Translate

Tuesday 24 May 2016

Đã là cướp, thì cần gì phép tắc?

Giờ nhà em mới thấy thấm thía câu nói đó.
Nhà em biết sáng nay, bác Nguyễn Quang A được mời đi gặp 1 vị khách rất đặc biệt, mà nhà em đồ rằng đó là tổng thống Obama. Theo bác ấy cho biết, nhà bác ấy bị canh từ mấy hôm nay. Thế nên sáng nay, 6 giờ kém 2 phút, nhà em đã có mặt tại nhà bác Quang A, để xem họ chặn bác ấy kiểu gì. Lúc rẽ vào ngõ, thấy 5-6 thanh niên đang đứng trong ngõ. Vợ bác ấy bảo: khổ chúng nó quá. Đêm hôm ngủ ở đâu?
Vào nhà bác Quang A ngồi chừng dăm phút, thì vợ con bác ấy hộ tống bác ấy đi bộ ra ngoài ngõ. Vợ chồng bác ấy đi trước , nhà em và cả đám thanh niên kia đi sau. Giá có ai đi sau cùng chụp được cảnh này thì hay. Nhưng bác QA bảo chụp trong ngõ thì được, chứ ra ngoài kia là có biển cấm chụp ảnh đấy
(MK! Cấm chụp ảnh trong khu dân cư?)
Ra đến ngoài ngõ, thấy chừng chục thanh niên đứng đó. Họ chắn đường bác ấy, hỏi lấy lệ:
- Bác đi đâu? (lNếu bác ấy bảo tao đi tìm đường cứu nước thì sao nhỉ?)
Vợ bác ấy quắp chặt tay chồng, chu chéo: bác đi đâu chúng mày hỏi làm gì?
Cuộc vật lộn chỉ xảy ra trong vài phút, cách nhà em 1 mét. Chúng lôi được vợ bác ấy ra, và khênh bác ấy lên một chiếc xe 7 chỗ gần đó. Nhà em chỉ còn biết kêu ối ối, rút điện thoại ra chụp lại làm bằng chứng thì chúng nó xô đến, giơ tay định giật đt. Nhà em bảo: tao đã chụp đâu? Định cướp à?
Chúng nó đứng che trước mặt nhà em, nhưng nhà em vẫn nhìn thấy cảnh chúng nhét bác ấy vào xe, rồi đóng cửa lại. Nhà em chỉ còn biết lắp đi lắp lại câu nói: Sao chúng mày phải khổ thế hả? Hả ?
Nhà em bảo một thằng tỏ vẻ rất hung hăng: úi giời, mặt mũi hằm hằm như mới đi đánh giặc về thế kia?
Thấy thằng con bác QA vọt xe máy chạy theo chiếc ô tô bắt cóc bác QA, nhà em cũng vọt theo. Một thằng không đội mũ bảo hiểm, cứ tạt đầu xe nó, thế là nhà em vọt lên, bám theo chiếc xe. Ối giời, xe không biển số các bác ạ. Trắng phớ luôn. Hu hu, nhà em không thể chụp lại được cái biển trắng phớ đó mới đau. Trong tích tắc ở đèn xanh đèn đỏ, nhà em đỗ cạnh chiếc xe, nhìn vào trong, thấy bác QA ngồi ghế sau, giữa 2 thằng. Qua bùng binh cầu chui, xe dông thẳng về phía cầu Đuống, xe đạp điện nhà em ko đua được, đành quay về.
Dù sao đây cũng là một phép thử. Nếu OBM không phản ứng gì, thì cũng không lạ. Với một thằng cướp có nghề, thì cần gì phép tắc?
Nhà em bình rằng:
- Bác đi đâu?
- Tao đi tìm đường cứu nước!
- Không được! Ai cho bác cứu nước mà bác cứu? 

Này thì cứu nước! 
Lên xe!



Sunday 22 May 2016

Thế là xong! chọn mí chả lựa. Sốt cả ruột!


Đưa mỗi mấy cái ảnh chân dung kèm mươi dòng trích ngang lý lịch mà bảo chọn ra được người có đức có tài...hơ...có mà là thánh!
Đức với tài có phải như cái lông mày, cái lỗ mũi hay cái mồm nằm lù lù trên mặt đâu mà lựa mí chọn dễ thế? ... Có ở ngay bên cạnh nhà người ta đâu, biết đức mí tài của người ta dư nào để mà lựa mí chả chọn? ...
Còn cứ giục là "sáng suốt lựa chọn" nhưng ai dám nhận mình là "sáng suốt" khi mà ngay chính việc đời mình đầy thứ chọn còn nhầm, còn sai thì tài giỏi gì mà xưng xưng đi chọn hộ ai? Vớ vẩn.
Hi hi... Nhưng rồi cuối cùng thì nhà cháu cũng đã chọn xong. Nghe mấy người có học thường bảo "Khi lý trí đã tối tăm thì trái tim phải có trách nhiệm bừng sáng để đưa đường chỉ lối hướng tới tương lai" chứ không thể mất thì giờ mầy mò mãi trong rối bời của cái việc chọn lựa những thứ trừu tượng và tù mù như là tài và đức. Nhà cháu chọn theo nhan sắc. Cứ trai đẹp, gái xinh là nhà cháu chọn, khỏi phải cân nhắc này nọ mất thời gian. Gì chứ nhan sắc nhìn phát ra ngay. Mai kia nhỡ họ có ngu, dốt nhưng lúc chường mặt lên báo, lên tivi nhìn vào thấy cũng không đến nỗi ngứa mắt.
Thôi thì cũng phải chọn ra được người có tý giá trị gì đấy còn hơn là vớ phải loại đéo có ích lợi gì.
Đằng nào thì mình cũng mất tiền đóng thuế!

Bài và ảnh tại link dưới đây.

Tuesday 17 May 2016

KHÔNG BIẾT - KHÔNG BẦU!

Thời gian này, có quá nhiều sự kiện động trời xảy ra, khiến nhiều người xao lãng, thậm chí quên phứt chuyện bầu cử vào ngày 22/5 tới. Chỉ có một điều người ta nhớ, là chẳng thấy quốc hội, hay bất cứ một ông bà ứng cử viên nào của quốc hội kỳ này, quan tâm đến những nỗi lo của người dân. Không một ai lên tiếng, bày tỏ quan điểm trên các phương tiện truyền thông, nhằm động viên và trấn an dân chúng. Hình như họ coi đây là nhiệm vụ của đảng và chính phủ thì phải.

Cá biển chết. Cá sông cũng chết. Người ta tiếc rẻ nên thu mua cá chết về làm mắm, cá khô, thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân bón..... phát tán đi khắp nơi. Có ai kiểm soát được chuyện kinh khủng này? Nạn ô nhiễm đang trở thành thảm họa về môi trường. Thế mà các vị được cho là đại diện cho dân, lại chỉ chăm chăm lo cho cái ghế của mình?

Có người hỏi tôi: gạch tất chứ?

Tô đáp: gạch tất thì họ sẽ coi đó là phiếu không hợp lệ.

Năm 2011, tôi đi bầu cử, cầm bút gạch tất cả các vị có tên trong phiếu. Không chỉ vì tôi chả biết gì về các vị ấy, ngoài cái bản lý lịch đẹp như mơ dán trên tường, mà tôi chả tin gì vào quốc hội này có thể làm gì cho dân. Tôi gạch chỉ để tỏ thái độ phản kháng của mình, cho dù sự phản kháng đó chả có tác dụng gì. Kết quả bầu cử lúc nào chả đúng quy trình đã được lập ra?

Trong bài "Bầu cử kiểu gì khi tệ ngay từ luật", giáo sư Hoàng Xuân Phú viết:

“Hiến pháp và Luật BCĐBQH đều không quy định công dân bắt buộc phải tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, thì tại sao vẫn tham gia, khi cho rằng bầu cử không thực chất? "

Theo giáo sư, "Đừng ngộ nhận là mình đã biết người ứng cử, sau khi xem bức ảnh màu mè và đọc họ tên cùng mấy dòng trích ngang lý lịch ngắn ngủi treo ở phòng bỏ phiếu. Hay sau khi mình may mắn thuộc vào một vài phần nghìn cử tri được tham gia màn "Hội nghị tiếp xúc cử tri", để nghe mấy lời giới thiệu sơ sài về những người ứng cử. Có lẽ những cử tri nghiêm túc ở Bến Tre, từng tham gia bầu Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa X, và bầu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền làm đại biểu Quốc hội khóa XII, đã tưởng rằng họ biết đủ rõ về ông, cho đến ngày ông bị báo chí phanh phui đủ chuyện, khiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải điều tra và kết luận, dẫn tới việc một phần trong số tài sản tham nhũng bị thu hồi.

Đừng tưởng tiếp nhận được thông tin ca ngợi, quảng cáo của đài báo chính thống thì mình đã có được thông tin khách quan và chính xác. Một ví dụ thời sự điển hình, được bao người biết tới, là Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt). Hay đi ô tô mang biển kiểm soát 80B…, rồi nhiều lần xuất hiện trên đài báo chính thống, với quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, lại được nhiều tướng và sĩ quan cấp tá tháp tùng. Vậy thì còn gì để nghi ngờ nữa? Tiếc rằng, với lòng tin ngây thơ, được báo chí chính thống chắp thêm đôi cánh, 6 vạn người đã nhẹ nhàng sa vào cái bẫy bán hàng đa cấp của tên trùm lừa đảo.

Tóm lại, mỗi cử tri trung thực và có tinh thần trách nhiệm cần cân nhắc thận trọng. Chẳng bầu cho những người mình không tín nhiệm đã đành, cũng không thể bầu cho những người mà mình không có đủ hiểu biết về họ. Nói gọn lại, nguyên tắc bầu cử trung thực và có trách nhiệm phải là:  KHÔNG BIẾT - KHÔNG BẦU!

Trong một thông báo mới đây của hàng trăm bà con dân oan Dương Nội, họ tuyên bố sẽ tẩy chay bầu cử bằng cách không đi bầu. Khi nghe điều này, tôi chợt nghĩ đến hàng trăm ngàn cử tri ở miền Trung, đang khốn đốn vì đại nạn cá chết, họ còn lòng dạ nào đi bầu cho những vị đại biểu chỉ vào quốc hội để ngủ, hoặc im lặng ?


Giấc mơ Myanmar - Không phải giấc mơ Chapi!



Một bác dân oan chỗ tôi lúc nào cũng nói, nhà cầm quyền Việt Nam có cả một hệ thống đàn áp khổng lồ gồm công an, quân đội v.v.... nên dân mình không làm gì được đâu.
Tôi bảo, Myanmar thì khác gì? Chính quyền độc tài nào chả có công an, quân đội bảo vệ? Giờ thì hãy nhìn sang Myanmar mà xem. Họ từ một chế độ độc tài hơn 50 năm, giờ trở thành một nước bầu cử tự do, dân chủ, và khí khái trước một Trung Quốc to lớn, hung hăng như thế này đây.


 Nguồn:

Ngày hôm nay, con thành người Việt Nam!



Có một bạn trẻ khác bị đánh khi đi biểu tình ở Sài Gòn, đã viết như thế này: "Mệnh lệnh của nhân dân mới là mệnh lệnh tối cao, có đáp ứng mệnh lệnh nhân dân mới xứng đáng khoác lên người chiếc áo chiến sĩ công an nhân dân, mới xứng đáng ăn đồng lương của nhân dân. "
Nguồn:
Tôi nghĩ đúng vậy. Nhưng cái từ Nhân dân cũng phải hiểu rõ là Nhân dân nào.
Một Nhân dân chỉ biết ngoan ngoãn vâng lời, ko quan tâm gì đến vận mệnh đất nước, ko quan tâm gì đến đồng loại - thì làm gì dám ra mệnh lệnh cho kẻ mình đang nai lưng ra đóng thuế để nuôi họ?
Tôi xin đăng 2 bài viết dưới đây, đang được chia sẻ trên facebook.
Bài 1:
Một học sinh mười sáu tuổi: Đào Nguyên Anh, cháu nội Phó Giáo sư Đào Công Tiến (người đã có các bài viết về dân chủ). Nguyên Anh đã được những người biểu tình khác chăm sóc, rửa mắt bằng những chai nước uống mang theo. Sau đó em đã bị công an bắt đi khiến gia đình phải đi tìm để bảo lãnh.
Lúc trở về nhà, cậu học trò mười sáu tuổi đã viết một statut ngắn gọn nhưng cũng đủ để nói lên tất cả những gì cậu đã suy nghĩ và gởi gắm cho mọi người:
“Chào mẹ, gia đình và bạn bè gần xa đã lo lắng cho con (mình).
Nghe tiếng mẹ khóc, con thấy mình khốn nạn quá, con cũng trách mình k ở bên mẹ nhiều hơn, k làm mẹ vui hơn, trước mẹ con yếu đuối và bé nhỏ.
Giờ con đã hiểu cảm giác đó, cảm giác của A Lầu bị bắt rồi bị đánh. Con hiểu cảm giác của anh Trương Minh Tam, của bác Điếu Cày, và những người đã sẵn sàng hy sinh, Chúa ơi, quá nhiều thứ vì mong muốn.
Ngày hôm nay, con thấy họ lôi đồng bào ra, 10 người đánh một, con thành người Việt Nam.
Ngày hôm nay, con thấy nước mắt mẹ chảy và lòng gia đình bạn bè con lo, cũng thành kẻ có tội.
Ngày hôm nay, con thấy những gương mặt đau đớn, và vẻ mặt hả hê của đầy tớ nhân dân, và tiếng xúc phạm danh dự nhân phẩm của các anh trị an, con thành người Việt Nam.
Con tự hào biết bao, và cũng đớn đau biết bao khi biết cái giá con phải trả không chỉ là mạng sống và tương lai con, mà còn là trái tim mẹ và gia đình.
Một bên con bất hiếu không chăm lo cho mẹ được hết, một bên con khao khát hòa chung với ước ao của dân tộc, lạy Chúa, là chúng con được nhìn nhau cười vui, quên đi những cú đánh căm hận đó.
Sáng danh Chúa, những lúc bần cùng, là lúc tỏ mọi sự, con, một thân phận yếu hèn hòa chung vào bản hòa ca của đời này, cho những gì đáng để tin và đáng để hy sinh, có phải đó là hy sinh? 
Con đang cố gắng đánh đổi, vi một xã hội yên ấm hơn, con cũng nghĩ tới mọi người gia đình, bạn bè anh chị em, mà cũng như con đang mất tất cả.
Con đã không đổ một giọt nước mắt trước những cây gậy, trước những người vô cảm sẵn sàng làm đủ thứ, nhưng con sẽ đau khổ vì những gì con phải trả giá”.

Bài 2:
Mẹ! 
Mẹ vừa dập máy thì con cũng khóc. Hơn 30 năm nay con chưa làm gì cho bố mẹ, chỉ nghĩ rằng con sống ý nghĩa, có ích cho cuộc đời này thì là sự báo hiếu tốt nhất. Vậy mà...
Hơn 30 tuổi, thăng trầm mưa gió nếm đủ, nhưng lúc nào còn cũng gắng chịu đựng để bố mẹ khỏi muộn phiền. Con không hề khóc, không kêu ca vì muốn bố mẹ thấy con đủ mạnh mẽ trên mọi bước đường..
Sao hôm nay... Một lũ công quyền và đến bí thư Đảng cũng dở thủ đoạn làm khó bố mẹ. 
Con hiểu bố mẹ chỉ muốn bình an, như hàng triệu người khác, bố mẹ không muốn động chạm đến chính quyền vì sợ.. 
Sự sợ hãi đó theo di truyền đến đời đời con cháu, để đến bây giờ lớp trẻ không hiểu chút nào về nhân quyền.. Về tự do mưu cầu hạnh phúc.. Họ sống trong cái lý tưởng ảo và chỉ biết hưởng thụ cá nhân mình.. 
Bố mẹ chưa hiểu, hàng xóm chưa hiểu, họ nói những điều làm bố mẹ lo lắng đau lòng...
Nhưng con hiểu và con không lùi bước! 
Con bất hiếu rồi mẹ ơi. Nếu chúng còn gây khó dễ, mẹ cứ nói Mẹ từ con rồi.. để chúng quay bước. 
Nhưng nếu chúng làm điều gì tổn hại bố mẹ, con thể con dùng cả máu để trả thù..
Còn bây giờ, con không thể im lặng. Một lần cúi đầu cả đời cũng phải cúi đầu. 
Đồng bào con đang ngập trong đau thương, nước mắt và đói nghèo . Con làm sao nhắm mắt bịt tai che miệng mẹ ơi? 
Con chỉ muốn hai tiếng ViệtNam có thể ngẩng mặt với thế giới, chỉ muốn nhân dân trong đó có cả bố mẹ, cả con biết đến 2 từ Tự Do thực sự! 
Con xin lỗi bố mẹ! Con không thể quay đầu! 
Nhờ em dâu chị gửi những dòng này cho bố mẹ đọc. I love you all.