Vợ chồng bà T làm trong một cơ
quan công an, có một thằng con to cao, khá đẹp trai, nhưng chả học hành đến nơi
đến chốn, nên chả có nghề ngỗng gì. Bố mẹ xin cơ quan cho thằng con một chân bảo
vệ. Nhưng cậu chàng thấy tù túng, lương lại thấp, thế là bỏ việc. Một thời gian
sau, bố mẹ cậu khoe với bạn thân ở cơ quan, cậu con giờ làm ở vũ trường, các
bác muốn khiêu vũ sau giờ làm việc, cứ đến thoải mái, cháu nó sẽ bố trí người dẫn.
Một lần, một cậu nhóc đến cơ quan
này tìm bố. Trong lúc ông bố bận, bèn dí thằng con cho cậu kia dẫn đi chơi. Khi
về, cậu nhóc mặt tái mét, kể cho bố nghe, rằng anh T (tên cậu kia) hình như là
xã hội đen. Đang ngồi uống nước với mấy người, một người trong bọn cãi anh T,
thế là anh ấy rút dao ra xọc cho một nhát. Thế mà cả bọn im re, chỉ lẳng lặng
đưa người kia đi (chắc là đến bệnh viện). Bố thằng nhóc cũng khiếp vía, lần sau
tiệt không cho con bén mảng đến cơ quan.
Cho đến một ngày, anh em trong cơ
quan bàng hoàng hay tin, thằng con bà T bị bắn chết, khi đang tổ chức sinh nhật
trong một quán ở Hồ Tây. Hóa ra nó là xã hội đen thật, có vai vế hẳn hoi, lừng
lẫy trong giới xã hội đen một vùng. Anh em trong cơ quan chả hiểu tại sao một
thằng chả lấy làm giỏi giang gì, lại có tới cả mấy trăm thằng đàn em dưới trướng
nó. Cũng chỉ đoán vì nó có máu liều. Sẵn sàng thí mạng. Có lần băng nhóm của nó
thanh toán lẫn nhau, bị công an bắt. Bố mẹ nó cậy cục chạy vạy, xin cho nó ra. Ra
được vài tháng thì nó bị đối thủ bắn chết.
Báo chí ngày đó cũng đăng tin về
vụ bắn chết người này. Gọi nó là “Anh” T. Người ngoài đọc chỉ biết đó là “Anh”
T, chứ chẳng biết đó là một trùm xã hội đen. Anh em trong cơ quan thì thương bố
mẹ nó, nhưng không dám đi đưa tang, chỉ đến dấm dúi chia buồn từ tối hôm trước.
Hôm sau có người tò mò, bí mật đi xem, về kể đám tang của thằng con bà T, tuy
quy mô không hoàng tráng bằng đám tang của trùm đất cảng Dung Hà, nhưng nó mang
đậm chất xã hội đen. Hàng phố và người đi đường nem nép, đứng dạt sang hai bên
đường, xem đàn em của T phô trương lực lượng (vì không phô trương, sẽ bị băng
nhóm khác áp đảo?).
So sánh với các vụ việc xảy ra
trong nhiều năm qua, dựa trên cách đưa tin của báo chí nhà nước, và thái độ của
công an ứng phó với các vụ việc đó, tôi đúc kết lại như thế này: thời buổi này,
muốn yên thân, thì đừng làm người tử tế!
- Một trùm xã hội đen bị đối thủ
thanh toán bằng súng, được báo chí lịch sự gọi bằng “Anh”, chứ không phải bằng
“Gã” hay “Tên”, hay đồng bọn. Đám tang của trùm xã hội đen không có kẻ nào vào
giật băng tang trên vòng hoa. Đàn em diễu hành phô trương thanh thế rất hoàng
tráng, bắt xe cộ dẹp đường, mà không gặp phải bất cứ sự ngăn cản nào từ phía quần
chúng, cũng như chính quyền.
- Người bất đồng chính kiến, hay chỉ là người thân của người bất đồng
chính kiến, khi mất thì có kẻ cấm không cho viết băng tang. Có bằng tang thì
xông vào giật rồi bỏ chạy. Người đi dự đám tanì bị đuổi theo, ném đá vào ô
tô. Nếu người nào phản ứng lại, thì rất dễ bị rơi vào bẫy gây rối trật tự công
cộng.
- Trong tất cả các cuộc thắp
hương tưởng niệm những người lính, hay dân thường chết bởi các cuộc chiến tranh
chống Trung Quốc xâm lược, mọi hành động ngăn cản như cướp giật băng rôn, giẫm
đạp hoa viếng, hay gây hấn với người đi thắp hương đều diễn ra công khai, mà
không hề có sự can thiệp nào của nhà chức trách. Thậm chí, nhà chức trách còn
ngăn cản, đánh tháo cho kẻ gây hấn.
- Trong vụ bạo loạn ở Bình
Dương, Đồng Nai, nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng đến tìm hiểu sự việc và viết bài, đưa
tin. Ông phải hành động như một thám tử, mới có thể thoát thân. Nhưng công an
đã bắt 3 người khác cũng đi tìm hiểu sự kiện, để viết bài, đưa tin, với lý do
ban đầu được cho là họ kích động người biểu tình bạo động. Nhưng trong bản cáo
trạng mới được đưa ra trước phiên xét xử (sau hơn 8 tháng giam giữ), mới lòi ra
nguyên nhân chính, là bấy lâu nay 3 người này thường xuyên lên mạng viết bài nói xấu
lãnh đạo và nhà nước xã hội chủ nghĩa, làm mất uy tín và làm giảm lòng tin của
nhân dân đối với lãnh đạo và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tôi không biết học vấn của 2
nam thanh niên trong vụ án này cao siêu đến đâu, nhưng Lê Thị Phương Anh thì chỉ
là một phụ nữ lao động, ít học (theo lời
của chồng cô ấy). Nếu tiếng nói của 3 người này, có thể làm giảm được uy tín của
lãnh đạo và nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì hoặc là họ rất giỏi, hoặc là uy tín
của lãnh đạo và nhà nước xã hội chủ nghĩa rất mong manh, nên mới dễ mất thế.
Mọi người có thể nhớ lại,
trong vụ cưỡng chế Văn Giang, 2 nhà báo VOV đã bị các lực lượng cưỡng chế đánh
cho bầm dập thế nào.
Trong vụ chứng kiến cảnh
công an đánh đập người đi thăm tù nhân Trần Anh Kim ở Thái Bình, một phóng viên
dừng lại chụp ảnh cũng bị công an đánh bầm dập ra sao.
Tất cả những sự việc đó nói lên điều gì?
LÀ MUỐN YÊN THÂN, THÌ ĐỪNG CÓ TỬ TẾ!
Bạn có muốn làm người tử tế không?
│ Cũng chính bởi những hoạch định khát máu nên cái tử tế sầy sướt, đớn đau chút đấy thôi. Nắng đó mà đâu có mai có nụ thì cũng chả lấy gì làm ngạc nhiên trên đất nước lắm long đong này. Mà mưa hay không, gió có cuốn bụi trần ai đi nữa thì lòng yêu nước vẫn sống, vẫn cái tử tế bám trong da thịt để chứng giám hình tượng dao búa khốn nạn ngày nay.
ReplyDeleteThực ra, sự tử tế không nặng hơn lí tưởng nếu xét về giáo điều chủ nghĩa. Khó ở chỗ nếu tham lam sự tử tế thì không thể thúc đẩy lí tưởng vô sản đi xa hơn nữa vì bản chất nó vốn rất hồn nhiên mà lí tưởng thì không. Chỉ có điều là làm sao biết kết hợp khéo léo với $iền. Quanh co, mập mờ. Người ta vẫn thường cho đó là uy tín của đảng. Thêm một sự tàn nhẫn với chữ nghĩa. Khổ thế.
Đừng bao giờ đặt vấn đề như tác giả viết bài.
ReplyDeleteTại sao ư ?
Nan đề quá giản đơn mà không chịu hiểu !
Bọn cầm quyền cũng là Mafia, aka Mafia đỏ đấy !
Đó chính là hai mặt của một đồng tiền, để mị dân thôi.
(Mặc áo CS vào thành mafia đỏ; cởi áo ấy ra vẫn là mafia)
Mỗi khi có dissidents hay phong trào dân sự bất tuân đảng và nhà nước.
Thế là đảng và nhà nước CSVN phối hợp nhuần nhuyễn côn an + xã hội đen.
Đánh thế gọng kềm, bằng lực lượng chính thức + băng đảng bất lương, để triệt hạ !
Ngắn gọn, đảng và nhà nước CSVN = bất lương + tố chất phản dân bán nước !
Tựa đề bài chủ làm tôi nhớ ngay đến đạo diễn TRẦN VĂN THỦY ở thập niên 80 đã quay và bị cấm khi cho phát hành hai phim nhập một là HÀ NỘI TRONG MẮT AI + TRUYỆN TỬ TẾ !
ReplyDeleteHÀ NỘI TRONG MẮT AI
https://www.youtube.com/watch?v=KP0bh1-dyNM
Published on Jan 15, 2013
Bộ phim tài liệu tiêu biểu của đạo diễn Trần Văn Thủy, một trong những cuốn phim hay về Hà Nội, là bộ phim đã gây được nhiều tiếng vang thời gian đầu thập niên 80.
CHUYỆN TỬ TẾ
https://www.youtube.com/watch?v=X36Omts1K50
bình luận:
* Chuyện tử tế
"Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người mà chăm lo riêng cho bộ da của mình"... bởi vì trong bộ chữ của cộng sản ko có "tử tế"
* Thật buồn khi sau mấy chục năm bộ phim ra đời mà vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ, thậm chí còn kinh khủng hơn nhiều
* LMC: nên dịch qua Anh ngữ sao cho đúng tiêu đề "chuyện tử tế" ở đây ! Tran Van Thuy on Chuyen tu te [The Story of Kindness or How to Behave] hay LIVING AS ONE SHOULD !
=====
Trong Truyện Tử Tế chính Thủy đã yểm bùa ngay từ đầu phim bằng câu nói của Lenin thật hay, nhưng bùa vẫn không linh nghiệm.
(" ... Tất nhiên, chỉ có thú vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại để chăm sóc riêng cho bộ da của mình !")
Phim bị giam lại và ở hải ngoại mãi đến thập niên 90 mới được biết tới. Và tôi xem được nhờ ấn bản bằng tiếng Đức !
Xem rồi ai cũng tấm tắc khen hay và cho Trần Văn Thủy vừa bạo gan vừa tài tình. Dám chửi chế độ thật ác liệt !
Riêng tôi cho Thủy là vừa tài hoa, vừa văn hóa cao, lại can đảm có thừa, nên tung ra bộ phim trên.
Cũng nói thêm Thủy bị đám hải ngoại quá khích chửi rủa thậm tệ, khi ra mắt NẾU ĐI HẾT BIỂN :-( !
Sau này một số vị thấy hay hay đã bắt chước ít nhiều. Thí dụ ở hải ngoại có nhà văn nhà báo của nguyệt san Thế Kỷ 21, gốc Quảng Nôm, (Phạm Xuân Đài ?) đả víêt HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI !
Trong nước nhà văn gốc quân đội Nguyễn Khải cũng ra sách với tựa đề tương tự thế. Phải công nhận ông Khải viết cực hay, cho nên khi về VN vào năm 2003, trong lúc đi du lịch về miền Tây tôi hay là cà vào các tiệm sách tìm mua hết tác phẩm này và phổ biến qua cách tặng cho mọi người mình quen biết trong và ngoài nước. Sách mỏng, dễ đọc, giá phải chăng !
Hồi tưởng lại tôi nhớ là mình đã thu mua khoảng 7-8 quyển, nhất là ở các hiệu sách tỉnh lẻ, sách bám bụi đầy cả ra, bị coi là "hàng ngậm vốn". Thấy tôi mua tất, chủ tiệm sách khoái lắm ! Nói này ngay nghe tiếng Nguyễn Khải đã lâu, nay đọc tác phẩm này tôi có cảm tình ngay với ông và tìm mua các tác phẩm khác đọc để tìm hiểu thêm.
Về lại SG nhờ Nguyên Ngọc cho địa chỉ và số điện thoại của Nguyễn Khải để làm quen, bởi thấy ông cũng ở thành Hồ. Ai dè Nguyên Ngọc ngần ngại, nên tôi cũng chẳng thiết tha nữa. Hình như có một bức tường ngăn cách giữa trong và ngoài, cho dù người trong nước biết rõ lòng người ở ngoài đau đáu nhìn về đất nước mà sót sa trong dạ ! Vài năm sau nghe tin Nguyễn Khải qua đời. Hơi thấy tiếc nhưng không buồn chi hết. Thôi sống lâu mà chi ở cái xư toàn ma không người ấy chứ !