Translate

Monday 19 March 2012

Ô hô hô! Chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à?


Tôi nói với công an, ngày nào Bùi Hằng còn ở trong trại, thì bạn bè chúng tôi vẫn còn phải cùng Bùi Nhân đi thăm nuôi cô ấy. Một anh gật đầu tán thành: một ngày cũng nên nghĩa mà.
Lần này lên thăm Bùi Hằng, luật sư có chuyển cho cô ấy cái đơn kiện chứ không khiếu nại nữa. Kiện đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội ra tòa, về việc bắt giữ trái phép và cưỡng chế Bùi Hằng vào trại cải tạo. Dù có người bảo khiếu nại hay khiếu kiện cũng thế thôi, họ cũng vẫn coi như điếc lác, chẳng trả lời đâu. Nhưng việc nào ra việc đấy, cứ phải gửi đơn theo đúng trình tự, không sau này các vị ấy lại bảo: có thấy đơn từ gì đâu?
Vẫn theo hành trình quen thuộc lên trại Thanh Hà, nhưng cảnh vật ở đây đã có khác trước. Ngoài hàng rào lưới đen sì vẫn còn đó, cánh cổng không mở toang hoang như mọi khi mà đóng im ỉm. Cánh cửa sổ của trạm gác được mở ra phía ngoài đường, có treo thêm tấm biển : Nơi tiếp nhận giấy tờ... Bên trong trại, cán bộ công an đi lại đông vui tấp nập. Trong trạm gác có đến hai ba sắc phục ngồi trực nghiêm chỉnh.
Tôi thừa biết mình chẳng được vào, nên mặc cho thằng Bùi Nhân xuất trình giấy tờ qua chấn song cửa sổ (chứ không phải qua cửa tò vò như ở các nơi giao dịch ở nhà băng, hay bệnh viện...), tôi lững thững đi bộ ra chỗ hàng rào phía nhà thăm nuôi. Mặc dù cái lưới đen có thể ngăn không cho Bùi Hằng nhìn thấy chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy bóng cô ấy.
Ái chà! Hôm nay ở trước cổng trại, ngoài đoàn thăm nuôi của chúng tôi xuất hiện nhiều người có vẻ mới, tuyền đàn ông! Hỏi ra mới biết người của xã được tăng cường ???
Trong khi tôi đứng chờ Bùi Hằng xuất hiện, tôi kể cho chị Hiền Giang về cái đơn kiện đích danh ông chủ tịch thành phố của Bùi Hằng. Thấy một anh tò mò đến đứng bên cạnh, tôi quay ra hỏi anh ta:
-     Theo anh ông chủ tịch có bao giờ sai không?
-     Hiến pháp quy định rồi, chủ tịch có bao giờ sai!
-     Chết chửa! Thế anh đã đọc cái hiến pháp ấy chưa? Đọc tận mắt ấy, hay là nghe người ta nói vậy?
-     Sai là sai thế nào được!
Mặc cho tôi và chị Hiền Giang ra sức căn vặn và giải thích, anh kia cứ một mực khẳng định: đã là chủ tịch thì không thể sai!
Tôi lại nhớ khi xảy ra chuyện xây cái khách sạn trong công viên Thống Nhất, khi báo chí cả nước phản đối quyết liệt về quyết định của thành phố Hà Nội cho phép xây cái khách sạn này, một cậu ở cơ quan tôi bảo: phản đối chả ăn thua gì đâu, người ta đã quyết rồi thì thay đổi thế nào được.
Tôi không buồn tranh cãi, chỉ bảo: còn anh còn tôi, để xem có xây nổi không nhé.
Vài tháng sau, thành phố Hà Nội dừng xây khách sạn, mặc dù nhà thầu đã xây xong tầng hầm, tốn tiền triệu đô. Không dừng lại ở đó, không bao lâu sau, vụ phá chợ 19/12 để xây trung tâm thương mại cũng đổ bể, tốn bao nhiêu giấy mực viết về vụ này.
Chuyện là người chứ có phải là thánh đâu mà không sai được là chuyện bình thường. Nhưng nó chẳng bình thường tý nào khi người ký những quyết định sai lầm đó, dẫn đến tổn thất biết bao nhiêu tiền của của xã hội thì lại vẫn cứ ung dung tại vị, và hậu quả của những sai lầm đó thì lại đổ tất lên đầu dân chúng.
Mặc kệ lực lương tăng cường lượn qua lượn lại, đông hơn cả đoàn của chúng tôi, tôi và chị Hiền Giang cứ chong mắt gắng nhìn qua tấm lưới đen sì để chờ Bùi Hằng. Chờ rất lâu vẫn không thấy Bùi Hằng đâu, rồi thấy Bùi Nhân lễ mễ xách đồ trở ra, tôi đoán ngay ra ý đồ của họ. Tôi bắt đầu gọi toáng lên, hy vọng ở đâu đó Bùi Hằng sẽ nghe thấy:
- Hằng ơiiiiii
Sao bỗng dưng tiếng tôi hôm nay lại to đến thế. Bác Tường Thụy đứng gần đó cũng bắt đầu gọi. Mặc cho bọn họ nhìn, hai anh em tôi ra sức gọi thật to. Chỉ là muốn đánh tiếng cho Bùi Hằng biết chúng tôi đang ở đây thôi.
Chúng tôi quay ra kể cho mọi người nghe việc họ đưa Bùi Nhân đi vào phía trong trại, đoán chắc họ thay vì dẫn Bùi Hằng ra nhà thăm nuôi thì lại đưa thằng con vào gặp mẹ nó. Gã Lái Gió lầm bầm: đến cả việc người ta gọi nhau, nhìn nhau cũng sợ. Hắn bảo bây giờ em mà bị giam mấy năm, đảm bảo ra ngoài không viết thành sách, không kiếm được giải thưởng quốc tế thì em làm con chó. Hắn nằm hút thuốc trên đống mía khô, nom rất phong trần. Dù buồn cười nhưng tôi tin hắn lắm.
Mọi người đi lại sốt ruột trong chờ đợi. Tôi đứng đầu đằng này, nghe thấy tiếng cụ Lê Hiền Đức sang sảng đầu đằng kia. Sau nghe cụ Đức  kể lại có anh công an xã hỏi cụ rằng, bà chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à, làm mọi người cười nôn ruột. Suy ra theo nhận thức của anh ta, thì pháp luật là để bảo vệ tham nhũng!!!
Gần trưa vẫn không thấy Bùi Nhân quay trở ra. Mãi hơn 12 giờ, thằng Bùi Nhân lịch phịch chạy vào quán nước, nói chắc phải chờ đến chiều vì họ không cho mẹ nó ký vào đơn đánh máy sẵn, mà phải viết bằng tay. Tôi muốn kêu trời vì chính tôi in ra cái đơn đó cho Bùi Hằng, có tới 4 trang rưỡi khổ giấy A4 đơn đánh máy mà viết lại bằng tay thì đến bao giờ? Sao thời buổi này mà người ta lại còn bắt viết đơn bằng tay là sao nhỉ. Đến cái di chúc người ta còn đánh máy sẵn, ai không biết viết thì điểm chỉ vào cái là xong.
Cả đoàn quyết định ở lại chờ, mặc dù ý của cán bộ trại là thằng Bùi Nhân cứ về, rồi họ sẽ gửi đơn cho nó theo đường bưu điện. Không chơi thế được. Mỗi người chúng tôi làm một tô mỳ ăn liền với ngọn rau susu. Không có trứng gà thì trứng vịt tráng cũng được. Nhóm tăng cường rút lui hết. Họ rút được một chốc thì điện trong quán tắt phụt. Qua điều tra nghiệp dư thì chỉ mỗi quán này bị cắt điện, còn các hộ dân xung quanh thì vẫn bình thường. Lắm trò thế nhỉ?
Một rưỡi chiều, vẫn chưa thấy tăm hơi cái lá đơn viết tay ấy đâu. Sực nhớ ra việc chúng tôi tặng hoa cho Bùi Hằng hôm mồng tám tháng ba, tôi hỏi thằng Nhân thì nó bảo mẹ nó không nhận được hoa. Tôi bèn đi ra cổng trại, tiến thẳng đến trạm gác. Cô cảnh sát trẻ ngồi bên trong đứng lên hỏi tôi:
-     Bác muốn gì ạ?
-     Tôi muốn găp anh Trần Thái Hòa.
Tôi nói vắn tắt mục đích yêu cầu của tôi vì sao tôi yêu cầu được gặp. Lại chạy xin ý kiến, lại chờ đợi. Họ hết ra lại vào, còn tôi cứ nhìn thẳng vào mắt họ, cái nhìn bắt đầu cau có vì bực bội. Bên trong sân trại có đến hơn chục vị cả quân phục lẫn thường phục ngồi đầy vườn hoa. Thấy tôi đứng ở cửa nhìn vào thì nhiều người quay ra ngó tôi. Chắc họ không quen thấy có kẻ dám đứng nhìn thẳng vào họ như thế.
Một lúc lâu thì anh sĩ quan lần trước to tiếng bị tôi chỉnh đi vào trạm gác. Lại màn hỏi giấy tờ, mục đích. Khi anh ta bắt đầu giải thích, tôi ngắt lời anh ta ngay:
-     Xin lỗi anh, anh không phải là người nhận lẵng hoa đó từ tôi mà là anh Trần Thái Hòa. Tôi muốn nghe lời giải thích trực tiếp từ anh ấy, là tại sao chị Bùi Hằng không nhận được lẵng hoa đó?
Anh ta nói hôm nay là chủ nhât, nên anh Trần Thái Hòa nghỉ. Tôi hỏi cách liên lạc với anh Hòa rồi định quay đi, nhưng viên sĩ quan khi trả lại tôi chứng minh thư cũng nói thêm rằng, anh Trần Thái Hòa có xin ý kiến lãnh đạo về việc tặng hoa của chúng tôi, nhưng lãnh đạo không đồng ý, vì không nằm trong diện thăm nuôi....
Tôi không biết ngoài cái lý do không nằm trong diện thăm nuôi mà anh ta cứ bám lấy như cái phao cứu sinh ấy thì còn có thể có lý do nào khác nữa không. Tôi cũng yêu cầu anh ta trích dẫn điều nào khoản nào, văn bản nào nói cái lẵng hoa đó là nằm trong danh mục bị cấm gửi tặng. Chỉ nguyên cái lý do tặng hoa cho một phụ nữ trong ngày 8/3 là anh ta đã chết ngắc không thể trả lời được rồi.
Tôi cũng nói thêm với anh ta rằng, có mỗi cái việc cỏn con là nhận một cái lẵng hoa mà phải hỏi xin ý kiến lãnh đạo thì nó nói lên điều gì? Dù gì chúng tôi cũng lặn lội từ Hà Nội lên đây, bỏ ra gần sáu trăm nghìn để mua một lẵng hoa tặng cho một người phụ nữ, trong cái ngày không ai có quyền từ chối món quà tinh thần như vậy cho họ. Chúng tôi đã từng cảm kích thế nào trước thái độ thân thiện của anh Trần Thái Hòa khi nhận chuyển lẵng hoa của chúng tôi. Nhưng cái việc nhận rồi không thực hiện lời hứa là một điều không thể chấp nhận được, nhất là những người đang khoác bộ quân phục trên người.
Đúng 3 rưỡi, cán bộ trại mới đưa tờ đơn chép tay của Bùi Hằng ra cho Bùi Nhân. Chúng tôi lên xe về Hà Nội. Khổ thân bác Lê Hiền Đức, hơn 80 tuổi cũng bị kẹt cả ngày cùng chúng tôi. Trước đây bác ấy mới nghe kể lại, lần này thì muốn đi để tận mắt chứng kiến...
Có một chi tiết lạ thường trên đường về, xe đang ngon trớn trên địa phận Phúc Yên thì cây gậy của một nhóm cảnh sát giao thông giơ lên. Xe chúng tôi tấp ngay vào lề đường. Theo chân lái xe, cả bọn tôi nhảy xuống xem có chuyện gì xảy ra. Thấy chúng tôi giơ máy ảnh chụp, các anh cảnh sát đều giơ tay nói: chúng tôi đang làm nhiệm vụ, không được chụp ảnh. Tôi bảo chúng tôi đang giám sát các anh làm việc, xem có tiêu cực không đấy chứ, ý nói vì bây giờ nạn mãi lộ giao thông nhiều lắm. Đến lượt xe Lê Dũng đi sau cũng bị “giơ gậy”. Trước con mắt giám sát của mười người trong đoàn, cùng một số người dân đi đường, các anh cảnh sát giao thông có vẻ hơi lúng túng và bắt đầu hạ giọng. Thậm chí chỉ xem giấy tờ qua quýt, các anh vội mời chúng tôi lên xe đi cho xong, lấy lý do kiểm tra giấy tờ theo chủ trương của tỉnh, về việc đảm bảo giao thông trong mùa lễ hội???
Gã Lái Gió dở chứng gàn, bảo: đã thế bây giờ không đi nữa, cứ ở lại xem thế nào. Sao lại có cái kiểu cứ thích thì dừng xe người ta lại thế hử? Lễ hội thì lễ hội, hàng trăm xe trên đường thế này mà cứ ách lại để kiểm tra giấy tờ thì có mà càng tắc thêm ấy chứ.
Thấy các anh cảnh sát cứ ra sức mời chúng tôi lên xe, mà thực ra chúng tôi cũng mệt lắm rồi, thôi thì rút kinh nghiệm nhé, không có dấu hiệu vi phạm thì đừng có mà dừng xe người ta lại nhé. Lại lên xe đi tiếp.
Nhích từng tý một trong dòng xe cộ đông đặc trên đường Phạm Văn Đồng, tôi cứ cầu khấn sao cho cái việc thăm nuôi này sớm kết thúc, để tôi được quay trở lại cuộc sống thanh thản đời thường.
Về đến nhà là gần 6 giờ chiều. Vừa mệt, vừa đói, vừa buồn bực. Không biết cái hành trình thăm nuôi của chúng tôi sẽ còn kéo dài đến bao giờ. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi Bùi Hằng, xong những việc xảy ra mỗi ngày khiến chúng tôi một thêm bức xúc. Không những chỉ tốn kém thời gian và tiền của đi lại thăm nom, mà còn làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền ngày càng xa cách thêm, qua những lối hành xử không mấy đẹp đẽ đã xảy ra.



20 comments:

  1. Từ Phúc Lin h19 March 2012 at 14:06

    Chính quyền thì dĩ nhiên không hề muốn "mối quan hệ giữa người dân và chính quyền ngày càng xa cách thêm". Nhưng cách hành xử của chính quyền như vậy chỉ muốn những người dân (yêu nước) nản chí mà bỏ cuộc thôi. Bởi vậy những cuộc tháp tùng Bùi Nhân lên "thăm nuôi" Bùi Hằng như PB mô tả thật sự là sự lãng phí thời gian và công sức của biết bao người (ở cả 2 phía) mà chính thể này phải trả lời minh bạch trước công luận!

    ReplyDelete
  2. Từ những chi tiết như chỉ nhận dơn viết tay,chận xe,cúp diện trong quán,không cho tặng hoa cho Hằng
    trong chuyện này.Ta thấy bọn tay sai cho 1 chính thể lươn lẹo ,hèn kém không xứng đáng dại diện cho dân tộc VN

    ReplyDelete
  3. Dồng ý.Với sự vụn vặt không đáng có Họ đang ra sức
    cản trở mọi hành động nhân đạo,dân chủ bằng mọi cách bần tiện,hạ đẳng,vụn vặt nhất không đáng là 1 chính quyền đúng nghĩa

    ReplyDelete
  4. Đừng quên Điếu cày nhé.Ông không còn tay để nhận
    hoa.Không galant với anh HẢI à?hay bọn XH đen giết
    anh rồi?

    ReplyDelete
  5. Lâu lâu vào nhà nữ sĩ phá phách chơi:
    - "Nhích từng tý một trong dòng xe cộ đông đặc trên đường Phạm Văn Đồng, tôi cứ cầu khấn sao cho cái việc thăm nuôi này sớm kết thúc, để tôi được quay trở lại cuộc sống thanh thản đời thường."
    - Nếu PB thêm vào 2 chữ Minh Hằng... "....., để tôi và Minh Hằng được quay trở lại cuộc sống thanh thản đời thường", thì rõ nghĩa hơn
    TB:
    Không chơi giận đấy nhé...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thứ nhất: xin tha cho tôi hai chữ nữ sĩ. Không nên dùng hai từ đó một cách dễ dàng quá, kẻo thiên hạ chê cười Phương Bích tôi
      Thứ hai: Giận vì điều gì chứ Nặc danh Mar 19, 2012 02:04 AM
      Thứ ba: Tôi với Bùi Hằng là hai tính cách trái ngược nhau. Bùi Hằng sôi nổi, "hiếu động". Còn tôi lại thích yên tĩnh...Có thể hai tính cách này bù trừ được cho nhau, nhưng chắc chỉ khi cần chia sẻ chứ không luôn ở bên nhau được.

      Delete
    2. -Giận vì dám chỉnh sửa văn của người khác ấy mà.
      Chẳng qua đọc nhưng giòng cuối tớ hiểu ngay là PB muốn MH được tự do.
      Nhưng nếu đọc không kỹ tưởng PB đi thăm nuôi về mệt chỉ muốn đi ngủ.
      Khi cả hai trở về đời thường, thì mỗi người sẽ là chính mình có sao đâu?

      Delete
  6. ô hô hô cái bô của trưởng ban chống tham nhũng trung ương của Thủ tướng Nguyễn Tấn đũng bốc mùi chống tham nhũng thì phải sợ pháp luật!!!!!!!!!!!1

    ReplyDelete
  7. chân lý nước nam19 March 2012 at 23:06

    ôi chỉ có 1 câu cho bọn công an còn đểu(đảng) còn mình.
    HÈN QUÁ ! sống ở đời có biết HÈN là gì không mà phải dùng những cách thức cực kỳ tiểu nhân như vậy .
    chỉ có kẻ hèn và yếu lý lẽ mới làm ra những trò tiểu nhân như vậy thôi .

    ReplyDelete
  8. Sau nghe cụ Đức kể lại có anh công an xã hỏi cụ rằng, bà chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à, làm mọi người cười nôn ruột. Suy ra theo nhận thức của anh ta, thì pháp luật là để bảo vệ tham nhũng!!! Thú vị quá. Các anh Đảng viên CSVN có muốn biết thông tin nhiều chiều không hay chỉ muốn nghe điều tốt, điều xấu không nghe hoặc không muốn tìm hiểu. Đảng mà ác thì nó sẽ ác với tất cả mọi người, kể cả ác với chính người trong đảng, làm ác coi chừng vợ con coi thường đó nha các bác lãnh đạo VN

    ReplyDelete
  9. Ngày nay có nhiều "danh ngôn" quá học không kịp. Lâu nay mình chỉ nghe "thấy CA mà không sợ à?" Giờ thì học thêm "chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à?" Nghe thật đắng.
    Monh P.Bích dồi dào sức khỏe để còn "chiến đấu" cho lần thăm sau.

    ReplyDelete
  10. “Chống tham nhũng mà không sợ pháp luật ?”
    Một câu hỏi ngây ngô, nghe đau lòng, ấm ức!
    Thế mới biết sự đầu độc người dân
    Tinh vi, âm thầm, ác độc …
    Của “bề trên” với dân tộc Việt mình
    Đã kéo dài mấy chục năm nay!

    “Hiến pháp quy định rồi, chủ tịch có bao giờ sai!”
    Một câu trả lời ngộ nghĩnh
    Tội nghiệp dân ta quanh năm lam lũ
    Chỉ lo cái ăn, cái mặc hàng ngày
    Đâu có thời gian đọc pháp luật để hiểu đúng – sai
    “Bề trên” bảo gì cũng cho là phải
    Biết đến bao giờ thoát khỏi hoạ “ngu dân”.

    Đọc bài của PB sao thấy buồn
    Bởi cái vô lý cứ tồn tại mãi
    Chẳng nhẽ nào trên đời này không còn phải trái
    Chẳng lẽ nào dân Việt mình mãi mãi chịu khổ đau?

    ReplyDelete
  11. Vậy là từ đấy tới giờ
    Không gặp"hoa hậu bờ hồ"được ư?
    Người hữu ý,kẻ vô tư...
    Đoạn trường thăm bạn từ từ vội chi!
    Với"nặc danh"chấp làm gì?
    Hèn nhát...can đảm đâu đi một đường
    Thấy họ giấu giếm mà thương...
    Thời buổi ly tán... lẽ thường tình thôi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Buồn đau là biển cả
      Vui sướng là ngọc châu
      Khi lặn xuống mò ngọc châu dưới biển
      E giữa vời
      Tan nát
      biết đâu?

      Delete
  12. Hình như lần nào đi thăm nuôi Bùi Hằng cũng có mặt Phương Bích. Thật là vất vả. Cố lên Phương Bích nhé. Bạn đi thay cho rất nhiều người trong chúng tớ đó. Cám ơn bạn. Xin kính chúc sức khỏe cụ nhà. Chắc là cụ sẽ "trêu" Phương Bích: "Ơ hay! Tưởng về hưu rồi sẽ ở nhà thường xuyên với bố, dè đâu còn... chạy rông nhiều hơn xưa!" :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn Ha Le

      Lâu không thấy cậu ghé chơi, tưởng tớ làm điều gì khiến cậu phật ý. Hi hi, đúng là về hưu còn bận hơn cả hồi đi làm - bận trên mạng là chính thôi.
      Thăm nuôi Bùi Hằng thì là vì tớ đã hưu, có thời gian hơn mọi người, lại là bạn nữ với nhau nữa. Vất vả gì đâu, chỉ là bực mình thôi. Việc bắt giữ một người mà gây ra bao nỗi phiền hà cho nhiều người thế này.

      Chúc cậu và gia đình sức khỏe, hạnh phúc nhé

      Delete
    2. Chào Ha Le! Bữa rồi đi thăm BH tưởng chỉ sang chiều là về tới nhà, nhưng vì sự cố tờ đơn mà phải tới chiều tối. Tội nghiệp, Phương Bích nóng ruột như cá Trê đẻ vì bố ở nhà một mình. Bố yếu, con gái đi đâu cũng không yên tâm, lúc nào cũng phấp phỏng...

      Delete
    3. Chào chị Hiền Giang. Ngay cả chị cũng vậy. Không biết bà cụ ở quê đã khỏe hơn chưa? Xin được kính chúc cụ nhiều sức khỏe. Chúc chị Hiền Giang cùng gia đình luôn an lành.

      Chúng ta chỉ là những người dân bình thường, cũng phận người với bao nhiêu gánh nặng trách nhiệm, bao nhiêu lo toan cuộc sống, bao nhiêu ước mơ bình dị mong một xã hội tốt đẹp và thanh bình... Chả hiểu những người có đầy quyền lực trong tay họ nghĩ gì về phận người nhỉ? Sao mà bắt bớ người này, áp bức người nọ, cướp bóc người kia... một cách u mê cuồng điên mộng tưởng đến thế nhỉ? Để được gì? Ai rồi cũng chỉ sống trăm năm là cùng, rồi cũng tay trắng về với cát bụi.

      Nhiều đêm tôi đi làm, mệt rã rời, lạnh buốt xương, cảm nhận rõ từng ngày sức khoẻ mình xuống dốc không phanh... tôi cứ phải ngước mắt nhìn trời thầm hỏi cuộc chiến quyết liệt này giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Lẽ Phải và Bất Công, cái Tốt Đẹp và những điều Ác Xấu... đặc biệt trên quê hương Việt Nam dấu yêu, chừng nào mới kết thúc?

      Nhưng tôi vẫn tin tưởng. Chúng ta vẫn tin tưởng. Nhất định là như vậy, phải không Phương Bích ơi, chị Hiền Giang ơi, các bác ơi?

      Delete
    4. Cảm ơn Ha Le, sau một thời gian chữa bệnh sức khỏe của mẹ HG bây giờ đã tốt nhiều lắm rồi bạn ạ!

      Bạn ơi! Ước gì lúc này chúng mình được cùng nhau hát chung bài "Cuộc sống ơi! Ta mến yêu người”" nhỉ.

      “…Kìa trời khuya chim rộn hót,
      Những bóng đêm đang tan dần bình minh thức dậy.
      Từ lòng ta, ngọn lửa cháy,
      Hỡi trái tim của con người thèm sống khác xưa.
      Một ngày mới vẫy chào ta.
      Bạn đời ơi ta muốn dâng ngọn lửa cháy này,
      Cho cuộc sống bao vui buồn.
      Xin hạnh phúc, dẫu muộn màng sẽ đến với ta.”

      Delete
  13. Quan trọng là do cơ chế một Đảng lãnh đạo hiện nay : các bạn có nghe ai chê mình không, có khi nào nghe tự mình tố cáo lỗi của mình không. Một Đảng lãnh đạo cũng vậy, cho nên BCT VN binh vực nhau là đúng với thực tiễn cuộc sống, nhưng đáng tiếc còn gia đình đánh giá chính chúng ta nữa. BCT VN tìm mọi cách để kiếm tiền dành cho dâu rể không biết họ có trọng những người xấu xa tìm mọi cách để kiếm tiền không hay là trong lòng họ coi thường? Hãy bỏ phiếu tính nhiệm với Tổng bí thư chứ không phải là chủ tịch nước hoặc thủ tướng đâu nhé

    ReplyDelete