Translate

Saturday 31 March 2012

Một chút riêng tư

I will remember you
I will remember you
Will you remember me?
Don't let your life pass you by
Weep not for the memories

I'm so tired but I can't sleep
Standin' on the edge of something much too deep
It's funny how we feel so much but we cannot say a word
Though we are screaming inside oh we can't be heard

I will remember you
Will you remember me?
Don't let your life pass you by
Weep not for the memories

I'm so afraid to love you, but more afraid to loose
Clinging to a past that doesn't let me choose
But once there was a darkness, deep and endless night
You gave me everything you had, oh you gave me light

That I will remember you
Will you remember me?
Don't let your life pass you by
Weep not for the memories

I will remember you
Will you remember me?
Don't let your life pass you by
Weep not for the memories

Thursday 29 March 2012

Cơ chế xin cho và cái huy hiệu

Chi bộ vừa đưa cái tờ khai đề nghị tặng huy hiệu đảng cho bố tôi, trong đó có nói xét quá trình...tôi tự thấy mình xứng đáng....đề nghị...tặng huy hiệu đảng, đại để là như vậy. Vì cụ tôi đang nằm trên giường bệnh, không ngồi dậy được nên cụ phải đọc cho tôi viết hộ. Cụ giương mục kỉnh lên xem rồi lưỡng lự:
-     Thôi bố chả cần đâu, nhưng sợ...
-     Bố sợ cái gì nào? Bây giờ bố chỉ cần sợ có mỗi một cái là có ngồi dậy được hay không thôi. Bố cứ bảo thấy xứng đáng thì tặng chứ tôi chả xin, ai lại đi xin...mà xin cái gì cơ chứ, xin cái huy hiệu ???
Bố đồng ý cái rụp. Tôi nhảy cẫng lên, cầm tờ khai chạy một mạch lên giả cho chi bộ, bảo bố cháu không đề nghị đâu. Chi bộ hốt hoảng bảo:
-     Không! Đây là mẫu thôi mà.
-     Mẫu bố cháu cũng không đề nghị. Kỳ lắm. Cô cứ bảo với phường là cụ không đề nghị đâu.
Bà phó bí thư tần ngần cầm tờ khai, vẻ khó xử lắm. Tôi cười bảo:
-     Mà đảng vẫn quen kiểu xin cho rồi, cứ là phải xin mới cho cơ. Lớp trẻ nó còn phấn đấu thì nó xin, chứ bố cháu chín mươi tuổi rồi còn phấn đấu cái gì mà xin nữa hả cô?
Tôi về kể cho bố nghe, cụ cười rung cả người. Giời đất, chín mươi tuổi còn xin cái huy hiệu để làm gì ạ?


Hai đứa trẻ

 
Vừa nghe bác Tường Thụy kể chuyện thằng bé Phú mới lên hai đã biết sợ bị công an bắt, tự nhiên một cách vô thức lại nhớ đến đứa bé trong truyện “Trần trụi giữa bầy sói” của Bruno Apitz.
Trong bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Đức tận diệt người Do Thái vì nhiều lý do như không chịu được ai thông minh hơn họ chẳng hạn...và tại trại tập trung khét tiếng Bukhenvan (Buchenwald), một đứa trẻ Do Thái được những tù nhân liều mình che trở đã sống sót cho đến ngày giải phóng. Xem lâu quá rồi, nhưng vẫn nhớ cái chi tiết khi đứa bé nghe nhắc đến hai từ SS thì bỗng im thin thít và chui vào trốn dưới đống quần áo...
Dù cho hai bối cảnh khác nhau, nhưng cùng là một nỗi sợ hãi bản năng của hai đứa trẻ còn chưa biết nói.
Thằng bé Phú hẳn nếm mùi sợ hãi đầu tiên từ cái ngày hai mẹ con bị xé lẻ ra trong ngày 10/7/2011. Hôm đấy tôi vừa bị “đuổi” ra khỏi đồn công an Mỹ Đình về thì Vũ Quốc Ngữ gọi điện, báo tin về một cô nào đó bị bắt đưa về Hà Nam, mặc cho cô ấy kêu khóc vì bị lạc mất đứa con nhỏ chưa đầy hai tuổi. Cái ấn tượng trong trí nhớ trẻ thơ đôi khi rất mạnh, thường là chúng sẽ rất hốt hoảng khi không thấy mẹ chúng ở bên cạnh. Sau này đọc lại bài của Nga Thuy viết mới biết, những kẻ phũ phàng lôi cô ấy lên xe cũng bị rối trí khi cô ấy khóc dữ quá vì bị lạc mất đứa con nhỏ. Rồi để rũ bỏ trách nhiệm, những kẻ vô lương tâm ấy đã tàn nhẫn đẩy người mẹ trẻ xuống xe, bỏ mặc cô bơ vơ trên đường quốc lộ.
Trong cuộc sống tiếp theo của hai mẹ con, chắc bé Phú còn nhiều lần chứng kiến việc hai mẹ con bé bị đe dọa. Tại sao với người này bé cười nói bi bô, người khác bé lại ngơ ngác nhìn với con mắt lo âu đến thế. Nghe Nga Thuy kể trong đêm cầu cứu những người bạn ở Hà Nội, như cảm thấy sự gì đó mà cả đêm Phú rất ngoan, không quấy mẹ và hầu như cũng thức cùng mẹ, cho đến khi các chú các bác từ xa tới với mẹ con Phú
Điều gì đang xảy ra vậy? Tôi nhớ đến bài thơ trong cuốn Tập đọc ngày xưa
.....
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi !
Rét thì mặc rét cháu ơi !
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
Cháu ơi ! Ngủ nhé, cho say…

Tôi còn nhớ bức vẽ minh họa cho bài thơ là chú công an đứng bên cánh cửa sổ. Lớn lên, tôi vẫn còn yêu các chú công an, chú bộ đội lắm lắm.
Rồi thì ....trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Bây giờ người ta không hay gọi là anh công an, là chú công an nữa... mà là thằng, là nó. Cả công an cũng gọi dân là nó, gọi dân là mày xưng tao.
Ngày xưa người ta lấy mẹ mìn với ông ba bị ra để dọa bọn trẻ, bây giờ thì lấy chú công an ra để dọa chúng.
Đau thế!

Tuesday 27 March 2012

Tiễn một người dưng

Chưa bao giờ sự ra đi của một người “dưng” lại khiến mình khóc nhiều đến thế.
Chiều chủ nhật ấy ra sân với đội bóng No-U, thấy bác Gốc Sậy cùng vợ chồng Lân Thắng, Chí Tuyến rủ sang bệnh viện huyết học gần đó thăm người ốm. Mình hỏi thăm ai thì mọi người bảo:
- Lão thày bói già.
- Là ai vậy?
- Trời đất! Không biết thật hả?
Mình không biết thật mà. Thực ra mình ít khi lên mạng. Mà đã lên lại chỉ đọc vài trang tin chính rồi thôi. Mọi người tỏ vẻ chê bai, bảo cứ về gõ Lão thày bói là ra, nó tài lắm đấy, cười nôn ruột với nó luôn. Đương nhiên rồi, một nhân vật mà được những người này khen như thế thì nhất định không thể bỏ qua.
Cả bọn lên tầng 6, vào phòng bệnh. Thấy một anh chàng còn trẻ, da trắng xanh nằm trên giường mỉm cười nhìn mọi người. Qua cách chào hỏi, hóa ra ngoài bác Gốc Sậy thì phần lớn mọi người chỉ biết nhau trên mạng. Lân Thắng chỉ mình nói:
- Phương Bích
Anh chàng a lên, chìa tay ra, bảo vẫn thường đọc bài của mình. Mình nắm lấy tay cậu ta, rất xúc động vì một người như thế mà cũng biết tới mình. Vì đã được dặn là hôm nay “Lão thày bói” mệt, hỏi ít thôi nên mọi người nhìn nhau cười là chính. Mình tranh thủ hỏi chuyện với mẹ của “Lão bói”, bàng hoàng khi nghe bà ấy nói tên bệnh. Nước mắt người mẹ lưng tròng, còn mình thì ầng ậc nơi khóe mắt, đau đến tức thở khi biết một người mà sự sống đang đếm ngược từng ngày.
Nguyên thở có phần nặng nhọc, bảo vì hôm nay giời nồm. Tuy vậy nụ cười vẫn luôn nở trên môi cậu ấy từ lúc mọi người vào thăm. Khi vợ Nguyên bế cậu con trai nhỏ vào, nhìn hai bố con nhìn nhau cười đùa, Lân Thắng chụp vội vài kiểu ảnh...
Thăm Nguyên chỉ mươi phút rồi để Nguyên nghỉ ngơi. Khi chào Nguyên ra về, vẫn nghĩ đợt tới ra sân sẽ lại qua thăm cậu ấy. Bác Gốc Sậy thật tinh, bảo: bà về “đọc” nó xong, còn khóc nữa.
Những chủ nhật sau không vướng cái này thì vướng cái khác, rồi quên bẵng đi mất chuyện đi thăm anh bạn trẻ Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Thế rồi vào facebook, thấy mọi người loan tin Lão thày bói đã ra đi, đúng vào ngày mọi người chuẩn bị đến chúc mừng sinh nhật Lão!
Cư dân mạng đau xót, còn mình thì khóc sưng cả mắt. Lạ thế! Chẳng máu mủ ruột thịt gì, chẳng phải vĩ nhân gì, vậy mà khiến cho mình khóc nhiều đến thế. Mình tiếc người tài lắm, đã thế lại còn trẻ quá. Ngày sinh ra cũng lại là ngày để tưởng nhớ...
Hôm nay đến đưa tiễn Nguyên, mình đoán trong đó rất nhiều người chưa từng gặp mặt, chỉ biết Nguyên qua mạng. Vậy mà rất nhiều đôi mắt đỏ hoe, những tiếng nấc, tiếng sụt sịt ở xung quanh... Thường thì đến viếng xong là ra về, nhưng lần này rất nhiều người lưu luyến không nỡ rời cho đến phút cuối cùng. Trong nhà tang lễ, mọi người lặng lẽ chờ đến lượt mình đi qua, nhìn Nguyên lần cuối...
Trước sau ai chả về với cát bụi. Mình từng nghĩ một trong những điều đáng buồn nhất nhất, là cảm thấy mình vô dụng, khi chết đi chẳng để lại cái gì hữu ích cho đời. Và mình cũng đã trả lời một người bạn khi nói về sự nổi tiếng. Nổi tiếng ư? Để làm gì? Với mình không cần đến cả một nấm mồ. Khi thác, đúng nghĩa là trở về với cát bụi.


Sunday 25 March 2012

Ghi chép trong ngày về Phủ Lý với mẹ con Nga Thụy


Tám rưỡi sáng, đang cho bố uống sữa thì điện thoại réo:
-     Có xe xuống Phủ Lý với Nga Thụy, đi được không?
Chờ bố uống sữa xong rồi vội thay đồ, cuống quýt dặn bố, bảo con phải đi ứng cứu bạn biểu tình đang bị “lâm nguy”. Chắc phải đầu giờ chiều con mới về.
Phóng xe tít mù. Qua đón chị Hương rồi phi thẳng đến nhà Xuân Diện. Thấy chúng tôi, Xuân Diện và bác Phan Khang đang ngồi chờ ở quán nước vội bỏ dở cốc trà mới gọi, cùng chúng tôi lên đường ngay. Dọc đường đón thêm JB Vinh. Tất cả chúng tôi đều rất sốt ruột và lo lắng khi đêm qua vừa nhận được tin Nga Thụy báo, bị côn đồ dọa giết và bị rào kín lối thoát hiểm, thì ngay sáng nay Nga Thụy đã bị côn đồ tấn công và cướp máy ảnh ngay trước cửa nhà.
Hình ảnh hai mẹ con Nga Thụy đã rất quen thuộc với những biểu tình viên của mùa hè năm 2011. Chúng tôi ai nấy đều quý mến hai mẹ con nhà họ, bởi vậy làm sao không thể lo lắng cho được, khi sự đe dọa bấy lâu nay của những kẻ côn đồ (gần như được sự làm ngơ của công an Hà Nam bảo kê) đối với hai mẹ con ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Có lẽ sự việc khá đột xuất, nên hôm nay chỉ có hai xe gồm 10 người đi Phủ Lý hỗ trợ mẹ con nhà Nga Thụy. Xe bác Phan Khang đi trước cũng phải hơn mười rưỡi mới tới nơi. Dọc đường chúng tôi nghe Nga Thụy thông báo hai mẹ con đang cố thủ trong nhà, không mở cửa cho bất cứ ai kể cả công an. Rồi có kẻ cố xâm nhập vào nhà bằng cách trèo lên mái nhà, khi Nga Thụy kêu ầm lên thì bọn chúng lại tụt xuống. Còn nghe nói cả đêm qua hai mẹ con gần như không ngủ, cứ lắng nghe từng động tĩnh quanh nhà.
Khi xe chúng tôi dừng lại trước cửa nhà Nga Thụy và JB Vinh nhảy xuống gọi cửa, Nga Thụy gần như mở cửa ngay tức thì. Tôi ôm lấy bé Phú, thơm lấy thơm để vào đôi má phúng phính của bé mặc dù trông nó nhem nhuốc quá. Nịnh mãi nó mới cho tôi lau mặt bằng khăn giấy ướt.
Hai bên hỏi han chuyện trò được dăm phút thì công an áo xanh có mặt liền. Ngay lúc xe rẽ vào đường nhà Nga Thụy, chúng tôi đã cảm nhận được sự có mặt có vẻ rất mẫn cán của lực lượng công an vào ngày nghỉ như thế này, ở một cái thành phố vừa mới được nâng cấp lên từ một thị trấn nhỏ.
Hàng phố bắt đầu tò mò kéo đến khá đông. Một anh công an trẻ đầy đủ mũ áo quân hiệu, thái độ thân thiện và lễ phép, vào gặp Nga Thụy để đưa giấy mời. Anh ta như có ý thanh minh rằng anh ta đến từ sáng, nhưng Nga Thụy dứt khoát không mở cửa. Chúng tôi bảo cô ấy cảnh giác cũng có lý do đấy, vì thực sự cô ấy đã bị đe dọa bao lâu nay, đã trình báo rất nhiều lần, nhưng công an phường sở tại không hề có một động thái gì để điều tra hay bảo vệ mẹ con cô ấy.
Bên ngoài mỗi lúc một đông người đến xem. Công an áo vàng tích cực xua những người đi qua không được dừng lại. Chị Hương kể có nghe một cậu tre trẻ bảo:
-   Đuổi thì đuổi, sợ đ... gì, cứ về lên you – tu - be là biết hết.
Mặc dù đã gần trưa, công an vẫn cố mời Nga Thụy ra phường làm việc. Tuy nhiên Nga Thụy từ chối vì đã muộn, vả lại bé Phú từ sáng chưa được ăn gì. Sau khi Nga Thuy hẹn 2 giờ chiều sẽ ra phường, cậu công an trẻ vẫn cố lập cái biên bản cho mỗi việc đưa giấy mời cho Nga Thụy (tốn thêm một tờ giấy). Mặc dù cái việc lập biên bản giao giấy mời ấy nó thật kỳ quặc, nhưng tranh cãi với một người cứ cố tình hiểu vậy cũng bằng thừa, chúng tôi bảo Nga Thụy ký cho xong việc để cả bọn còn đi ăn trưa.
Đi ăn cũng không xong, mấy cô cậu an ninh đi theo nhằng nhằng. Tôi thấy họ thật rỗi hơi. Chúng tôi đi đứng đàng hoàng, đường đường chính chính, công khai giữa ban ngày ban mặt. Còn họ thì thật khổ sở, cứ phải ngồi vạ vật, canh chừng chúng tôi ở góc đường này, đầu đường kia...
Chúng tôi bấy giờ mới tranh thủ đi quan sát, chụp ảnh ngôi nhà. Theo như lời Nga Thụy nói thì hàng xóm mách, cái hàng rào kẽm gai mới được hàn bịt lối thoát hiểm đằng sau nhà là do công an làm. Chúng tôi bảo Nga Thụy làm cái đơn tố cáo ra chính quyền phường về việc bị tấn công và cướp máy ảnh sáng nay, đồng thời đề nghị xác minh kẻ làm cái hàng rào kẽm gai kia là ai. Trong khi chúng tôi đứng quan sát phố xá nơi Nga Thụy ở, ngạc nhiên khi thấy ở đây không hề vắng vẻ, hẻo lánh như chúng tôi tưởng lại có thể xảy ra những chuyện ngang nhiên như vậy, thì một số người đàn ông ở ngôi nhà đang xây dở bên kia đường hùng hổ xông sang, chửi rủa một cách tục tĩu, cho rằng chúng tôi chụp ảnh họ. Khi những người đàn ông này tỏ vẻ muốn gây hấn thì bên kia đường, một anh công an đầy đủ mũ áo, gậy giao thông cùng chiếc xe mô tô vẫn đứng im  ở một vị trí chả thích hợp cho một cảnh sát giao thông tẹo nào. Một vài người trong số chúng tôi đi trên vỉa hè, thì thấy có viên đá nào đó ném tới như có ý hăm dọa. Giữa ban ngày ban mặt, đông người là thế, có cả sự có mặt của công an mà còn bị khủng bố thế, huống hồ một mẹ một con như mẹ con Nga Thụy?
Quan sát thái độ hàng phố thì trừ một hai người có vẻ không thiện cảm, còn phần lớn họ đều có thái độ dễ chịu. Chắc là họ vẫn e ngại chính quyền và bọn côn đồ nên không dám ra mặt bênh vực hai mẹ con Nga Thụy thôi. Họ còn bảo: sai thì cứ bắt, chứ việc gì phải làm thế ????
Ối giời ơi, không sai họ còn bắt nữa là sai! Chỉ mỗi tội cứ bắt rồi lại thả như “bắt cóc bỏ đĩa” chứ lại chả bắt một cách đàng hoàng, đưa ra tòa kết án đàng hoàng cho nó “vinh dự” chứ lại cứ ngấm ngầm lôi đi cải tạo và giáo dục nghe nó hơi bị “tẹp nhẹp” quá.
Chúng tôi bảo Nga Thụy ngồi viết tay cái đơn khiếu nại, tố cáo về việc bị khủng bố, bị cướp giật, bị rào lối thoát hiểm...
Gần 2 giờ chiều, tất cả chúng tôi theo mẹ con Nga Thụy lên phòng tiếp dân của công an Phường Hai Bà Trưng – TP Phủ Lý như đã hẹn.
Đương nhiên công an biết tất cả chúng tôi đến đây làm gì, nhưng cũng cứ hỏi cho nó đúng “quy định”. Thì chúng tôi trình bày! Rồi có vẻ đương nhiên là họ không đồng ý, rằng chỉ làm việc với người đứng đơn khiếu nại tố cáo thôi. Và đương nhiên là chúng tôi cũng không đồng ý.
Ối giời ơi! Đến có “số má” như cụ Lê Hiền Đức – người mà bộ trưởng công an Trần Đại Quang còn phải làm việc trực tiếp - còn sợ không dám làm việc với công an một mình ngay tại nhà cụ nữa là mẹ con nhà dân đen như Nga Thụy?
Phải nói rằng cái kinh nghiệm từ vụ làm việc với cụ Lê Hiền Đức khá là bổ ích đối với chúng tôi. Chúng tôi kiên quyết không để cho mẹ con Nga Thụy đơn độc một mình tại trụ sở công an. Thoạt đầu công an kéo vào phòng tiếp dân khá đông, thái độ gay gắt, yêu cầu chúng tôi ra ngoài. Chúng tôi nhất định không chịu. Hai bên cùng ồn ào đưa ra lý lẽ của mình đến mức tôi ong hết cả “thủ”.
Ông Thanh trưởng công an phường mặc thường phục chỉ tay ra lệnh này nọ, sau khi bị chúng tôi chất vấn đã phải vào mặc cảnh phục để ra tiếp tục chỉ đạo (nhưng vẫn không đội mũ). Một tay khác tên Hậu tỏ thái độ thách thức lúc bị chỉ trích thái độ đứng chắp tay sau lưng khi làm việc với dân, đã phải bỏ vội tay xuống khi bị chúng tôi hỏi có dám để chúng tôi quay phim không (miệng nói tay giở máy quay ra luôn). Chúng tôi trước sau khẳng định một điều rằng chúng tôi phải ở bên cạnh mẹ con Nga Thụy, để giám sát việc làm của công an (xem Nga Thụy có bị uy hiếp không).
Sau một hồi đấu lý, bên công an rút hết vào trong, để lại hai người ngồi trực nhưng không làm gì cả, chỉ ngồi cười ruồi thôi. Tôi thấy buồn cười về cái cách làm việc của công an nói chung. Ở đâu cũng vậy, ban đầu luôn đưa ra số đông để áp đảo, sau thấy không uy hiếp được thì bỏ trận địa (đi đâu sạch), cứ để mặc dân chúng tôi ngồi đấy (kiểu chán thì thôi).
Đến ba rưỡi chiều, thấy họ vẫn không chịu làm việc, chúng tôi bảo không nhận đơn cũng được, anh cứ ký vào đây cho cô ấy một chữ xác nhận là không nhận đơn, để chúng tôi còn về Hà Nội, kẻo sau này anh lại bảo làm gì có đơn nào. Đấy, như vừa nãy cô Nga Thụy bảo gửi đơn nhiều lắm rồi, anh lại hỏi đơn nào? Vậy là có thể chả có cái đơn nào cả, hoặc nhiều đơn quá, không biết hỏi chính xác cái đơn nào trong số rất nhiều đơn ấy.
Nói đến chuyện người bị hại cứ phải có đơn mới giải quyết. thế người ta gặp tai nạn, người còn đi cấp cứu mê man bất tỉnh, lại bảo đợi khi tỉnh rồi viết đơn mới giải quyết à? Lạ hơn nữa là đưa giấy mời thì lập biên bản bằng được, thế mà đưa đơn thì dứt khoát không nhận. Vậy là sao hả?
Rốt cuộc vẫn nhất định không ký, cứ ngồi cười hề hề. Không ký thì thôi. Tự chúng tôi làm một cái biên bản tóm tắt sự việc rồi đồng ký tên vào. Tuyên bố sau này có sự việc gì xảy ra với mẹ con Nga Thụy, thì công an phường sở tại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Khi chúng tôi kéo nhau ra xe để về Hà Nội, cái anh công an cứ cười hề hề ấy lại ời ời gọi với theo rất buồn cười:
-  Nga ơi , thế không làm việc à?
Rõ chán! Ngồi chán chê mê mỏi, nói lý lẽ hết nước hết cái thì không chịu làm, giờ lại gọi vuốt đuôi thế. Nhưng chúng tôi biết nếu muốn giải quyết, họ đã đã làm ngay từ đầu chứ chẳng để sự việc ỏm tỏi lên thế này.
Chúng tôi lên đường về Hà Nội, mang theo cả hai mẹ con bé Phú. Luôn luôn cảnh giác cao độ vì trước đó được người dân tốt bụng cảnh báo, đã có âm mưu dàn xếp đụng xe chúng tôi trên đường.
Một ngày dài mệt mỏi với bao nhiêu chuyện khó tin cứ khiến người ta day dứt mãi. Liệu bây giờ, khi cuộc sống của người dân lương thiện bị côn đồ đe dọa thì biết kêu ai đây? Những người ăn lương do dân đóng thuế không bảo vệ dân thì bảo vệ ai đây?
Vâng, bao giờ cho đến những ngày tháng bình yên? Nhưng trước mắt, chúng tôi sẽ không bỏ rơi bất cứ một người bạn nào khi họ lâm nạn. Tôi tin trên đời vẫn còn rất nhiều người tốt, và một ngày không xa, họ sẽ vượt qua nỗi sợ hãi vô cớ của chính mình để mà cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Friday 23 March 2012

Xin hãy bảo vệ mẹ con bé Phú

Tôi vừa nhận được tin nhắn của Nga Thụy, người phụ nữ cùng tôi lên tặng hoa cho Bùi Hằng ngày 8/3, rằng theo lời hàng xóm, trong khi cô ấy đi vắng, công an đã đến rào cửa thoát hiểm nhà cô ấy. Trước đó đã có nhiều truyền đơn rải trước cửa nhà với lời đe dọa sẽ giết hai mẹ con nhà Nga Thuy.
Tin nhắn này được Nga Thụy gửi cho rất nhiều bạn bè, người quen và đã được loan tải rộng rãi trên facebook.
Việc công an đến rào cửa thoát hiểm của nhà dân sao lại có thể ngang nhiên đến như vậy. Xin mọi người hãy giúp đỡ mẹ con bé Phú. Xin hãy loan tải rộng rãi thông tin này,và hãy kiểm chứng nếu có thể việc làm trên của công an Hà Nam.

Thursday 22 March 2012

Cụ Lê Hiền Đức , Dân, và Công an


Hôm trước đọc tin trên mạng, tôi đã biết chuyện công an quận Đống Đa có giấy mời cụ Lê Hiền Đức lên trụ sở công an quận để làm việc. Nội dung chỉ ghi vắn tắt là “giải quyết theo ý kiến của bà”. Dưới phần chữ in cuối cùng còn thêm dòng chữ viết tay: yêu cầu không vắng mặt.
Cụ Đức từng phục vụ trong ngành an ninh nên có lẽ hiểu chuyện hơn người khác. Cụ bảo bây giờ cụ đang quan sát những hành vi tham nhũng của công an để báo cáo lãnh đạo, nên đã có những hành vi trả thù, khủng bố cụ. Bởi vậy cụ tuyên bố là sẽ không đi đâu một mình, không thể tiếp xúc với công an trong tình trạng riêng lẻ, tránh tình trạng công an hành hung người dân đến chết rồi lu loa lên là tự sát, hoặc do va đập chấn thương vô tình. Rồi cụ cũng ghi rõ nếu công an đến nhà cụ làm việc thì phải có hẹn, xuất trình thẻ ngành đàng hoàng.
Đọc những thông tin này, tôi thấy nhiều người sẽ rút ra được kinh nghiệm quý báu cho mình. Tránh những trường hợp chết bí ẩn trong trụ sở công an, không có ai làm chứng như rất nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra.
Trước khi đi, trong khi cho bố ăn sáng, tôi kể chuyện cụ Đức cho bố nghe, kể cả chuyện mặc dù cụ Đức có rất nhiều tình nguyện viên làm thư ký cho cụ, nhưng hôm nay là tôi và chị Hương ở bên Viện Khoa học Xã hội cùng làm “thư ký” cho cụ trong buổi làm việc với công an. Bây giờ cái gì tôi cũng phải kể cho bố nghe, để bố biết mà “phản biện” với mấy người cứ hay bóng gió này nọ về tôi.
Phóng xe đến nhà cụ Đức, tôi thấy khoảng hơn hai chục người đứng trước cửa nhà cụ. Trông dáng vẻ họ rõ là những người dân quê lam lũ. Phần lớn họ là phụ nữ có tuổi, trong đó có cả bà cụ tám mươi tuổi, nhăn nheo móm mém. Hỏi mới biết họ là những người nông dân ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm bị mất đất bởi dự án Ciputra Nam Thăng Long từ năm 2005.
Cụ Đức mời họ vào nhà, nghe họ trình bày rồi nhận đơn từ của họ. Thoạt đầu thấy cái bao tải dứa họ khệ nệ vác vào, tôi lại tưởng sản vật quê nhà bà con đem lên biếu cụ. Đến lúc cụ hỏi về điều gì đó thì họ lôi cái bao dứa ra, hóa ra trong đó là một cái ba lô đựng toàn đơn từ khiếu nại. Tôi những muốn rớt nước mắt, cả một bao tải dứa trĩu nặng bao nỗi thống khổ của những người đàn bà lam lũ kia. Không biết họ đã đi tới những đâu, đã khóc hết bao nhiêu nước mắt, và mấy ai đã chìa tay ra cho những con người này.
Dù hôm nay cụ Đức không có lịch làm việc với họ, nhưng cụ vẫn mời họ vào nhà, lắng nghe họ trình bầy rồi nhận đơn của họ. Nghe vài lời không rõ được mọi chuyện, nhưng tôi tin những người đàn bà kia. Họ không dại gì bịa ra những câu chuyện tày đình, để rồi suốt 7 năm nay kiên trì và nhẫn nại gõ tất cả mọi cánh cửa, với hy vọng tìm được công lý cho họ.
Tôi rất ấn tượng với người đàn bà tên Hoàng Thị Tưởng, thay mặt bà con trình bày với cụ Đức. Nước da chị đen sạm, giọng nói từ tốn, nhẹ nhàng, rất lễ phép, chị kể về chuyện bao nhiêu năm nay chị cùng bà con gõ cửa đến những đâu để khiếu nại, rồi chỉ vì khiếu nại như thế mà công an bắt chị, kết án 7 tháng tù giam, tống vào Hỏa Lò. Nghe đến Hỏa Lò là ruột gan tôi lại nhộn nhạo. Cái tên địa danh đó giờ đây không còn đáng sợ với tôi nữa, nhưng cái chính tôi đã nhìn nó với một con mắt khác trước rất nhiều, về thực chất giữa những con người có án hay chưa có án lại cần phải được soi qua cái lăng kính cuộc đời, mới có thể biết được đâu là cái tốt, đâu là cái xấu.
Chị Tưởng kể khi không lấy được đất của dân, nhà thầu đã đổ bê tông dày 20 phân lên ruộng. Rốt cuộc ngần ấy năm nay ruộng đất để hoang, không cấy hái gì được nữa. Cụ Đức nghe vậy cũng gật đầu bảo đã từng thấy ruộng đất bị bỏ hoang nhiều lắm. Tôi nghĩ đó mới chính là tội ác. Lãng phí cũng là một tội ác.
Thời gian không có nhiều, trong khi chị Tưởng lôi đơn từ, ảnh chụp ra cho cụ Đức xem, mọi người kể những ai đã bị giam vào Hỏa Lò chỉ vì đi khiếu nại. Chị Đỗ Thị Ngữ ở xóm Đình, thôn Nhật Tảo còn kể bị giam 4 tháng, con cháu ở nhà bỏ ra 50 triệu để chạy chọt thì chị mới được ra. Lời chị kể đúng sai đến đâu tôi chưa biết, nhìn khắp lượt những con người ngồi quanh đây, tôi không thể hình dung ra chặng đường mà những người đàn bà này đã đi trong suốt những năm qua, thương không biết nói sao cho vừa. Chỉ biết động viên họ hãy cố gắng đi đến đích, ruộng đất là máu thịt của người nông dân, không thể để cho ai cướp đoạt được.
Nếu không vì mấy người đàn ông mặc cảnh phục xuất hiện thì bà con chắc còn ngồi lâu. Mọi người lần lượt chào chúng tôi, không quên lời cảm ơn đã tiếp đón bà con và xin chúng tôi hãy giúp đỡ họ. Bà cụ móm mém tám mươi tuổi ôm lấy cụ Đức nói gì tôi không nghe rõ, chỉ thấy là nước mắt giàn giụa. Tiễn bà con ra cửa, cụ Đức còn lớn tiếng dặn dò rồi bảo với tay công an khu vực:
-     Cấm không được ai gây khó dễ cho bà con đấy. Bà con có bị quấy nhiễu gì thì báo ngay cho tôi biết.
Giờ mới đến màn chính của ngày hôm nay. Sau khi cụ giới thiệu tôi và chị Hương là thư ký cho cụ một cách đàng hoàng, để cho họ khỏi thắc mắc, cụ bắt đầu yêu cầu hai công an viên mặc cảnh phục phải xưng tên và xuất trình thẻ ngành. Chỉ có thế mà um tý tỏi lên. Hai công an viên kia nhất định không chịu đáp ứng yêu cầu của cụ. Cụ cáu lắm, bảo:
-     Lạ nhỉ, tôi tên là thế này, ở địa chỉ này, các anh đều biết, vậy mà tôi lại không được biết tên các anh là sao. Thẻ ngành của các anh đâu?
-     Ôi giời, cụ biết cháu rõ quá rồi còn gì, cháu mặc quân phục thế này chưa đủ hay sao mà cụ còn phải đòi thẻ ngành?
Đúng là lạ thế đấy, nhưng cụ nói đại để là quân phục thì cụ cũng có thể mượn được, rồi nhỡ đâu hôm qua thì cậu còn ở công an quận, nhưng hôm nay thì cậu lại chuyển đơn vị khác rồi thì sao, vậy nên cần thẻ ngành là vì thế đấy. Hai tay công an gần như mất kiên nhẫn vì cụ cứ truy mấy cái vụ thể thức làm việc ban đầu ấy. Một tay công an tên là Sơn bỏ ra ngoài, tỏ vẻ rất bực bội, bảo thôi không làm việc nữa. Cụ Đức cũng bực mình, bảo: Láo! Ra thì cũng phải chào hỏi chứ, nhà cụ có phải là chỗ thích vào thì vào, thích ra là ra đâu. Nhưng tay công an tên là Hưng thì tỏ vẻ nhẫn nại hơn, nếu bỏ về thì không hoàn thành nhiệm vụ à? Anh ta không câu nệ gì nữa, hỏi thẳng luôn, rằng có phải vừa qua cụ có phản ảnh lên lãnh đạo công an thành phố về việc cảnh sát 113 quận Đống Đa đi xe chuyên ngành, đến gặp các hộ kinh doanh để xin tiền trong dịp tết vừa qua không? Đấy! Là hôm nay chúng cháu đến chỉ để hỏi cụ về việc đó thôi.
Trời đất, có thế mà cũng phải mời cụ lên quận, rồi không mời được thì lại xuống tận nhà cụ chỉ để hỏi có mỗi cái câu thế thôi à?
Theo thông tấn xã vỉa hè thì sáng nay sẽ có rất nhiều dân oan sẽ có mặt ở Hà Nội để gửi đơn kêu cứu. Mà cụ Lê Hiền Đức lại vốn được coi là vị cứu tinh của dân oan cả nước, nên chắc hẳn họ bày ra cái vụ này cốt chỉ để giữ chân cụ trong sáng nay mà thôi. Là tôi đoán vậy, nhưng hẵng nghe cụ hoạnh vụ giấy mời này cái đã. Cụ giương mục kỉnh soi cái giấy mời:
-     Thứ nhất từ ngữ ghi trong cái giấy mời này là rất thiếu lễ độ. Ghi là yêu cầu không được vắng mặt! Các anh có phải là lãnh đạo của tôi đâu mà ghi là yêu cầu, các anh mời thế đấy à? Mời thì phải mời cho nó đàng hoàng, phải hỏi xem liệu tôi có thể đến được hay không chứ lại ghi là yêu cầu à.
-     Thứ hai, giấy mời ghi cụt lủn là giải quyết ý kiến của bà. Tôi đã gặp các anh bao giờ đâu mà bảo là có ý kiến gì? Mà tôi có nhiều ý kiến lắm, nhưng tôi có ý kiến với lãnh đạo công an thành phố chứ không phải với các anh.
Tay công an tên Hưng đành phải công nhận là cái câu yêu cầu ấy là xấc xược, do không nhớ ra là cụ đã nhiều tuổi??? Và lúc đầu thì thay mặt anh em cháu xin lỗi, sau thì nhớ ra bảo chính là cháu viết nên cháu xin lỗi cụ. Cụ Đức đồng ý bỏ qua, nhưng thâm tâm tôi thì không bỏ qua. Anh ta nói thế hóa ra vì cụ Đức nhiều tuổi nên anh ta xin lỗi, thế còn với người khác thì anh ta không xin lỗi và có quyền yêu cầu à?
Sau thì cụ bắt đầu nói về cái vụ cụ phản ánh việc công an quận Đống Đa xin tiền dân để ăn tết. Cụ bảo cụ nói với ông Nhanh là, anh không cho lính tiền ăn tết hay sao mà để chúng nó ngửa tay đi xin tiền dân thế? Chúng nó đang bôi gio trát trấu vào mặt chính quyền đấy anh có biết không hả?
Anh công an Hưng cũng tỏ ra bức xúc lắm, bảo bắt được mấy thằng ăn bẩn ấy thì anh ta đập chết. Cụ Đức cười bảo, chúng nó bảo cụ ơi, con chỉ được một tý thôi, con còn phải nộp lên trên cơ. Cái nhà anh Hưng kia giãy lên:
-     Đấy, thế là cụ biết đấy chứ, cái chính cụ chả bảo cho chúng con biết thôi.
-     Tôi bảo thì để các anh hết việc à. Theo nguyên tắc chống tham nhũng, trước hết là phải đảm bảo giữ kín danh tính người tố cáo để bảo đảm an toàn cho họ. Còn việc tìm ra ai là người xin tiền, xin vào lúc nào, xin ai thì đó là nhiệm vụ của công an chứ không phải của tôi. Các anh phải bằng nghiệp vụ chuyên môn để tìm ra sự thật về phản ảnh của người dân, chứ sao lại đi hỏi ngược lại thế?
Nói tóm lại việc công an làm việc với cụ Đức hôm nay chỉ có thế. Anh công an tên Hưng ghi xong biên bản, đọc xong rồi lại đưa cụ Đức đọc lại, ký vào là xong. Lúc đầu căng thẳng thế, giờ thì cười tươi như hoa, bắt tay chúng tôi rồi chào cụ ra về. Tay công an tên Sơn bỏ đi đâu mất hút giờ cũng quay lại cười xởi lởi. Khi chia tay, 2 anh công an ra sức nói rằng chống tham nhũng là việc của chúng cháu. 2 anh còn hùng hồn nói: nếu bắt được đứa nào ăn bẩn thì cháu đập chết. Chúng tôi tỏ vẻ nghi ngờ, thì 2 anh khẳng định: đánh thẳng tay. Bằng chứng là năm vừa rồi đuổi khỏi ngành mấy đứa. 2 anh vẫn tức là vì cụ báo vụ việc những cụ lại chẳng chỉ rõ là ai để chúng cháu trị cho một trận. Cụ bảo: nếu là tôi thì tôi đã tìm ra cái thắng ấy từ lâu rồi. Có mỗi việc ấy mà từ Tết đến giờ các anh ko tìm ra là quá kém. Họ về rồi, tôi với chị Hương cứ cười rũ ra, phục bà cô hơn tám mươi tuổi sát đất.
Dù sao tôi cũng có thêm được một kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống. Tôi cứ tủm tỉm cười suốt khi mấy tay công an bị cụ Đức đá xoáy. Lẽ ra biết tính cụ rồi thì ban đầu cứ đúng thể thức phép tắc mà làm, có phải đơn giản và nhẹ nhàng mà lại được việc không. Đằng này lại dốt thế, để cụ chỉnh từ đầu đến cuối trước mặt hai phụ nữ lạ mặt như tôi và chị Hương, để rồi thấy chúng tôi cứ ngồi cười suốt như thế. Chị Hương thì bảo, chẳng phải họ dốt đâu mà đó là bản chất của họ, quen cái cách làm việc trịnh thượng, coi dân như cỏ rác rồi, chẳng may lần này gặp cụ Đức thì chịu thôi.
Tôi ra về với niềm vui thoáng chốc nhưng lòng lại chợt chùng xuống khi nghĩ về những người phụ nữ xã Đông Ngạc lúc sáng. Những người phụ nữ lam lũ cả đời cùng thửa ruộng, bán chân cho đất bán mặt cho trời mà chưa hết nỗi lo mất đất mất ruộng. Sao họ khổ thế, những mong cày sâu cuốc bẫm làm ra hạt lúa cho mình cho đời mà cũng không xong. Bỏ ruộng bỏ nhà đi kêu cứu mà nào có bàn tay nhà nước nào chìa ra cho họ hay chỉ có những kẻ ăn cơm dân nhong nhóng chờ cơ hội để hốt họ lên xe bus. Mà ai trong số phụ nữ lao khổ đó có được Trời phú cho một cái đầu thông tuệ như cụ Đức đâu cơ chứ.
Cầu những điều may mắn ngày nào đó đến với họ.


Monday 19 March 2012

Ô hô hô! Chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à?


Tôi nói với công an, ngày nào Bùi Hằng còn ở trong trại, thì bạn bè chúng tôi vẫn còn phải cùng Bùi Nhân đi thăm nuôi cô ấy. Một anh gật đầu tán thành: một ngày cũng nên nghĩa mà.
Lần này lên thăm Bùi Hằng, luật sư có chuyển cho cô ấy cái đơn kiện chứ không khiếu nại nữa. Kiện đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội ra tòa, về việc bắt giữ trái phép và cưỡng chế Bùi Hằng vào trại cải tạo. Dù có người bảo khiếu nại hay khiếu kiện cũng thế thôi, họ cũng vẫn coi như điếc lác, chẳng trả lời đâu. Nhưng việc nào ra việc đấy, cứ phải gửi đơn theo đúng trình tự, không sau này các vị ấy lại bảo: có thấy đơn từ gì đâu?
Vẫn theo hành trình quen thuộc lên trại Thanh Hà, nhưng cảnh vật ở đây đã có khác trước. Ngoài hàng rào lưới đen sì vẫn còn đó, cánh cổng không mở toang hoang như mọi khi mà đóng im ỉm. Cánh cửa sổ của trạm gác được mở ra phía ngoài đường, có treo thêm tấm biển : Nơi tiếp nhận giấy tờ... Bên trong trại, cán bộ công an đi lại đông vui tấp nập. Trong trạm gác có đến hai ba sắc phục ngồi trực nghiêm chỉnh.
Tôi thừa biết mình chẳng được vào, nên mặc cho thằng Bùi Nhân xuất trình giấy tờ qua chấn song cửa sổ (chứ không phải qua cửa tò vò như ở các nơi giao dịch ở nhà băng, hay bệnh viện...), tôi lững thững đi bộ ra chỗ hàng rào phía nhà thăm nuôi. Mặc dù cái lưới đen có thể ngăn không cho Bùi Hằng nhìn thấy chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy bóng cô ấy.
Ái chà! Hôm nay ở trước cổng trại, ngoài đoàn thăm nuôi của chúng tôi xuất hiện nhiều người có vẻ mới, tuyền đàn ông! Hỏi ra mới biết người của xã được tăng cường ???
Trong khi tôi đứng chờ Bùi Hằng xuất hiện, tôi kể cho chị Hiền Giang về cái đơn kiện đích danh ông chủ tịch thành phố của Bùi Hằng. Thấy một anh tò mò đến đứng bên cạnh, tôi quay ra hỏi anh ta:
-     Theo anh ông chủ tịch có bao giờ sai không?
-     Hiến pháp quy định rồi, chủ tịch có bao giờ sai!
-     Chết chửa! Thế anh đã đọc cái hiến pháp ấy chưa? Đọc tận mắt ấy, hay là nghe người ta nói vậy?
-     Sai là sai thế nào được!
Mặc cho tôi và chị Hiền Giang ra sức căn vặn và giải thích, anh kia cứ một mực khẳng định: đã là chủ tịch thì không thể sai!
Tôi lại nhớ khi xảy ra chuyện xây cái khách sạn trong công viên Thống Nhất, khi báo chí cả nước phản đối quyết liệt về quyết định của thành phố Hà Nội cho phép xây cái khách sạn này, một cậu ở cơ quan tôi bảo: phản đối chả ăn thua gì đâu, người ta đã quyết rồi thì thay đổi thế nào được.
Tôi không buồn tranh cãi, chỉ bảo: còn anh còn tôi, để xem có xây nổi không nhé.
Vài tháng sau, thành phố Hà Nội dừng xây khách sạn, mặc dù nhà thầu đã xây xong tầng hầm, tốn tiền triệu đô. Không dừng lại ở đó, không bao lâu sau, vụ phá chợ 19/12 để xây trung tâm thương mại cũng đổ bể, tốn bao nhiêu giấy mực viết về vụ này.
Chuyện là người chứ có phải là thánh đâu mà không sai được là chuyện bình thường. Nhưng nó chẳng bình thường tý nào khi người ký những quyết định sai lầm đó, dẫn đến tổn thất biết bao nhiêu tiền của của xã hội thì lại vẫn cứ ung dung tại vị, và hậu quả của những sai lầm đó thì lại đổ tất lên đầu dân chúng.
Mặc kệ lực lương tăng cường lượn qua lượn lại, đông hơn cả đoàn của chúng tôi, tôi và chị Hiền Giang cứ chong mắt gắng nhìn qua tấm lưới đen sì để chờ Bùi Hằng. Chờ rất lâu vẫn không thấy Bùi Hằng đâu, rồi thấy Bùi Nhân lễ mễ xách đồ trở ra, tôi đoán ngay ra ý đồ của họ. Tôi bắt đầu gọi toáng lên, hy vọng ở đâu đó Bùi Hằng sẽ nghe thấy:
- Hằng ơiiiiii
Sao bỗng dưng tiếng tôi hôm nay lại to đến thế. Bác Tường Thụy đứng gần đó cũng bắt đầu gọi. Mặc cho bọn họ nhìn, hai anh em tôi ra sức gọi thật to. Chỉ là muốn đánh tiếng cho Bùi Hằng biết chúng tôi đang ở đây thôi.
Chúng tôi quay ra kể cho mọi người nghe việc họ đưa Bùi Nhân đi vào phía trong trại, đoán chắc họ thay vì dẫn Bùi Hằng ra nhà thăm nuôi thì lại đưa thằng con vào gặp mẹ nó. Gã Lái Gió lầm bầm: đến cả việc người ta gọi nhau, nhìn nhau cũng sợ. Hắn bảo bây giờ em mà bị giam mấy năm, đảm bảo ra ngoài không viết thành sách, không kiếm được giải thưởng quốc tế thì em làm con chó. Hắn nằm hút thuốc trên đống mía khô, nom rất phong trần. Dù buồn cười nhưng tôi tin hắn lắm.
Mọi người đi lại sốt ruột trong chờ đợi. Tôi đứng đầu đằng này, nghe thấy tiếng cụ Lê Hiền Đức sang sảng đầu đằng kia. Sau nghe cụ Đức  kể lại có anh công an xã hỏi cụ rằng, bà chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à, làm mọi người cười nôn ruột. Suy ra theo nhận thức của anh ta, thì pháp luật là để bảo vệ tham nhũng!!!
Gần trưa vẫn không thấy Bùi Nhân quay trở ra. Mãi hơn 12 giờ, thằng Bùi Nhân lịch phịch chạy vào quán nước, nói chắc phải chờ đến chiều vì họ không cho mẹ nó ký vào đơn đánh máy sẵn, mà phải viết bằng tay. Tôi muốn kêu trời vì chính tôi in ra cái đơn đó cho Bùi Hằng, có tới 4 trang rưỡi khổ giấy A4 đơn đánh máy mà viết lại bằng tay thì đến bao giờ? Sao thời buổi này mà người ta lại còn bắt viết đơn bằng tay là sao nhỉ. Đến cái di chúc người ta còn đánh máy sẵn, ai không biết viết thì điểm chỉ vào cái là xong.
Cả đoàn quyết định ở lại chờ, mặc dù ý của cán bộ trại là thằng Bùi Nhân cứ về, rồi họ sẽ gửi đơn cho nó theo đường bưu điện. Không chơi thế được. Mỗi người chúng tôi làm một tô mỳ ăn liền với ngọn rau susu. Không có trứng gà thì trứng vịt tráng cũng được. Nhóm tăng cường rút lui hết. Họ rút được một chốc thì điện trong quán tắt phụt. Qua điều tra nghiệp dư thì chỉ mỗi quán này bị cắt điện, còn các hộ dân xung quanh thì vẫn bình thường. Lắm trò thế nhỉ?
Một rưỡi chiều, vẫn chưa thấy tăm hơi cái lá đơn viết tay ấy đâu. Sực nhớ ra việc chúng tôi tặng hoa cho Bùi Hằng hôm mồng tám tháng ba, tôi hỏi thằng Nhân thì nó bảo mẹ nó không nhận được hoa. Tôi bèn đi ra cổng trại, tiến thẳng đến trạm gác. Cô cảnh sát trẻ ngồi bên trong đứng lên hỏi tôi:
-     Bác muốn gì ạ?
-     Tôi muốn găp anh Trần Thái Hòa.
Tôi nói vắn tắt mục đích yêu cầu của tôi vì sao tôi yêu cầu được gặp. Lại chạy xin ý kiến, lại chờ đợi. Họ hết ra lại vào, còn tôi cứ nhìn thẳng vào mắt họ, cái nhìn bắt đầu cau có vì bực bội. Bên trong sân trại có đến hơn chục vị cả quân phục lẫn thường phục ngồi đầy vườn hoa. Thấy tôi đứng ở cửa nhìn vào thì nhiều người quay ra ngó tôi. Chắc họ không quen thấy có kẻ dám đứng nhìn thẳng vào họ như thế.
Một lúc lâu thì anh sĩ quan lần trước to tiếng bị tôi chỉnh đi vào trạm gác. Lại màn hỏi giấy tờ, mục đích. Khi anh ta bắt đầu giải thích, tôi ngắt lời anh ta ngay:
-     Xin lỗi anh, anh không phải là người nhận lẵng hoa đó từ tôi mà là anh Trần Thái Hòa. Tôi muốn nghe lời giải thích trực tiếp từ anh ấy, là tại sao chị Bùi Hằng không nhận được lẵng hoa đó?
Anh ta nói hôm nay là chủ nhât, nên anh Trần Thái Hòa nghỉ. Tôi hỏi cách liên lạc với anh Hòa rồi định quay đi, nhưng viên sĩ quan khi trả lại tôi chứng minh thư cũng nói thêm rằng, anh Trần Thái Hòa có xin ý kiến lãnh đạo về việc tặng hoa của chúng tôi, nhưng lãnh đạo không đồng ý, vì không nằm trong diện thăm nuôi....
Tôi không biết ngoài cái lý do không nằm trong diện thăm nuôi mà anh ta cứ bám lấy như cái phao cứu sinh ấy thì còn có thể có lý do nào khác nữa không. Tôi cũng yêu cầu anh ta trích dẫn điều nào khoản nào, văn bản nào nói cái lẵng hoa đó là nằm trong danh mục bị cấm gửi tặng. Chỉ nguyên cái lý do tặng hoa cho một phụ nữ trong ngày 8/3 là anh ta đã chết ngắc không thể trả lời được rồi.
Tôi cũng nói thêm với anh ta rằng, có mỗi cái việc cỏn con là nhận một cái lẵng hoa mà phải hỏi xin ý kiến lãnh đạo thì nó nói lên điều gì? Dù gì chúng tôi cũng lặn lội từ Hà Nội lên đây, bỏ ra gần sáu trăm nghìn để mua một lẵng hoa tặng cho một người phụ nữ, trong cái ngày không ai có quyền từ chối món quà tinh thần như vậy cho họ. Chúng tôi đã từng cảm kích thế nào trước thái độ thân thiện của anh Trần Thái Hòa khi nhận chuyển lẵng hoa của chúng tôi. Nhưng cái việc nhận rồi không thực hiện lời hứa là một điều không thể chấp nhận được, nhất là những người đang khoác bộ quân phục trên người.
Đúng 3 rưỡi, cán bộ trại mới đưa tờ đơn chép tay của Bùi Hằng ra cho Bùi Nhân. Chúng tôi lên xe về Hà Nội. Khổ thân bác Lê Hiền Đức, hơn 80 tuổi cũng bị kẹt cả ngày cùng chúng tôi. Trước đây bác ấy mới nghe kể lại, lần này thì muốn đi để tận mắt chứng kiến...
Có một chi tiết lạ thường trên đường về, xe đang ngon trớn trên địa phận Phúc Yên thì cây gậy của một nhóm cảnh sát giao thông giơ lên. Xe chúng tôi tấp ngay vào lề đường. Theo chân lái xe, cả bọn tôi nhảy xuống xem có chuyện gì xảy ra. Thấy chúng tôi giơ máy ảnh chụp, các anh cảnh sát đều giơ tay nói: chúng tôi đang làm nhiệm vụ, không được chụp ảnh. Tôi bảo chúng tôi đang giám sát các anh làm việc, xem có tiêu cực không đấy chứ, ý nói vì bây giờ nạn mãi lộ giao thông nhiều lắm. Đến lượt xe Lê Dũng đi sau cũng bị “giơ gậy”. Trước con mắt giám sát của mười người trong đoàn, cùng một số người dân đi đường, các anh cảnh sát giao thông có vẻ hơi lúng túng và bắt đầu hạ giọng. Thậm chí chỉ xem giấy tờ qua quýt, các anh vội mời chúng tôi lên xe đi cho xong, lấy lý do kiểm tra giấy tờ theo chủ trương của tỉnh, về việc đảm bảo giao thông trong mùa lễ hội???
Gã Lái Gió dở chứng gàn, bảo: đã thế bây giờ không đi nữa, cứ ở lại xem thế nào. Sao lại có cái kiểu cứ thích thì dừng xe người ta lại thế hử? Lễ hội thì lễ hội, hàng trăm xe trên đường thế này mà cứ ách lại để kiểm tra giấy tờ thì có mà càng tắc thêm ấy chứ.
Thấy các anh cảnh sát cứ ra sức mời chúng tôi lên xe, mà thực ra chúng tôi cũng mệt lắm rồi, thôi thì rút kinh nghiệm nhé, không có dấu hiệu vi phạm thì đừng có mà dừng xe người ta lại nhé. Lại lên xe đi tiếp.
Nhích từng tý một trong dòng xe cộ đông đặc trên đường Phạm Văn Đồng, tôi cứ cầu khấn sao cho cái việc thăm nuôi này sớm kết thúc, để tôi được quay trở lại cuộc sống thanh thản đời thường.
Về đến nhà là gần 6 giờ chiều. Vừa mệt, vừa đói, vừa buồn bực. Không biết cái hành trình thăm nuôi của chúng tôi sẽ còn kéo dài đến bao giờ. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi Bùi Hằng, xong những việc xảy ra mỗi ngày khiến chúng tôi một thêm bức xúc. Không những chỉ tốn kém thời gian và tiền của đi lại thăm nom, mà còn làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền ngày càng xa cách thêm, qua những lối hành xử không mấy đẹp đẽ đã xảy ra.



Thursday 15 March 2012

Đến tưởng nhớ các anh cũng phải thầm nhớ trong lòng


Một người bạn hỏi tôi:
- Em có hay khóc không?
Tôi bảo:
-  Có! Nhưng chỉ khóc trước những cảnh đời bất hạnh bên ngoài, chứ không khóc cho mình.
Tôi nhớ lần đầu tiên bước vào Hỏa Lò, tôi đâu có khóc. Chỉ khi quản giáo hỏi chuyện, tôi bắt đầu kể về Gạc Ma 1988, thế là nghẹn lời, rồi thì khóc không thành tiếng. Các quản giáo một nam, hai nữ cứ im lặng nhìn tôi.
Cho đến tận bây giờ, mỗi lần xem lại clip Hải chiến Trường Sa 1988, chỉ cần nghe tiếng nhạc cất lên là tôi lại khóc. Thâm chí chỉ cần nhắc đến cái tên ấy thôi là mắt tôi đã mọng nước rồi. Vì những hình ảnh trên bãi đá Gạc Ma năm nào cứ đọng lại mãi trong tâm trí tôi, như thể anh linh các anh chưa được siêu thoát nên khiến cho người ta đau lòng thế.
Hôm qua có người nhắc:
-  Sắp đến ngày giỗ 64 liệt sĩ ở Trường Sa đấy.
-  Ừ nhỉ.
Nhiều người choàng tỉnh. Chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện mưu sinh hàng ngày cứ cuốn người ta đi. Nhưng người này sao lãng thì khắc có người khác nhớ đến các anh.
Dẫu vậy ngày nay, chuyện tri ân cả người còn sống lẫn người đã khuất đều chẳng dễ dàng gì. Chỉ một buổi họp mặt giữa người bạn bè, để tri ân những người phụ nữ nhân ngày 8/3 ở ngay giữa Thủ đô, mà đã bao nhiêu chuyện khó tin xảy ra. Bây giờ đến lượt đồng đội và bạn bè của 64 chiến sỹ đã hy sinh ở Trường Sa, muốn tổ chức họp mặt tưởng nhớ các anh cũng “không được phép”. Tôi chẳng phải người thân, bạn bè, hay đồng đội của các anh, có lẽ lại càng “không được phép”. Nghĩ vậy mà nỗi đau cứ cuồn cuộn trong lòng. Không lẽ đến nghĩ cũng không dám nghĩ!
Trên mạng mỗi người thể hiện một cách riêng để tưởng nhớ tới các anh. Có người chỉ ngồi xem lại cái video clip do đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, có người chụp một đóa hoa đưa lên kèm theo lời nhắn gửi, có người làm mô hình 3 con tàu bằng giấy với nến và hoa đem ra tận biển để thả xuống nước. Không biết có ở đâu trên thế gian này, người ta muốn nhớ về nhau mà khó khăn đến thế không.

Hôm nay, mười bốn tháng ba, bác Ức Trai, Lã Việt Dũng, Lê Dũng và tôi rủ nhau ra vườn hoa Lý Thái Tổ, thắp hương tưởng niệm 64 liệt sỹ đã hy sinh trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Bốn người chúng tôi nhỏ bé và đơn côi quá trên cái sân rộng mênh mông. Không có gì ngoài nén hương và những lời thì thầm chia sẻ tận đáy lòng, tôi lại rưng rưng một lần nữa khi thấy thật tủi cho vong hồn các liệt sĩ. Xin các anh nhận lấy sự tôn kính và lòng biết ơn....

Monday 12 March 2012

Cập nhật danh sach ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng tính đến hết ngày 10/3/2012


I/ Các khoản thu:


Số TT
Họ và Tên
Địc chỉ
Tiền Việt
Đ.vị tính
(đồng)
 Ngoại tệ
(USD)
 Ngoại tệ
(CAD)
 Ngoại tệ
(EUR)







1
Ẩn danh
Hà Nội
       200,000



2
Phạm Thu Thủy
Hà Nội
       500,000



3
Vợ chồng Nguyễn Lân Thắng
Hà Nội
       200,000



4
Đặng Bích Phượng
Hà Nội
       400,000



5
Nghiêm Việt Anh
Hà Nội
       300,000



6
Vình Trần
Hà Nội
       200,000



7
Lan Đặng
Hà Nội
       500,000



8
Người Hà Nội
Hà Nội
       500,000



9
Hà Nội
         50,000



10
Lê Dũng
Hà Nội
       150,000



11
Trần Toàn
Hà Nội
       100,000



12
Hoàng Công Cường
Hà Nội
       100,000



13
Nguyễn Văn Phương
Hà Nội
       500,000



14
Lã Việt Dũng
Hà Nội
       500,000



15
Nguyễn Chí Tuyến
Hà Nội
       200,000



16
Đỗ Vân Anh
Hà Nội
       500,000



17
Nguyễn Ngọc Hòa
Hà Nội
       200,000



18
TN
Hà Nội
    2,000,000



19
VN
Hà Nội
    5,000,000



20
Yên Khê
Hà Nội
       200,000



21
Đào Tiến Thi
Hà Nội
       100,000



22
Thúy Hạnh
Hà Nội
    2,000,000



23
Trần Sơn
Hà Nội
    1,000,000



24
Bùi Thanh Hiếu
Hà Nội
    1,000,000



25
Nguyễn Tường Thụy
Hà Nội
       200,000



26
Nguyễn Xuân Diện
Hà Nội
       500,000



27
Lã Việt Dũng (lần 2)
Hà Nội
       500,000



28
Nguyễn Vũ Vỹ
Hà Nội
       300,000



29
Bác hàng rong
Hà Nội
       100,000



30
Trương Văn Dũng
Hà Nội
       100,000



31
Chị An
N/ Định
       200,000



32
Mai Xuân Dũng
Hà Nội
       300,000



33
Vợ chồng bác Khánh Trâm
Hà Nội
       200,000



34
Ô Viễn
Hà Nội
       200,000



35
Lưu Đức
Hà Nội
       300,000



36
Vũ Quốc Ngữ
Hà Nội
       100,000



37
Bé Cải
Hà Nội
       200,000



38
Phan Trong Khang
Hà Nội
    1,000,000



39
Ẩn danh
Hà Nội
       500,000



40
Dung Nguyễn
Hà Nội
       200,000



41
Đặng Văn Lập
Hà Nội
    1,000,000



42
Phạm Quỳnh Hương
Hà Nội
       200,000



43
Tổ quốc tôi yêu
Hà Nội
       200,000



44
Phạm Quốc Bảo
Hà Nội
       200,000



45
Ẩn danh
Hà Nội
       200,000



46
Trương Văn Tam
Hà Nội
       500,000



47
Thúy Hạnh (lần 2)
Hà Nội
    4,000,000



48
Hiền Giang
Hà Nội
       200,000



49
Tuấn Anh
Hà Nội
       200,000



50
Thúy Nga
Hà Nam
       500,000



51
Huy Hoàng
Hà Nội
    1,000,000



52
Khách trang Xuan Diện
Hà Nội
       500,000



53
Nghiêm Việt Anh (lần 2)
Hà Nội
       400,000



54
Hoàng Văn Trung
Hà Nội
       500,000



55
Tuyết A Jethwa
Hà Nội
    1,000,000



56
1 blogger
Sài Gòn
       500,000



57
Hoàng Nam
P/Thọ
       200,000



58
Giáo sư Hoàng Xuân Phú
Hà Nội
    1,000,000



59
Giáo sư Ngô Đức Thọ
Hà Nội
    1,000,000



60
Lê Thanh Sơn
Hà Nội
    1,000,000



61
Ẩn danh
Hà Nội
       500,000



62
Phan Văn Trường
Hà Nội
       500,000



63
H.T.T.Nhàn+ Ng,Á.Phương
Hà Nội
       400,000



64
Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh
Hà Nội
       500,000



65
Bà Lê Hồng Hà
Hoa Kỳ
                -  
   200.00


66
Bà Hát Thuận
Hà Nội
       500,000



67
Nguyễn Thành Long
Hà Nội
       100,000



68
Ẩn danh
Hà Nội
       500,000



69
Giang Nam Nguyễn
Hà Nội
       500,000



70
Người Hà Nội (lần 2)
Hà Nội
    1,000,000



71
Nhà giáo Phạm Toàn
Hà Nội
       500,000



72
Nhà thơ Hoàng Hưng
Hà Nội
    1,000,000



73
Vợ chồng Lê Thị Công Nhân
Hà Nội
       300,000



74
Tú Xôi (gửi qua d/vụ chuyển tiền)
Úc
    2,240,000



75
Trinh Manh Hung ($200CAD)
Canada
    4,000,000



76
Người buôn Gió (lần 2)
Hà Nội
    1,000,000



77
Đồng Lầy
Hà Nội
       500,000



78
Trinh Kim (nick)
Hà Nội
       500,000



79
Nhận qua tài khoản

  38,286,092
   619.25


80
Ẩn danh
Úc
    4,420,000



81
Lung Nguyen
chưa rõ
                -  
   100.00


82
Nguyen Binh Kim

                - 

 100.00

83
Bạn tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên
Nhật
    1,000,000



84
Bạn đọc trang Ba Sàm

                -  
   200.00


85
Công Hùng

       300,000



86
Luân Kinh Nguyen

                -  
   150.00


87
Hoàng Phạm và anh chị em đồng nghiêp
Caltran
                -  
   260.00


88
Anh Vinh

    1,000,000



89
Anh Huê 9 Hàng Chĩnh bạn T30

       200,000



90
Một nhà văn gửi qua T30

    1,000,000



91
Chị Nhím và bạn bè

    2,000,000



92
Luật sư Hà Huy Sơn

    5,000,000



93
Bạn đọc trên Facebook yêu quý và cảm phục Bùi Hằng

    8,000,000



94
Nguyễn Quý Kiên

       200,000



95
Nguyễn Tất Đạt

       100,000



96
Nguyen Thi Hong Loan

    2,128,000



97
Ẩn danh 25/2


   100.00


98
Vợ chồng Nhân Quyền (lần 2)

       300,000



99
Sơn Đào

       100,000



100
Mai Thi Ha Chi




  100.00
101
Trịnh Mạnh Hùng



 200.00

102
Cao Vũ Thị Hương

       500,000



103
Nhà văn Vũ Ngọc Tiến

       500,000



104
Lương Trần

       200,000



105
Lê Mạnh Nam

       300,000



106
Bác Ân dược sĩ

       200,000



107
Trần Quốc Hiệp

       200,000



108
Khanh Doan


   100.00



Tổng cộng

116,074,092
1,729.25
300.00
100.00

II/ Đã chi : 28.177.000 đồng

Hiên nay số người gửi tiền qua tài khoản không có gì thay đổi nên chúng tôi chỉ cập nhật những người mới gửi tiền trực tiếp. Xin bà con tham khảo thêm trên danh sách cũ.

Xin cảm ơn sự ủng hộ của tất cả bà con trong và ngoài nước đối với chị Bùi Thị Minh Hẳng

Nhân đây xin cảm ơn một khách ẩn danh đã ủng hộ 3 triệu đồng cho Đội bóng No-U qua tài khoản của tôi.