Translate

Friday 30 January 2015

ĐƠN XIN TRANH CỬ - Tại sao không?

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-- *--
Thái Bình ngày 30 Tháng1 năm2015
ĐƠN XIN TRANH CỬ
      Kính gửi     : Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội, Nước CHXHCN Việt Nam
              : Đài Truyền Hình Việt Nam
Họ tên: Nguyễn Thế Thơm
Trú quán: 697 xóm 14 xã Vũ Chính thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình
Tôi mong đài truyền hình Việt Nam, xem xét công bố trên truyền thông đại chúng và gửi đơn yêu cầu được tranh cử một trong bốn chức vụ đó là.
1: Chủ Tịch Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 
2: Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3: Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
4: Tổng Bí Thư Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Bức tranh tĩnh lặng ngày 23 tết

Tôi vốn là người cả nghĩ, hay xúc động. Đi qua đám ma nhà ai, thấy người thân họ khóc lóc là mắt lại cay xè. Thấy những con chim cút bị vặt trụi lông, đứng run rẩy trong phiên chợ, chờ bị bóp chết (chứ không phải cắt tiết), là tim tôi nghẹn thắt, nước mắt rưng rưng. 

Đọc bài thơ này trên mạng, tôi đau lắm. Nước mắt cứ chảy, cổ nghẹn đắng. Tôi hình dung đó là tôi, kẻ thua cuộc, đang lê lết trong cuộc đời còn lại..... nước mắt bỗng dưng lại chảy tràn.

Không có bàn tay để mà cầm nắm
hắn run run khi nhận cái phong bì
đôi mắt mù chẳng kẻ dẫn đường đi
hắn quờ quạng vuốt trên tờ giấy bạc
cái nạng gãy nối bằng hàng đinh sét
chống qua đường lộp cộp tiếng khua khan
An Điền nắng nung, nắng cháy da vàng
thằng cụt theo sau, thằng què đi trước

Sunday 25 January 2015

Cách giúp dân quên đi cái nghèo.

“Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân, chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu. Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó”

Con lậy bố! Bố tăng i ốt trong thực đơn cho con nhờ.

Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên thì cho rằng, nếu vậy, Hà Nội nên bắn pháo hoa hàng đêm.


Nguồn:

MUỐN YÊN THÂN THÌ ĐỪNG CÓ TỬ TẾ?

Vợ chồng bà T làm trong một cơ quan công an, có một thằng con to cao, khá đẹp trai, nhưng chả học hành đến nơi đến chốn, nên chả có nghề ngỗng gì. Bố mẹ xin cơ quan cho thằng con một chân bảo vệ. Nhưng cậu chàng thấy tù túng, lương lại thấp, thế là bỏ việc. Một thời gian sau, bố mẹ cậu khoe với bạn thân ở cơ quan, cậu con giờ làm ở vũ trường, các bác muốn khiêu vũ sau giờ làm việc, cứ đến thoải mái, cháu nó sẽ bố trí người dẫn.

Một lần, một cậu nhóc đến cơ quan này tìm bố. Trong lúc ông bố bận, bèn dí thằng con cho cậu kia dẫn đi chơi. Khi về, cậu nhóc mặt tái mét, kể cho bố nghe, rằng anh T (tên cậu kia) hình như là xã hội đen. Đang ngồi uống nước với mấy người, một người trong bọn cãi anh T, thế là anh ấy rút dao ra xọc cho một nhát. Thế mà cả bọn im re, chỉ lẳng lặng đưa người kia đi (chắc là đến bệnh viện). Bố thằng nhóc cũng khiếp vía, lần sau tiệt không cho con bén mảng đến cơ quan.

Cho đến một ngày, anh em trong cơ quan bàng hoàng hay tin, thằng con bà T bị bắn chết, khi đang tổ chức sinh nhật trong một quán ở Hồ Tây. Hóa ra nó là xã hội đen thật, có vai vế hẳn hoi, lừng lẫy trong giới xã hội đen một vùng. Anh em trong cơ quan chả hiểu tại sao một thằng chả lấy làm giỏi giang gì, lại có tới cả mấy trăm thằng đàn em dưới trướng nó. Cũng chỉ đoán vì nó có máu liều. Sẵn sàng thí mạng. Có lần băng nhóm của nó thanh toán lẫn nhau, bị công an bắt. Bố mẹ nó cậy cục chạy vạy, xin cho nó ra. Ra được vài tháng thì nó bị đối thủ bắn chết.

Tuesday 20 January 2015

MỘT THẤT BẠI CỦA NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ỏ VIỆT NAM?

Có một câu nói trên facebook khá hay:
Trên đời  “Có những kẻ mà người lương thiện nên tránh xa”
Nhưng trộm nghĩ, lại có những kẻ mà người lương thiện phải để mắt và ngăn chặn kịp thời mới phải.
Nhiều người Việt Nam trong đó có tôi, có một quan điểm như thế này:
Trong một gia đình, hay trong một xã hội, con người có thể có nhiều chính kiến khác nhau, có sở thích yêu ghét khác nhau. Và không ai có thể ép buộc ai phải nghĩ theo mình, yêu ghét theo mình.
Nhưng khi đất nước bị đe dọa, thì không phân biệt già trẻ gái trai, không phân biệt đảng phái, sở thích cá nhân, quan điểm chính trị, thậm chí những người đang chịu án tù mà phải xung lính, ra trận chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, thì tất cả họ đều phải được ghi nhận công lao. Thế mới là đạo lý.

Nhưng ngót nửa thế kỷ sau chiến tranh Nam Bắc, nhiều người người Việt Nam vẫn sống trong mối hận thù dai dẳng, thậm chí là điên cuồng. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại liên tưởng sang người Nhật, và người Mỹ.

*   Cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc. Người Mỹ xóa bỏ mọi hận thù Nam Bắc, để nắm tay nhau và trở thành cường quốc số 1 trên thế giới.

*   Kết thúc cuộc chiến giữa các quốc gia trong chiến tranh thế giới thứ hai, người Mỹ gác bỏ dư âm của trận chiến Trân Châu Cảng, người Nhật gác bỏ hận thù về 2 quả bom nguyên tử, bắt tay với Mỹ để rồi phát triển thành một nước đứng tốp đầu thế giới.

*   Còn Việt Nam thì sao? Những thanh niên sinh ra khi chiến tranh đã kết thúc, lại hận thù về quá khứ hơn cả những người đã từng sống trong nó. Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả này? 

Không phải người dân Việt Nam nào cũng biết, năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm lược Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Trong trận chiến này, 74 người Việt Nam đã hy sinh, khi thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. 

*   Tuy muộn màng, nhưng ngày 9/12014, báo Thanh niên điện tử đã có một động thái mới mẻ, là đăng danh sách 74 những quân nhân đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa. http://www.thanhnien.com.vn/hai-chien-hoang-sa/danh-sach-cac-quan-nhan-viet-nam-cong-hoa-hi-sinh-trong-hai-chien-hoang-sa-1974-5837.html
*   Sau khi nhà báo Huy Đức và chương trình nhịp cầu Hoàng Sa kêu gọi quyên góp, để giúp vợ trung tá Ngụy Văn Thà mua một căn hộ, Đài truyền hình VTC14 đã làm một chương trình về việc trao tặng món quà tình nghĩa này. https://www.youtube.com/watch?v=gIZgc4bgElk
Người Việt Nam vốn coi trọng ngày cúng giỗ người thân. Bởi thế việc tưởng nhớ về người mất luôn là một nghĩa cử không thể thiếu trong cuộc sống. Trong một đất nước có hàng ngàn lễ hội, thu hút hàng triệu triệu người tham gia. Nhưng những biến cố đau thương nhất trong lịch sử của đất nước, dẫn đến việc đánh mất một phần giang sơn thì dường như bị cố tình quên lãng một cách có chủ ý. Hàng năm, người ta rầm rộ kỷ niệm hết chiến thắng này đến chiến thắng khác, nhưng lại không hề nghĩ đến ngày giỗ chạp đồng bào mình. Say sưa với chiến thắng, quên đi thất bại chỉ là một sự ru ngủ đáng thương hại của kẻ ngu muội.
Với chúng tôi, những người lính hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, cũng giống như những người lính hy sinh để bảo vệ Gạc Ma, đều là những người có công với đất nước. Nhưng hầu như chỉ những người lính hy sinh trong trận Gạc Ma được người trong nước tưởng nhớ một cách “âm thầm”. Nhà nước không tưởng nhớ thì chúng tôi tưởng nhớ. Thế nên ngày 19 tháng 1 năm nay, tôi cùng bạn bè mang hoa đến vườn hoa Lý Thái Tổ để thắp hương cho những người đã hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974.
Tôi đến trước, đợi bạn bè trên sân vườn hoa. Một thanh niên đi tới, bảo tôi chụp cho cậu ta một kiểu ảnh, nhưng liền sau đó cậu ta húc đầu vào ống kính máy ảnh của tôi, kèm theo những lời lẽ điên cuồng, đe dọa sẽ chờ đánh những người mang hoa tưởng niệm “bọn ngụy bán nước”. Tuy tôi có thể bằng, hoặc hơn tuổi mẹ cậu ta, nhưng tôi cũng bị bất ngờ về thái độ côn đồ của cậu này, khi nó hung hãn đấm vào máy ảnh của tôi và.... nhổ nước bọt vào mặt tôi!
Tôi có viết như thế này trên facebook: “Nước bọt là gì? Suy ra nó chỉ là một dạng "Nước"! Nhưng cái chính nó được sử dụng như thế nào? Và ai là người sử dụng nó? Sử dụng vào mục đích gì? (bổ sung: nguyên nhân của hành động đó là gì?)
Bình thường, nếu một người nhổ nước bọt vào mặt mình, hẳn bạn sẽ thấy đó là điều khủng khiếp. Nhưng nếu người nhổ vào mặt bạn là một kẻ tâm thần, bệnh hoạn, thì bạn sẽ cảm thấy điều đó không tệ lắm.”
Một bạn bình luận: “nếu nó coi nước bọt là thứ dơ bẩn dùng để hạ nhục người khác, thì chính nó là người phải nuốt cái thứ đó hàng ngày ....”
Còn tôi thì cho đó là SỰ THẤT BẠI CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM! Thất bại này không chỉ ở hành động của cậu thanh niên đáng tuổi con tôi, mà là thái độ của những người xung quanh. Không một ai can thiệp, hoặc phản đối hành động  này.
Tôi không thể hành động như cậu thanh niên kia, hoặc đánh cậu ta. Nó sẽ trở thành một cuộc ẩu đả. Mà như thế nó chỉ không phù hợp với một phụ nữ như tôi, mà còn không đúng với tiêu chí bất bạo động mà tôi vẫn ủng hộ. Tôi trình báo sự việc vừa xảy ra với viên công an Vũ Thế Long, số hiệu 029-735 đang đứng trực bên cạnh chiếc xe trật tự của cảnh sát phường, ngay cạnh vườn hoa. Nhưng ông ta không hề tìm hiểu sự việc ngay tại chỗ, mà nhất mực mời tôi về phường. Nếu không phải đợi bạn bè cùng thắp hương, chắc chắn đến phường trình báo là việc tôi phải làm.
Có những chi tiết vụn vặt mà tôi không nhắc đến, kẻo câu chuyện trở nên thêm rườm rà. Nhưng khi chúng tôi đặt hoa và thắp hương, cậu thanh niên ban nãy nhổ vào mặt tôi tiếp tục đến khiêu khích, gây sự với những người đi thắp hương. Một gã đàn ông mang một vòng hoa của Cựu chiến binh quận Hoàn Kiếm đem lên, đặt vòng hoa đè lên trên lẵng hoa của chúng tôi. Khi mọi người đem lẵng hoa ra chỗ khác, gã này lại lẵng nhẵng vác vòng hoa theo, hệt như một cuộc đuổi bắt hết sức khó hiểu. Ra mục đích của gã này chỉ là dùng vòng hoa của mình, để che lẵng hoa của chúng tôi, chứ chả phải “kính lễ” gì ai, nhân dịp gì.
Tất cả chúng tôi đã hết sức nhẫn nhịn. Nhưng khi thằng thanh niên côn đồ kia giật đổ lẵng hoa của chúng tôi xuống đất, và dẫm đạp lên nó, thì tất cả mọi người không thể nhịn được nữa. Chúng tôi xông vào khống chế thằng khốn nạn này để lôi nó ra phường. Lẽ ra chỉ cần một người đàn ông trong số chúng tôi, cũng dư sức để khống chế thằng khốn đó. Nhưng rốt cục năm sáu người đàn ông đã không thể lôi nó ra đồn công an phường, vì có rất nhiều kẻ trực sẵn quanh đó, đã xông vào ngăn cản chúng tôi, trong số đó có nữ công an tên Minh (thuộc PA88- công an thành phố Hà Nội). Cô này trước đó không hề có hành động can thiệp nào trước hành vi côn đồ của thằng thanh niên kia. Nhưng khi chúng tôi khống chế nó thì cô ta chen vào chỉ để quay cảnh khống chế này, thậm chí lấy người để che cho thằng thanh niên kia.
Khi thấy chúng tôi quyết tâm đưa thằng côn đồ này về phường, một chiếc xe trật tự của công an đã xuất hiện “kịp thời”, để đưa nó lên xe và phóng đi mất mà không cho chúng tôi đi cùng. (lưu ý là khi xảy ra vụ việc, công an viên Vũ Thế Long và chiếc xe của công an đã biến mất một cách khó hiểu, mặc cho tôi đã cảnh báo về nguy cơ sắp xảy ra).
Sau khi bà Lê Hiền Đức nghe tin, liền bắt taxi ra vườn hoa Lý Thái Tổ, chúng tôi cùng bà ra công an phường Tràng Tiền để trình báo sự việc. Nhưng ở đây, trực ban công an phường nói không hề có ai bị đưa về phường. Tôi viết đơn trình báo sự việc, yêu cầu công an phường Tràng Tiền tìm chiếc xe và thằng côn đồ kia để xử lý thích đáng, làm rõ trách nhiệm của các lực lượng bảo vệ trật tự trên sân vườn hoa Lý Thái Tổ. Sau đó chúng tôi lên sở công an thành phố Hà Nội, đồng trình báo lên ông giám đốc công an thành phố.
Tôi chỉ sợ dù công an điều tra của Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới, nhưng họ sẽ không thể tìm ra chiếc xe nào đã đưa thằng côn đồ kia đi tẩu thoát, cũng như không thể tìm ra thằng côn đồ kia trong cái biển người ở thủ đô này, khi sự việc xảy ra quá bất ngờ, nên chúng tôi không kịp ghi lại bằng chứng trong tay. Nhưng rất may, chính đồng bọn của thằng thanh niên côn đồ kia, đã cung cấp một video không thể đầy đủ thông tin xác thực hơn.


Giật và vò băng rôn - https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10202341645577488&set=pcb.10202341655657740&type=1&theater

Giẫm đạp lên vòng hoa -.https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1020234164565749 -&set=pcb.10202341655657740&type=1&theater
Sau khi xe công an chở tên côn đồ trên đi mất, chúng tôi căng biểu ngữ này ra mà không một gã an ninh giả dạng hay dân phòng nào dám bén mảng đến gây sự. Lúc này tất cả chúng tôi đều hết sức phẫn nộ, nên sẵn sàng tóm lấy bất cứ kẻ nào dám giật biểu ngữ của chúng tôi để đưa về công an phường.
Một hình ảnh về hoạt động ở Nghệ An, tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH, đã chiến đấu anh dũng bảo   vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa.
 

Monday 12 January 2015

CƯỚP BĂNG TANG - Cha mẹ không dạy! Thày cô không dạy! Giang hồ cũng không dạy! Nhưng cộng sản đã dạy!


Mặc dù trên mạng nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm, về chuyện bị kẻ lạ giật băng tang trên các vòng hoa. Nhưng tôi vẫn không lường hết được, những tình huống mà tôi không biết dùng từ gì để đặt tên cho nó. KHỐN NẠN! TI TIỆN! HÈN HẠ! VÔ LƯƠNG TÂM...ư? Dường như tất cả đều không đủ.

Khi thông tin về mẹ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh mất công bố trên mạng. Cô bạn Nguyễn Thị Khánh Trâm từ trong Sài Gòn, có nhờ tôi làm hộ một cái phong bì phúng viếng của các anh chị em trong Sài Gòn, và 2 vòng hoa, một của gia đình tướng Trần Độ, và một của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Tôi đã hứa với cô bạn sẽ canh gác cẩn thận 2 vòng hoa đó, không cho kẻ nào giật băng tang!

Anh em No-U hẹn nhau 8- 8h30 có mặt để cùng vào viếng. Căn giờ chuẩn, một thằng cháu đèo tôi đến nhà tang lễ. Tôi không quan tâm đến việc công an đứng đầy ngoài cổng, cứ thế đi thẳng vào hàng bán hoa, đặt 2 vòng hoa to nhất (giá 500 ngàn). Băng tang của gia đình tướng Trần Độ không có trở ngại gì. Nhưng đến băng tang của anh Điếu Cày thì một tay thanh niên trẻ đứng cạnh bảo, cái này không được. Tôi hỏi: cậu là ai? Nó bảo nó là người của hàng hoa. Tôi bảo bà viết băng rôn: Bác cứ viết đi.

Thằng thanh niên trẻ đi ra ngoài gọi điện. Một người trong cửa hàng bảo: Công an đấy!