Translate

Tuesday 29 May 2012

Tin sớm nay trên facebook

Hôm nay, hơn 500 phụ nữ là tiểu thương mặc đồng phục màu đỏ, tới “quây” UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối dự án xây chợ Nghĩa Tân mới.

Những phụ nữ này có mặt tại khu vực UBND quận Cầu Giấy từ rất sớm và tất cả mặc áo màu đỏ, phía sau có in dòng chữ: “Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân - Cầu Giấy kêu cứu”.



Đoàn người tụ tập xung quanh UBND, Quận Ủy quận Cầu Giấy, rải rác trên cầu và tràn vào cả khu vực tiếp dân của quận. Thậm chí, họ còn có mặt cả gần khu vực ngã tư Cầu Giấy - Láng - Bưởi... thu hút sự chú ý của người đi đường, khiến giao thông khu vực này gặp khó khăn. Rất đông dân phòng, cảnh sát khu vực và các xe chuyên dụng của cảnh sát đã được huy động để bảo đảm trật tự.

Theo các tiểu thương chợ Nghĩa Tân, nguyên nhân dẫn đến việc tập trung đông người là do họ quá bức xúc trước thông báo của UBND quận Cầu Giấy về việc “chợ đã đóng thầu” cho một công ty tư nhân xây dựng với quy hoạch dự kiến khoảng 9 - 10 tầng mà không thông qua sự đồng thuận của các tiểu thương.

Chợ Nghĩa Tân được xây dựng từ năm 1994 và đi vào hoạt động kể từ tháng 6/1996 đến nay, với vốn đầu tư xây dựng chủ yếu là do những người kinh doanh trong chợ đóng góp và một phần hỗ trợ của Nhà nước. 5 năm đầu, chợ không có điện, đến năm 2001 mới bắt đầu có điện, việc kinh doanh của bà con trong chợ mới dần được tạm ổn.

Các tiểu thương cho biết, việc “đóng thầu” chợ Nghĩa Tân của quận Cầu Giấy không hề trưng cầu ý kiến của các tiểu thương, những người là đồng chủ sở hữu. “Chính chúng tôi bỏ tiền ra xây chợ, vậy tại sao khi muốn phá đi, xây dựng mới lại không cho chúng tôi quyền quyết định số phận tài sản của mình?” Chị Lê Thị Bích, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân, nói.

Quy hoạch xây dựng chợ Nghĩa Tân thành khu thương mại lớn cũng không nhận được sự đồng thuận. Các tiểu thương cho rằng, chợ Nghĩa Tân chỉ nên là chợ dân sinh, nếu xây dựng lớn hơn, việc buôn bán sẽ không hiệu quả, khác gì "đâm đầu vào chỗ chết".

“Đây chưa phải là thời gian hợp lý để xây dựng, quy hoạch lại, bởi chợ Nghĩa Tân đang hoạt động tốt. Hơn nữa, rất nhiều hạng mục của chợ cũng vừa được cải tạo xây mới. Hơn nữa, nhìn vào bài học từ các chợ dân sinh phát triển lên thành chợ lớn, trung tâm thương mại như chợ Ô Chợ Dừa, chợ Hàng Da, Cửa Nam, chợ Khương Đình, chợ Bưởi… tuy có khang trang hơn, nhưng hiện tại bị bỏ không hoặc hoạt động không hiệu quả”.

3 comments:

  1. Hành xử của nhà cầm quyền luôn tự tin vào năng lực vốn rất kém cỏi của mình. Họ chả bao giờ thèm hỏi ý kiến của ai mà cứ tự định đoạt cuộc sống của người khác.
    Suốt từ năm 2008 đến nay, mấy trăm người dân chung cư tôi ở vẫn đang sống cuộc đời tạm cư, nhà chúng tôi ở trong 30 năm qua họ phá đi cũng không một lời thông báo và thỏa thuận đền bù. Năm 2010, vào những ngày nắng đổ lửa, dân chúng tôi đã căng lều ngồi giữ đất suốt 26 ngày. Đấy là ở giữa thủ đô mà còn thế thì thử hỏi ở những vùng thôn quê, người dân thấp cổ bé họng còn khốn khổ đến đâu.
    Bà con chợ Nghĩa Tân cố lên!

    ReplyDelete
  2. Đau lòng với ‘Vietnamese style’
    Cụm từ Vietnamese style trong tiếng Anh có nghĩa là phong cách Việt Nam hay kiểu Việt Nam. Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
    > Đừng quá “tự sướng” về phẩm chất người Việt

    Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…

    Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.

    Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!…

    Ngay trong các hội nghị hay các cuộc đàm phán chính thức để ký hợp đồng kinh tế nhiều người nước ngoài cũng không bỏ thói quen buông ra câu Vietnamese style! Thậm chí khi bị một cô gái Việt Nam từ chối cũng kêu lên Vietnamese style!

    Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này.

    Vậy chúng ta đã làm gì để đến nông nỗi này? đảng CSVN cần trả lời câu hỏi này.
    Lý Quang Diệu kêu gọi : Hãy đến thăm VN thế giới đã vượt qua họ-có ai đó trong hàng ngủ lãnh đạo của đảng xót xa không?

    ReplyDelete
  3. Bà con buôn bán ở chợ Nghĩa Tân hãy quyết tâm giữ chợ của mình. Đừng để họ cướp chợ, cướp mất nơi kiếm sống của bà con. Nếu ai còn phân vân hay ảo tưởng thì hãy đến thăm chợ Cửa Nam, nói đúng ra là địa điểm cũ của chợ Cửa Nam, thì sẽ thấy rõ là bà con buôn bán sẽ không có chỗ trong cái nhà họ sẽ xây đè lên chợ.

    ReplyDelete