Sắp mồng 2/9, chính quyền ra quân lập lại trật tự đây mà. Quên, thiết lập trật tự! (trước có đâu mà lập lại?)

Tôi bực mình nói tướng lên, cố tình cho tay công an kềnh càng ngồi trên xe máy gần đó nghe thấy:

-    Quanh năm chả thấy đuổi, cứ chốc nhát lại đuổi, chốc nhát lại đuổi, chả ra làm sao!

Tay công an bị bất ngờ, quay lại nhìn tôi, giọng khá là đe nẹt:

-    Chị đừng có mà nói thế, quanh năm là thế nào?

-    Sao tôi lại không nói thế được? Anh có muốn chứng minh không? 5 năm nay tôi thường xuyên đi chợ ở đây nên còn lạ gì. Không tin, sau 2/9, tôi sẽ quay phim chụp ảnh đem ra phường cho các anh xem. Khi tôi phản ảnh những cảnh lộn xộn ở quanh nhà N06 thì ông Đang (trưởng công an phường) ông ấy chỉ đạo mồm có vẻ quyết liệt lắm, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó.

Nghe tôi thản nhiên nhắc đến tên thủ trưởng của anh ta, cái nhìn của anh ta chợt trở nên dịu dàng hẳn:

-    Chị tên là gì?

-    Tên tôi ấy à, anh chỉ cần biết tôi là người biểu tình chống Trung Quốc, mà mỗi lần đi là công an phường huy động cả đống người ra chặn tôi ấy là được.

-    Chị yên tâm, tôi mới về đây làm nên sẽ khác.

-    Ối giời, để thế này là ý của phường, chứ một mình anh thì không làm được đâu.

Rồi tôi nói đuổi không phải là biện pháp giải quyết. Nhu cầu mua bán của người dân là không thể phủ nhận được. Vậy nên thay vì đuổi, để không có cảnh chợ búa nhếch nhác thế này, chính quyền nên tổ chức chỗ mua bán để người dân có thể sinh sống thuận tiện, chứ không phải cứ cấm tiệt. Ai chả phải ăn, phải sống? Sao các hàng ăn, xe cộ chiếm hết cả vỉa hè các anh không đuổi, chỉ đuổi dân bán rau là thế nào?

Anh ta gật gù bảo: chị nói có phần đúng (còn phần sai là gì thì không nêu). Rằng là tôi sẽ về phản ánh với lãnh đạo.

Tôi nói là để cho anh ta thấy, là đừng có mà bắt nạt dân. Chứ biết thừa đến phường cũng toàn hứa lèo thôi. Tôi đi rồi, thấy anh ta đứng canh me ở bên kia đường. Lúc tôi quay về, chợ lại buôn bán tấp nập, chả thấy tay công an kềnh càng kia đâu

P/S : hồi tôi ở bên Nga, mặc dù tầng dưới các tòa nhà có các cửa hàng thực phẩm của nhà nước, nhưng giữa các tòa nhà, người ta vẫn bố trí một dãy lán, để cho những bà nông dân đem khoai, củ cải đỏ, dưa chuột muối, rau thơm các loại ra bán. Tại sao ta không làm được thế? Ở đâu mà chả cần chợ dân sinh?







11 comments:

  1. Luật rừng VN chưa có một quốc gia nào theo kịp.
    Các quốc gia văn minh trên thế giới, họ có siêu thị,nhưng vẩn có flea market mở vào thứ 7 & chúa nhật, mọi thứ từng nông trại đem vào bán,rẻ hơn nhiêù lần so với Siêu thị.
    Luật rừng:Xe tự chế các nước chưa bao giờ nghe nói bị cấm. Cấm tụ tập trên 5 người.Xe củ tính theo năm ko được chạy.Thưa kiện phải đóng tiền phí trước khi kiện?.đội nón BH gỉa bị phạt?Xin việc phải đi khám sức khõe, mua đơn từ CA.v.vv

    ReplyDelete
  2. Ở bên Mỹ có khối chợ như vậy, người ta gọi là "Flea Market", tức "chợ trời". Vào ngày Thứ Bảy, những bãi đậu xe công cộng trống trơn, người ta chia ô bãi đậu,ai muốn buôn bán thứ gì thì cứ mang ra ô mình thuê, chỉ phải trả 10 đồng tiền chỗ, tha hồ bán cả ngày, không phải trả thuế. Còn những chợ bàn nông sản gia đình thì có những địa điểm cố định, bán quanh năm, chỉ phải trả tiền chỗ, không trả thuế.
    Còn bán "yard sale" thì gia đình nào có đồ đạc không xài, cứ mỗi thứ bảy mang ra trước sân nhà bày hang bán tự do. Xem một video này cho vui :
    http://www.youtube.com/watch?v=YVLNHp0lrsQ

    ReplyDelete
  3. • Trong một buổi họp với cử tri dân phố, vị chủ tịch phường nọ kết luận: "Làm gì cũng phải có lợi cho đảng và nhà nước! Chúng ta chưa khi nào mắc khuyết điểm mà phải bỏ phiếu tự kiểm điểm. Duy chỉ một lần. Nhưng khi cho kiểm tra lại thì phát hiện ra do sự nhầm lẫn số phiếu giữa công an và côn đồ ›› ¡!¡ . ."

    ReplyDelete
  4. Đúng là một bà già nhiều chuyện nhưng được cái là toàn chuyện hay ,đủ lý lẽ mà mộc mạc dễ nghe .

    ReplyDelete
  5. :))))))))))))) cảm ơn cả nhà đã chia sẻ

    ReplyDelete
  6. Hay quá"Ba gia nhieu chuyen" oi !

    ReplyDelete
  7. Đúng là bà già nhưng mạnh mẽ lắm chuyện có lợi cho dân

    ReplyDelete
  8. Giời ơi, chẳng cần nói đâu xa mà chỉ cần lấy Czech như một dẫn chứng cụ thể thôi. Ở các thành phố, ngay giữa quảng trường trung tâm thì tòa thị chính còn tạo điều kiện cho những người dân lao động mang sản phẩm của mình ra bán theo kiểu chợ ngoài chợ mà thường được gọi là "Chợ xanh". Việt Nam là đất nước nông nghiệp và buôn bán lẻ mà chính quyền các nơi không những không tạo điều kiện cho người bán cũng như người tiêu dụng mà ngược lại chỉ biết CẤM, CẤM và CẤM.

    ReplyDelete
  9. Mặc dù tôi chỉ có 10 năm "may mắn" sống dưới "thiên đường XHCN". Nhưng cũng nghiệm được vài điều, để từ đó thấy rằng điều PB mong muốn từ chính quyền (tổ chức, sắp xếp cho người ta có nơi buôn bán đàng hoàng) là hoàn toàn không tưởng Vì những lý do sau đây:
    1/ Chính quyền đâu phải quan trọng chuyện nhếch nhác hay không, nó không phải là mục tiêu chính. Kinh nghiệm bản thân cho thấy (tôi kinh doanh khá nhiều ngành nghề trong suốt 10 năm dưới chế độ, trước khi rời VN). Càng cấm đoán, chúng càng có cơ hội "đục nước béo cò", khi mà người dân luôn sợ sệt , vì nghĩ mình đã sai phạm (lấn chiếm lòng lề đường chẳng hạn). Cho nên sẳn sàng cho chúng "ăn" để được cho qua. Đôi khi còn hảnh diện vì đã quen và "được" cho chúng ăn nữa ấy chứ...
    2/ Một người khổ sỡ, đói rách thường xuyên sẽ cảm thấy hạnh phúc, no đủ khi có được một bữa cơm đạm bạc (vẫn là cực khổ so với những gia đình khác). Hay có thể hiểu rỏ hơn nếu như có ai đả hoặc đang ở tù : Bình thường mổi ngày ăn uống đói khổ triền miên, lâu lâu được chúng "ân huệ" cho ăn ngon hơn tí (lễ lộc chẳng hạn) là cảm thấy hạnh phúc, no đủ và quay qua biết ơn chúng. Chứ không hiểu rằng mình vẫn đang ở tù và ai đã làm cho mình phải vào tù.
    Luật lệ cũng vậy, cấm đoán thật nhiều vào, sau đó lâu lâu "nới lỏng" ra một chút, để con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc nhưng sẽ không hiểu ra đó chỉ là ảo mà thôi.
    Còn nếu nói rằng: Cũng có vô số những nơi họ tổ chức đàng hoàng cho bà con kinh doanh mua bán đó chứ. Đây lại là một phạm trù, một trò gian ác khác của bọn chúng. Nếu có dịp tôi sẽ trình bày về vấn đề này.

    ReplyDelete
  10. "Thế nên trong cuộc “giải phóng” vĩ đại này, công của đảng, bác, chính phủ và dân chí ít là ngang nhau. Giống như trong gia đình thì của chồng công vợ, và thiếu một nửa cũng không thành gia đình, ai cũng quan trọng cả.."
    PB viết dí dỏm quá. Mạch lạc, thuyết phục. Văn phong giản dị. Không biết có chồng chưa?..

    ReplyDelete